Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

THUYỀN NHÂN:

ẤN TÍCH LỊCH SỬ

 

DƯƠNG THÀNH LỢI

 

1. Du Trình Lịch Sử Thăng Trầm và Hy Vọng của Người Việt Hải Ngoại

Tác phẩm này khắc ghi hoài ý tưởng niệm hàng vạn thuyền nhân đã mất mạng trên biển Đông và trân trọng tri ân những cá nhân dám đối chọi với tử thần để ra đi tìm tự do và tiếp tục tranh đấu cho lý tưởng tự do cũng như tất cả các mạnh thường quân, tổ chức, quốc gia đã, đang và sẽ tiếp tục cứu trợ dân tị nạn

Nguyện vọng của một khối người - đặc biệt là một khối người đã trải qua nhiều thăng trầm như cộng đồng Việt Nam hải ngoại - được thể hiện qua du trình lịch sử và thực trạng của khối người đó. Tài liệu Thuyền N hân : Ấn Tích Lịch Sử là một cố gắng nhỏ gần hai thập niên chủ ý tìm hiểu nguyện vọng của người Việt tị nạn qua nỗ lực thâu trữ phân tích các dữ kiện và chính sách quốc tế liên quan đến du trình lịch sử của thuyền nhân Việt Nam cũng như nghiên cứu sinh hoạt cộng đồng hải ngoại, thử thách khó khăn và sự thành công khả kính của khối người tị nạn, đặc biệt là thế hệ trẻ, suốt một phần tư thế kỷ vừa qua. Thuyền N hân : Ấn Tích Lịch Sử phản ảnh tâm nguyện khảo cứu toàn diện dấu vết lịch sử và các thử thách hiện tại của đồng bào tị nạn cũng như giải quyết mối lo âu của người viết là hải trình kinh hoàng của người Việt tự do có thể bị khối dữ kiện khổng lồ của tân thế kỷ dìm chết vào ký ức cá nhân.

5000 năm lịch sử Việt Nam chưa từng chứng kiến thảm cảnh chính quyền xua đuổi nhân dân ra khỏi biên thùy quốc gia cho đến khi chủ nghĩa cộng sản khống chế hoàn toàn đất nước. Tổ tiên khai thiên lập quốc có lẽ không tưởng tượng nổi là dân tộc Việt Nam phải đương đầu với một cơ chế bất nhân như nhà nước Mác-xít nhẫn tâm tống xuất công dân ra khỏi đất nước chỉ vì nhu cầu phục vụ một chính thuyết ngoại lai. Du trình tị nạn của ng ười Việt hải ngoại là: (I) một thảm trạng đến từ sự phản kháng chính sách đàn áp ý thức hệ và chủ trương tống xuất buôn lậu lương dân của nhà nước cộng sản, một chủ trương chưa bao giờ xảy ra suốt chiều dài lịch sử Việt Nam; (II) một hải trình kinh hoàng khiến nhiều chính quyền và quan sát viên quốc tế phải sử dụng danh từ hỏa lò sát nhân Châu Á (Asian holocaust) để mô tả tương tự kinh nghiệm hãi hùng của dân tộc Do Thái vào thời Đệ Nhị Thế Chiến; (III) một chặng đường vượt biển khủng khiếp bắt buộc cả hai thế giới cộng sản và tự do phải nhóm họp để cùng giải quyết cơn khủng hoảng nhân đạo này tại hai hội nghị tị nạn vĩ đại nhất nhì lịch sử nhân loại; (IV) một hậu quả bất khả lường đến từ sách lược sai lầm lớn nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam từ ngày khai sinh đảng vì đã lưu đày một lực lượng người Việt tự do đáng kể* ra hải ngoại để sau đó họ hồi phục và đối kháng hữu hiệu với các kế hoạch áp bức của chế độ Hà Nội; và (V) một bước ngoặc lịch sử của dân tộc Việt Nam qua sự hình thành cộng đồng tị nạn hải ngoại với một lực lượng nhân tố trên 2 triệu người linh mẫn được trang bị nhiều khả năng chuyên môn quý báu cùng một tiềm năng thu nhập không dưới 30 tỷ Mỹ kim hàng năm đang phát triển ảnh hưởng toàn thế giới và trợ lực cho trào lưu dân chủ hoá đất nước.

Đức Khổng Tử giảng huấn là nếu thành phần lãnh đạo quốc gia có tà ý, ban hành chính sách hà khắc, không biết thương dân thì đất nước tất loạn. Dân chúng sẽ xa lìa quốc gia nếu điều kiện cho phép để chạy trốn sách lược quốc trị hà khắc. Sách Lễ Ký ở phiên Đàn Cung Hạ ll có ghi là khi thầy trò Khổng Tử đi ngang qua núi Thái Sơn thì gặp một phụ nữ đang khóc lóc thảm thiết bên mộ con. Họ đến hỏi lý do tại sao bà ta khóc thì được cho biết là bà khóc cho con, chồng và nhạc phụ đã bị cọp núi Thái Sơn bắt ăn thịt. Khổng Tử bèn hỏi tại sao gia đình không dọn đi nơi khác thì được bà thố lộ là gia đình của bà phải trốn về nơi rừng thiêng nước độc để mưu sinh bởi vì: 'Ở đây không có hà chính' (hà chính: sách lược quốc trị hà khắc). Khổng Tử bèn quay sang học trò và dạy: 'Hà chính mãnh ư hổ giã' (sách lược quốc trị hà khắc còn ghê gớm hơn cọp). Minh ý xa xưa của Khổng Tử có lẽ không quá sai với thực trạng của dân tộc Việt Nam hơn hai ngàn năm sau.

 

Cuộc vạn hải lý tầm tự do đầy những tấn bi kịch thê thảm cũng như nhiều thành tựu vinh quang của thuyền nhân đã trở thành huyền thoại lịch sử. Định giá tự do mà khối người Việt tị nạn tại hải ngoại phải trả trong một phần tư thế kỷ vừa qua quá đắt đỏ. Người viết hy vọng là qua tài liệu nghiên cứu Thuyền N hân : Ấn Tích Lịch Sử, người Việt tị nạn tại hải ngoại có thể nhận diện quá khứ lịch sử của chính bản thân hay thân nhân trong gia đình cũng như ôn lại một chặng đường lịch sử gian nan đáng ghi nhớ song song có thể truyền đạt lại cho thế hệ con cháu các kinh nghiệm quý báu.

Trước đây một số sách báo đã được viết về thuyền nhân nhưng thường nhập khối tị nạn Việt Nam với các biệt điểm đặc thù vào khối tị nạn Đông Dương bao gồm cả người Lào và Cam Bốt cho nên không thể phân tích một cách chi tiết về hải trình đầy gian truân thảm khốc cũng như các thành công hiển vinh của thuyền nhân Việt Nam; song song, các tài liệu này thường chỉ chú trọng vào giai đoạn 1978-81 hoặc chỉ bàn về một khía cạnh mang tính cách nhất thời như chính sách trại cấm, chương trình cưỡng bách hồi hương cho nên không thể đưa ra một tầm nhìn bao quát về du trình lịch sử của thuyền nhân Việt Nam.

Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử thu thập văn kiện, thẩm định và phân tích toàn diện trường niên thăng trầm nhưng đầy hy vọng của người Việt tị nạn. Tuy tài liệu Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử cố gắng trình bày tất cả dữ kiện liên quan đến du trình thuyền nhân, nhưng tập hồ sơ nghiên cứu này không phải và không thể là một bộ sử hoàn bị bởi vì cuốn sách nhỏ này khó có thể trình bày một cách chi tiết kho tàng sử liệu khổng lồ về thuyền nhân trải dài toàn cầu và tình hình hiện tại không cho phép một học giả cẩn trọng có thể tự do thâu thập dữ kiện tại quốc nội cũng như phỏng vấn các nạn nhân vượt biên thất bại bị kẹt lại ở Việt Nam, và nếu thiếu lời khai của những nhân chứng sống này thì bộ sử liệu khó có thể bạch hóa nỗi trầm luân của họ cũng như khổ cảnh của những đồng bào bị Hà Nội xử tử hay đàn áp vì ý định vượt biên tầm tự do mà không qua mạng lưới buôn lậu lương dân của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Nguyên bản của tài liệu nghiên cứu này được phóng tác bằng Anh ngữ dựa trên các văn kiện do người viết thâu trữ hơn một thập niên vừa qua từ khi đọc bài '50 Vietnamese boat people killed by pirates, UN aide says' trên báo Boston Globe vào ngày 26-12-1985 trong thời gian nghỉ Tết với thân phụ ở Boston, Hoa Kỳ. Tuy vậy, tác trương Việt ngữ không phải là bản dịch rập khuôn của tài liệu Anh ngữ bởi vì được người viết cân nhắc thêm vào nhiều dữ kiện thực tế khác mà chỉ người Việt với kinh nghiệm đặc thù có thể thấu hiểu mặc dầu cơ quan truyền thông quốc tế không hề đề cập hay bàn luận đến.

Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử không thể hoàn tất kịp thời hạn nếu không có sự giúp đỡ quý báu của nhiều bằng hữu trên toàn thế giới. Người viết xin trân trọng tri ân Ký giả Bern McDougall ở Úc Đại Lợi, anh Nguyễn Ngọc Liêm của Hội Thanh Niên Việt Nam Tị Nạn ở Ba Lê, bà Anne Frank - giám đốc Văn Khố Đông Nam Á (Southeast Asian Archives) của University of California at Irvine, nhân viên Liên Hiệp Quốc ở Thụy Sĩ, đặc biệt là cô Anneliese Hollmann, cô Anne Kellner và Ertan Corlulu, cô Hồ H. Thanh Nguyên ở Ottawa, cô Nicole Nga Nguyễn - cựu chủ tịch Project Ngọc, và các bạn cũ - đặc biệt là các bằng hữu từng sinh hoạt trong phong trào thanh niên sinh viên ở Bắc Mỹ và Âu Châu vốn đã chia xẻ nhiều gánh nặng cũng như kinh nghiệm quý báu với người viết. Hàng cuối của đoạn này xin được dùng để sơ tạc sự đóng góp khả ái của Lý Ngọc Liễu Anh, người bạn song hành đã trợ giúp tư ý phê bình khách quan, sáng kiến đặc sắc cũng như những nụ cười thông cảm khi người viết dành quá nhiều thời giờ khan hiếm của gia đình cho tài liệu nghiên cứu này bởi vì mỗi trang sách đòi hỏi ít nhất từ ba đến năm tiếng đồng hồ đầu tư vào việc thu thập văn kiện, tham khảo, đối chiếu, thẩm định và thực hiện.

Người Việt tị nạn không có ý định làm lịch sử nhưng du trình kinh hoàng, khác vọng tự do không mòn mỏi, nỗ lực phấn đấu vượt qua vô vàn thử thách khó khăn và sự thành công hiển vinh của khối đồng bào hải ngoại đã ghi khắc nhiều ấn tích sâu đậm trên lịch sử nhân loại. Trong tương lai, cộng đồng người Việt hải ngoại có lẽ vẫn phải tiếp tục phấn đấu để theo kịp sự tiến triển của xã hội và hoàn thành sứ mệnh trợ lực dân tộc vốn đang gặp nguy cơ bị lịch sử bỏ rơi vì đã đi ngược lại với trào lưu phát triển của nhân loại trong vòng một phần tư thế kỷ vừa qua.

'Có lẽ trời muốn trao cho gánh nặng,

bắt trải qua bách chiết thiên ma,

cho nên ta cố gắng gan bền,

chấp hết cả nhất sinh thập tử.'

(Nguyễn Trãi, Bình Ngô Đại Cáo.)

Trong tân thiên niên, lịch sử chắc chắn sẽ tiếp tục ghi khắc thêm nhiều ấn tích tuyệt mỹ của khối người tị nạn Việt Nam tại hải ngoại - những người đã dám bất kể cái chết để ra đi trốn thoát sự đàn áp của cộng sản nhằm tìm kiếm tự do dân chủ. Nhiều nạn nhân bất hạnh đã bị cướp của, cưỡng hiếp, bắt cóc, giết chóc và chết mất xác trên biển Đông; những người khác may mắn hơn đến được bến bờ tự do để xây dựng tương lai thịnh vượng trong xã hội tự do bình đẳng do công lý quản thống. Thảm kịch tị nạn Việt Nam chỉ có thể chấm dứt nơi đâu tự do dân chủ minh trị.