Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NHỮNG HIỂU BIẾT MỚI

CỦA KHOA HỌC NÃO BỘ

VỀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU,

THIỀN VÀ TÔN GIÁO

 

BÁC SĨ THÁI MINH TRUNG

 

Kỳ này, mời quí độc giả đọc bài viết rất hay của Bác sĩ Thái Minh Trung, chuyên khoa Tâm Thần, cũng là một triết gia Phật giáo. Bài dài, nên được phân làm hai kỳ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

Sở dĩ xã hội và văn hóa hiện diện là do sự phát triển nhanh chóng của vỏ não (cerebral cortex).

Não con người chúng ta chia làm 2 phần: hệ thống limbic và vỏ não. Hệ thống limbic là vùng não bộ chuyên lo về sự sống còn của sinh vật, như điều khiển những phản ứng của cơ thể, giúp chúng ta trong việc ăn uống, chiến đấu, chạy trốn và sinh sản. Nói một cách khác, vùng này chuyên về bản năng. Bản năng là những hành động tự động (automatic) không qua sự kiểm soát của suy luận (rational thinking). Thí dụ khi ta đói mà đứng trước thức ăn ngon thơm phức thì tự nhiên ta chảy nước miếng, muốn cầm lên ăn liền, không cần biết thức ăn đó ta đã mua hay đang bày bán trong tiệm ăn; khi tiếp xúc với người phụ nữ sexy, thì người nam sẽ có những ham muốn tình dục, không cần biết người đó là vợ mình hay vợ người bạn.

Ở thế giới loài thú, bản năng tự nó điều chế. Vào mùa xuân, khi nguồn thực phẩm dồi dào, con thú ăn nhiều và sinh sản nhiều. Những con thú đầu đàn thì do cơ thể tiết ra nhiều hormones, chúng mạnh khỏe, chiến thắng những con thú đực khác nên có quyền chiếm lấy nhiều con thú cái trong đàn để truyền giống tốt cho đàn thú. Bản năng không cho những con thú giết nhau một cách vô ích, chỉ giết để đủ ăn mà thôi. Ngoài ra, chiến tranh cũng không xảy ra ở loài thú. Loài thú không thù ghét nhau vì ý thức hệ và giết chết nhau vì ý thức hệ. Những hành động qua bản năng rất thực tế và cụ thể (concrete), có tính chất giữ sự cân bằng chung cho thế giới sinh vật. Con thú nào đáp ứng tốt với hoàn cảnh thì sẽ sống sót để truyền giống nòi. Cái hạn chế của bản năng là nó không sáng tạo, nó chỉ là một chu kỳ lập đi lập lại để bảo trì sự hiện diện của cơ thể vật chất trên thế gian.

Trong quá trình phát triển của não bộ, vỏ não (cortex) của loài người tiền sử bỗng nhiên phát triển một cách bất bình thường. Nhờ sự phát triển của thùy trán (frontal cortex) mà tia sáng ý thức dần dần hiện ra và sự phân biệt giữa tôi và ngoại cảnh được rõ nét hơn. Sự ý thức này giúp loài người tập sử dụng công cụ và dùng lửa để chế biến thức ăn. Họ tìm cách giữ được lửa và có được ánh sáng trong đêm tối để bảo vệ sinh mạng mình. Với sự ý thức đó, con người phân biệt được nhiều âm thanh khác nhau và dùng âm thanh để diễn tả ý muốn. Con người nói và hiểu được ngôn ngữ là nhờ phần thùy thái dương (temporal lobe), một vùng của vỏ não giúp liên kết âm thanh và ý nghĩ. Khi ý thức phát triển thêm một bậc nữa thì con người biết dùng đến những biểu tượng để ghi lại lời nói và sau đó dùng biểu tượng là con số để tính toán. Ngôn ngữ và toán học trở thành nền tảng cho một xã hội phức tạp hơn. Nhờ chữ viết và toán học, những hiểu biết của con người được lưu truyền sau khi họ chết. Vốn liếng kiến thức đó dần dần tạo ra những xã hội phức tạp. Nói một cách khác, văn hóa sinh tồn là do con người biết sử dụng “lửa” bên trong (ý thức) để chế biến những khái niệm thành sản phẩm của xã hội và được các thế hệ tiếp nối cải thiện càng ngày càng tốt hơn.

Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của võ não sanh ra ý thức cũng có cái tai hại của nó. Con người ý thức muốn mình tách rời khỏi tập thể, muốn thực hiện ý kiến (opinion) của mình mà không dựa trên sự hoạt động hòa hợp của tập thể. Cái tai hại hơn là họ chưa có khả năng mở rộng tầm ý thức xa hơn cá nhân mình, họ lầm nhận những ý kiến qua cảm nhận chủ quan (subjective perception) như là sự thật. Mười người có mười “sự thật” ảo giác không gắn liền với thực tế. Nói một cách khác, ở giai đoạn này sự phát triển của não bộ chưa đủ để con người có được cái ý thức tập thể, mà chỉ có được ý thức cá nhân rồi họ phóng (project) cảm nhận chủ quan ra ngoài biến thành “sự thật” của họ. Đây là nguồn gốc của cái “tôi”, và từ đây sanh ra vô số vấn đề trong xã hội. Bình đẳng và tự do không thể nào có được khi hàng ngàn đến hàng triệu cái “tôi” với những ý kiến khác nhau sống chung đụng với nhau. Ai cũng cho rằng mình đúng và kẻ khác sai, hoặc hiểu lầm do suy bụng ta ra bụng người.

Khi nghiên cứu những xã hội nguyên thủy thì ta thấy rằng xã hội phong kiến (vua cai trị toàn dân) xuất hiện đầu tiên. Nguyên nhân là xã hội này theo khuôn mẫu bản năng, kẻ mạnh cai trị kẻ yếu như trong đàn thú. Nhưng vấn đề là ở thế giới bản năng, con thú đầu đàn sẽ nhường quyền đó cho con khác khi nó già yếu và những hành động của nó xảy ra trong khuôn khổ bản năng có lợi cho cả đàn thú. Riêng ở loài người, kẻ nắm quyền thường hay lợi dụng và uy hiếp những người yếu thế và muốn cầm quyền mãi mãi khi mà mình không còn khả năng nữa. Đó là vì con người có cái “tôi”, muốn đem lợi ích đến và giữ cho riêng mình hay gia đình mình. Từ đó sanh ra biết bao nhiêu sự mất công bằng và đàn áp (mất tự do) trong xã hội. Thuế cắt cổ, dân nghèo không ngóc đầu lên nổi, thiên nhiên bị tàn phá do con người lạm dụng khai thác thiên nhiên quá độ, chiến tranh, đảo chánh xảy ra khá thường xuyên. Từ khi lịch sử con người được ghi nhận thì không có thời đại nào mà không có chiến tranh xảy ra. Con người càng tiến bộ thì vũ khí chế tạo ra giết càng nhiều người và tầm giết người càng xa.

Tôn giáo ra đời có lẽ để giúp loài người tránh tuyệt chủng. Trong bài viết này, chúng ta không bàn luận có phải các giáo chủ tôn giáo lớn là người siêu phàm (super human) đã nhìn thấy xa hơn mọi người hay không. Nhưng khi so sánh những tôn giáo lớn toàn cầu, ta thấy rằng tuy hình thức tín ngưỡng có khác, nhưng sự khuyên nhủ làm lành giúp cho nhân loại được sống trong sự an ninh và tránh ác để tránh diệt chủng là nền tảng chung của các tôn giáo trụ cột trên thế gian. Tôn giáo đưa ra giới luật và khái niệm thưởng phạt để giúp con người thay đổi hành động. Giúp con người thay đổi hành động qua sự thưởng phạt bây giờ tâm lý học gọi là Behavioral Therapy (hành động trị liệu). Không cần giải thích cho nhiều (nền tảng của tín ngưỡng), chỉ cần biết là có những điều cấm kỵ (taboo) khi vi phạm thì sẽ bị phạt và có những điều tốt khi thực hiện thì sẽ được thưởng. Thí dụ như đi chùa hay đi lễ thì được Phật phù hộ hay Chúa ban phước lành (thưởng). Chùa hay nhà thờ là nơi con người có cơ hội làm nhiều điều tốt lành qua sự noi gương (bắt chước). Phật tử hay con chiên phải tránh những điều ác được nêu ra trong giới luật, giữ luật còn gọi là hành động tránh né (Avoidance Therapy) để không bị quyến rũ. Có lẽ tôn giáo khoác lên sự thật tâm lý đơn giản này cái màn lấp lánh của mầu nhiệm để thu hút người ta thực hiện những lời răn dạy khô khan.

Khi trí khôn tập thể (collective intelligence) của con người phát triển thì có lẽ những tôn giáo hợp lý sẽ ít nguy hiểm hơn là những tôn giáo hay trường phái của tôn giáo đặt nặng về tín ngưỡng. Như ta đã thấy tín ngưỡng mà không dùng lý lẽ giải thích được sẽ dễ đưa đến sự hủy diệt của mạng sống, thí dụ như cảm tử quân tự sát để giết những kẻ ngoại đạo. Giết chết người khác chắc chắn không phải là mục đích của những giáo chủ nhưng do sự mù quáng hiểu lầm những điều răn dạy của người cuồng tín. Trong quá trình phát triển của vỏ não với sản phẩm là trí khôn tập thể thì hệ thống lý luận khoa học dần dần phát triển. Bộ môn khoa học được phát triển và dần dần tách rời khỏi tín ngưỡng, những niềm tin không giải thích được. Nói một cách khác, trí khôn tập thể là sự nhận thức của dân gian theo thời gian. Thí dụ như vài thế kỷ về trước, trí khôn tập thể kém hơn hiện tại, lúc đó người ta chỉ biết đốt đèn cầy vào ban đêm. Vài trăm năm về sau, thì con cháu chúng ta bây giờ biết sử dụng máy điện toán rất giỏi. Vậy nên biết những thế hệ về sau sẽ có trí khôn tập thể tốt hơn thế hệ trước, đầu óc của thế hệ sau có thể đương đầu với những suy luận phức tạp hơn. Tục ngữ có câu: “Con hơn cha, nhà có phước” là vậy.

Nhưng rồi trí khôn tập thể phát triển nhiều cũng có những cái nguy hiểm của nó. Người ta dần không giết nhau vì mê tín và tranh chấp tín ngưỡng mà rồi giết nhau vì ý thức hệ. Những chủ nghĩa được ra đời và con người với sự phát triển của trí khôn tập thể phát minh ra những vũ khí giết người hàng loạt, thí dụ như bom nguyên tử. Nói về tâm lý thì chiến tranh ý thức hệ phản ảnh sự tách lìa trong tâm lý, vỏ não không có liên lạc chặt chẽ được với hệ thống limbic. Chính vì thế con người không hiểu rõ được nguồn gốc của sự cố chấp ý thức hệ, cho đó là chân lý chớ không phải là một ảo ảnh chỉ thích hợp cho một thời điểm và hoàn cảnh nào đó. Sự cố chấp vào đúng và sai khi thời điểm và hoàn cảnh đã qua sẽ dẫn đến sự mù quáng về ý thức, nói một cách khác, con người cố chấp mất khả năng đáp ứng với sự thay đổi và hoàn cảnh đổi mới, mất khả năng thông cảm và hiểu cái đúng tương đối của những ý tưởng đối nghịch mình. Họ gán cho người khác các tên “bạn”, “đồng chí” hay “thù địch”, và đối xử với người kia theo sự hiểu biết nông cạn đó. Họ muốn (tham) người khác theo chủ nghĩa của mình, họ thù ghét (sân) và lo sợ những người có ý tưởng đối nghịch. Nguyên nhân là do sự thiếu ý thức hoàn cảnh thực tế (si mê). Trong lúc si mê, con người không có khả năng nhìn một cách trung thực và toàn diện, vì thế có thể sát hại lẫn nhau dễ dàng.

Một trong những trường phái của Phật giáo có phương pháp tu gọi là “thiền quán chiếu”, người Mỹ gọi là mindful meditation. Khác với pháp môn cầu nguyện (prayer) để được một đấng linh thiêng như Chúa, Phật Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đức Mẹ Maria ban phước lành và rước về nơi an lạc, pháp môn thiền giúp con người nhìn thẳng vào nội tâm của mình bằng cách lắng lặng những suy nghĩ (= thiền). Sự khác biệt giữa trí khôn và trí tuệ là một đằng suy nghĩ, đằng kia lặng suy nghĩ lại. Suy nghĩ là một loại ý thức sơ cấp vấy động lên một chuỗi hình ảnh, là kinh nghiệm của quá khứ hay là tưởng tượng ra tương lai. Khi ý thức chưa phát triển cao thì sự hiểu biết phải dựa trên suy nghĩ, là những hình ảnh liên quan với nhau của thế giới bên ngoài tạo nên kiến thức. Trí khôn phát xuất khi đứa trẻ biết suy nghĩ, lý luận để ý thức được một khái niệm trừu tượng của sự tương quan giữa các hiện tượng bên ngoài (relation between phenomena). Có những sự tương quan chặt chẽ (thí dụ định luật của Newton, Force = mass x acceleration). Nhưng cũng có những sự tương quan ít chặt chẽ hơn như những luật về xác suất (probability). Sự hạn chế của trí khôn suy nghĩ là thế giới vật lý và nó mất sự phân giải chính xác (resolution power) khi dùng nó để hiểu về sự tế nhị của tâm lý. Sự hạn chế của suy nghĩ là nó khó đáp ứng với hoàn cảnh thay đổi khi người ta chấp vào cái đúng sai.

Khi trí khôn làm nô lệ cho tình cảm tham và sân thì sự tai hại rất sâu đậm trong đời sống xã hội. Ta ăn cắp đồ nhưng biện hộ cho ta là đúng và cho kẻ khác sai để duy trì lòng tham. Tôn giáo nào cũng khuyên ta nói thật là vậy, để tránh sự bất công, sát hại lẫn nhau vì quyền lợi. Khi ta tập nhìn sự thật và nói thật thì ta sẽ trau dồi khả năng của não bộ, ý thức được những tình cảm phức tạp. Khi ta suy nghĩ để tự biện hộ mình thì ta vẽ sự xảo trá lên sự thật và biến dạng sự thật theo ý ta. Đó là cái chiều hướng cố chấp và đi ngược lại với trí tuệ. Trí tuệ là một loại trí khôn giúp ta nhìn được sự thật nội tâm, khoa học còn gọi là “insight”. Muốn phát triển trí tuệ thì ta phải thiền, có nghĩa là không theo những hình bóng ảo tưởng ta cố tình hay vô tình (theo thói quen, theo tập quán văn hóa) dựng ra. Khi tập không theo những suy nghĩ ảo tưởng thì não bộ ta rung động chậm lại, và cũng như khi chiếc xe chạy chậm lại thì ta bỗng nhiên để ý (ý thức) được nhiều điều ven đường. Khi thiền thì chúng ta ý thức bằng cách trực nhận (instant comprehension, intuition) được những tình cảm mâu thuẫn của mình và ta sẽ đáp ứng với hoàn cảnh tâm lý, như bực bội, lo âu một cách dễ dàng hơn. Nói một cách khác, khi chưa biết thiền, ta dùng trí khôn làm nô lệ cho tình cảm.

(còn tiếp)