Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NHỮNG THÁNG NGÀY

YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO

 

TUẤN HUY

 

 

Những tháng ngày đã bỏ lại sau lưng, kể từ buổi trưa ta lủi thủi từ bải cát nắng chói chang trở về căn lều lụp xụp. Bữa ấy trên thân xác ta, trên mái tóc ta, còn ướt đẫm chất nước đại dương của vịnh biển Mã Lai mặn chát. Một mình ta, bước rã rời trên con đường cát nóng không người. Nhà thanh niên chỉ còn là một đống tro, than đen tàn lụi. Thư viện đã đóng cửa. Những căn lều bỏ hoang giữa những lùm cỏ dại như những nấm mồ. Mười bảy tháng, mỗi ngày ta vẫn đi miệt mài. Chạy miệt mài, bơi lội miệt mài. Tập tành miệt mài. Thở hít miệt mài. Suy tư miệt mài. Nhớ nhung, khắc khoải miệt mài... Mười bảy tháng ta bị cầm chân trong trại giam kỳ quái đó. Với muỗi mòng, rắn rết, chuột bọ, ruồi lằn... Mười bảy tháng. Những ngày nắng như thiêu. Những chiều mưa tầm tã. Những đêm trăng mông lung. Những sáng sương mờ ảo. Và những trận bão điên cuồng... Mười bảy tháng, ta đeo tấm thẻ bài “tị nạn”. Ta mang thân phận một kẻ đào tẩu mất quê hương, không tổ quốc, nhục nhã, ê chề. Mười bảy tháng với bộ áo quần rách sờn duy nhất, túi không một xu, hai vai nặng trĩu ưu phiền, ta đã sống như một thân cây gần đứt gốc, mong manh, oằn oại, cơ cực, tiêu điều... Ra giếng xách nước, vô rừng kiếm củi, đi lang thang, ngồi căm lặng, quì trên bãi cát, đứng giữa lạch sâu, mười bảy tháng lê thê, một mình ta vật lộn với chính ta. Vật lộn với nỗi cô đơn. Vật lộn với niềm hiu quạnh. Vật lộn với bao nhiêu thử thách. Vật lộn với chất ngất rã rời... Có những buổi sáng, vừa thức giấc ta ngác ngơ tự hỏi: Ta đang ở đâu? Còn sống vật vờ hay đang chết thầm lặng? Ta vẫn là ta hay đã hóa thân thành một kẻ khác xa lạ ngu ngơ. Nửa mê nữa tỉnh. Nửa điên nữa khùng. Nửa thức nửa ngủ. Ta thường đứng rất lâu ở khung cửa sổ căn nhà xiêu vẹo, nhìn mặt trời đang dần nhô cao trên mặt biển xám trắng. Ôi biển. Ôi đại dương bao la trong cảnh muôn vẩn mây hồng rực rỡ. Đẹp vô cùng. Vĩ đại vô cùng. Và cũng mê đắm vô cùng.

Ta vùng chạy. Qua những bãi cát ngập đầy, qua hai nhánh sông quằn quại... Ta làm vài cử động, rồi lao nhanh xuống biển. Biển mở rộng hai cánh tay dịu dàng, nõn nà, màu ngọc bích choàn ôm ta, như một bà mẹ, hay đúng hơn, như một người tình, rất khoan dung, rất hiền từ, rất nồng nàn, rất quấn quít... Và đã hơn một lần, giữa những đàn sứa xanh, sứa trắng, trên bao lượn sóng rào rạt nhấp nhô... ta đã nhìn được ta trung thực rõ ràng trên biển...

Biển đã đưa ta từ quê hương khốn khổ ngục tù, bềnh bồng trôi dạt tới hoang đảo này. Ta, hàng bao nhiêu chục ngàn người khác đã bị nhốt giữ ở đây, Pulau Besar – hoặc ở một hòn đảo cách đấy 15 hải lý: Pulau Bidong, và nhiều đảo hoang khác khắp vùng đông Nam Châu Á, chỉ vì ta và những con người muộn màng ấy muốn đánh đổi cái chết đi kiếm tìm tự do để sống và để làm lại cuộc đời...

Ta mang danh là một kẻ đào tẩu, một kẻ nhập cảnh bất hợp pháp. Một tên tù khổ sai vượt ngục. Những người có quyền thế ở các quốc gia tự do – đã lại nhân danh tự do và công chính – thẳng thắn kết án ta, và thẳng thắn bảo ta rằng, ta không được quyền chọn lựa... Dù có bị đánh đập, cướp bóc, đối xử tàn nhẫn đến đâu, ta không được phép chống đối... Ta có thể bị tống giam bất cứ lúc nào, hoặc sẽ bị gửi trả về Việt Nam. Vì ta đã ngu si phạm tội: đến đất nước họ một cách âm thầm và lén lút...

Vâng, ta đành chua chát mỉm cười. Lý của kẻ mạnh, ở chân trời nào, bao giờ cũng đúng. Dù kẻ mạnh đó chỉ có trong tay một thanh mã tấu, một khẩu AK. Dù kẻ mạnh đó mang hình thù người, nhưng trái tim đã chết, hoặc trái tim ấy không còn biết rung động. Dù kẻ mạnh đó đã trở thành những người máy: xét đoán và lý luận theo sự hướng dẫn của computer khô cứng lạnh lùng...

Mười bảy tháng... Bạn bè thân sơ đã lần lượt bỏ đi. Họ được đưa về những chân trời, những quốc gia, những xứ sở, những thành phố ở mãi bên kia bán cầu xa lơ xa lắc, hay được đưa về những miền hẻo lánh khắp cùng thế giới...

Họ là những Nguyễn Tuấn Anh, những Mai Thảo, những Văn Phụng, những Châu Hà, những Nguyễn Đắc Ân, những Thái Minh Trí, những Thiếu Mai, những Lương Diệu Thất, những Từ Nghiêm Hùng, những Huỳnh Thanh Phương, những Huỳnh Cẩm. những Thái Bá Thành... Họ thuộc đủ mọi thành phần, đủ mọi tầng lớp... ở khắp các vùng của một Việt Nam tan rã, bị lớp sóng đời xô cuốn tới đây, rồi lại từ đây đi về bốn phương trời khác... Họ cũng là những người ta chưa hề gặp hoặc chưa hề quen, nhưng cùng chung một cảnh ngộ: những kẻ bôn đào, bỏ gia đình, bỏ làng xóm, bỏ quê hương rũ áo ra đi, bất chấp cái chết ngàn trùng, tìm nổi sống thật mong manh trong may rủi...

Họ cũng là những thanh niên, những thiếu nữ, những ông già bà lão, những em nhỏ thơ ngây, những tay giang hồ lãng tử, những người tu hành đức độ, những sinh viên, những học giả, những ngư dân, những thợ thuyền, những kẻ đâm thuê chém mướn. những đĩ điếm rạc rài, những người đàn bà hiền thục... Tóm lại, vận nước đã đưa đẩy họ đi. Những chiếc ghe nhỏ bè đơn sơ đã chuyên chở họ xa lìa hỏa ngục...

Họ tới hoang đảo này với lòng ngổn ngang chua chát: cha xa con. Vợ bỏ chồng. Anh xa em. Người tình trốn người tình. Nát tan, chia cách...

Sáu tháng. Một năm. Một năm rưỡi hoặc nhiều hơn nữa... Ăn cá ươn. Uống nước giếng. Sống chui rúc trong những căn lều với bốn bể là rừng, là núi, là sông, là biển... Có người bệnh nặng. Có kẻ điên loạn. Có người nhắm mắt trong nhà giam. Có người vùi thân ngoài nghĩa địa. Hai trăm người chết ở cửa sông Trengganu. Bốn thanh niên ói mửa máu đen rồi lìa đời tức tưởi vì uống lầm cồn đốt có chất methanol cháy gan cháy phổi... vài thiếu nữ bị đẻn cắn. Vài em nhỏ chết đuối trên sông... Những gặp gỡ lạ lùng. Những chia xa ngang trái. Những giọt nước mắt. Những nụ cười. Những nhớ nhung. Những hò hẹn... Lần lượt, họ đã lầm lũi lên đường. Giữa chiều mưa hoặc trong đêm lạnh. Tới Áo. Tới Thụy Điển. Tới Ý Đại Lợi. Tới Đan Mạch. Tới Thụy Sĩ. Tới Anh. Tới Pháp. Tới Tây Đức. Tới Hà Lan. Tới Úc Đại Lợi. Tới Tân Tây Lan. Tới Gia Nả Đại. Tới Hoa Kỳ.

Bữa ấy, từ biển trở về, một anh bạn cắt cho ta mái tóc. Mười bảy tháng, tóc ta phủ dài xuống tới vai như một người rừng mang rợ. Và rồi tên ta được kêu lên, trể muộn đến nỗi ta đã dửng dưng... Ta vơ vài cuốn tập, rồi lên máy phóng thanh nói lời từ biệt. Lòng ta chuồng xuống. Hai mắt rưng rưng... Ta vừa nghẹn ngào xúc cảm, vừa âm thầm nuốt những hạt lệ đắng...

Ta được kêu đi. Chuyển hành trình thật xa, vô định. Chiếc đò qua sông. Pulau Besar khuất chìm sau rừng sim dại. Mái chùa Nóc nhà thờ. Ngọn núi. Những ngọn cỏ may và những bông cỏ lau. Bãi supply. Con dốc đổ. Những giải đường mòn... Từ đây, vĩnh biệt Pulau Besar, vĩnh biệt từng đầu địa ngục ê chề cay đắng. Từ đây ta sẽ phải xa những người bạn, những tấm lòng. Ly cà phê. Điếu thuốc lá. Bộ quần áo. Tấm mền xanh. Những đồng tiền chia sớt. Những bữa ăn thật thiếu thốn nhưng rất ngọt bùi. Những câu an ủi. Những lời khích lệ... Ôi cả đời ta, làm sao ta quên được những ân nhân và những bạn bè này. Mười bảy tháng, mãnh hồn lãng mạn, ướt đẫm men thơ trong ta, đã được nhiều phen rung động. Mười bảy tháng, ta đã được học lại bài học kiên nhẫn, qua bao nhiêu thử thách, bao nhiêu cam go, bao nhiêu khổ đau, bao nhiêu chịu đựng. Chính ở hoang đảo này, ta đã lại biết vui buồn, biết nhớ nhung, biết bâng khuâng, biết mong chờ, biết nôn nao, biết thờ thẫn...

Chính ở hoang đảo này, con tim, tưởng đã cằn khô chai sạn của ta sau những tháng năm trong nhà giam khổng lồ của người Bôn-sê-vích đã lại rộn ràng thổn thức.

Xin cảm tạ Pulau Besar. Xin cảm tạ những tấm lòng khoan dung độ lượng. Xin cảm tạ màu sông xanh ngát màu chàm. Xin cảm tạ ngọn núi nhòe nhạt sau những giải mây. Xin cảm tạ bờ biển có những hàng dương rì rào thao thức. Xin cảm tạ những con đường đã in đấu chân buồn. Xin cảm tạ những bìa rừng hoa sim nở rộ. Xin cảm tạ những đêm trăng lênh láng trong mảnh vườn khuya. Xin cảm tạ những chiều mưa lướt thướt ngàn cây. Xin cảm tạ những ngày bão nhạt nhòe trời đất... Cảm tạ hết thảy. Cả những con chuột đã làm ta khiếp đảm. Những đàn rắn đá khiến ta hãi hùng... Cảm tạ những con kỳ nhông đã dạy ta phải biết thu mình lại. Cảm tạ những bầy sứa đã bảo ta đừng hoảng hốt u mê... Cảm tạ những bải cỏ non. Những nụ sam dại. Cảm tạ những lúc hát khô cuốn họng và những bữa đói bao tử cồn cào.

Từ đồn Rela, ta ngó lại Pulau Besar một lần cuối. Một phần đời ta đã ngưng lại ở chốn đó. Một phần đời ta, với những buồn phiền nung náu và những mê đắm mù lòa đã được nương nhờ tá túc ở hoang đảo ấy, để rồi sau này, mỗi khi nhớ lại, con tim xước máu ta lại nhiều phen tê điếng bồi hồi...

Ta đã lên đường. Không vui mừng. Không náo nức. Xa bỏ nhà ga này, ta tới những nhà ga khác của quãng đời tỵ nạn truân chuyên, 6 tiếng đồng hồ ở Marang. Mười hai ngày ở Cheras. Những tiếng loa. Những giọt nước mắt. Những thầy Sáu. Những đường dốc. Những sườn đồi. Những lối đi bầy nhầy. Những ngôi nhà chen chúc. Cái nóng. Hơi người. Những danh sách. Và những hủy bỏ... chuyến bay đêm bất chợt lại đưa ta đi. Vẫn bộ quần áo rách sờn. Vẫn đôi dép cũ, ta bỏ lại sau lưng tất cả những mòn mỏi ê chề – đi tới phương trời khác, để tiếp nhận những ê chề mòn mỏi khác.

Một năm rồi. Hỡi Pulau Besar yêu quý. Dù sống ở đâu, dù ở thị trấn, tiểu bang nào. Dù trong những cơn say hay giữa những phút giây suy tư trầm mặc... Ta vẫn nhớ đến em, như nhớ một người tình nay đã khuất dạng ở cuối nhánh sông buồn. Một năm rồi. Ta vẫn là ta. Cuộc sống này – tuy đầy đủ tiện nghi vật chất – nhưng vẫn là phù du gió cát... Ta lái xe. Ta vào trường. Ta đến sở. Ta đập những trái banh hối hả. Ta đứng bơ thờ bên bờ biển xôn xao. Ta thường mỉm cười, mang niềm kiêu hãnh: Chẳng có gì, chẳng có xứa sở nào thay đổi ta được...

Bây giờ, Em ra sao, Pulau Besar? Có lẽ người ta đã thiêu hủy em, để xóa bỏ một dấu vết của người tỵ nạn. Cỏ đã mọc tràn lan. Cây rừng đã xanh tốt. Thú hoang rắn độc đã mặc sức tung hoành. Những giải đường hết vết chân đi. Những bãi cát ngẩn ngơ hoang lạnh...

Ngày hôm nay, ta nghĩ về em, và nghĩ về những ngày lao đao cơ cực cũ. Bạn bè ta, những ân nhân ta, đã tản mạn đi khắp bốn phương trời... Giây phút này, ta muốn gởi tới tất cả một bó hoa của người chịu ơn mãi mãi...

TUẤN HUY