Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

CHỮA TRỊ RUNG TÂM NHĨ

 

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

Bài viết với sự góp ý của Bác sĩ Michael Khánh Cao, chuyên khoa Bệnh Tim (Cardiology and Electrophysiology, địa chỉ: 8729 Valley Blvd., Unit A, Rosemead, CA 91770; Tel: (626) 451-0086).

Bài kỳ này tiếp bài tuần trước, chúng ta tìm hiểu các cách chữa bệnh rung tâm nhĩ.

Rung tâm nhĩ khiến tim đập lộn xộn, nhanh đến 120- 250 nhịp mỗi phút, có thể mau chóng đưa đến các biến chứng cấp thời (theo thứ tự nặng nhẹ): tai biến mạch máu não (stroke), chết cơ tim cấp tính (acute myocardial infarction, hay được gọi nôm na là “heart attack”), suy tim (heart failure), áp huyết hạ thấp (hypotension), ngất xỉu (syncope). Đây là những tình trạng khẩn cấp, cần được chữa trị ngay trong bệnh viện, và ta nhờ bác sĩ chuyên khoa Tim tức khắc dùng sốc điện (electrical cardioversion) để kịp thời tạo lại nhịp đập bình thường cho con tim đang bị rung tâm nhĩ.

Cũng may, đa số những trường hợp rung tâm nhĩ không đến nỗi nguy kịch đến như vậy, bạn có thể hơi thấy yếu, mệt thực đấy, nhưng nếu áp huyết bạn ổn định, bạn không thấy đau ngực, không có dấu hiệu của suy tim, chết cơ tim cấp tính, áp huyết hạ thấp, tai biến mạch máu não, ta có thể từ từ trị liệu vấn đề trong phòng mạch. Việc đầu tiên là phải giúp tim đập chậm lại 60-100 nhịp mỗi phút; điều này có thể thực hiện được với nhiều loại thuốc uống (Cardizem, Verapamil, Atenolol, Lopressor, Digoxin, …).

Giúp tim đập chậm lại không khó, song giúp tim đập đều nhịp trở lại như trước sẽ đặt ra nhiều vấn đề cũng như nhiều bàn cãi hơn. Nếu mới bị rung tâm nhĩ trong vòng 48 tiếng, ta có thể dùng ngay các thuốc chống thất nhịp (antiarrhythmic drugs, theo thứ tự hiệu quả và thông dụng): Amiodarone, Droneradarone (Multaq), Propafenone, Flecamide, Sotalol, Ibutilide, Procainamide, hoặc dùng sốc điện (electric shock), trường hợp không thành công với thuốc), để giúp tim đập đều nhịp trở lại. Nhưng nếu rung tâm nhĩ đã xảy ra quá 48 tiếng, triển vọng có máu đóng cục (blood clot) trong tâm nhĩ trái tăng cao, khiến khi ta giúp tim đập đều trở lại, cục máu đông trong tâm nhĩ trái có thể bất ngờ bong ra, theo dòng máu lên óc gây tai biến mạch máu não.

Làm thế nào để biết rung tâm nhĩ mới xảy ra, hay đã xảy ra quá 48 tiếng? Việc này không dễ, vì nhiều trường hợp rung tâm nhĩ hoàn toàn không gây triệu chứng. Do thế, khi không rõ rung tâm nhĩ đã xảy ra bao lâu, ta phải dùng thuốc chống đông máu (anticoagulants, theo thứ tự hiệu quả): Coumadine (Warfarin), Dabigatran (Pradaxa), Rivaroxaban (Xarelto) trong vòng 3 dến 4 tuần lễ, trước khi quyết định can thiệp đưa nhịp tim trở lại bình thường bằng thuốc hoặc bằng sốc điện. (Thuốc Plavix không hiệu quả trong việc điều trị rung tâm nhĩ.)

Sau khi đưa được nhịp tim trở về đường ngay nẻo chánh thành công, ta tiếp tục thuốc chống đông máu khoảng 4 tuần nữa, trước khi ngưng thuốc. Còn các thuốc chống thất nhịp, dùng đưa nhịp tim trở về bình thường, thường được tiếp tục thêm khoảng 6-12 tuần, sau đó sẽ ngưng, vì dùng lâu những thuốc này có thể gây những phản ứng phụ tai hại, đôi khi nguy hiểm. Tuy nhiên nếu nhịp tim vẫn không bình thường, sẽ phải dùng thuốc chống thất nhịp suốt đời để tránh tai biến mạch máu não.

Lắm lúc, đời không dễ như ta vẫn mong. Tim bị rung tâm nhĩ, khi đã được giúp đập bình thường trở lại như trước, trong tương lai, nó sẽ còn tái phạm, đập tầm bậy nữa hay không? Có con tim sẽ tiếp tục đập đàng hoàng được nhiều năm, cũng có con tim, chỉ… vài phút sau, lại ngựa quen đường cũ, đập lộn xộn, lung tung nữa rồi. Với những con tim cứ hay rung tâm nhĩ trở lại, bác sĩ tùy tình trạng từng người, sẽ cố gắng giúp nó đập lại bình thường mỗi lần nó đập lộn xộn, hay nếu nó mãi cứng đầu như thế, ta dùng thuốc kiểm soát nhịp tim (như Cardizem, Verapamil, Atenolol, Lopressor, Digoxin), và thuốc chống đông máu (như Coumadin) suốt đời (để tránh hiểm nguy tai biến mạch máu não do rung tâm nhĩ gây ra). Hoặc nếu rung tâm nhĩ tiếp tục tái phát, gây các triệu chứng, biến chứng quan trọng, dùng thuốc không ăn thua, có thể phải sử dụng đến thủ thuật tiểu phẫu dùng sóng điện để đốt bỏ những chỗ phát điện hoặc dẫn truyền điện bất thường (radiofrequency catheter ablation).

Một số trường hợp rung tâm nhĩ tim đập chậm quá, cần một máy giúp nhịp tim đập nhanh lại bình thường (Pacemaker); một số người có nguy cơ chết bất thình lình (sudden death) do rung tâm nhĩ cấp tính cần đến máy phá rung (Defibrillator). Pacemaker hoặc Defibrillator là những máy rất nhỏ, thủ thuật đặt nó vào người cũng đơn giản giống như thủ thuật đốt điện, chỉ là tiểu phẫu, không phải là giải phẫu mổ banh ngực như chúng ta hay sợ.

Chúng ta cũng nên biết thêm, một số trường hợp tim rung tâm nhĩ, tim đập lung tung một thời gian, khi chán, nó lại tự động đập lại bình thường, không cần chữa trị gì cả. Nhất là khi dưới 40 tuổi, rung tâm nhĩ mới xảy ra lần đầu và siêu âm tim cho thấy tim trông vẫn bình thường. Trường hợp này, nếu tìm được nguyên nhân gây rung tâm nhĩ, chẳng hạn như bệnh cường giáp trạng (hyperthyroidism), ta chữa bệnh này cho đúng, thì rung tâm nhĩ sẽ không bao giờ trở lại quấy rầy ta nữa, trừ trường hợp nếu ta tiếp tục uống rượu và hút thuốc dữ quá. Đau khổ nhất, là những trường hợp rung tâm nhĩ không hề gây triệu chứng, người bệnh vẫn thấy mình khỏe mạnh bình thường, cho đến khi tai biến mạch máu não, chết cơ tim cấp tính, suy tim, v.v., đột nhiên xảy ra, gây những hậu quả quan trọng, và sự chữa trị lúc đó cũng khó khăn hơn nhiều. Chúng ta nên nhớ đi khám định kỳ đúng hạn.

Điện đâu cũng có, và cần. Song điện chạy đúng thì tốt, chạy bậy thì mệt. Tại tim cũng vậy. Rung tâm nhĩ do điện chạy lung tung, lộn xộn trong các tâm nhĩ, và lây đến các tâm thất. Nhiều nguyên nhân gây rung tâm nhĩ, có những nguyên nhân nếu ta tìm ra và chữa trị thích ứng, rung tâm nhĩ sẽ biến mất. Chữa rung tâm nhĩ, việc trước hết là giúp tim đập chậm lại, sau sẽ tìm cách giúp nó đập đều nhịp trở lại. Vì biến chứng tai biến mạch máu não rất hay xảy ra do cục máu đông bắn ra từ tâm nhĩ bị rung, thường ta phải dùng thêm thuốc chống đông máu, có khi suốt đời. Sự chữa trị căn bệnh dài lâu, phức tạp, cần sự phối hợp của bác sĩ chính (primary care doctor) và bác sĩ chuyên khoa Tim (cardiologist).

(Chúng tôi cám ơn Bác sĩ Michael Khánh Cao đã góp nhiều ý kiến trong bài viết về bệnh tim quan trọng này. Bác sĩ Nguyễn Văn Đức)