Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT

ĐỀU CÓ THẬT

 

NGÔ NHÂN DỤNG

 

 

Một phụ nữ đưa ba con xuống tầu vượt biển sau khi đi thăm chồng trong trại tù cải tạo và nghe chồng nói nhỏ: “Bố không có ngày về. Đưa các con đi đi.”  Bà mẹ đưa các con đi, không bao giờ tới bến. Cả ba đều chết chìm đâu đó giữa bờ biển Việt Nam và các hòn đảo Indo-nesia. Cả chiếc tầu biệt tích. Bây giờ người cha đã ra khỏi nhà tù và đang tị nạn ở Mỹ, ông vẫn tự hỏi mình có trách nhiệm như thế nào đối với vợ con. Một bà mẹ khác an táng chồng bị bệnh nặng được đưa từ trại tù cải tạo về nhà chờ chết sau khi ông đã tự tử không thành. Mãn tang chồng, bà mẹ cũng quyết định cho các con đi. Vì chúng đã thuộc thành phần đã bị đóng dấu ấn “phản động” trên đầu; khi lớn lên chúng sẽ không hy vọng được vào đại học, không được làm cho cơ quan nhà nước, trong một xứ không có tư doanh. Họ có hai con trai và bốn con gái, đứa con trai lớn tình nguyện đi trước, cháu đã 16 tuổi. Nhưng một tháng sau thì mẹ và các em biết tin người anh đã biến mất ngoài biển Đông cùng những bạn đồng thuyền. Bây giờ gia đình đã ở Mỹ, hình ảnh người cha và người anh, một già một trẻ vẫn có mặt, ở trên bàn thờ. Những người đó đều là những người thân thiết với tôi.

Một người bạn khác với tôi đã bắt được mối với chính quyền cộng sản để tổ chức vượt biên theo lối gọi là “bán chính thức”. Với sự tiếp tay của các cán bộ ăn hối lộ bằng “cây”, anh thành công đưa nhiều chuyến người đi, trước khi quyết định đưa gia đình mình ra đi. Với một chiếc tầu lớn và đầy đủ thực phẩm, nước uống thuốc men với cả vũ khí tự vệ, anh tin tưởng sẽ an toàn. Khi chiếc tầu tới bờ biển Phi Luật Tân thì bị nạn, vì khi gặp một tầu lớn sẵn sàng đón họ lên, mọi người vội vã chạy về một phía, chiếc tầu vượt biển lật úp. Vợ con anh đã chết hết. Anh còn sống nhưng trong lòng cũng chết. Tôi vẫn gặp anh ở đây nhưng không bao giờ dám gợi lại những chuyện bi thương đó.

Ngoài những thuyền nhân chạy trốn khi chế độ cộng sản chiếm nốt miền Nam, còn bao nhiêu người khác cũng trốn đi từ miền Bắc. Những người đã chịu đựng chế độ cộng sản mấy mươi năm, khi thấy các đồng bào của họ từ miền Nam ra đi đã được các nước tự do tiếp nhận, họ mới dám tính chuyện vượt biển. Họ cũng lên các con tầu mong manh, hối lộ công an để tìm đường ra biển, rồi mặc cho số phận run rủi. Chế độ cộng sản ở Việt Nam đã ngấm ngầm cho người tổ chức nhiều cuộc vượt biên, họ đã bán tầu bán bến để thu vàng, cho nên mới có danh từ “vượt biên bán chính thức”. Chúng ta không biết những tay trong guồng máy chính quyền tổ chức vụ này lên cao đến cấp bực nào. Họ là bí thư tỉnh, chủ tịch tỉnh, chủ nhân những địa phương nằm ven biển, hay họ chính là các cán bộ cao cấp từ Sài Gòn, Hà Nội? Họ thông đồng với các tổ chức vượt biên để kiếm vàng!

Bao nhiêu ký lô vàng đã được chuyển đến tay các quan chức cộng sản? Họ đã dùng số tiền đó làm gì? Có người nào đã đem tiền đó sang mua nhà, mua xe ở Úc, ở Mỹ hay không? Mai mốt sẽ có các sử gia đi tìm hiểu thêm để viết lại đoạn lịch sử bi thương này.

Một phần trong các cuộc vượt biên bán chính thức này là những đồng bào Việt gốc Hoa. Có những người đã sống ba, bốn đời ở Việt Nam, không còn biết nói tiếng Trung Hoa nữa. Nhưng sau vụ quân Trung Quốc đánh qua biên giới năm 1978, đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhẫn tâm đuổi họ về quê của ông, cha họ. Nhiều người trong số đó đã từng đi bộ đội, từng chiến đấu và được nhiều thứ huy chương, nhưng vẫn bị đuổi đi, bị vứt ra ngoài biển Đông giành giật cuộc sống với sóng gió. Trong đám “kiều nạn” này cũng biết bao nhiêu người vùi thân trong sóng cả.

Chúng ta ai cũng có những người thân, người quen biết, đã mất tích ngoài biển Đông, người Việt, người Hoa, người Nam, người Bắc. Nhiều người đi thuyền quá nhỏ bị chìm ngay khi ra khơi, nhiều người theo thuyền trôi lạc lõng cho tới khi hết nước uống, hết thức ăn. Có bao nhiêu người chết đói chết khát khi trôi dạt lên các hòn đảo nhỏ li ti nằm giữa đại dương sóng cả? Có bao nhiêu người bị hải tặc tàn sát! Có những người sống sót kể lại cảnh đói, khát, mẹ phải chọc cổ tay chảy máu cho con bú. Có cảnh người sống sót trên thuyền phải cắt xẻ cả những xác chết để ăn đỡ đói. Có những đứa trẻ bị hải tặc bắt đem đi, 30 năm nay cha mẹ vẫn không biết con mình còn sống hay đã chết, giờ đang trôi dạt nơi đâu. Bao nhiêu thảm cảnh đã được ghi lại rải rác trên sách, báo, sẽ là những tài liệu cho các người viết lịch sử sau này tham khảo.

Đài tưởng niệm chính là các mộ bia

Ở những trại tạm cư cũ như Bidong, Galang, hàng trăm người tị nạn đã sống hàng năm trời ở đó; đã có những đứa trẻ ra đời và những người già bị bệnh nhắm mắt. Mỗi nơi vẫn còn những nghĩa trang chôn thuyền nhân tị nạn, mỗi nghĩa trang với mấy trăm ngôi mồ. Ở Bidong và Galang có những ngôi mồ tập thể chôn hơn một trăm xác chết từ cùng một chiếc thuyền, thuyền trôi nỗi lênh đênh đã dạt vào bờ nhưng mọi người trên thuyền đã tắt thở. Vì lý do vệ sinh, không ai tìm tòi để ghi tên những xác chết đó trên mộ bia. Những xác chết vô danh nhưng vẫn có mồ yên mã đẹp, dù chôn cất vội vã trên các hòn đảo không một thân nhân nào đến viếng. Nhưng họ vẫn là những người may mắn. Lâu lâu, người dân bản xứ và chính quyền địa phương vẫn đến săn sóc các nghĩa trang. Nhưng còn mấy trăm ngàn người Việt không mồ mã đã chết trên biển Đông, họ chết trong đau đớn, khổ cực, tuyệt vọng. Họ trở thành những xác chết không tên. Nấm mồ lớn của họ là đại dương dào dạt sóng. Trong khi tuyệt vọng chờ chết họ đã ngẩng mặt lên trời, miệng không ngừng cầu Chúa, niệm Phật, tụng Nam mô Bồ tát Quán Thế Âm hay đọc kinh Kính mừng Maria. Có tới nửa triệu thuyền nhân chết không mồ mã, nhưng nhận Biển Đông là nấm mồ sầu thảm mênh mông.

Vì vậy những tấm bia tưởng niệm dựng trên các đảo Galang và Bidong cũng là những mộ bia tập thể của nữa triệu cho tới một triệu thuyền nhân tử nạn. Suốt mấy chục năm qua bao nhiêu vị tu sĩ thuộc nhiều tôn giáo đã trở lại đảo làm lễ cầu siêu độ cho họ. Những người trở lại đó đã dựng lên các bia mộ tập thể gọi là đài tưởng niệm. Đứng giữa hàng trăm nấm mộ có bia mộ và hàng trăm nấm mồ khác không được dựng bia, với những mồ chôn chung chỉ ghi mã số của con thuyền, các đài tưởng niệm này là bia mộ của những người được thủy táng trên biển Đông. Những thuyền nhân đó xuất phát từ Hà Tiên, Vũng Tầu, Nha Trang hay Thanh Hóa, Hải Phòng, Móng Cái, nhưng không bao giờ tới bến tự do.

Trên thế giới đã có những mộ bia tập thể dành cho người Do Thái bị Đức quốc xã sát hại. Có những đài tưởng niệm của người Armerica bị quân Thổ Nhĩ Kỳ giết tập thể trong thời Đại chiến thứ nhất. Tại Washington thủ đô nước Mỹ cũng có bia tưởng niệm những người Do Thái đã tử nạn, cùng với một viện bảo tàng. Ở Ottawa, thủ đô Canada và nhiều thành phố khắp thế giới có dựng đài tưởng niệm các thuyền nhân Việt Nam. Nhưng không tấm bia ở một nơi nào mang ý nghĩa lớn như ở các hòn đảo nơi có hàng triệu người tị nạn đã tạm trú trong khi chờ được một quốc gia tiếp đón. Nhiều người nhắm mắt lìa trần nơi đó, nhiều trẻ em Việt Nam được khai sinnh ở đó. Các hòn đảo này là những dấu tích sẽ được ghi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mãi mãi.

Những người còn sống sót để đến được các miền đất tự do phải cảm thấy một bổn phận linh thiên đối với những người đã tử nạn trên đường đi. Đó là những bạn đồng hành trên đường đi tìm tự do nhưng không được may  mắn như chúng ta. Trong những cơn nguy khốn, họ là những đồng đạo đã cầu nguyện cùng một đức Phật, cùng một đức Chúa như chúng ta. Hơn nữa, đó là những bạn đồng ngũ, trong cuộc chiến đấu cho tự do, đòi xây dựng một cuộc sống có nhân phẩm cho mình và cho tất cả mọi người. Không thể nhắm mắt bỏ quên họ! Không thể để cho họ chết một lần nữa trong lãng quên, để biến thành những con số vô danh, vô hồn ghi trên trang lịch sử. Nói như một thi sĩ của chúng ta: “Những người đã chết đều có thật.”

Cho nên người Việt tị nạn ở khắp nơi trên thế giới cần vận động để dựng lại các bia mộ tưởng niệm thuyền nhân tử nạn tại các hòn đảo ở các nước Indonesia và Mã Lai Á. Cuộc vận động này mang tính chất tín ngưỡng, cần được các vị lãnh đạo tinh thần dẫn đầu. Nó cũng có tính cách lịch sử, cần các nhà văn hóa và các cơ sở truyền thông góp tay. Chúng ta cần nhắm vào tình nhân loại và lòng hào hiệp của các dân tộc ở Indonesia và Mã Lai Á. Cần vận động giới truyền thông, báo chí, chính quyền và dư luận dân chúng địa phương ở các nước này. Trong đó có nhiều người đã từng chứng kiến cảnh khổ não của những người vượt biển tìm tự do. Họ cũng đã từng tiếp xúc và hiểu biết, thông cảm tình cảm người tị nạn hơn các viên chức chính quyền trung ương. chúng ta phải trở lại Pulo Bidong, Galang, vân vân. Phải dựng lại những tấm bia mộ của đồng bào tử nạn. Đó là bổn phận của những người sống sót đối với những bạn đồng hành không may mắn. Phải chứng minh cho đời này và đời sau biết: "Những người đã chết đều có thật" (Thanh Tâm Tuyền)

Vết thương đau đớn của người Việt tị nạn

Trước khi ông Phan Văn Khải tới nước Mỹ, chắc trong Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam có những người muốn cổ động cho người Việt tị nạn ở Mỹ hãy đi biểu tình thật đông tại tất cả những nơi ông Khải sẽ tới. Và sẽ phải đi biểu tình đả đảo chứ không thể hoan nghênh.

Chắc có dụng ý đó, cho nên đảng Cộng Sản Việt Nam đã làm một việc không thể nào tưởng tượng nổi. Nghĩa là những người Việt bình thường không thể tưởng tượng nổi. Chính phủ cộng sản Việt Nam đã yêu cầu các chính phủ Mã Lai Á dẹp bỏ những tượng đài kỷ niệm những thuyền nhân tử nạn, dựng trên đảo Bidong; và chính phủ Indonesia dẹp bỏ đài kỷ niệm của người Việt tị nạn tại đảo Galang. Những hòn đảo nhỏ bé chìm mất trên bản đồ ít ai biết tới đó, đã có thời trở thành những ngọn hải đăng, những biểu tượng của tự do. hàng triệu người Việt Nam khao khát tự do đã lái thuyền vượt sóng tìm đường tới những mảnh đất tạm dung đó, nhiều người đã chết. Dựng lên một bia đá để tưởng niệm những vong hồn oan khuất, là hành động tự nhiên của tất cả những kẻ có tình người và có chút lương tâm. Vậy mà đảng Cộng Sản Việt Nam đã tạo áp lực buộc chính phủ Mã Lai, Indonesia phải dẹp bỏ những tượng đài kỷ niệm này.

Những người biết suy nghĩ không ai làm như thế. Người có lương tâm không ai làm như thế. Không ai ôm lòng ti tiện, nhỏ nhoi, vẫn mang lòng ghanh ghét, kèn cựa, muốn đuổi theo những xác chết, gây hấn, chèn ép, trả thù cả những người đã qua đời từ 20, 30 năm trước. Mà những nạn nhân đó ra đi không vì ý định đánh phá, chống đối chế độ. Họ chỉ bỏ trốn vì không thể sống nổi với một đảng chuyên quyền, độc tài, bất lực và tham nhũng. Sau năm 1975 một nhà báo Pháp tới Sài Gòn đã nhận xét: Cái cột đèn nếu đi được nó cũng bỏ đi! Nhiều bà mẹ đã ôm con vượt biển vì hy vọng con mình sẽ được lớn lên trong một xã hội tự do. Nhiều thiếu niên được cha mẹ gửi xuống tầu vượt biển vì không muốn trông thấy con mình bị nhồi sọ trong các lớp học chỉ nhồi nhét chủ nghĩa Mác Lê, học đấu tranh, căm thù, không còn dạy dỗ lòng hiếu thảo, học làm người theo đạo đức truyền thống của dân tộc nữa. Bao nhiêu đồng bào miền Bắc chịu sống dưới chế độ cộng sản mấy chục năm rồi nhưng cũng phải bỏ đi tìm đất sống. Nhiều bà mẹ, nhiều trẻ thơ đã chết oan khuất trên đường vượt biển. Tất cả những người thoát chết bây giờ được sống tự do muốn tưởng nhớ đến họ, mãi mãi. Vì thế có nhiều phái đoàn tôn giáo đã trở lại Indonesia, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, để dựng mộ bia cho những thuyền nhân tử nạn.

Đảng Cộng Sản Việt Nam, khi yêu cầu các nước Indonesia và Mã Lai Á phá bỏ các tượng đài của người tị nạn, họ đã đụng vào một vết thương đau đớn nhất của cả tập thể bốn triệu người Việt tị nạn. Vì họ xúc phạm tới vong linh những người đã khuất.

Bia đá và bia miệng

Thời Cải cách Ruộng đất, nhiều bị bức tử được gia đình chôn cất nhưng cán bộ cộng sản cấm không cho dựng mộ bia. Hành động ngày nay của đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục chính sách đó. Các lãnh tụ cộng sản vẫn quen bôi xóa, sửa chữa lịch sử. Stalin bắt xóa những hình của Trotsky đứng bên cạnh Lenin. Mao Trạch Đông xáo hình Lâm Bưu sau khi viên tướng đảo chính hụt. Ngay sau khi chiếm được Sài Gòn, đảng Cộng Sản xóa hết những tên đường Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, vân vân. Vì đó là những nhà ái quốc theo Cộng Sản Đệ Tứ quốc tế đã bị đảng Cộng Sản đệ tam giết vì Stalin sợ Cộng Sản Đệ Tứ giành quyền lãnh đạo giai cấp công nhân, coi họ nguy hiểm hơn cả phe tư bản. Nhà độc tài khác máu này mở đầu thói quen bôi xóa lịch sử. Sau khi thủ tiêu gần hết Trung ương Đảng Cộng Sản Liên Xô để giành quyền lãnh đạo, Stalin đã cho viết lại cả lịch sử đảng để các đảng viên sau đó không được biết hoặc phải quên luôn họ tên  những người đã bị giết. Đảng Cộng Sản vẫn có ý định xóa bỏ trí nhớ của mọi người. Họ tưởng rằng bôi xóa lịch sử như vậy là đời sau sẽ không còn nhắc đến những tội ác của họ nữa. Nhưng hành động này sẽ gây ra tác dụng ngược.

Đồng bào trong nước chán ghét một đảng Cộng Sản bất lực và đầy tham nhũng nhưng vẫn bám lấy "quyền lãnh đạo" như thiên mạng của vua chúa đời xưa. bây giờ họ sẽ làm cho đồng bào phải khinh nữa. Đồng bào ở hải ngoại bị khiêu khích trực tiếp sẽ có phản ứng. Không có cách giải thích nào khác: Có những người muốn khích động lên mối uất hận trong lòng tất đồng bào tị nạn. Họ biết rằng đối với người Việt Nam thì đụng vào mồ mã thân nhân của ai là gây oán thù truyền kiếp. Phương cách hiệu quả nhất để cổ động người Việt ở Mỹ biểu tình chống ông Phan Văn Khải là chọc vào vết thương chưa lành trong tâm thức của tập thể người tị nạn ở khắp thế giới. Vì vậy nên nhiều người nghi ngờ rằng trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam có những người muốn ông Khải thất bại.

Nhưng cả một đảng cách mạng và cầm quyền đã thất bại. Một chế độ làm gì để đến nỗi hàng triệu người phải liều chết vượt biển tìm tự do, đó là một vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Mấy trăm ngàn nạn nhân đã chết oan ức, chết tức tưởi ngoài biển Đông vì muốn tìm tự do. Trong lịch sử nước ta, cộng sản là thể chế chính trị duy nhất đã khiến cho hàng triệu người phải bỏ nước ra đi dù biết trước đã có bao nhiêu người chết. Không phải chỉ có những đồng bào trong miền Nam mà cả những người đã nếm mùi chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc, họ cũng bỏ chạy khi thấy có cơ hội. Nhiều sĩ quan, cán bộ miền Bắc vào Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 đã nói nhỏ với thân nhân: "Đi được thì đi đi!"

Người Việt cần bảo vệ những tấm bia tưởng niệm thuyền nhân tử nạn. Không những thế, đồng bào ở Huế sẽ phải dựng lên những nạn nhân bị chôn sống sau trận đánh Tết Mậu Thân. Đó là những chứng tích lịch sử, không khác gì tấm bia tưởng niệm các nạn nhân bị tàn sát ở Mỹ Lai. Đồng bào ta ở mỗi làng miền Bắc vĩ tuyến 17 cũng nên dựng một tấm bia tưởng niệm những người bị sát hại trong cuộc cải cách ruộng đất. Trong cuốn hồi ký của ông Đoàn Duy Thanh, cựu phó thủ tướng chính phủ Việt Nam, ông kể lại  thời cải cách ruộng đất một địa chủ là bà Nguyễn Thị Năm đã bị đấu tố và bị giết, mặc dù bà từng được Hồ Chí Minh phong là địa chủ cứu quốc, đã đóng góp tài sản cho cuộc kháng chiến chống Pháp, các con cũng đi bộ đội và đã hy sinh. Ông Đoàn Duy Thanh kể rằng chính ông Hồ Chí Minh cũng ái ngại không muốn giết bà Nguyễn Thị Năm. Nhưng khi đội cải cách đi hỏi ý kiến các cố vấn Trung Quốc, thì họ bảo là phải giết. Thế là bà Năm bị xử tử. Chưa bao giờ một ông vua Việt Nam thời phong kiến lại mất cả quyền ân xá tử tội, chỉ vì phải vâng lệnh các cố vấn cấp huyện hay cấp tỉnh của Trung Quốc như vậy.

Lịch sử sẽ ghi chép các chuyện đó, nhất là do một người chứng kiến trong cuộc kể lại. Dù đảng Cộng Sản có muốn xóa bỏ các tượng đài thuyền nhân ở Mã Lai và Indonesia, nhưng ngàn năm sau lịch sử sẽ không quên những người đã chết trên đường tìm tự do. Bia đá có thể xóa, nhưng bia miệng không bao giờ mất.

Năm ngoái đảng Cộng Sản đã đưa ra cái nghị quyết số 36, phô trương chính sách đối với Việt kiều. Nhưng cái nghị quyết của các ông chỉ nhằm vuốt ve những người còn sống thôi, còn những người đã chết thì vẫn bị trù ếm, trả thù một cách ti tiện! Vì chỉ người còn sống mới có đô la! Ngàn năm bia miệng sẽ còn trơ trơ!

(Thế Kỷ 21)