Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

CHÁY NẮNG

 

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

8748 E. Valley Blvd. # H

Rosemead, CA 91770

(626) 288-3306

 

Ta đang giữa hè, nắng vàng nhảy múa chóa mắt, rát da. Nắng là kẻ thù của làn da.

Tia cực tím (ultraviolet) làm hại da trong ánh nắng được phân làm ba loại, tùy vào độ dài sóng (wavelength) của nó: UVA I (340-400 nm), UVA II (320-340 nm) và UVB (290-320 nm). Tia cực tím B (UVB) là thủ phạm chính gây các vết đỏ đau rát trên da ta, khi da tiếp xúc với chúng nhiều quá; hiện tượng này ta gọi cháy nắng (sunburn). Còn các tia cực tím A cũng độc hại cho da, khiến da chóng mất nét tươi mát, ta trông mau già.

Một thuốc chống nắng tốt có thể ngăn được tia cực tím B (UVB), và ít nhất một phần các tia cực tím A.

 

Ngừa cháy nắng

Cháy nắng rất hay xảy ra, không những khiến ta đau rát, khó chịu, còn báo hiệu da đang phải tiếp xúc với tia cực tím nhiều quá, dễ đưa đến ung thư da, và còn khiến da ta mau già, xấu, thủy tinh thể trong mắt ta mau đục (bệnh cataract). Thỉnh thoảng cháy nắng có thể gây những vết phỏng nặng, sâu.

Những người trắng trẻo, tóc màu nhạt, vì da có ít sắc tố melanin dễ cháy nắng hơn người da sậm màu; có người ra nắng chưa đến 15 phút, da đã cháy. Nơi chốn chúng ta sinh sống cũng ảnh hưởng đến cháy nắng, người ở vùng gần xích đạo nắng chói, và trên núi cao dễ cháy nắng (đi chơi trên vùng núi cao chúng ta nên cẩn thận). Những vị đang dùng các thuốc NSAIDs (chống viêm không có chất steroid như Advil, Motrin, Aleve, ...), quinolones (như thuốc cipro, levaquin), tetracyclines, psoralens, thiazides, furosemide, amiodarone, phenothiazines dễ cháy nắng; đang uống những loại thuốc này chúng ta cẩn thận tránh ánh nắng, và dùng những biện pháp bảo vệ da kỹ hơn.

Cháy nắng khó chữa cho mau lành hẳn, da sớm bình thường trở lại như trước. Tốt nhất chúng ta ngừa sao khỏi bị cháy nắng.

Nắng gắt từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều hại cho da nhất, vì trong thời khoảng này, tia cực tím trong ánh nắng mạnh nhất.

Bất đắc dĩ phải đi đâu, làm việc ngoài trời trong thời khoảng này, ta mặc quần áo dài tay dài chân may với chất liệu sít sao (tighly woven). Quần áo bằng bông, loại unbleached cotton, và lụa (silk) tốt, vì bông và lụa cản tia cực tím (ultraviolet) độc hại trong ánh nắng rất hữu hiệu. Tránh mặc quần áo bằng polyester crepe và bleached cotton, vì chúng dễ để tia cực tím chiếu xuyên qua.

Quần áo mặc rộng rãi, không nên bó sát người, và màu đậm tốt hơn màu lạt. Ta giữ quần áo khô, không để chúng ướt, vì quần áo ướt mất bớt đến một phần ba (1/3) khả năng ngăn cản tia cực tím của chúng.

Nhớ đội mũ rộng vành, hầu che chở luôn mặt, mắt, tai, gáy. Kính mát cũng rất tốt, cản ánh nắng khỏi vào mắt ta gây bệnh đục thủy tinh thể (cataract), đồng thời bảo vệ vùng da quanh mắt. Nên chọn loại kính mát to, cong, úp sát quanh hai mắt (wraparound sunglasses), chúng giúp nhiều hơn, nắng bên ngoài khó mà vào mắt.

Nên dùng kem, nước bôi chống nắng (sunscreen), loại “broad-spectrum” (hấp thụ hoặc phản chiếu cả tia cực tím A lẫn B) có SPF (sun protection factor) từ 30 trở lên, ở những chỗ da không có quần áo che, bất cứ khi nào bạn ra ngoài trời nắng trên 20 phút. SPF là một đơn vị tính sẵn, viết trên chai thuốc, càng cao, thuốc càng có sức ngăn các tia cực tím. Người có nước da trắng trẻo, người ra nắng lâu, hoặc đến chơi vùng nhiều nắng (bãi biển, trượt tuyết trên núi) cần kem, nước bôi chống nắng có SPF cao hơn 30.

Thường, dùng kem, nước bôi chống nắng, chúng ta không thoa dày đủ. Một người bận áo tắm ngoài bãi biển chẳng hạn, cần đến khoảng 1 oz (30 ml) kem, nước bôi chống nắng mỗi lần thoa mới gọi là đủ.

Chúng ta nhớ thoa kem hoặc nước bôi kỹ (và đủ nữa) 15-30 phút trước khi ra ngoài, chú trọng những vùng mặt, bàn tay, tay và chân.

Gió, khí nóng, hơi ẩm và độ cao đều có thể làm giảm sức ngăn nắng của thuốc. Thuốc chống muỗi, sâu bọ bôi cùng lúc trên da cũng vậy. Cho chắc ăn, chúng ta thoa kem, nước bôi chống nắng cứ mỗi 2-3 tiếng, và sau lúc bơi lội hoặc chảy mồ hôi nhiều.

Cẩn thận hơn, chúng ta vào website www.epa.gov/sunwise/uvindex.html xem chỉ số UV mỗi ngày (UV index, định lượng từ 0 đến 11+, càng cao càng nguy hiểm) để trù định trước có nên ra ngoài đi chơi vào một ngày đặc biệt nào hay không.

 

Chữa cháy nắng

Cháy nắng gây những vết da đỏ không đau, hoặc nặng hơn, da sưng lên, đau rát, có khi thành những bọng nước. Thường các vết thương bắt đầu xuất hiện 3 đến 5 giờ sau khi chúng ta ở ngoài nắng tiếp xúc nhiều với tia cực tím, nặng nhất trong khoảng 12-24 tiếng, và bớt dần sau 72 tiếng.

Một khi da đã ít nhiều đỏ, rát vì cháy nắng, khó có cách nào, thuốc nào giúp da mau lành đẹp trở lại như trước. Đành chờ thời gian vậy thôi, có khi đến nhiều tháng, năm. Nghệ chỉ khiến da vàng choét, trông ghê, không ăn thua gì đâu bạn ạ.

Đau rát, ta có thể tạm dùng các nước bôi chống khô da, đắp nước lạnh, thoa thuốc có tác dụng giúp giảm đau tại chỗ (như một kem steroid nhẹ, kem Benadryl), dùng thuốc xịt trong chứa chất thuốc tê nhẹ như Solarcaine, Dermaplast, và uống Tylenol hoặc những thuốc chống viêm không có chất steroid như Motrin, Advil, Aleve, v.v..

Nhớ tránh ra nắng lại trong lúc da còn đang bịnh, chúng ta hẵng chờ nó bớt đi cái đã, hết đỏ, đau.

Ánh nắng là kẻ thù của làn da, không những gây cháy nắng, còn khiến da già nhanh, mất mịn màng, ta khó kéo dài nét tươi trẻ. Ta đang giữa hè, nắng gắt. Nên cẩn thận tránh nắng được càng nhiều càng tốt, nhất là trong khoảng 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Cũng rất cần ăn mặc kỹ lưỡng lúc có việc đi đâu, dùng đủ và thường xuyên kem hoặc nước bôi chống nắng khi ở ngoài nắng lâu. Đồng thời, đường đời nhiều lối, khi có thể, ta nên chọn lối có bóng mát mà đi.