Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

TIÊU CHẢY CẤP TÍNH

 

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

8748 E. Valley Blvd., Ste H

Rosemead, CA 91770

Tel: (626) 288-3306

 

Theo định nghĩa, chúng ta tiêu chảy khi đi cầu ra phân lỏng hoặc như nước 3 lần hay hơn một ngày. Với định nghĩa này, hầu như ai trong chúng ta trong đời cũng có đi tiêu chảy, trung bình 4 lần một năm. Song may mắn, hầu hết các trường hợp tiêu chảy chỉ nhẹ thôi, tự biến đi trong vòng vài ngày chẳng cần chữa trị gì cả. Thỉnh thoảng tiêu chảy gây do một tác nhân độc, có thể đưa đến chết người như hiện bên Âu châu đang gặp.

Tiêu chảy dưới 14 ngày được gọi tiêu chảy cấp tính (acute diarrhea), tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày y học xem là tiêu chảy kinh niên (chronic diarrhea). Bài này chúng ta tìm hiểu bệnh tiêu chảy cấp tính.

 

Nguyên nhân

Tiêu chảy có thể gây do nhiễm trùng (siêu vi, vi trùng, ký sinh trùng) hoặc do nhiều yếu tố khác.

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp tính thường không được xác định rõ ràng, nhất là cho những người đi tiêu chảy vài ngày, rồi mau chóng hết.

Nếu do nhiễm trùng, thường là vì chúng ta ăn phải những thực phẩm hay uống các thức uống không được sạch, trong chứa vi trùng (bacteria) hoặc siêu vi (virus) lây bệnh. Triệu chứng xuất hiện khoảng 12 tiếng đến 4 ngày sau khi chúng ta ăn uống phải những thức ăn, nước uống đó, và rồi thường sẽ hết dần trong vòng 3 đến 7 ngày.

Tiêu chảy không do nhiễm trùng có thể do tác dụng phụ của thuốc trụ sinh hoặc một số thuốc khác, vì nhạy ứng với thức ăn (food intolerance, thí dụ nhiều người chúng ta tiêu chảy khi uống sữa), bệnh đường tiêu hóa như bệnh viêm ruột (inflammatory bowel disease), bệnh ruột quá nhạy cảm (irritable bowel syndrome)

 

Triệu chứng

Tiêu chảy có thể nhẹ hay nặng. Nhẹ, chúng ta đi tiêu phân lỏng hay như nước ngày vài lần, nhưng vẫn khỏe. Nặng, một ngày chúng ta có thể đi tiêu 20 lần hay hơn, cứ mỗi 20-30 phút, trường hợp này dễ đưa tới tình trạng mất nước và muối trong cơ thể, nhiều quá sẽ nguy hiểm.

Ngoài đi phân ngày nhiều lần, có người còn bị nóng sốt (nhiệt độ trên 100.4 độ F hay 38 độ C), đau bụng, ói mửa.

 

Chữa trị

Nếu chỉ bị tiêu chảy nhẹ hay vừa (mild to moderate diarrhea), chúng ta có thể tự chữa lấy ở nhà bằng cách uống nhiều thức lỏng chứa nước, muối và đường. Nước trái cây pha loãng và các thức uống có vị chúng ta hay dùng (flavored soft drinks) cùng với bánh crackers mặn và cháo, súp thường được.

Các thức uống cho người làm việc, vận động ngoài trời và chảy mồ hôi nhiều như Gatorade tuy không đủ, nhưng có thể dùng cho người tiêu chảy song cơ thể không thiếu nước và vẫn thấy khỏe mạnh như thường.

Một cách tốt giúp chúng ta biết cơ thể có thiếu nước (dehydration) hay không là để ý màu nước tiểu và xem bao lâu ta đi tiểu một lần. Nếu đi tiểu ít hơn bình thường và nước tiểu có màu vàng đậm, chúng ta nên uống thêm nhiều chất lỏng. Bình thường, nước tiểu chúng ta màu vàng lạt hoặc như không có màu, và chúng ta đi tiểu mỗi 3-5 tiếng.

Trường hợp thiếu nước trong người, và lại không ăn uống được, chúng ta sẽ cần được truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Không có thực phẩm nào đặc biệt tốt cho tiêu chảy. Ăn không ngon miệng, chúng ta có thể uống các thức lỏng trong một thời gian ngắn, song nên cố ăn lại sớm để có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu đi cầu ra phân như nước, chúng ta nên ăn cereals hay thực phẩm chứa chất tinh bột được nấu chín (boiled starches), như khoai tây, bún, mì, cơm, lúa mì, lúa mạch, cùng với muối; bánh crackers, chuối, súp, rau trái nấu chín cũng được.

Khi tiêu chảy, thường ruột chúng ta bị một tình trạng gọi là lactose intolerance (không chịu được chất sữa, uống sữa vào sẽ tiêu chảy), có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng. Vì thế, chúng ta nên tránh uống sữa, hoặc dùng những thức chế từ sữa (như kem, bơ) trong thời gian này.

Về thuốc chống tiêu chảy (antidiarrheal medications), chúng ta có thể dùng, nếu không nóng sốt và không đi cầu ra máu. Các thuốc này không chữa nguyên nhân gây ra tiêu chảy, nhưng giúp chúng ta đi tiêu bớt đi. Ở Mỹ, có 3 thuốc chống tiêu chảy hay được dùng:

- Loperamide (Imodium): mua được không cần toa bác sĩ, uống 2 viên lần đầu, sau đó 1 viên mỗi lần còn đi phân lỏng, và không nên uống quá 8 viên một ngày.

- Diphenoxylate (Lomotil): tác dụng cầm tiêu tương tự thuốc loperamide trên, song gây nhiều tác dụng phụ hơn, nên cần có toa bác sĩ.

- Bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol, Kaopectate): mua không cần toa bác sĩ, không hữu hiệu bằng thuốc loperamide, song có thể dùng được trong trường hợp có nóng sốt và đi tiêu ra máu. Thuốc uống 2 muỗng canh (30 mL) hoặc 2 viên mỗi 30 phút, không nên quá 8 lần một ngày. Phụ nữ mang thai không dùng được thuốc này.

- Chúng ta thường không phải dùng đến trụ sinh, và trụ sinh thực ra có thể làm tiêu chảy nặng hơn, hoặc gây các biến chứng khác. Trụ sinh chỉ dùng trong một số nhỏ các trường hợp tiêu chảy:

- Vừa hay nặng (moderate to severe) khi đi du lịch sang vùng Đông Nam Á, Phi châu.

- Đi cầu hơn 8 lần một ngày, bị thiếu nước, triệu chứng kéo dài đã trên 1 tuần, người có sức đề kháng của cơ thể yếu, và người cần phải vào bệnh viện.

Chúng ta không nên tự chữa với trụ sinh ở nhà, chỉ có bác sĩ mới biết chúng ta có cần đến trụ sinh hay không, trụ sinh loại nào, lượng uống bao nhiêu, và trong bao nhiêu ngày. (Trụ sinh là thuốc đặc biệt, chúng ta không nên trữ ở nhà, để tự chữa hoặc đưa người khác dùng. Trụ sinh gây nhiều vấn đề chỉ bác sĩ hiểu rõ.)

Khi nào cần đi bác sĩ

Khi tiêu chảy không nặng, đa số chúng ta có thể tự chữa ở nhà như trên, không cần đi bác sĩ, nhất là tiêu chảy thấy bắt đầu bớt trong vòng 48 tiếng (2 ngày).

Tuy nhiên, nếu chúng ta có một hay nhiều những triệu chứng, dấu chứng sau đây, chúng ta nên đi khám bác sĩ:

- Đi tiêu ra như nước nhiều và có dấu chứng của thiếu nước (người chậm chạp, dễ mệt, khô môi miệng, khát, bắp thịt co thắt, nước tiểu đậm màu, ít đi tiểu, chóng mặt, nặng hơn nữa sẽ thấy đau bụng, đau ngực, đầu óc lẫn lộn, kém minh mẫn)

- Đi cầu nhiều lần ra máu và đàm nhớt

- Đi cầu ra máu đỏ hay phân đen

- Nóng sốt với nhiệt độ 101.3 độ F hay 38.5 độ C (nhà luôn luôn nên có cây nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ khi chúng ta bịnh, mua cũng rẻ)

- Trong 24 tiếng, đi cầu 6 lần hay hơn, phân không thành khuôn như bình thường, hay tiêu chảy kéo dài hơn 48 tiếng chưa thấy bớt

- Đau bụng dữ dội.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên đi khám bác sĩ nếu chúng ta tiếp tục tiêu chảy sau khi dùng trụ sinh; trên 69 tuổi; đang mang một bệnh quan trọng hoặc có vấn đề khiến sức đề kháng cơ thể bị suy giảm

 

Tránh lây bệnh cho người khác

Người bị tiêu chảy cấp tính do nhiễm trùng có thể lây bệnh cho người thân quen, bạn bè, nhân viên cùng sở khi còn tiêu chảy, hết tiêu chảy mới hết lây bệnh.

Bệnh truyền từ bàn tay qua miệng rồi vào cơ thể gây vấn đề. Rủi đang tiêu chảy, tác nhân gây bệnh (vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng) có thể dính vào bàn tay ta, ta bắt tay người khác có thể truyền tác nhân sang tay họ, rồi họ vô tình đưa tay lên miệng và bị bệnh.

Vì thế, rửa tay thường xuyên, nghỉ sở, nghỉ học vài ngày khi còn đang tiêu chảy là những cách tốt để tránh lây bệnh cho người khác. Nếu cần, mang thêm tã để giảm thiểu việc lây bệnh cho người chung quanh.

Rửa tay đúng cách rất quan trọng. Hai bàn tay nên rửa kỹ với nước và xà bông (loại thường hay loại đặc biệt khử trùng) trong 15-30 giây. Nên đặc biệt chú ý tới các móng tay, các vùng giữa các ngón tay, và cổ tay. Sau đó, xả nước cho tay sạch xà bông, và lau tay với khăn hay giấy lau dùng một lần rồi vất đi.

Nếu đi đâu không tiện rửa tay vì không có sẵn bồn rửa, chúng ta có thể dùng các loại nước hay miếng chùi chế sẵn trong có chứa chất alcohol để chùi và khử trùng bàn tay. Nhớ chùi kỹ toàn bàn tay, các móng tay và cổ tay cho tới khi khô. Nước rửa hoặc các miếng chùi này có thể dùng được vài lần, và thường để được trong túi áo, túi quần hoặc trong xắc tay rất tiện. Nhưng nếu tìm được bồn rửa tay và bàn tay chúng ta thấy dơ, chúng ta nên rửa tay với nước và xà bông.

Chúng ta rửa tay sau khi thay tã nếu mang tã, trước khi sửa soạn thức ăn và lúc ăn xong, sau khi đi tiêu, tiểu, sau khi giặt giũ những quần áo dơ hoặc đi đổ, thay bọc rác, sau khi chơi với các thú nuôi, và cả sau lúc hắt xì, hỉ mũi.

 

Ngừa tiêu chảy cấp tính

Cả hai cơ quan Food Safety and Inspection Services (www.fsis.usda.gov) và Centers for Disease Control and Prevention (CDC) đều khuyên chúng ta những điều sau đây để tránh bị nhiễm trùng gây tiêu chảy cấp tính:

- Không nên uống sữa tươi chưa khử trùng hoặc dùng các thức ăn chế từ sữa tươi chưa khử trùng.

- Rửa kỹ các rau trái sống cho thực sạch trước khi ăn.

- Giữ tủ lạnh với nhiệt độ 40 độ F (4.4 độ C) hay thấp hơn, và bên freezer của tủ lạnh 0 độ F (-17.8 độ C) hay thấp hơn.

- Dùng các thứ ăn đã được tiệm họ làm sẵn (precooked, ready-to-eat food) càng sớm càng tốt, không nên để lâu.

- Giữ thịt, cá, gà vịt sống riêng biệt với các thức ăn khác.

- Rửa sạch tay, dao, thớt sau khi cắt các thức ăn chưa được nấu nướng, như thịt, cá, gà vịt sống.

- Nấu kỹ các thứ thịt sống: thịt bò xay 160 độ F (71 độ C); gà 170 độ F (77 độ C); gà tây 180 độ F (82 độ C); thịt heo 160 độ F (71 độ C).

- Đồ biển cũng nên được nấu nướng kỹ để giảm thiểu nguy cơ trúng độc thức ăn. Ăn cá sống (thí dụ sushi) có thể khiến chúng ta nhiễm ký sinh trùng (sán, lãi), thêm vào đó, còn chịu hiểm nguy do việc tay những đầu bếp sushi dính nhiều loại vi trùng, rồi đưa vào thức ăn sushi. So với nấu nướng bằng sức nóng, làm đông lạnh (freezing) thức ăn chỉ giết được một vài loại vi trùng độc hại, không giết được hết.

- Trứng cũng cần được nấu chín, cho đến khi lòng đỏ trứng chắc lại.

- Ăn xong, chúng ta nên để thức ăn vào tủ lạnh ngay. Không bao giờ nên để thức ăn đã được nấu ngoài tủ lạnh quá 2 tiếng (1 tiếng nếu nhiệt độ trong nhà ta trên 90 độ F, tức 32 độ C).

Ngoài những cẩn thận như trên, phụ nữ mang thai và những vị có sức đề kháng cơ thể yếu còn cần đặc biệt lưu ý:

- Các thức ăn như hot dog, pâtés, luncheon meats, bologna (xúc xích), hay bất cứ loại thịt nào làm sẵn ngoài tiệm cũng cần được nấu chín lại (cho đến khi bốc khói) trước khi ăn. Dùng microware để hâm chúng lại không đủ, vì nhiều chỗ bên trong thịt có thể sẽ chưa chín hẳn.

- Tránh làm vương nước thịt sống và hot dog vào các thức ăn khác, hoặc vào dụng cụ, chỗ làm bếp. Nhớ rửa tay sau khi tiếp xúc với các thức ăn như hot dogs, luncheon meats, thịt làm sẵn, và thịt sống, gà, gà tây, đồ biển.

- Tránh các món ăn có rau sống làm sẵn (pre-prepared salads), như ham salad, chicken salad, egg salad, tuna salad, seafood salad.

- Tránh ăn các loại phó-mát mềm như feta, Brie, and Camembert, blue-veined cheeses, hoặc các phó-mát kiểu Mễ như queso blanco, queso fresco, Panela, trừ khi chúng có nhãn hiệu để rõ chúng được làm từ sữa đã khử trùng.

- Tránh ăn đồ biển ướp khói để trong tủ lạnh (refrigerated smoked seafood, như cá salmon, trout, whitefish, cod, tuna, mackerel), trừ khi đã được nấu chín. Trong các tiệm thực phẩm, loại thức ăn này hay được dán nhãn “nova-style”, “lox”, “kippered”, “smoked” hoặc “jerky”, bán trong chỗ thức ăn đông lạnh, hoặc ở quầy bán thức ăn làm sẵn. Có thể ăn các thức được đóng hộp hoặc để ngoài tủ lạnh dài lâu mà không sợ hư thối (canned or shelf-stable smoked seafood).

- Nói tóm lại, tiêu chảy cấp tính (acute diarrhea) hay xảy ra, có thể do nhiễm trùng, thường sẽ mau chóng hết, nhưng cũng có khi nguy hiểm chết người. Đang bị bệnh, chúng ta áp dụng những chỉ dẫn vệ sinh ở phần đầu của bài để ngừa việc lây cho người thân quen chung quanh. Ngược lại, đang khỏe mạnh, yêu đời, để tránh tiêu chảy có thể khiến đời mất vui, đôi khi còn nguy hiểm, chúng ta cẩn thận ăn uống những thức rửa sạch, nấu chín kỹ. Và chắc cũng nên giã từ món khoái khẩu sushi!