Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG:

TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT

YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"

 

VIỆT HẢI

 

Đôi dòng phi lộ...

Chiều cuối tuần tôi ngồi đọc tập sách "Hành Trình Biển Đông" và bài viết "Hành Trình Biển Đông: Tự Do, Một Nhu Cầu Thiết Yếu, Đáng Để Ta Đi Tìm" của nhà văn Mỹ khi ông nhận dịch tác phẩm này sang Anh ngữ. Cuối cùng ông đưa ra nhận xét là: "Những mẫu chuyện trong cuốn sách này cần phải được nhiều người đọc. Nói như vậy có nghĩa là không những những mẩu chuyện có tính kích động cao và sẽ thu hút người đọc hết toàn bộ quyển sách, mà tôi muốn nói rằng những mẩu chuyện này cần một lượng độc giả to lớn bởi vì chúng biểu lộ, một cách tài tình lẫn kinh hoàng, một trong những khát vọng của nhân loại, đó là Tự Do của con người! Tôi có một cảnh báo trước! Những mẩu chuyện vượt thoát trong quyển sách này sẽ không ngự trị mãi trong đầu óc bạn mà sẽ thẫm thấu vào tim bạn và chìm sâu vào tận đáy của linh hồn bạn. Bạn sẽ tự nhận ra rằng bạn đang suy nghĩ xem bạn có thể làm được việc mà những tác giả của những mẩu chuyện đã làm: trốn thoát một địa ngục trần gian đi tìm Tự Do."

Nhìn lại lịch sử của người Do Thái khi đi tìm Đất Hứa (Exodus) năm xưa được ghi nhận trong sách vở là cuộc hành trình tìm tự do của dân Do Thái, do Moses với sự dẫn đường của Thiên Chúa để dẫn dắt dân Người ra khỏi Ai Cập, băng qua Biển Đỏ để đi trong sa mạc 40 năm để về Đất Hứa. Lịch sử Hoa Kỳ cũng ghi nhận cuộc tìm Đất Hứa Mỹ Châu là khi nhóm người Puritan và Pilgrim ở bên Anh quốc bị chính quyền hà khắc đàn áp, họ đã vượt Đại Tây Dương để vào Tân Thế Giới năm 1607 và đặt những viên đá đầu tiên để xây nên cái mà được gọi là một nền văn minh mới (new civilization), xây nên một quốc gia và xã hội Hoa Kỳ mà sách vở gọi là Tân Thế Giới. Gần hơn cả, cuộc hành trình tìm Đất Hứa của người tị nạn Việt Nam từ ngày 30-04-1975, ngay trong thế kỷ 20, gần nhất của nhân loại, đã vẽ nên trang sử đầy bi hùng và thương tâm, vì đã có hàng triệu người Việt Nam đã băng qua Thái Bình Dương để chấp nhận bao hiểm nguy, bao rủi ro để bao người bị chôn vùi vào lòng đại dương, số còn lại bị phân tán đi khắp nơi trên thế giới. Những chuyến vượt biên hải hành gian truân này đã làm rung động lương tâm của nhân loại. Theo ước tính của Văn phòng Cao Uỷ Tị Nạn của Liên Hiệp Quốc, để có được một triệu thuyền nhân Việt Nam may mắn đến được bến bờ tự do, thì 3/4 của con số đó, tức 750,000 người không may mắn đã phải bỏ mình vào lòng biển cả.  Trong lịch sử loài người chưa có một chuyến viễn dương nào mà phải trả cái giá quá đắt chỉ vì hai chữ "Tự Do". Máu và nước mắt của người tị nạn nhuộm đại dương với cuộc thủy táng vĩ đại này. Phải chăng chúng ta, hỡi những người tị nạn Việt Nam, đã viết nên một thiên sử bi hùng ca của nhân loại? Ngay cuối cái thế kỷ văn minh 20, mạng sống của người Việt lại phải trao đổi quá liều lĩnh cho ý niệm của giá trị "Tự Do", mà lý ra chúng ta phải được hưởng bởi thiên nhiên từ khi chào đời. Tôi chạnh nhớ câu nói chí lý của nhà chính trị hùng biện Patrick Henry của giai đoạn chiến tranh cách mạng Hoa Kỳ, ông đã nói là: "Cho tôi tự do hoặc là cứ giết tôi đi" (Give me liberty or give me death). Trong một buổi gây quỹ về Tượng Đài Thuyền Nhân, Chánh Án Nguyễn Trọng Nho đã đưa ra cảm nghĩ về thuyền nhân tị nạn là: "Những người vượt biển và hy sinh trên Biển Đông chúng ta phải xem họ như là những vị anh hùng và họ mang đi mang theo thông điệp Tự Do.". Còn vị Linh mục người Ý, có tên Việt Nam là Đỗ Minh Trí, mà tên thật của ông là Gildo Dominici, hoạt động trong các trại tị nạn Á châu đã nhận xét là: "Cuộc sống người tị nạn thường được đánh dấu bởi thảm trạng: thảm trạng của chết chóc trên biển cả, thảm trạng của nạn cướp biển hãm hiếp và tàn sát, thảm trạng của gia đình đổ vỡ, và thảm trạng của bạo động.". Nhà thơ Thái Tú Hạp nhớ về chuyến hành trình của ông thật hãi hùng tại Biển Đông, ông nói trong xúc cảm: "Hơn 30 năm nhìn lại, cho dù Biển Đông đã trầm lắng giông bão hãi hùng, thảm khốc, nhưng âm vang của những thuyền nhân tử nạn vẫn còn vọng lên những giai điệu u trầm, oan nghiệt như những tiêng sóng vỗ vào ghềnh đá đến nghìn năm.".

Bao nhiêu kinh nghiệm của oan khiên, của hãi hùng trên đường vượt biên, nhiều cựu thuyền nhân đã ghi lại kỷ niệm máu xương và nước mắt thành những mẫu truyện ngắn để chia sẻ với thế giới còn lại, nghệ sĩ Ngụy Vũ và Hành Trình Biển Đông Foundation đã bỏ công sức ra in thành tuyển tập. Chúng ta cần tiếp tay với Hành Trình Biển Đông Foundation phổ biến tài liệu này, bằng càng nhiều ngôn ngữ càng tốt, vì làm như vậy chúng ta đã vinh danh những nạn nhân của biển cả và rằng chúng ta sẽ không quên những đồng bào ruột thịt của chúng ta đã tử nạn vì lý tưởng tự do. Kinh nghiệm máu xương vượt biên và kỷ niệm tị nạn vì lý do chính trị sẽ giúp con cháu chúng ta hãnh diện về nguồn gốc, vì tự ái của dân tộc Việt Nam không hề tha phương cầu thực, không thể chấp nhận cái nhìn nghiệt ngã của thế giới vì chúng ta mang bản sắc của phường giá áo túi cơm. Việt Hải xin giới thiệu bài viết của nhà văn Richard H. Sindt, mà Dr. No Trần chuyển dịch ra Việt ngữ dưới tiêu đề: "Hành Trình Biển Đông: Tự Do, Một Nhu Cầu Thiết Yếu, Đáng Để Ta Đi Tìm".

Việt Hải Los Angeles,

 

Xin mời quý vị hãy đọc...

HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG

Tự Do, Một Nhu Cầu Thiết Yếu, Đáng Để Ta Đi Tìm.

Richard H. Sindt.

Chuyển dịch: Dr. No Trần

Ở một xứ tự do như Hoa Kỳ, người ta nói đến hai tiếng “Tự Do” một cách dễ dàng, nhưng thường thì ý nghĩa của nó không được nhiều người thông hiểu tường tận. Từ thửa ấu thơ cho đến khi qua khỏi ngưỡng cửa trung học, chúng ta đã học biết qua lịch sử của nền Tự Do của Mỹ Quốc và nhiều quyền Tự  Do của nhân dân Hoa Kỳ, nhưng chúng ta chỉ hiểu biết những khái niệm này theo lý trí mà thôi. Khi chúng ta tiếp tục trưởng thành và quan tâm nhiều hơn nữa đến những sự kiện xảy ra chung quanh ta, chúng ta càng nhận thức rằng đa phần nhân dân trên thế giới hưởng được rất ít quyền Tự Do của con người. Nhưng sự hiểu biết của chúng ta vẫn luôn ngự tại trong đầu óc chúng ta.

 Đôi lúc chúng ta suy nghĩ về một sự kiện hay một tình huống đặc biệt trong bối cảnh những sự kiện đã hay đang xảy ra, và chúng ta có chút ít nhận xét rằng tại sao những người khác hưởng ít Tự Do hơn chúng ta. Chúng ta có thể có một quan tâm đặc biệt tới một sự nghiệp hay một quốc gia nào đó, và sự nhận thức về Tự Do của chúng ta được phát triển trong trí óc của chúng ta. Nhưng cái nhận thức được mở rộng này đã phải ganh đua với những lo âu hàng ngày của chúng ta, và chúng ta tự hỏi làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ kẽ khác khi chúng ta phải đương đầu với những nhu cầu bức thiết.

 Nhưng cũng có lúc trong đời sống chúng ta, một ánh lửa yếu ớt của lo âu được thổi bùng thành ngọn lửa rực sáng. Thực ra quá trình này bắt đầu phát triển  chậm, nhưng thường hầu như không có gì đảo ngược nó lại được. Thoạt tiên, trong nhận thức hạn chế, chúng ta cảm thấy lo lắng ngọn lửa đó sẽ thiêu hủy chúng ta. Nhưng dần dần trong nhận thức ngày càng phát triển của chúng ta, chúng ta nhận thấy mình không những đang đi tìm ngọn lửa để được thiêu hủy, mà lại cảm thấy sức lực được tăng cường và ngay cả được biến đổi. Chúng ta tìm ra sự sống mới trong một sự nghiệp to lớn hơn cái bản ngã không kiên định của chúng ta.

 Giờ đây thì chúng ta thấy rằng sự hiểu biết của chúng ta không còn dừng lại ở phần lý trí nữa, không còn là một tiếng nói vu vơ trong trí óc chúng ta nữa. Sự hiểu biết đó đã xâm nhập vào tim ta và thẫm sâu xuống  cả phần sâu thẳm của thân thể ta. Trước kia, chúng ta có thể đã thầm khóc khi được biết có những bất công trong đời sống của kẻ khác. Bây giờ, chúng ta bị tác động đi đến chỗ phải hành động, phải phản ứng lại, bằng một phương cách thích hợp nào đó, cái ý thức bất công mà chúng ta cảm thấy tồn tại trong chúng ta.

  Một sự phản ứng đầu tiên  hợp lý nhưng hơi mơ hồ là ước muốn chống trả lại bất công. Chúng ta chắc ai cũng đã thấy khẩu hiệu: “Nếu bạn muốn có hòa bình, bạn phải tranh đấu cho công bằng.” Phản ứng thứ hai hữu hiệu hơn là đóng góp thời gian và tiền bạc vào những tổ chức đang tranh đấu cho một đời sống tốt đẹp hơn cho mọi người. Phản ứng thứ ba có lẽ ít được bàn đến là vượt lên trên khỏi sự cô lập cá nhân của chúng ta để thấy cả thế giới ở trong ta và ta ở trong lòng của toàn thế giới.

 Chúng ta đã được Chúa Ky Tô và đức Phật và các nhà lãnh đạo khôn ngoan khuyến nhủ rằng tất cả chúng sanh đều là anh chị em với nhau, rằng mọi người đều đồng chung một gia đình. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể biến lý tưởng này thành hiện thực trong đời sống của chúng ta? Làm thế nào chúng ta có thể phá vở những giới hạn của cái bản ngã không kiên định của chúng ta và học hỏi cách nào để ôm choàng người khác vào vòng tay thành đại gia đình của chúng ta?

 Chúng ta có thể thực hiện được lý tưởng trên bằng cách tìm hiểu thật thấu đáo hai chữ  “Tự Do.” Tự Do không chỉ hạn chế trong hai chữ đơn giản mà thôi. Tự Do vượt ra khỏi khuôn khổ  của một khái niệm hoặc một ý kiến. Tự Do là một nhu cầu thiết yếu của con người. Không có không khí, nước và thức ăn thì thân thể ta không được nuôi sống. Không có Tự Do, linh hồn chúng ta không còn tồn tại nữa. Tự Do là một bộ phận tuyệt đối của đời sống con người. Và nếu chúng ta không hiểu được ý nghĩa đích thực của Tựỉ Do, chúng ta sẽ thất bại trong việc duy trì đời sống của chúng ta.

 Những người Việtnam đã chứng tỏ ước muốn của mình đi tìm Tự Do. Vào cuối tháng Tư, 1975, với sự sụp đổ của Saigon, hàng trăm ngàn người Việtnam ở mọi lứa tuổi trốn thoát địa ngục trần gian do chánh phủ cộng sản tạo ra. Và trong cuộc di tản vĩ đại chấm dứt vào giữa thập niên 90, nhiều trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên hành trình tìm Tụ Do ở một quốc gia khác. Những người đã chết đã trả được cái giá tối hậu cho Tự Do; họ cho thế giới thấy rằng Tự Do đáng được để cho họ đi tìm.

BỐI CẢNH VƯỢT THOÁT

Một phần rất lớn người Việt đào thoát bằng những chiếc thuyền con và vất vả lắm mới đến được bờ nhiều nước lân cận Đông Nam Á, như Cam Bốt, Hong Kong, Nam Dương, Mã Lai Á, Phi Luật Tân và Thái Lan. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, có ít nhứt 900,000 người trốn thoát bằng thuyền đến được 10 nước trong vùng trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến 1990. Ngoài ra, vô số thuyền nhân, có lẽ lên đến nửa triệu người, đã bỏ mình trên đường vượt thoát, vì đói, vì bị bão táp đánh chìm dưới lòng biển, vì mắc những bịnh tật, hay vì do những hành động của bọn hải tặc.

Những chuyện do những người vượt biển kể lại đều nhằm nhiều mục tiêu giống nhau, như  ghi lại những kinh nghiệm của họ cho toàn thế giới  được biết, truyền lại cuộc hành trình của mình cho gia đình để con cháu của họ hiểu được di sản đó và cái giá họ đã trả để đánh đổi Tự Do, và bảo đảm rằng lịch sử của Việtnam được viết một cách trọn vẹn.

 Qui mô của khối người Việt lưu vong (Diaspora) quá to lớn đến nỗi người ta không thể biết được một cách đầy đủ mọi khía cạnh của đời sống lưu vong, và chiều sâu kinh nghiệm của họ cũng quá dài làm những người ngoại cuộc chỉ có thể hình dung mường tượng được mà thôi. Tuy vậy, những mẩu chuyện trên cần phải được kể ra, để ghi chép những kinh nghiệm của người Việtnam và bắt buộc thế giới biết được cái giá thực sự của Tự Do.

 Những người ngoại cuộc cần hiểu rằng có nhiều kinh nghiệm vượt thoát không giống nhau; rằng không một thuyền nhân nào hoặc một thuyền chở đầy thuyền nhân nào đã chịu đựng hết mọi thứ gian nguy; rằng không có những mẩu chuyện vượt thoát “điển hình.” Phần lớn người ngoại cuộc đều có thể đã được nghe qua về “những thuyền nhân,” nhưng một số ít (từ 5 đến 10 phần trăm)  người khác đã vượt thoát bằng đường bộ xuyên qua xứ Cam Bốt, và những “người vượt thoát trên bộ” này cũng đã chịu đựng nhiều thứ gian khổ trên đường đi.

 Những người Việtnam có những kinh nghiệm gì khi họ rời bỏ quê hương xứ  sở  đi tìm Tự Do ở nơi khác? Tôi chỉ có thể đưa ra một số cụm từ trong ý muốn sắp loại một lô kinh nghiệm phức tạp đã tác động đến đời sống của trên một triệu người trong khoảng thời gian 20 năm. Độc giã sẽ sớm hiểu rằng danh sách những cụm từ này có thể không đầy đủ cho lắm và ngay cả có thể hơi xa sự thật một chút.

 Tuy nhiên, trong mỗi mẩu chuyện được kể ra đều có nhiều nét đặc trưng chung:

- Sự hy sinh cần phải có, như bỏ lại đằng sau gia đình, bạn bè và nơi chôn nhau cắt rún của mình;

- Khả năng tử vong to lớn, như trong khi di chuyển lén lút ra khỏi lãnh thổ quê hương, lênh đênh giũa lòng đại dương (hay lúc băng rừng trèo núi), và lây lất ở những trại tỵ nạn;

- Rất có thể bị hải tặc Thái Lan tấn công, thường thường bị tấn công nhiều lần, trong đó phụ nữ, ngay cả các cô gái vị thành niên, sẽ bị hãm hiếp, cũng nhiều lần;

- Một sự hỗn hợp bất công của những chiếc thuyền đi sông nhỏ bé, mỏng manh và đầy ắp người và một đại dương bao la, nhiều bảo táp và vô tâm;

- Và sự thiếu thốn trầm trọng đối với thể xác và tinh thần trong những năm tháng ở trại tỵ nạn.

Một khía cạnh của những cuộc vượt thoát bằng thuyền mà một người chỉ thích sống ở đất liền và không quen với sóng gió của biển cả không thật sự biết trước rằng ở giữa lòng đại dương không có nơi nào để lẫn trốn cả. Trên đường bộ, người vượt thoát có thể chạy trốn khỏi những hiểm nguy, và do đó có nhiều sự lựa chọn tránh khỏi một cuộc chạm mặt với chức trách địa phương. Mặt khác, biển cả không phải là chỗ để che giấu mà chỉ có trực diện với cái chết bằng cách bị vùi sâu dưới đáy biển như là một sự chọn lựa đối đầu với hiễm nguy. Trên đường vượt thoát trên bộ, người ta thường tìm được thức ăn, nước uống và nơi trú ẩn, trong khi đó biển cả không cung cấp nước uống mà chỉ có cá cho những ai có sẵn những câu móc hoặc những mảnh lưới. Hải tặc thường lấy đi những thùng nước uống và tuế nhuyển của thuyền nhân, và vô số thuyền nhân đã phải tử vong trong đói khát ngay cả trong lúc trời êm biển lặng.

Nhiều mẩu chuyện vượt thoát nói trên kể lại những cuộc chạy trốn xuyên qua đất Cam Bốt. Những chuyện kể này cũng rất kích động và thương tâm. Những bộ nhân đã phải đương đầu với lính Cam Bốt (và cả lính Việtnam), băng qua những khu rừng xa lạ, bị bắt hồi hương và phải tạm trú ở một đất nước nghèo nàn như quê hương của họ.

NHỮNG TÁC ĐỘNG TÂM LÝ CUỐI CÙNG

Là một biên tập viện cộng sự trong cuốn sách này, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần những mẩu chuyện trên đây, và nhiều lần tôi thầm nghĩ nếu đặt vào trường hợp của hàng trăm ngàn người Việt Nam vượt biên liệu tôi có thể sống sót nổi  với những thử thách mà họ đã trải qua. Đọc xong một chuyện, tôi lại mong muốn tìm được một đáp số cho vấn đề; tôi hy vọng người kể chuyện đã đến bờ Tự Do còn nguyên vẹn; tôi muốn làm một cái gì để góp phần vào việc diệt trừ những hải tặc và cứu thoát những thuyền nhân; và tôi muốn mọi thuyền nhân thành công trong cuộc hành trình của họ! Tôi cảm thấy vừa buồn thương vừa phấn khởi bởi những mẩu chuyện trên.

Những mẫu chuyển trong cuốn sách này cần phải được nhiều người đọc. Nói như vậy có nghĩa là không những những mẩu chuyện có tính kích động cao và sẽ thu hút người đọc hết toàn bộ quyển sách, mà tôi muốn nói rằng những mẩu chuyện này cần một lượng độc giả to lớn bởi vì chúng biểu lộ, một cách tài tình lẫn kinh hoàng, một trong những khát vọng của nhân loại, đó là Tự Do của con người!

Tôi có một cảnh báo trước! Những mẩu chuyện vượt thoát trong quyển sách này sẽ không ngự trị mãi trong đầu óc bạn mà sẽ thẫm thấu vào tim bạn và chìm sâu vào tận đáy của linh hồn bạn. Bạn sẽ tự nhận ra rằng bạn đang suy nghĩ xem bạn có thể làm được việc mà những tác giả của những mẩu chuyện đã làm: trốn thoát một địa ngục trần gian đi tìm Tự-Do.

Richard H. Sindt