Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TRỞ VỀ ĐẢO XƯA

 

NGUYỄN CÔNG CHÍNH

         

Pulau Bidong buồn lo bi đát

Mười năm đăng đẳng trở về đảo xưa

 

 

Thấm thoát đã mười năm từ khi tôi rời Mã-Lai, nhìn lại dòng suy tư lắng đọng trong tôi, tôi tự hỏi: không hiểu chuyến này về lại Mã-Lai, Pulau Bidong có gì đổi khác không? Những vui mừng cũng như lo lắng lẫn lộn trong lòng tôi với trách nhiệm của một người thông dịch viên Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, không biết tôi có giúp được gì cho đồng bào mình không?

Nhìn ra cửa sổ máy bay lòng tôi se thắt, tôi hồi tưởng về chuyến vượt biển của gia đình chúng tôi năm xưa. Tuy lúc đó tôi mới mười ba tuổi, những những hình ảnh của cuộc hành trình một sống mười chết vẫn luôn ám ảnh tôi. Trong một đêm không trăng vào khoảng tháng tư năm 1980, gia đình tôi đã âm thầm rời Sài Gòn đi xuống Long Xuyên để cho kịp chuyến tàu vượt biên mà ba má tôi đã sắp đặt suốt mấy tháng. Đúng vào đêm lễ Phục Sinh, chiếc ghe nhỏ đưa mọi người lên tàu Phú Quốc 786 để khởi hành.Bốn mươi tám người chúng tôi bị nhét xuống hầm tàu và phải tuyệt đối im lặng khi tàu rời bến, mãi đến trưa hôm sau chúng tôi mới được lên boong tàu và được cho biết là đã gần qua khỏi hải phận Việt Nam, đang trực chỉ Mã-Lai-A. Sau hai ngày lênh đênh trên biển cả, mọi người đều vui mừng nhưng ngờ đâu những biến cố hãi hùng đang chờ đợi con tàu nhỏ bé.

Trưa ngày thứ ba, một chiếc tàu đáng cá lớn gấp ba lần tàu của chúng tôi đã rượt nhanh theo sau, chỉ chớp nhoáng nó đã cặp sát bên. Nhóm người trên đó nhìn rất hung dữ, chúng cầm dao mác la hét om sòm và nhảy qua tàu của chúng tôi. Lùa tất cả mọi người qua tàu của chúng rồi sau đó lục soát từng người một, chúng nó cướp đi tất cả tài sản, la-bàn cũng như dụng cụ đi biển mà chúng tôi mang theo. Bọn man rợ còn bắt và hãm hiếp một chị đi cùng tàu. Sau đó, chúng thả chúng tôi đi. Chưa được hoàn hồn thì hai ngày sau chúng tôi lại bị một nhóm hải tặc Thái Lan khác đánh cướp lần nữa. Lần này ngoài mảnh áo che thân chúng tôi không còn gì hết bọn này chỉ kiểm soát qua loa rồi bỏ đi. Tưởng chừng đã được yên thân, nào ngờ đêm hôm đó máy tàu bị hư, các anh tài công tìm mọi cách sửa lại máy. Không sửa được họ bàn tán giương buồm SOS. Tất cả mọi người đều thất vọng và lo sợ không biết số mạng của chúng tôi sẽ ra sao và lương thực đã gần hết.

Chiếc tàu bé nhỏ trôi nổi vô định trên biển cả mênh mông, trôi mãi đến đêm ngày thứ sáu. Một tiếng la lớn đánh thức mọi người "hình như có ánh đèn". Mỗi người một ý, người thì cho rằng đó là ánh sao, kẻ thì cho là đèn của tàu hải tặc. Tất cả đều xôn xao bàn cãi suốt đêm trong khi con tàu của chúng tôi cứ tiếp tục trôi dần về hướng ánh sáng đó. Đến sáng ngày thứ bẩy, chúng tôi mới biết chắc là đã trôi đến đất liền nhưng mọi người đều băn khoăn vì không biết đã lạc đến vùng đất nào. Đến gần giữa trưa, một chiếc tàu tuần dương ra đón và kéo chúng tôi vào. Mãi đến khi đặt chân vào đất liền, được một vị đại diện Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết là chúng tôi đã được tàu hải quân Mã-Lai cứu và được tạm trú tại nước họ.

Trong thời gian chờ đợi để được một nước thứ ba cho đi định cư, chúng tôi được chuyển ra hòn đảo Bidong, một đảo nhỏ nằm hướng đông nước Mã-Lai và có một hình thù đặc biệt như một con rùa (trong tiếng Mã-Lai Pulau có nghĩa là hòn đảo). Trại tị nạn Pulau Bidong đã được thành lập giữa thập niên 70, từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 làn sóng người Việt Nam vượt biên hoặc vượt biển tìm tự do đã ào ạt ra đi và tạm trú trên toàn thể các nước lân cận trong vùng Đông Nam Á, và Pulau Bidong là trong những trại tị nạn lớn nhất trong vùng. Bidong được chia làm nhiều khu theo vần A, B, C, D, F và G. Gia đình tôi được Cao Ủy phân phát cho một ngôi nhà trong khu F, gọi là nhà nhưng thực sự chỉ là một túp lều dựng bằng những cành cây trên đảo với những cái bạt ni-lông màu xanh làm ngói mà các đồng bào đi trước đã dựng lên làm nơi tạm trú.

Thời gian sống trên đảo trôi qua rất nhanh, anh em chúng tôi còn nhỏ nên chỉ biết đi học tiếng Anh, hoặc đi nhận thực phẩm cho gia đình, còn rảnh thì ra khu C tắm biển hay leo núi khu F đốn củi và tắm suối. Ba má chúng tôi thì lo thủ tục định cư và trồng thêm rau cải để dùng kèm với thực phẩm được phát. Hằng đêm, chúng tôi tập trung trên hội trường nghe ca nhạc với những giọng ca và danh hề đang tạm trú trong trại trong thời điểm đó như chú Hùng Cường, cô Lệ Thu, cô Ngọc Minh, và được chọc cười bởi chú Hoàng Long. Ngoài việc lo thủ tục định cư, tất cả mọi người trong trại, khoảng 60,000 người, sống trong một cuốc sống tương đối thoải mái vì tất cả những vấn đề khác đã được Cao Ủy lo hết. Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc là môi giới giữa chính phủ địa phương và thế giới để lo cho người tị nạn trong mọi mặt từ thực phẩm cho đến nơi cư trú, cũng như tất cả những thủ tục định cư. Những đại diện cho CUTNLHQ, chúng tôi thường gọi tắt là Cao Ủy, luôn niềm nở giúp đỡ đồng bào tị nạn vô tư lợi. Có thể nói họ là những vị cứu tinh đem niềm vui và hy vọng đến cho tất cả mọi người trong trại.

Đến tháng tám năm 1980, gia đình chúng tôi được phái đoàn Mỹ nhận trong diện đoàn tụ. Tôi nhớ mãi khi chuyến phà đưa gia đình chúng tôi rời đảo Bidong như thường lệ mỗi khi có chuyến đưa người đi định cư trên loa phát thanh sẽ vang vọng giọng hát của cô Lệ Thu để đưa tiễn người ra đi "Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về ..."làm cho người nghe tâm can bồi hồi. Chính tôi tuy còn rất nhỏ nhưng rất xúc động, nhìn lại hòn đảo hình con rùa từ từ khuất đi sau những ngọn sóng và đã ngây thơ thầm khẩn cầu "xin Chúa và Mẹ Maria nếu có cơ hội cho con trở về đây để giúp đồng bào con". Chúng tôi được chuyển về thủ đô Kuala Lumpur và tạm ở trong trại chuyển tiếp Cheras chờ ngày đón chuyến bay đi Mỹ. Đúng ngày 12 tháng 10 năm 1980, gia đình chúng tôi đã chính thức vào Mỹ, và được hội từ thiện United States Catholic Conference (U.S.C.C) đưa về định cư tại tiểu bang North Carolina.

Thời gian trôi qua thật nhanh từ khi gia đình chúng tôi rời đảo Bidong, chúng tôi sẽ cố gắng hòa nhập vào đời sống trước mắt trong công việc làm cũng như học vấn. Ba má chúng tôi luôn hy sinh và thúc giục con cái cố gắng học hành, và nhờ những thúc đẩy đó, tôi được nhận vào trường đại học. Năm cuối cùng của niên học 1990 khi tôi đang chuẩn bị ra trường, ba tôi cho biết theo một thông báo trên tạp trí Văn Nghệ Tiền Phong thì Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (CUTNLHQ) đang loan báo tìm thông dịch viên cho những trại tị nạn trong vùng Đông Nam Á. Với tánh tò mò tôi fax resume của tôi qua trụ sở của CUTNLHQ tại Thụy Sĩ. Một thời gian sau, tôi nhận được cú điện thoại nhắn lại của hội từ thiện International Rescue Committee ở New York. IRC đã được CUTNLHQ ủy thác cho công việc chọn lựa thông dịch viên; họ muốn phỏng vấn tôi. Tôi rất ngạc nhiên khi được gọi, tôi đã liên lạc IRC và trong vài lần nói chuyện trên điện thoại, họ muốn phái tôi đi Pulau Bidong. Lòng tôi rất mâu thuẫn và lưỡng lự, tôi tự hỏi không lẽ mình gác lại tương lai mà trở lại Pulau Bidong? Nhưng chỉ trong chốt lát tôi quyết định là phải đi, những ấn tượng in sâu trong thâm tâm tôi đã thúc đẩy tôi phải lãnh nhận trách nhiệm, hơn nữa tôi phải thực hành lời thầm nguyện của tôi năm xưa. Bảy ngày sau, tôi ngồi trên chuyến bay để bay về Mã-Lai-Á và hòn đảo Bidong thân yêu.

"Welcome to Malaysia! To know Malaysia is to love Malaysia", giọng nói của người phi công cắt ngang giòng suy tưởng của tôi.

Máy bay đáp xuống Kuala Lumpur, thủ đô Mã-Lai. Tôi tiếp tục bay về Kuala Terengganu, một thành phố nhỏ ven biển miền trung đông nước Mã-Lai, cách Pulau Bidong khoảng chừng hai mươi dặm hải lý.

Buổi họp đầu tiên tại văn phòng CUTNLHQ, tôi rất bàng hoàng khi được cho biết nhiệm vụ của nhóm người thông dịch viên chúng tôi được chuyển qua đây là vì chương trình thanh lọc (Refugee Status Determination). Chương trình thanh lọc đã bắt đầu vào khoảng cuối thập niên tám mươi, thời gian đó tất cả các nước trong vùng Đông Nam Á vì muốn ngăn chặn và dập tắt những làn sóng người Việt Nam vượt biên hoặc vượt biển nên đã thanh lọc những người tị nạn đang tạm trú trên đất nước họ. Họ đã làm áp lực với CUTNLHQ và đặt ra một hạn định tại trại Pulau Bidong là tháng Ba năm 1989, những đồng bào đến trước ngày này sẽ tự động được đi định cư, còn những đồng bào không may mắn đến sau phải trãi qua những cuộc phỏng vấn, để chứng minh họ thật sự là người tị nạn vì họ đã bị chế độ Cộng Sản đàn áp và phân biệt về tôn giáo, chính trị hoặc lý lịch của họ. Chương trình thanh lọc được chia ra làm hai đợt: đợt một người chủ gia đình sẽ được lên bàn phỏng vấn và trả lời những câu hỏi của một vị sĩ quan Mã-Lai, đại diện cho nước tạm trú, và một luật sư đại diện cho CUTNLHQ, những đồng bào được đậu thanh lọc đợt một, sẽ được đưa đi định cư, nếu không, phải đệ đơn khiếu nại để được truy xét lại, nhưng cơ hội qua khỏi đợt hai rất mong manh.

Cá nhân tôi bị rơi vào một trường hợp rất mâu thuẫn khi rời Mỹ để trở lại Mã-Lai và Pulau Bidong, tôi cứ đơn thuần tưởng đây là cơ hội để trở về giúp đồng bào mình còn sống trong trại tị nạn. Ngờ đâu tôi gián tiếp  trở thành công cụ của chương trình thanh lọc. Trong thời gian hai năm phục vụ tại Mã-Lai, tôi đau lòng chứng kiến biết bao cảnh lo sợ của đồng bào khi phải trả lời những câu hỏi hóc búa của phái đoàn thanh lọc. Có người vì quá xúc động đã khóc lóc, có người chưa phỏng vấn đã xỉu, còn có người thì đòi tự sát và tuyệt thực để chống lại chương trình thanh lọc và cưỡng bách hồi hương. Tôi từng là người tị nạn vượt biên nên phần nào hiểu tâm trạng của đồng bào, vì thế sau vài tháng làm việc tôi từ từ dạn dĩ ra và quyết tâm tìm mọi cách để giúp. Bắt đầu là bằng cách vui vẻ trấn an đồng bào trước khi phỏng vấn, tiếp theo tôi âm thầm tìm cách giúp cho cuộc phỏng vấn mỗi khi đồng bào vì quá lo sợ đã quên trước quên sau những lời khai của mình. Ngoài giờ làm việc, tôi tìm cơ hội gần gũi với những phỏng vấn viên và tìm hiểu cá tính từng người một, để khi phỏng vấn tôi có thể giúp đồng bào nhiều hơn.

Cho đến cuối năm 1990, tôi đã bị cấp trên kiểm điểm vì có người tố cáo là tôi đã qua mặt những phỏng vấn viên giúp đồng bào trên bàn phỏng vấn. Họ còn hăm dọa sẽ thu âm những hồ sơ mà tôi thông dịch, vì họ cho biết số người lên bàn của tôi được đậu thanh lọc trên mức trung bình. Trong thời điểm đó tỉ lệ đậu thanh lọc rất thấp, khoảng 10%. Thời gian sau tôi càng mạnh dạn hơn vì được một vị Cao Ủy phỏng vấn viên đỡ đầu, chúng tôi kết bạn và trở thành anh em kết nghĩa. Anh kết nghĩa của tôi rất quan tâm  đến đồng bào, ông đã tìm mọi cách để chấm đậu thanh lọc. Sau này người anh kết nghĩa của tôi trở thành người nắm quyền điều khiển chương trình thanh lọc tại Mã-Lai-Á, ông đã cứu xét lại không biết bao nhiêu hồ sơ đã bị đánh rớt trong đợt một và đợt hai. Tháng Ba năm 1991, trại Bidong đóng cửa, khoảng 12,000 đồng bào còn kẹt lại trên đảo được chuyển qua trại Sungei Besi, ở ngoại ô Kuala Lumpur; chúng tôi vẫn tiếp tục phỏng vấn đồng bào, tỉ lệ đậu thanh lọc khả quan hơn trước nhiều.

Tháng Năm năm 1992, tôi trở về Mỹ mang theo biết bao nỗi niềm lưu luyến. Trước khi về Mỹ tôi có trở lại Pulau Bidong lần cuối, hòn đảo nhỏ năm xưa đã cưu mang không biết bao nhiêu người vượt biển tìm tự do nay nằm hiu quạnh lẻ loi giữa biển cả mênh mông. Tôi hy vọng tất cả chúng ta, những người lưu vong trên đất khách quê người, nhất là những người vượt biên từng sống trong trại tị nạn đừng bao giờ quên Pulau Bidong cũng như những trại nằm quanh vùng Đông Nam Á, các nơi ấy đã gắn liền với những cuộc hành trình liều chết đi tìm tự do vô tiền khoáng hậu của dân tộc Việt Nam nói riêng, và cả nhân loại trong thời cận đại nói chung.

 

Atlanta, Georgia, mùa đông năm 2002