Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA  

 

THUYỀN NHÂN

VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH

CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN

 

Theo cuốn video tài liệu của Ủy Ban Cứu Nguy Người Vượt Biển về con tầu J. Charcot, sau 20 ngày tìm vớt ngoài khơi Việt Nam, tầu đã vớt được 520 người, thành phần tuổi tác như sau:

Từ 14 đến 30 tuổi có 269 người, tức 51.73%. Học trò có 224 em, gồm 136 nam, 88 nữ, chiếm 43.08%. Người trên 50 tuổi chỉ có 11 người, chiếm 2.11%. Người có nghề nghiệp là 218 người, chiếm 41.92% gồm 154 đàn ông và chỉ có 64 đàn bà ...

Với thành phần trẻ chiếm đa số và nhất là giới học trò đã làm cho Thế giới rúng động ở mức độ khinh hoàng về cuộc ra đi của người Việt. Hàng trăm ký giả, các nhà xã hội và tôn giáo thiện nguyện đổ xô về Đông Nam Á quan sát thảm nạn thuyền nhân khi những chiếc tầu chở hàng ngàn thuyền nhân đổ bộ lên đảo hoang Pulau Bidong, Galang ...

Otto Gobus, thuộc Đài Truyền Hình Hòa Lan phát biểu:

“Trong khắp các trại tỵ nạn Đông nam Á, chúng tôi đã thấy: trẻ em, trẻ em và trẻ em! Chúng lang bạc khắp nơi. Chúng cười nói vô tư, chơi đùa hạnh phúc trong thế giói tưởng tượng riêng của chúng, mà thế giới hiện tại không ai ngó ngàng đến. Chúng hoàn toàn không biết việc gì sẽ xảy cho chúng. Đó là một cảm nghỉ chua chát, đau buồn khi đến thăm các trại tỵ nạn” (12)

Ô. Peter Sartorus phát biểu:

“Xin tha thứ cho tôi.

Thật là một cuộc hành trình đổ vỡ. Không phải vì tôi đã thấy nhiều sự thực mới phũ phàng của thảm kịch dân tỵ nạn Đông Dương trong các trại tạm trú ở Thái Lan, Mã Lai và Hồng Kông. Tôi hoàn toàn ý thức rằng, thật sự không phải tất cả các thuyền nhân Việt Nam đều tìm thấy một tổ ấm mới ở một quốc gia sẵn lòng chấp nhận họ, và thật sư vẫn còn nhiều người đang trốn thoát khỏi VN. Tôi cũng có nghe nói rằng họ thường xuyên bị hải tặc tấn công, cướp của, hành hạ, làm nhục, gây thương tích và giết hại trong vịnh Thái Lan. Đối vói tôi, nó không phải là một phát giác mới lạ, kể từ khi chính tôi viết một báo cáo về vấn đề này.”

Sartorus tâm sự:

“Tôi xin một bà ở trại tỵ nạn Songkhla hãy tha thứ cho tôi vì tôi đã vội vàng và thiếu tế nhị khi hỏi bà bị hãm hiếp mấy lần và bị bao nhiêu người đàn ông hiếp?”

Cuốn phim tài liệu Vớt Người Biển Đông (Rescue Mission on South China Sea) gây xúc động sâu xa trong dư luận Mỹ. Em bé Andrea Calderon, 6 tuổi, vẽ một bức tranh viết một lá thư gửi cho Ủy Ban “Boat People S.O.S. kèm theo 3 Mỹ kim, em viết: “Thân gửi Thuyền Nhân: Chúng tôi đã xem cuốn phim về quí vị trên Đài truyền hình. Tôi muốn giúp quí vị và con chó Barret của tôi cũng muốn giúp quí vị. Đây là tiền của tôi. Tôi yêu mến quí vị lắm” (Dear Boat People, I saw your movie on television. I want to help you and so does my dog Barret. Here is my money. I love you) (3).

*

Cả nước điều muốn ra đi. Một nhà văn Việt Nam phát biểu: nếu như cột đèn biết đi thì cột đèn cũng bỏ đi! Cháu Phạm Văn Đồng là Phạm Văn Chính không chịu nổi chế độ tàn ngược phi nhân nên cũng đành bỏ nước ra đi! Chính lên tiếng: “Tương lai đen tối quá. Không còn con đường nào khác hơn là con đường đi tìm tự do” (14).

Qua cuốn phim video về cuộc vớt thuyền nhân của tầu J. Charcot, một tác giả đã ghi lại sống động như sau:

“Khởi đầu là một vùng biển bao la, nắng chói chang. Một chiếc ghe gỗ đang từ từ chìm xuống mặt biển. Bọt biển sủi lên ùng ục, rồi mất hẳn. Sau đó là những cuộc phỏng vấn trực tiếp một phụ nữ vừa được tầu J. Charcot vớt lên. Khuôn mặt thất thần, mặt đầm nước mắt, chị kể lại từng quãng theo tiếng nấc nghẹn ngào... “Tầu tôi chết nhiều quá. Bao nhiêu ngày trôi lênh đênh trên biển, gặp bao nhiêu tầu qua lại, mà chẳng có tầu nào vớt cả. Mỗi ngày 6, 7 người chết vứt xuống biển. Có gia đình 6 người, mang theo đồ ăn nhiều lắm, nhưng rồi cũng chết hết... Tôi nằm trong khoang, chỉ đợi chết. Tôi không mong đợi gì nữa...” Và chính lúc chị lặng lẽ trong tuyệt vọng chờ chết thì con tầu J.Charcot đến cứu chị.

Rồi những cảnh khác lại hiện ra, đêm đen thăm thẳm, mịt mùng. Qua màn ảnh radar, một sáng hiện lên, khi tỏ khi mờ. Có thể là một tầu vượt biển. Tầu J. Charcot quay mũi về hướng phía ấy. Biển vẫn tối đen. Bỗng lửa bùng lên từ chiếc ghe bé nhỏ ấy. Tầu J. Charcot hạ xuồng xuống. Và bác sĩ Đinh Tuấn, một vị bác sĩ y khoa trẻ, thành viên của Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển, có mặt ngay trên xuồng. Anh dùng loa hô lớn;

- Có phải ghe vượt biển đó không?

Tiếng hô vang cả vùng biển bao la. Chiếc ghe sáp lại gần và hiện ra trong vùng ánh sáng đèn pha từ trên tàu rọi xuống. Chiếc ghe khẳm, phủ lưới kín bưng. Nhưng lần lượt từ dưới khoang bò lên, từ từ, trẻ có, già có, hầu như bất tận. Có ai ngờ được chiếc ghe bé như thế mà nhồi nhét hơn một trăm người. “Cứ từ từ...” Tiếng hô như thế, nhưng không cầm được lòng hăm hở, mừng vui của đồng bào ta được tầu J. Charcot vớt. Ánh mắt bàng hoàng ngơ ngác, đầm đìa nước mắt mà miệng thì mếu xệch cười, hay khóc của mừng vui. Sự sống đã đến thật rồi chăng?

Có người vừa lên đến sàn tầu thì nằm lăn ra, ngất xỉu. Có người thì chắp tay lễ khắp “bốn phương trời, mười phương đất”! Lễ hết mọi người. Vừa lễ, vừa khóc.

Sáng ra trong ánh sáng chan hòa của biển, đồng bào ta được đánh thức dậy để tập thể dục và uống sữa. Trẻ, già, trai, gái đều lơ ngơ, cử động. Vừa quay qua quay lại, vừa cười, vừa hỏi nhau... “may quá heng...”

Các trẻ em thì vui nhất, chạy qua, tíu ta, tíu tít. Các em bé trên tay cầm bình sữa, ngơ ngác nhìn quanh” (15).

Tầu J. Charcot do Médecins du Monde thuê, mỗi ngày 4200 Mỹ kim, không để chi phí điều hành. Tầu dài 74m, tốc độ 9 hải lý một giờ. Khởi hành với một số ký giả như Christine Orkrent của Đài Truyền Hình Pháp, hệ thống A, ký giả Martine De Laroche Joubert, đại diện Thông Tấn AFP, có ký giả báo Paris Match, nhà đạo diễn Alain Cornaud, nhiếp ảnh gia Palowsky. J. Charcot được tiểu hộ tống hạm Schoelcher đi kèm. Ngày thứ 9, mới phát hiện được một chiếc ghe, một thủy thủ chạy vào cho hay thấy ánh đuốc trên một ghe. Câu đầu tiên Kha nghe thấy cùng một lúc trên ghe vọng lên “Tưởng chết! tưởng chết!”. đây là một chiếc ghe nhỏ dài 9m, máy chạy với một cặp đuôi tôm, trên ghe có 26 người, phân nửa là trẻ em. Họ ra đi được 5 ngày, tới ngày thứ ba thì chết máy và cứ thế lênh đênh trên biển hai ngày liền mới gặp tầu Schoelcher. Trên ghe chỉ có một cựu hạ sĩ quan QLVNCH, bốn chị em gốc Hoa, hai thanh niên đào ngũ từ Kampuchea trở về, số người còn lại gốc người Mỹ Tho. Sau đó cả 26 người đều được đưa qua tầu Charcot ngày hôm sau. Cùng lúc với chiếc Schoelcher, tầu Charcot đã cứu vớt được 218 người khác trên một chiếc ghe chỉ vỏn vẹn có 12m khởi hành từ Vũng Tầu” (16).

Tầu Chacot vớt được 520 thuyền nhân từ 13 chiếc thuyền vượt biển nhỏ bé mong manh. Đây là chiếc tầu thứ 4 của Hội Y Sĩ Thế Giới sau chiếc Quang Đảo, Ile de Lumière, hoạt động trong năm 1979, chiếc Alcune II, năm 1981, chiếc Le Goela từ tháng 6/1982 đến tháng 1/1983, trung bình cứ 4000 Mỹ kim thì vớt được một thuyền nhân. Còn tầu Rose Schiaffino thì do Hội Y Sĩ Thế Giới (Médecins du Monte) thuê bao, sau hai tháng hoạt động ở Biển Đông, vớt được 905 thuyền nhân, tất cả về bến cũ ở  Rouen, cách Paris 120 cây số về phía tây bắc, chở theo 229 người trong số có 89 người cũng là thuyền nhân Việt Nam đã kẹt lại ở trên báo từ hơn 2 năm nay.

BS Đinh Tuấn, là một thi sĩ, trực tiếp tham gia cuộc vớt người trên Biển Đông của tầu Rose Schiaffino, trả lời cuộc phỏng vấn của Từ Nguyên, cho biết:

“tầu đã vớt được 905 thuyền nhân. Nếu chia ra nam, nữ thì phái nam chiếm 60% nữ chiếm 40%. Trong số đó, trẻ em dưới 14 tuổi lên tới 30%. Trong chuyến đi kỳ này, có một thiếu phụ mang thai 9 tháng lên đảo 2 ngày thì sanh. Nếu anh cho phép tôi xin kể luôn tại sao mang thai gần ngày sanh mà lại ra đi.”

Chồng của chị là một người được chỉ định để lái thuyền ra đi. Sửa soạn một cuộc hành trình như vậy rất là lâu dài, không ai có thể biết rằng ngày nào có thể ra đi. Khi có điều kiện thuận lợi để bắt đầu vượt biên thì chính lúc đó, chị gần ngày sanh. Và cũng không thể ở nán lại thêm một vài ngày hay tuần lễ để cho chị sanh xong rồi đi, nên tất cả mọi người yêu cầu đưa chị đi theo... Tôi muốn nói đến tinh thần trách nhiệm của người chồng rất cao; anh ta trách nhiệm lèo lái chiếc thuyền ra đi nên phải chấp nhận tất cả nguy hiểm của một cuộc ra đi như vậy đối với một người đàn bà mang thai.

Thật sự thì tầu vớt được 906 người; trong số ghe chúng tôi vớt, có một thuyền nhân bị Cộng Sản Việt Nam bắn chết trong cuộc hành trình” (17).

Sứ mệnh nhân đạo của Hội Y Sĩ Thế Giới cũng như Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, “bắt đầu từ 22/5/87 chiến hạm Balny cùng hai chiến hạm loại nhỏ khác của Hải Quân Pháp tại Thái Bình Dương có mặt trong vùng biển tìm vớt thuyền nhân để hộ tống con tầu Rose Schiaffino”. Nguyên nhân đưa đến việc tăng cường lực lượng hải quân hùng hậu này không được tiết lộ. Con tàu Rose Schiaffino đã ghé hải cảng Singapore hôm 13 tháng 5, 1987, sau một tuần lễ ra khơi để toán chuyên viên Truyền Hình Pháp lên bờ mang theo các hình ảnh được coi là thật bi thảm của chiếc ghe 170 người vừa được vớt hôm 10/5/1987 do chiếc phi cơ trên tầu phát giác.

Hộ tống hạm Balny của Hải Quân Pháp trên đường đến Biển Đông để hỗ trợ cho con tầu nhân đạo Rose Schiaffino (Ánh Sáng II) đã vớt được 2 ghe tỵ nạn. Ghe đầu tiên vớt được ngày 22/5 lúc 13g30 giờ địa phường ở ngoài hải phận quốc tế trong vùng tìm kiếm của chiến dịch. Trên ghe có 39 người. Ghe này rời Việt Nam hôm 17/5. Các người trên ghe là người Sài Gòn và Mỹ Tho. Ngày 26/5 chiếm hạm này lại vừa vớt thêm được 34 thuyền nhân nữa. Số thuyền nhân đã vớt được đã nâng tổng số thuyền nhân vớt được lên 337 người.

Tầu Rose Schiaffino (tức II de Lumière hay Cap Anamur III) lại vừa vớt thêm được 170 thuyền nhân hôm 10/5/87 trong tình trạng thật là bi thảm. Chiếc ghe này đã được trực thăng của tầu Rose Schiaffino phát giác trong một vùng được coi là đầy dẫy những ghe hải tặc. Trước khi được cứu vớt chiếc ghe này đã bị tấn công bằng súng bởi hải tặc hoặc lực lượng biên phòng của CSVN. Trên ghe có một người chết, máy tầu đã hư hỏng, không thể tiếp tục hải trình. Các thuyền nhân đều ở trong tình trạng bi thảm. Trong số 170 thuyền nhân trên ghe này có 81 đàn ông 56 đàn bà và 33 trẻ em. Như thế trong công tác vớt người Biển Đông năm 1987 các thuyền nhân đã lần lượt được vớt là: Ngày 11/4: 54 người; ngày 12/4: 40 người; ngày 10/5: 170 người. Tổng số là 264 người. Cùng tham dự trong cuộc tiếp cứu này có sự hiện diện của các phái đoàn truyền hình của Pháp, Đức, Úc. (tài liệu của Médecins du Monte, tháng 6/1987).

Tuy nhiên, đã bao thuyền nhân bất hạnh không gặp được tầu của Hội Y Sĩ Thế Giới. Chuyến ra đi của tầu Thủ Long là một bi thảm tột cùng. Người chủ trương là Giám Đốc trường dạy đánh máy chữ Thủ Long đường Trần Hưng Đạo, quận V, Sài Gòn cũ. Con tầu với trên 320 người đã đi vào lòng biển 2 ngày thì được cứu vớt. Theo người còn sống sót của tầu Thủ Long (người Hoa) tầu được quy mô với giá biểu 7 lạng người lớn, 4 lạng dưới 18 tuổi và 1 lạng cho trẻ em. Tầu Thủ Long do Sở Công An Thành Phố móc nối tổ chức dưới thời Mai Chí Thọ.

*

Hoa Kỳ đặt thành chính sách giúp người tỵ nạn thuyền nhân, ngày 30-9-1985, Bộ Ngoại Giao ra thông cáo cho biết đã thành lập một Ủy Ban Định Cư Tỵ Nạn do cựu Thống Đốc tiểu bang Robert P. Ray cầm đầu với 4 nhân vật danh tiếng trong đó có Nghị Sĩ Gale Mc Gee. Tổng Thống Jimmy Carter trong 4 năm nhiệm kỳ, ông và phu nhân đã tích cực cứu giúp thuyền nhân và chính ông là người đã ra lệnh cho Đệ Thất Hạm Đội ở Biển Đông cứu vớt thuyền nhân Việt Nam.

Bác sĩ Foussadier, Hội Y Sĩ Thế Giới (Pháp) là người đã trực tiếp tham dự vớt thuyền nhân của tầu Ánh Sáng (Ile de Lumière). BS Foussadier (Medecins du Monde) tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 15-4-1986 tại International Press Center, bruxelles và cho đến thời điểm này “hàng tháng vẫn có từ 2 đến 3 ngàn người tiếp tục vượt biển mặc dầu biết trước vô số nguy hiểm. Nhất là nạn hải tặc có võ trang càng ngày càng bành trướng và có mặt khắp nơi đến nỗi không có một chiếc thuyền nào có thể thoát nạn” (18).

Médecins du Monde là một ân nhân cao cả của thuyền nhân Việt Nam. Một ân nhân khác là Ủy Ban Cap Anamur Tây Đức, Chủ Tịch là tiến sĩ Rupert Neulleck.

Năm 1986, tầu Cap Anamur II hoạt động trong 6 tháng và cứu được 888 thuyền nhân Việt Nam.

Hội Y Sĩ Thế Giới tại Pháp do Bác Sĩ Bernard Kouchner sáng lập năm 1979, lúc đầu mang tên là Hội Y Sĩ Không Biên Giới, đến 1980 thì cải danh và hiện do Bác Sĩ Alain Deloche làm Chủ Tịch. Con tầu đầu tiên của hội mang tên Ile de Lumière (Đảo Ánh Sáng) năm 1979 đã cứu 827 thuyền nhân và săn sóc cho 1946 người trên tầu từ trại tỵ nạn Pulau Bidong. Kế đó là tầu Akuna năm 1981 đã vớt hơn 100 thuyền nhân, 1983 con tầu thứ ba Le Goelo vớt được 1208 thuyền nhân và đến năm 1985 tầu Jean Charcot, vớt được đúng 520 người vượt biển sau 3 tháng hoạt động.

Hai tổ chức nói trên trước đây vẫn hoạt động riêng biệt với cùng mục đích nhân đạo. Tuy nhiên cả hai vẫn yểm trợ lẫn nhau, Ủy Ban Cap Anamur II. Đến đầu năm 1987, lần đầu tiên hai tổ chức thực sự hoạt động chung, cùng chia sẻ mọi chi phí và cho ra khơi con tầu Ile de Lumière II/Cap Anamur III để nối tiếp công tác cứu người Biển Đông. Lần này dĩ nhiên cùng với sự yểm trợ tài chính rộng lớn của người Việt tỵ nạn khắp nơi mà đặc biệt nhất là Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển tại Hoa Kỳ do Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Xương làm Chủ Tịch.

Tầu Cap Anamur III Đức-Pháp lần này là một tầu chở xe hơi, dài 98 mét, thủy thủ đoàn gồm toàn người Pháp, nhân viên thiện nguyện làm việc trên tầu giúp đỡ người tỵ nạn từ Đức, Pháp và Hoa Kỳ, trong đó có nhiều người Việt Nam, mà trước đây chính họ cũng đã là những thuyền nhân. Ba tổ chức nhân đạo của Đức, Pháp và Hoa Kỳ làm việc hổn hợp dưới sự trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm suốt thời gian hoạt động của Bác Sĩ Philippe Beasse thuộc Hội Y Sĩ Thế Giới.

Chuyến đầu tiên của tầu Cap Anamur III bắt đầu vào tháng 4/987, vớt được hai ghe tỵ nạn gồm tổng cộng 94 thuyền nhân. Tất cả sau đó đã được đưa vào trại tỵ nạn Palawan, Phi Luật Tân. Chuyến thứ hai tiếp tục ngay sau đó, cứu vớt chỉ được 1 ghe, nhưng với số thuyền nhân khổng lồ 171 người. Trong chuyến này, một thuyền nhân đã bị bọn Cộng An biên phòng Cộng Sản bắn chết trong lúc vượt biển tìm Tự Do và con tầu Cap Anamur III đã đến cứu kịp thời ngay lúc đó, chiếc ghe Công An biên phòng Cộng Sản đã bỏ chạy. Xác của nạn nhân đành phải thủy táng trên Biển Đông trong sự ngậm ngùi thương tiếc của mọi người. Tất cả 170 thuyền nhân còn lại cũng đã được đưa vào trại tỵ nạn Palawan an toàn chờ ngày định cư tại đệ tam quốc gia.

Chuyến thứ 3, cũng là chuyến cuối cùng của con tầu Cap Anamur III bắt đầu từ đầu tháng 6/1987 sau khi rời cảng Singapore ngày 30/5/1987. Đặc biệt chuyến nầy được sự yểm trợ của 3 tầu chiến Pháp, do chính phủ Pháp gởi đến. Nhiệm vụ của 3 tầu Hải Quân nầy là cùng phần chia công tác tìm cứu thuyền nhân và đồng thời yểm trợ, hộ tống tầu Cap Anamur III trên vùng Biển Đông. Do đó 4 con tầu cùng tìm cứu người tỵ nạn Việt Nam trong cùng một lúc: 3 tầu Hải Quân Pháp mang tên Balny, La Moque và La Glorieuse (19).

Thế giới đã tốn kém rất nhiều về thảm nạn thuyền nhân. Từ Hoa Kỳ, Canada đến Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Nhật Bản và các quốc gia Tây Âu, thuyền nhân đã trở thành vấn đề lương tâm nhân loại. Các Giáo Hội, từ Công Giáo La Mã đến Lutheran, Methodists, Adventists, và hàng chục Giáo Phái Tin Lành khác đã mở rộng vòng tay đón nhận thuyền nhân Việt Nam. Đây là một ân nghĩa sâu dầy không thể nào quên. Nam Dương là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á mà người Việt thụ ơn. Không có hải tặc ở vùng biển Nam Dương. Không có hải tặc người Nam Dương. Từ năm 1978 đến cao điểm vào năm 1979 và các năm kế tiếp hàng trăm ngàn thuyền nhân đã đến bờ biển Nam Dương. Vào năm 1986-87, các quốc gia Đông Nam Á chủ trương chính sách sua đuổi thuyền nhân bất chấp vấn đề nhân đạo và can thiệp của Thế Giới, Nam Dương chỉ hưởng ứng chiếu lệ để làm vừa lòng Thái Lan. Tuy nhiên năm 1986 là năm dân số thuyền nhân ở Nam Dương xuống thấp nhất. Theo một nhóm chuyên viên về tỵ nạn:

“Nhìn chung, 1141 người tỵ nạn đến Galang ngày 1-1-1987 hay là 57% dân số của trại. Các phái đoàn bây giờ vào trại phỏng vấn định cư không thường xuyên như trước nữa, cứ 4 hoặc 5 tháng họ mới vào trại một lần.

Việc xua đuổi người tỵ nạn dường như không xẩy ra tại Indonesia. Khoảng giữa năm 87 có một vài vụ cảnh sát kéo tầu ra trở lại biển khi tầu vượt biển đã đến thẳng Galang, nhưng sau đó nhờ sự can thiệp của Cao Ủy Tỵ Nạn những người nầy đã được lên bờ hưởng quy chế tỵ nạn. Trong năm 88, nhiều quốc gia Đông Nam Á như Hong Kong, Thái Lan, Mã Lai đã có những biện pháp cứng rắn đối với người tỵ nạn nhưng Indonesia không tỏ ra ồn ào về những vấn đề này” (2).

Cộng đồng Việt Nam hải ngoại từ những ngày đầu năm 1977 đã không bao giờ quên đồng bào của mình. Hàng ngàn người ở Hoa Thịnh Đốn đã liên tiếp biểu tình trước Quốc Hội Hoa Kỳ và Tòa Bạch Ốc kêu gọi Chính Phủ Hoa Kỳ cứu giúp thuyền nhân. Và ở khắp nơi trên thế giới cũng đều như vậy.

 

CÁC TỔ CHỨC CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN VÀ ÂN NHÂN CỦA THUYỀN NHÂN

Về thuyền nhân ta có thể chia thành 3 thành phần: thuyền nhân đi "chui" nghĩa là tự mình tổ chức trong bí mật, số lượng vàng chỉ phải trả cho chủ tầu và người trung gian; thuyền nhân ra đi phải "mua bãi" của Công An hay do Công An tổ chức bán chính thức; ra đi theo diện người Hoa vào năm 1978-79, do Công An chính thức tổ chức theo Nghị Quyết của Bộ Chính Trị Cộng Đảng từ cuối năm 1978.

Đầu năm 1988, Médecins du Monte hợp tác với UB Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển lại gửi con tầu Mary Kingstowm ra khơi đi về Biển Đông, tầu cỡ nhỏ, dài 50 thước, chính phủ Pháp cho chiến hạm Jeanne d'Arc hộ tống và cùng hợp tác tìm thuyền nhân.

ngày 28-3 tầu đến vùng tìm cứu, cho đến 12 giờ trưa ngày 4/4 mới phát hiện được một chiếc thuyền:

40 thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam này đã chen chúc trên một chiếc thuyền nhỏ bé, dài không đến 10 mét, 10 ngày lênh đênh trên biển cả, lương thực cạn và không còn nước uống, đến nổi họ phải uống cả nước biển và nước tiểu của các em bé từ 4 ngày qua. Trước đó, thuyền này đã đến được bờ biển Mã Lai, nhưng lại bị chính quyền tại đó kéo đuổi ra khỏi hải phận và sau đó chiến hạm Pháp cứu vớt khi đang trôi nổi lênh đênh trên mặt biển vì máy hỏng. Tổng cộng gồm có 19 đàn ông, 11 đàn bà và 10 trẻ em dưới 10 tuổi, trong đó có một em bé bị sốt lên đến 39,5 độ C và một bà có thai 8 tháng. Một buổi lễ mừng Phục Sinh và Tạ Ơn đã được tổ chức ngay trên chiến hạm Pháp cho những người may mắn này, trước khi họ được chuyển qua tầu "Mary Kingstown".

Ngày 9-4-1988, 13 thuyền nhân đầu tiên đã đặt chân tại Paris qua một hãng hàng không quốc tế và ngày 10-4-1988, 12 người khác. Tổng cộng 25 thuyền nhân trong chiếc ghe tỵ nạn may mắn trên đã đến đất Pháp và hiện đang trong trại tỵ nạn gần Paris.

Trong khi đó vào ngày 10-4-1988, con tầu nhân đạo "Mary Kingstown", sau khi sửa chữa hệ thống truyền tin, lại quay đầu ra khơi, trực chỉ Biển Đông để thực hiện chuyến thứ hai trong công tác nhân đạo của Hội Y Sĩ Thế Giới năm 1988 này với hy vọng khả quan hơn (21).

Các con tầu cứu người vượt biển như Cap Anamur, Ile de Lumière hay Mary Kingstown trở thành mục tiêu số 1 của Công An Cộng Sản. Bộ Chính Trị và Bộ Nội Vụ tiến hành kế hoạch đưa người CS ra nước ngoài qua các con tầu cứu người vượt biển, và cho đến năm 1989, công tác bí mật này vẫn tiếp tục trong khi người Việt khắp nơi tích cực yểm trợ công cuộc cứu người vượt biển. Ở Hoa Kỳ, một Ủy Ban ra đời mệnh danh "Coalition for Protection of VN Boat People". Đặc biệt là giới sinh viên Việt Nam rất tích cực như sinh viên ĐH Cali tháng 1-1985 yểm trợ 4000 Mỹ Kim. Thứ Trưởng Pháp Laurent Fabius tiếp kiến BS Bernard Kouchner, Chủ Tịch Hội Médecins du Monde cho biết Pháp sẵn sàng cấp cho Hội 300 chiếu khán giành cho thuyền nhân. Phong trào Hưng Ca gồm các ca sĩ gạo cội như Nguyệt Ánh, Nguyễn Hữu Nghĩa, Việt Dzũng, Hà Thúc Sinh, Phan Ni Tấn liên tiếp tổ chức các buổi trình diễn văn nghệ để yểm trợ công cuộc vớt người trên biển. Liên tục từ năm 1978 đến năm 1989, người Việt trên khắp thế giới hết chiến dịch này qua chiến dịch khác đã hướng về Biển Đông và các trại tỵ nạn Đông Nam Á, với số tiền yểm trợ rất lớn lao. Người Việt đã trực tiếp tham gia vào các Tổ Chức Quốc Tế cứu vớt thuyền nhân như Médecins du Monte với các bác sĩ như BS Philippe Bease, Bernard Kouchner, A Deloche và Tiến Sĩ Reupert Neudeck, Chủ Tịch Ủy Ban Cap Anamur... Chiến dịch Mary là tiêu biểu sự hợp tác giữa người Việt hải ngoại và Tổ Chức Quốc Tế.

 

(Trích cơn Hồng Thủy Biển Đông của Cao Thế Dung)