Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN

 

MENG YEW CHOONG

 

 

Lời Tòa Soạn: Bài dưới đây về tình trạng của đảo Bidong, một thời ừng là chốn nương thân của thuyền nhân Việt Nam hồi các thập niên 1970 và 1980, được trích từ báo The Star, phát hành ngày 29 tháng 9 năm 2002 tại tiểu bang Terengganu của Mã Lai Á nơi có trại tị nạn Pulau Bidong. Nguyên văn bài báo bằng Anh ngữ của Meng Yew Choong, được ký giả Vann Phan dịch tóm lược sang tiếng Việt.

 

Quá khứ khác thường của đảo Bidong (Bi-đông) trong vai trò một trại tị nạn nay đã trở thành một hấp dẫn du lịch âm thầm đối với nhiều người ngày xưa là thuyền nhân Việt Nam, một chuyển biến được ghi nhận qua lời phát biểu của Bộ Trưởng Văn Hóa, Thanh Niên và Du Lịch Mã Lai Á Datuk Paduka Abdul Kadir Sheikh Fadzir tại Quốc Hội vào hôm 25 tháng 9, 2002.

Ấy thế mà hiện nay người ta vẫn chưa có hoạt động nào nhằm bảo tồn những di tích ngậm ngùi kia của nơi một thời từng là trại tị nạn nhộn nhịp. Bài viết sau đây về hòn đảo này là của Meng Yew Choong.

"Ngày trở lại Bidong, tôi như được gợi nhắc lại sức mạnh huyền bí của thiên nhiên và những may mắn kỳ diệu giúp tôi sống xót qua cuộc hải hành gian truân trong một chiếc thuyền lậu nước dài 10 mét rưỡi với 61 hành khách trên đó. Tôi nhớ lại hình ảnh những người đàn ông Mã Lai da sậm mặc xà-rông đi trên hai chiếc thuyền đã hết sức, tử tế đem cho chúng tôi nước uống và thức ăn để chúng tôi có sức tiếp tục cuộc hành trình. Vâng, hồi Tháng Ba rồi tôi đã gặp lại họ. Trong trái tim tôi, họ là những người anh hùng và là những thiên thần. Suốt quãng đời còn lại, tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh đó...Trong chuyến đi này, tôi cũng còn được nhắc nhở rằng hầu hết dân chúng nơi đây là những con người tốt bụng. Thật là cao đẹp khi nhận chân rằng những người mà tôi chưa hề biết và chưa một lần gặp mặt đã đưa tay ra giúp đỡ và rồi còn dành riêng ra một hải đảo để đáp ứng nhu cầu tạm trú của những thuyền nhân như chúng tôi." - Daniel Nguyễn, thuyền nhân cũ trên đảo Bidong.

Daniel Nguyễn nằm trong số 1.6 triệu người Việt Nam mà từ năm 1975 cho tới cuối thập niên 1980 đã thực hiện những chuyến hải hành đầy gian nguy ra đi từ quê hương đen tối, bất định của họ trên đường mưu tìm một chốn trú thân yên ổn xa tít bên kia biển Nam Hoa (Biển Đông).

Gần 255,000 người trong số đó đã kết thúc cuộc hành trình trên những bờ biển của Mã Lai Á và hầu hết đã được đưa về trú ngụ trên hòn đảo nhỏ bé Bidong, ngoài khơi tiểu bang Terengganu.

Nhưng Bidong là cái tên không khơi động được gì trong lòng thế hệ trẻ tại Mã Lai Á hôm nay. Một đồng nghiệp đã ngót 30 tuổi của tôi chẳng hề nghe tới tên hòn đảo đó. Còn những ai đã có hoài niệm gì thì niềm nhớ kia cũng mơ hồ, xa vắng, và họ không hoàn toàn hiểu được hết ý nghĩa của hòn đảo diện tích chỉ vỏn vẹn có 260 éc-ta kia.

Nhắc qua lịch sử một chút: Toán thuyền nhân (tên gọi thông dụng của họ) đầu tiên đã trốn chạy khỏi miền Nam Việt Nam sau khi Cộng sản  Bắc Việt đánh chiến thủ đô Sài Gòn (mà sau này được đặt tên lại là Thành phố Hồ Chí Minh) vào năm 1975.

Và rồi tình hình trở nên tệ hại thêm vào năm 1978 khi Trung Quốc bất ngờ đưa quân xâm lăng vùng cực bắc của Việt Nam hồi đó vừa mới thống nhất lại, làm dậy lên những tình cảm dữ dội chống dân thiểu số người Việt gốc Hoa tại Việt Nam.

Vì tài sản của họ bị nhà cầm quyền tịch thu và cơ sở làm ăn của họ bị đóng cửa, nhiều người Việt gốc Hoa đành trông cậy vào chuyện phải trả giá cao bằng vàng để mua cho bằng được con đường an toàn rời khỏi đất nước từng là quê hương thứ hai của họ.

Và thế là khởi đầu cho cuộc di tản lớn của người Việt Nam trên những con thuyền thường là mong manh, quá tải và không đủ sức đi biển băng qua đại dương trên đường tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn. Và đó cũng là lý do vì sao mà những người như Nguyễn đã đặt chân đến chốn này.

Nguyễn bước chân lên bờ biển Mã Lai Á vào lúc đêm tối ngày 14 tháng 4, 1980. Hai ngày sau, anh được chuyển về đảo Bidong. Bảy tháng sau, anh lại rời hòn đảo này để lên đường đi định cư tại Hoa Kỳ.

Mặc dù điều kiện sống trên đảo còn lâu mới đạt mức lý tưởng, hòn đảo vẫn tiêu biểu cho một chốn nương thân đối với những kẻ đang trốn chạy chế độ cộng sản áp bức vào lúc đó.

"Nghĩ lại, thời gian mà tôi còn ở Bidong là thời điểm đặc biệt nhất trong đời. Chúng tôi đã sống khá vất vả, nhưng tôi vẫn nghĩ đó là một kinh nghiệm ấm lòng", Nguyễn tâm sự qua email như the.

Chẳng mấy chốc, những đoàn người lúc đầu chỉ nhỏ giọt đổ lên bờ biển Mã Lai Á đã biến thành những cơn lũ lụt, và các tổ chức cứu tế không thuộc chính phủ đã phải kêu gọi Liên Hiệp Quốc và chính phủ Mã Lai Á ra tay giúp đỡ.

Vào Tháng Tám năm 1978, chính phủ Mã Lai Á đã quyết định để riêng đảo Bidong ra làm một trại tị nạn, và dân chúng địa phương từ nay không được lai vãng tới.

Vào lúc cao điểm, Bidong chứa tới 40,000 dân tị nạn, và đó thật sự là một Sài Gòn nho nhỏ với những căn nhà gỗ mái tôn. Đêm đêm, dân tị nạn trên đảo vẫn có thể nhìn thấy ánh đèn điện chập chờn từ đất liền của Mã Lai Á ( ít nhất thì cũng vào lúc trước giờ giới nghiêm thường kéo dài từ 11 giờ rưỡi đêm tới 6 giờ sáng).

Nhà cầm quyền Mã Lai Á - Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đứng ra bảo trợ cho trại tị nạn trong khi Hội Lưỡi Liềm Đỏ của Mã Lai Á điều hành công việc hằng ngày trên đảo - đã xây cất một trung tâm hành chánh, một trường học, một bệnh viện, một thư viện và đã cho phép dân tị nạn được dựng lên những hàng quán. Các tín đồ tự tay xây dựng một ngôi chùa thờ Phật cũng như một nhà thờ Công Giáo mà ngày nay vẫn còn đứng đó.

Cho đến năm 1989, chính phủ Việt Nam đồng ý việc cho các thuyền nhân hồi hương, một biến chuyển mà sau cùng chấm dứt những cuộc vượt biển đầy nguy hiểm của dân chúng.

Khoảng năm 1991, đảo Bidong không còn cần thiết phải là một trung tâm dành cho người tị nạn nữa và chính phủ liên bang Mã Lai Á đã chính thức trao trả hòn đảo này lại cho chính quyền tiểu bang Terengganu. Nhưng quy chế giới hạn việc đi lại của dân chúng địa phương tới đảo vẫn còn tiếp tục cho tới năm 1999.

Ngay cả khi cuối cùng du khách được phép tới đây viếng thăm, việc chụp hình trên đảo vẫn không được phép, và hòn đảo vẫn được nhân viên an ninh canh gác.

Khi các nhà báo của tờ WeekEnder đến thăm đảo vào tháng sáu năm 1999, hầu hết các tòa nhà trên đảo đều ở trong tình trạng sắp sụp đổ, nếu không thì phần lớn cũng chịu cảnh giậu đổ, bìm leo hay mặc tình cho cỏ non che phủ.

Hai tuần trước đây, khi tôi tới thăm đảo, tình trạng mục nát càng thêm tệ hại; tôi đã bị vấp ngã vì chân sụp xuống một miếng gỗ lót nền trong ngôi nhà thờ.

Và dẫu cho thiên nhiên có để yên cho tạo vật đứng đó một mình thì bọn phá hoại cũng không chịu làm như thế. Sau khi Đảng Hồi Giáo Mã Lai (PAS) thắng cuộc tổng tuyển cử vào tháng mười.

Một năm 1999, những kẻ thuộc giới phá phách các công trình đã gây nhiều thiệt hại cho các di vật có giá trị lịch sử (và có tiềm năng du lịch) trên đảo.

Theo lời những chủ ghe địa phương, không còn có Rela (lính gác địa phương) canh gác trong khu vực sau năm 1999 vì "chính phủ mới không muốn trả tiền mướn họ".

Kể từ đó, nhiều ngôi nhà đã bị cạy ván, và nhiều ngôi nhà khác thì bị đốt cháy ( vụ mới đây nhất là vào tháng 3 khi có hai nhà bị đốt).

Chiếc cầu tàu duy nhất phục vụ cho hòn đảo cũng đã bị bóc sạch ván và chỉ có cái nền bằng bê-tông là tồn tại mà thôi. Những đồ gì còn lại trong xưởng huấn nghệ đều bị đập phá, và cả những bức tượng thờ trong chùa và nhà thờ cũng bị hư hại nữa.

Còn sống sót chăng là nhiều tấm biển bằng xi-măng được dựng lên để biểu lộ lòng biết ơn vô tận của Thuyền Nhân đối với Đấng Tối Cao đã giúp họ sống xót qua những chuyến hải hành cũng như đã tưởng niệm những người đã nằm xuống. Trên đường, còn có những mộ bia đánh dấu mồ chôn những người đã chết khi vượt biển hay sau đó đã qua đời trên đảo, nhưng chỉ có người nào biết chỗ mới tìm được mà thôi.

Những sự kiện đó không có nghĩa là chính phủ Mã Lai Á  sẽ không có lợi ích gì khi bỏ công, bỏ của ra bảo tồn những kiến trúc trong trại tị nạn. Kể từ năm 1992, một năm sau khi chính phủ liên bang trả lại hòn đảo này cho chính quyền Terengganu, có tin rằng đã có một đề nghị hãy bảo trì những di tích này để những thuyền nhân có thể trở về xem lại đoạn đời quá khứ của mình.

Điều đáng buồn là vẫn chưa có gì được đem ra thực hiện cả. Nhưng sự hứng thú dường như lại được hồi sinh khi viện bảo tàn tiểu bang Terengganu mở một cuộc triển lãm ảnh về trại tị nạn Bidong kéo dài một tháng, cho tới ngày 6 tháng 10 năm rồi mới chấm dứt.

Theo vị phó giám đốc viện bảo tàng, Che Mohd Azmi Ngah, cuộc triển lãm nhằm đề cao ý thức về quá khứ lý thú của hòn đảo, bởi vì "nhiều người Mã Lai đã không hiểu biết tí gì về hòn đảo này".

Và chính vì sự thiếu hiểu biết đó mà nhiều di tích trên đảo đã bị phá hoại, hầu hết là do các ngư dân địa phương.

"Người ta vẫn hy vọng rằng khi dân chúng ý thức đầy đủ hơn, chính phủ sẽ có động lực để thực hiện việc bảo trì những gì còn xót lại vào lúc này", Phó Giám Đốc Mohd Azmi giải thích như thế.

Ông Mohd Azmi nói thêm rằng chính quyền tiểu bang cũng đã mở một cuộc hội thảo hồi đầu năm nay bàn về cách nào hay nhất để phát triển hòn đảo.

Trong khi dường như chính quyền tiểu bang bắt đầu nhận ra tìm năng du lịch của đảo Bidong, câu hỏi lớn vẫn là: Loại du lịch nào cần được khai thác? Và, quan trọng hơn, ai sẽ là thành phần trước hết có trách nhiệm tạo dựng lại các di tích đó?

Bất kể chuyện đảo Bidong nom như thế nào ngày nay , các cư dân cũ của Bidong cùng con cái họ vẫn không hề thiếu cảm hứng muốn thăm lại hòn đảo xưa.

Nguyễn nói rằng anh tin là hầu hết những dân tị nạn Việt Nam trước đây từng sống tại Bidong "nhất định là sẽ hưởng ứng" việc trở lại viếng thăm đảo.

Đối với anh, chuyến thăm Bidong vào hồi tháng ba của anh "thì cũng giống như là một cuộc hành hương tinh thần có tính cách riêng tư".

"Cá nhân tôi, tôi thích ở lại đêm trên đảo, nếu có thể. Khi con cái tôi khôn lớn, tôi muốn đưa chúng tới thăm viếng Bidong để nhìn thấy một đoạn lịch sử của gia đình."

Nguyễn nói thêm rằng anh ''hiểu rõ tình hình kinh tế không cho phép người ta bỏ công của ra gìn giữ đảo Bidong" cho nên anh cũng không lấy làm buồn lắm nếu chuyện đó không thành.

"Tuy nhiên, tôi vẫn có cảm tưởng bị mất mát một cái gì đó khi nhìn thấy hòn đảo trong tình trạng hoang phế như vậy. Bidong là một kinh nghiệm đau thương mà chúng tôi, những người tị nạn cũ, có thể không muốn làm sống lại. Nhưng đó là một phần trong di sản của chúng tôi cũng như đó là một biến cố sẽ sống lại trong dòng lịch sử của dân tộc Mã Lai."

"Giải pháp lý tưởng nhất là hai phía chúng ta cùng nhau làm việc để duy trì một nơi chốn lịch sử cho đảo Bidong. Bidong phải mãi là ngọn hải đăng của Tự Do, mãi là một đặc trưng của trái tim nhân đạo và lòng hiếu khách của dân chúng địa phương, và mãi là một biểu tượng của tình bạn thân thiết giữa hai dân tộc Việt Nam và Mã Lai."

(Vann Phan)