Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA  

 

DA MÙA LẠNH  

 

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

8748 E. Valley Blvd. # H

Rosemead, CA 91770

(626) 288-3306

(www.hqtysvntd.org)

                                                                                   

Ái chà, lạnh quá, lạnh quá! Đông năm nay, trời lạnh khủng khiếp, nhiều cây trong vườn rũ chết. Bão tuyết, lũ lụt đã khiến 42 người mất mạng, kinh tế Cali ta thiệt hại nặng nề.

Mặt, môi khô khốc, da nhiều chỗ râm ran ngứa.

Đây rồi sẽ còn lạnh hơn nữa không?

 

Ngứa mùa đông

 

Không để ý, ai cũng có thể bị “ngứa mùa đông”. Vào mùa lạnh, độ ẩm trong không khí (air humidity) xuống thấp, làm da khô, khiến ta dễ cảm thấy ngứa. Rồi vì lạnh, nhiều người chúng ta thích tắm nước thực nóng. Nằm trong bồn nước nóng, lim dim, quên cả trời lẫn đất.

Rồi, sưởi được bật lên để tạo hơi ấm. Nước nóng, sưởi (củi, điện hay gas) khiến da càng thêm khô và ngứa. Gãi mới đã ngứa (những chỗ ở lưng xa quá tầm tay, thì dùng bàn tay giả bằng gỗ gãi cho bằng được!). Có người còn đổ cả rượu, chanh, dầu xanh, dầu đỏ, dầu cù là, dầu con hổ, ... lên da, chà xát, hi vọng bớt ngứa. Những chỗ do gãi và chà xát, trở thành sần sùi, dộp lên. Da chỗ dộp lên ấy càng ngứa tợn. Lại gãi nhiều hơn. Tất cả những yếu tố kể trên gộp lại khiến da ngứa thêm mãi trong mùa lạnh, tạo một vòng lẩn quẩn: ngứa, gãi, gãi, ngứa.

Người da khô sẵn dễ bị ngứa hơn người khác. Trong da, có một chất nhờn gọi là “sebum”, giữ cho da khỏi khô. Khi cao tuổi, da khô hơn do có ít chất sebum, vì sự tiết chất sebum giảm dần theo thời gian (nên da trông không còn tươi mát như lúc trẻ). Bởi thế, các cụ có tuổi rất hay ngứa vào mùa lạnh.

Da người “ngứa mùa đông”, nhất là ở dưới chân, trông khô, mốc meo, lấm tấm trắng (scaling). Khi da ngày càng khô hơn do trời thêm lạnh, và người bị ngứa gãi nhiều, trên da sẽ xuất hiện những vùng đỏ trong có những đường nứt ngang (horizontal fissuring). Nặng hơn nữa, những đường nứt dọc cũng xuất hiện. Các đường nứt ngang và dọc trên những vùng da đỏ, cùng nhau, tạo thành hình ảnh trông như một bình sứ rạn nứt, nên loại bệnh da này được đặt tên “eczema craquelé”. Ở thể nặng nhất của chứng “ngứa mùa đông”, với gãi, với đủ những thứ được thoa, trét lên như an-côn, chanh, dầu xanh, bột “Ampi”, thuốc bắc, ..., những đường ngang dọc ấy sâu xuống, toác ra, ứa nước vàng hoặc mủ. Lúc ấy, ta vừa ngứa lại vừa đau.

Tốt hơn hết là đừng để xảy ra cảnh đau lòng, và tốn tiền ấy. Vào mùa lạnh, ta nên tắm mau với nước vừa đủ ấm, dùng những loại xà-bông ít làm mất chất nhờn của da như xà-bông Dove. Không dùng xà-bông càng tốt, hoặc chỉ dùng xà-bông ở những vùng nhiều mồ hôi như nách, háng, khuỷu tay, khuỷu chân. Không nên tắm ngày nhiều lần, một lần là tối đa. Với những vị da quá khô, có khi chỉ nên tắm ba, bốn lần mỗi tuần. Không phải ta muốn tiết kiệm nước. Sau khi tắm, nên thoa da bằng những loại lotion làm da bớt khô như Keri lotion, Vaseline lotion (mua không cần toa), ... Những lotion này thoa da ngày mấy lần cũng được, song chúng thấm vào da, giúp da khỏi khô mạnh nhất khi được dùng ngay lúc tắm xong, ta dùng khăn tắm lau sơ cho ráo nước, và da còn đang âm ẩm. Dùng các loại kem thuốc Kenalog, Elocon, Lidex, ... đựng trong những ống be bé, kiểu ngứa đâu quẹt đó, không ăn thua. Thuốc chỉ nên thoa trên những vùng da đã sần lên do ta lỡ gãi.

Xin... cố đừng gãi. Và cũng không mặc đồ len trực tiếp trên da. Đồ len chúng sần sùi, cứ chọc chọc vào da, thêm ngứa.

Về thuốc dùng, ta có thể thử dùng những thuốc chữa ngứa như Benadryl, Chlor-Trimeton, Tavist... mua không cần toa. Có điều, dùng những thuốc này, khi lái xe, hoặc điều khiển những máy móc nguy hiểm, ta nên cẩn thận, vì thuốc hay làm người ngầy ngật, buồn ngủ.

Nếu mãi vẫn không bớt ngứa, bạn nên đi khám bác sĩ cho chắc ăn, vì ngoài chứng “ngứa mùa đông”, nhiều bệnh da khác, hoặc các bệnh bên trong cơ thể như bệnh thận, bệnh gan, ung thư, ... cũng gây ngứa. Bác sĩ còn có thể biên toa cho bạn mua những thuốc mới chữa ngứa như Allegra, Claritin, Clarinex giúp bớt ngứa, nhưng không gây buồn ngủ. Phải cái chúng khá đắt tiền.

 

Viêm da do tiếp xúc

 

“Viêm da do tiếp xúc” (contact dermatitis) là bệnh da gây do sự tiếp xúc trực tiếp với nhiều chất bên ngoài cơ thể.

Viêm da do tiếp xúc rất hay xảy ra. Chỉ xin lấy vài thí dụ dễ hiểu. Ngày nào chúng ta cũng có dịp cần rửa tay với nước và xà-bông. Nhưng nếu cả ngày nhúng tay vào nước và xà-bông, lâu ngày chày tháng, tay ta có thể sẽ khô, ngứa, lấm tấm trắng, sần lên ở nhiều chỗ, nhiều khi còn nứt nẻ. Vì xà-bông có chất kiềm mạnh (strong alkaline soap), làm tổn thương lớp ngoài cùng của da và gây viêm da.

Nhiều người làm việc trong kỹ nghệ, tay ngày nào cũng phải tiếp xúc với những chất hóa học độc hại cho da, hoặc rửa tay với những nước rửa đặc biệt (organic solvents), khiến da sần lên, ngứa ngáy.

Lớp ngoài cùng của da ta là một lớp tế bào rất mỏng. Bất cứ chất nào làm tổn thương lớp tế bào này đều tạo phản ứng viêm da. Vào mùa lạnh, khí lạnh khiến da khô, và khi khô, lớp tế bào ngoài cùng của da dễ bị các chất hóa học làm tổn thương. Thế nên, rửa nước và xà-bông nhiều lần trong ngày vào mùa lạnh dễ bị viêm da do tiếp xúc hơn các mùa khác. Cùng một cơ chế, vào mùa lạnh, những người làm việc trong các kỹ nghệ, tay dính những chất hóa học hoặc nước rửa hàng ngày, cũng dễ bị viêm da do tiếp xúc.

Mùa lạnh, bạn cố tránh tiếp xúc với nước nóng và xà-bông, đồng thời, dùng thực nhiều lotion chống khô da, nhất là sau những lần bất đắc dĩ phải nhúng tay vào nước nóng và xà-bông.

 

Khí lạnh cắn

 

Năm nào, một bác sĩ ở Texas, mê leo núi Hi-mã-lạp-sơn hơn gia đình và nghề nghiệp, không may bị tuyết vùi trong lúc đi leo trèo. Được cứu sống, nhưng ông mất mũi, một bên tay bị cưa, bàn tay bên kia cũng mất mấy ngón. Do khí lạnh cắn (frostbite).

Chúng ta ở Cali, không lạnh lắm, không có những núi cao để mọi người rủ nhau leo trèo vào mùa đông, nên ít khi bị “khí lạnh cắn” (frostbite). Cắn đến rụng tai, rụng mũi, má, ngón tay hoặc ngón chân.

Khí lạnh làm các mạch máu ngoại biên co thắt (vasocontriction), lượng máu đến nuôi các vùng ngoại biên như tai, mũi, má, ngón tay hoặc ngón chân ít đi. Càng lạnh, các mạch máu ngoại biên co thắt càng nhiều. Đến một lúc, tai, mũi, má, ngón tay hoặc ngón chân, không có đủ máu nuôi nên chết đi. Vùng bị frostbite đầu tiên tái, bóng như sáp (waxy), song không đau hay khó chịu mấy. Sau đó, những hiện tượng giống như bị bỏng lửa xảy ra: da đỏ, sưng lên, nổi những bọng nước. Nặng hơn, da chết dần, thâm đen, rồi các bắp thịt, gân (tendons), xương và thần kinh phía dưới da cũng tổn thương, chết theo.

Phải chữa ngay khi mới có hiện tượng “khí lạnh cắn” xảy ra, trước khi vùng bị cắn sưng lên. Phải bọc ngay vùng có frostbite với quần áo ấm, hoặc lấy bàn tay, hay phần khác của cơ thể che chỗ frostbite, dùng hơi ấm giúp máu vẫn đến đều vùng frostbite. Sau đó, ngâm chỗ frostbite trong nước nóng 100-110 độ F. Khi thấy da chỗ frostbite ửng hồng, và mềm lại, sự chữa trị đã thành công, có thể ngưng ngâm nước nóng. Lúc ấy, da biết đau, và cần đến thuốc giảm đau.    

Không nên chà xát chỗ khí lạnh cắn đã mất cảm giác, vì dễ làm trầy da, nhưng nhẹ nhàng nắn bóp vùng tay hay chân ở phía trên vùng khí lạnh cắn có thể khiến máu lưu thông đến vùng khí lạnh cắn nhiều hơn.

Khi bị khí lạnh cắn, may không rụng tai, rụng mũi, má, ngón tay hoặc ngón chân, sự hồi phục của những vùng đã tổn thương cũng phải mất đến nhiều tháng.

 

Đỏ, sưng do lạnh

 

Cơ chế gây “đỏ, sưng do lạnh” (chilblain) giống cơ chế gây “khí lạnh cắn” (frostbite). Gặp lạnh, các mạch máu ngoại biên co thắt, làm một số vùng ở phía ngoài của cơ thể không đủ máu nuôi. Đây là một hình thức da bị tổn thương nhẹ bởi khí lạnh, khiến da đỏ và sưng.

Những chỗ da hay đỏ, sưng là da tay, bàn chân, tai, mặt. Thường người bị chilblain ban đầu không để ý, nhưng sau thấy da tay, bàn chân, tai hoặc mặt mình đỏ, ngứa, nóng. Những trường hợp nặng hơn, da lở ra hoặc nổi những bọc nước. Vùng đỏ, sưng sờ thấy lạnh, ẩm. Có người mùa lạnh nào cũng bị sưng, đỏ ở những vùng da năm trước đã bị, sang đến mùa nắng ấm thì bớt.

Vận động thường xuyên sẽ làm máu huyết lưu thông đều hòa, đến cả những vùng da lạnh bên ngoài, nên rất tốt cho bệnh đỏ, sưng da do lạnh. Vùng đỏ, sưng nên được rửa sạch với nước hàng ngày và thoa bóp nhẹ với dầu nóng (warm oil). Tránh để vùng này bị lạnh hoặc ẩm. Nếu vùng đỏ, sưng ở bàn chân, bạn nên mang tất len khi đi ngủ. Bạn dùng các dụng cụ sưởi ấm bằng điện (eclectric pads) giữ cho vùng da đỏ, sưng khỏi lạnh. Nếu hút thuốc lá, bạn nói lời vĩnh biệt với nó là vừa, vì thuốc lá làm tổn thương các mạch máu ngoại biên, khiến vấn đề thành trầm trọng hơn.

Nhiều thuốc có tác dụng dãn mạch (vasodilation) như nicotinamide, dipyridamole, Procardia được xem có thể làm giảm bớt triệu chứng, do làm dãn các mạch máu, khiến máu đến được chỗ đỏ, sưng nhiều hơn.  

Ngoài những vấn đề trình bày trên, các bệnh da như “bệnh vẩy nến” (psoriasis) (tạo các về đỏ, dày trên da trông giống những vẩy), bệnh “viêm da quá mẫn atopic dermatitis” (hay được gọi bệnh “lác sữa”, xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ, khiến da luôn khô, ngứa) cũng nặng hơn vào mùa lạnh, hành người bệnh nhiều hơn. Đấy là chưa kể, co ro đi tắm biển vào mùa lạnh, chân tay bạn bỗng xuất hiện những vằn vện, đo đỏ hoặc xanh xanh, mất cả đẹp. Chứng này gọi là “livedo reticularis”, không cần chữa trị bằng thuốc. Bạn chỉ cần... chờ sang mùa ấm nóng.

Thêm một vấn đề nữa. Mùa lạnh, nhiều người ngày nào cũng ấp bình nước nóng, hoặc dùng mền điện đắp người, da đâm vằn vện, rồi nám, ở chỗ phải tiếp xúc mỗi ngày với bình nước nóng hay mền điện (“toasted skin” syndrome, hội chứng “da bị nướng”). Nhiệt tỏa từ bình nước nóng hoặc mền điện gây những tổn thương cho các mạch máu và da, tạo những thay đổi không được đẹp trên da như vậy. Không bắt da phải trực tiếp tiếp xúc với nhiệt nữa, một thời gian sau, những vằn vện hồng, đỏ hay nâu tím trên da ấy sẽ bớt dần. Cũng có khi những vết nám sẽ tồn tại mãi mãi. 

Có người, ngồi quanh lò sưởi, hay bếp lửa hồng, đưa chân vào gần lửa cho ấm, da chân cũng bị vằn vện, nám y như vậy. Tình trạng này hay xảy ra cho phụ nữ. Phụ nữ thấy lạnh hơn đàn ông chúng ta vào mùa lạnh?

Đông năm nay lạnh quá. Da lạnh, khô gây nhiều vấn đề. “Ngứa mùa đông” xảy ra nhiều nhất. Không khéo, còn bị cả “viêm da do tiếp xúc” ở bàn tay, các ngón tay, nếu mải chăm việc nhà, cả ngày nhúng tay vào nước nóng và xà-bông. Ăn mặc hớ hênh, da tay hay chân có chỗ nổi vằn vện (livedo reticularis), hoặc sưng, đỏ, ngứa, nóng (chilblain). Ngồi gần lò sưởi, bếp hồng, ấp nước nóng hoặc dùng mền sưởi điện trực tiếp trên da, lại dễ vằn vện, nám da do nhiệt tỏa ra sát da quá (“toasted skin” syndrome). Nặng nhất là “khí lạnh cắn” (frostbite), do khí lạnh làm hư hoại tai, mũi, má, ngón tay hoặc ngón chân, hay xảy ra cho những người lạc vào bão tuyết, sống sót trở về. Một số bệnh da cũng trở nặng vào mùa lạnh.