Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
8748 E. Valley Blvd., Ste. H
Rosemead, CA 91770
(626) 288-3306


Tuần trước chúng ta đã tìm hiểu bệnh tiểu đường loại 1, xảy ra cho trẻ em và người trẻ tuổi. (Bài hiện đăng trên website saigontimesusa.com, mục Y Khoa Tổng Quát của tuần báo Saigon Times.) Tuần này chúng ta bàn về bệnh tiểu đường loại 2 (Diabetes mellitus type 2), hay xuất hiện ở người lớn nặng cân.
Xin ôn lại một chút, đường (carbohydrates) là một trong những chất biến dưỡng căn bản của cơ thể, có trong cơm gạo, bánh mì, thức ăn ngọt, ..., các chất biến dưỡng căn bản khác là chất đạm (protein), chất mỡ (lipids), sinh tố (vitamins), muối khoáng (minerals).
Gần như mọi tế bào của cơ thể ta đều cần có chất đường để hoạt động. Nhưng muốn sử dụng được chất đường vào những hoạt động cần thiết của mình, các tế bào cần đến insulin. Insulin giúp đưa đường từ máu vào trong các tế bào, và điều hòa lượng đường trong máu để đường trong máu không bao giờ lên quá cao. Insulin tiết bởi các tế bào beta trong tụy tạng (pancreas), một cơ quan nằm ở bụng trên, phía sau bao tử. Khi các tế bào beta này của tụy tạng không tiết đủ chất insulin, đường trong máu lên cao, vì không thể vào trong các tế bào. Hoặc dù chất insulin có đủ, song vì một lý do nào đó, tế bào không sử dụng được chất insulin, đường cũng tăng cao trong máu.
Do thế, tiểu đường được chia thành hai loại: loại 1 (loại thiếu chất insulin trong cơ thể) và loại 2 (loại có insulin trong cơ thể, nhưng tế bào không dùng được insulin). 90% số người tiểu đường mang bệnh tiểu đường loại 2.

Cơ chế

Tiểu đường loại 2 thường xảy ra ở người trên tuổi 40, song gần đây, cũng xuất hiện không ít ở trẻ con và người trẻ, vì ngày càng nhiều trẻ con và người trẻ béo mập hơn trước.
Tại Mỹ, khoảng 8% dân số bị tiểu đường loại 2, đây là một con số rất lớn. Thêm vào đấy, có thể rất nhiều người khác mang bệnh nhưng không biết mình đang mang bệnh. Một khảo cứu cho thấy, trong vòng 30 năm qua, số người bệnh tiểu đường ở Mỹ đã tăng gấp đôi.
80% số người bị tiểu đường loại 2 béo mập (obese) hoặc nặng cân hơn bình thường (overweight). Khi đo lượng insulin trong máu những người nặng cân và bị tiểu đường, người ta thấy insulin trong máu bình thường, hoặc có khi còn cao hơn bình thường.
Có đủ insulin trong người, mà vẫn bị tiểu đường? Chỉ vì, muốn dùng được insulin, trên mặt các tế bào phải có đủ những chỗ tiếp nhận insulin, gọi là "insulin receptors". Trên mặt các tế bào mỡ của những vị bị tiểu đường loại 2 không có đủ những chỗ tiếp nhận hầu insulin có thể bám vào để tác động, đưa đường từ ngoài máu vào bên trong tế bào. Nên cơ chế chính gây tiểu đường loại 2 ở những vị béo mập là do các tế bào mỡ thiếu những chỗ tiếp nhận insulin, và sự chữa trị hàng đầu là xuống cân.
Sự di truyền trong trường hợp tiểu đường loại 2 còn mạnh hơn loại 1. Nếu có anh em sinh đôi bị tiểu đường loại 2, người kia trước sau gì cũng bị tiểu đường cùng loại. Nếu có bố mẹ bị tiểu đường loại này, gần như 1/3 con cái sinh ra sau này cũng bị tiểu đường, hoặc có những thử máu bất thường.
Một vài loại thuốc có tác dụng chống lại tác dụng của insulin (thuốc chứa chất steroid như Prednisone), hoặc ngăn cản sự tiết insulin từ tụy tạng (thuốc cao áp huyết như Tenormin, Inderal, các thuốc lợi tiểu thiazide diuretics, thuốc chữa kinh phong Dilantin, ...) cũng có thể bất ngờ làm đường tăng cao trong máu. Khi đi khám bác sĩ, bao giờ cũng vậy, bạn nhớ đem tất cả các thuốc dùng ở nhà đến cho bác sĩ xem.

Ai dễ bị tiểu đường loại 2?

Từ tuổi 45 trở đi, tiểu đường loại 2 dễ xuất hiện. Đấy là với người Mỹ trắng, với những người thuộc các thành phần sau (kể cả người Mỹ da vàng chúng ta), tiểu đường loại 2 có thể đến sớm hơn:
- Người nặng cân (có chỉ số khối lượng cơ thể BMI từ 25 trở lên).
- Có bố, mẹ, anh, chị, em ruột mang bệnh tiểu đường.
- Người Á đông, da đen, da đỏ, người gốc Hispanic, dân vùng đảo Thái Bình Dương.
- Bị tiểu đường lúc mang thai, hoặc sanh con nặng trên 9 pounds (4.1 kg).
- Có cao áp huyết (áp huyết 140/90 trở lên).
- Người có lượng mỡ triglycerides trong máu cao 250 trở lên
- Đời sống ít thể dục thể thao.
- Người có bệnh mạch máu.
Nặng cân được xem là một trong những yếu tố quan trọng dễ đưa đến tiểu đường. Vì vậy, hiện Medicare, MediCal (ở các tiểu bang khác gọi là Medicaid) muốn các bác sĩ hành nghề trên đất Mỹ dùng hồ sơ điện tử (Electronic Medical Record), và sử dụng sự tinh nhạy của điện toán để tính ra chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index, viết tắt BMI) cho tất cả người bệnh bước chân vào phòng mạch. (Khả năng điện toán của hồ sơ điện tử còn giúp chúng ta rất nhiều việc khác nữa, chẳng hạn bác sĩ có thể bảo nó nhắc mình bao giờ sẽ phải thử máu lại cho người bệnh, bao giờ cần đưa người bệnh đi khám mắt, soi ruột già lại) Hiện nền y tế Hoa Kỳ đang chuyển hướng, từ "fee-for-service" (trả tiền cho dịch vụ cung ứng bởi bác sĩ, không nắm vững được dịch vụ này của bác sĩ có xứng với đồng tiền Medicare trả không, hay bác sĩ luôn nhận tiền thực từ Medicare, song toàn bán hàng giả cho người bệnh, nói rất ít, thăm khám qua quít chưa đến vài phút, thuốc thì biên hàng đống, song không giải thích cho người bệnh rõ vấn đề của họ, khuyên họ những việc cần làm để duy trì sức khỏe) sang "quality of care" (chăm sóc có phẩm chất) dùng các phương tiện điện tử hiện đại. Với hồ sơ điện tử, bác sĩ sẽ phải làm việc có qui củ, chăm sóc cho người bệnh kỹ lưỡng hơn.
Đi khám bác sĩ, bạn cũng nên hỏi bác sĩ BMI của mình bao nhiêu để còn sớm lo liệu, nếu ở mức 25 trở lên, bạn nên nỗ lực ăn bớt đi, vận động nhiều hơn để xuống cân.

Triệu chứng

Nhiều trường hợp bệnh tiểu đường loại 2, giống bệnh cao áp huyết, lặng lẽ tàn phá cơ thể ta, không gây triệu chứng khiến ta chú ý. Nhiều vị tình cờ thử máu, khi đi khám bác sĩ hay mua bảo hiểm sức khỏe, giật mình thấy đường trong máu mình sao cao thế.
Triệu chứng do căn bệnh nếu có, cũng từ từ, không đột ngột như trong trường hợp tiểu đường loại 1. Người bệnh đi tiểu hoài, cả ban đêm, uống nước luôn vì thấy khát quá, ăn không ngơi do thấy ngon miệng. Có vị xuống cân, mệt mỏi. Một khi triệu chứng xuất hiện, thường, tiểu đường đến đã vài năm.

Định bệnh

Cũng như tiểu đường loại 1, bệnh tiểu đường loại 2 được định theo tiêu chuẩn của American Diabetes Association (ADA, Hiệp Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ), bằng 1 trong 4 cách sau:
- Đường máu đo sau khi nhịn đói ít nhất 8 tiếng cao hơn 125 mg/dl
- Người bệnh có triệu chứng của tiểu đường và đường máu đo lúc không nhịn đói thấy cao trên 200 mg/dl
- Oral glucose tolerance test (OGTT) bất thường: sau khi cho ăn đường glucose 1.75 g/kg (tối đa 75 g), 2 tiếng sau đo đường máu, thấy vẫn cao hơn 200 mg/dl
- Trị số HbA1C (biểu thị lượng đường trung bình trong máu chúng ta trong vòng 3 tháng qua) bằng hay cao hơn 6.5.
Nếu nghi bệnh tiểu đường, chúng ta dùng một trong 4 cách định bệnh trên, và nếu thử lại lần nữa, vẫn bất thường như vậy, người bệnh được xem có bệnh tiểu đường. Cần thử 2 lần, chúng ta mới dám nói đúng là có bệnh tiểu đường.
Xin hẹn đến tuần tới, chúng ta sẽ bàn tiếp đến các biến chứng của bệnh tiểu đường.