Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

VŨ HỮU ĐỊNH ,

MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

Có những bài thơ, tôi đọc của Vũ Hữu Định mà mường tượng ra những cảm giác của chính mình.  Có những cảnh ngộ,  đã trải qua  trong đời sống, bây giờ, đọc trong thơ Vũ Hữu Định, như sống lại trong ký ức.

Như, bài thơ  “Những Ngày Long Đong”:

 

“trưa ngủ đậu-chiều đi –đêm đợi

mai lang thnag, mốt biết về đâu

ngày với tháng cứ đùn như mối

tháng với ngày qua như một bãi mù

đi ra khỏi nơi anh tạm trú

đứng một nơi đâu không định trong lòng

ngã bảy xe người chia bảy ngã

có ngã nào đi riêng của anh đâu

đi ra khỏi nhà sơ quen tạm ngụ

một đêm đau lưng mắt mở trừng trừng

đi ra khỏi là ra đi với nhớ

để chiều về đâu? Ngơ ngác bâng khuâng.."

 

Phải, tôi đọc thơ Vũ hữu Định để nhớ lại những ngày xa xưa thuở ấy.  Lúc lang thang vơ vẩn ở Sài Gòn  năm 1980 sau khi được thả về.  Sau đó, tham gia tổ chức  một chuyến vượt biển không thành ở Bến Tre và bị công an tỉnh lên tận Sài Gòn hỏi thăm. Túng cùng, khi  chiều về đêm xuống đạp xe đi mà không biết mình đi đâu. Có lúc , như một nhân vật của kiếm hiệp Kim Dung mà than thở một mình. Than ơi, trời thì  cao,  đất thì  rộng mà ta thì không chốn nương thân. Câu hỏi tối nay biết ngủ đỗ nơi đâu cứ hoài trong tâm trí. Mình có nhà có cửa mà sao phải lạc loài như người vất vưởng không nhà. Có bữa,  mướn chiếu ngủ tạm ở bến xe, để nghe những người chung quanh chửi rủa thời thế, hay những cô gái giang hồ  đêm khuya kể lể tâm sự bọt bèo mình.  Tôi khám phá ra một điều ngủ đêm ở bến xe lại an toàn hơn bất cứ   một nơi chốn nào khác.  Nếu tạm trú tại nhà mấy người thân, thì chỉ một lần, bởi cả gia đình người thân ấy cũng sẽ hồi hộp chờ tiếng gõ cửa xét nhà kiểm tra hộ khẩu và cả đêm thức trắng trong lo sợ. Thôi thì đành tối tối , tới bến xe , ngủ lẫn lộn với những hành khách chờ xe đò hoặc những anh tài xế xe vận tải hay  những chị buôn hàng chuyến , để chờ một chuyến đi sắp tới cho qua những ngày bị truy nã, săn đuổi …

Đọc những câu thơ, tự nhiên sao bồi hồi. Nhớ lại, một thời gian qua, đã tới hai mươi mấy năm mà sao như trước mắt. Tôi thấy mình đạp xe lang thang giữa con phố đông người với mây đen ùn lên phía chân trời của thành phố Sài Gòn đang lên đèn. Tôi nghe lại những câu vọng cổ, than thở buồn hiu trong đêm mưa dầm rả rích khi mình cuộn tròn trong manh chiếu ở hiên nhà cạnh những người vô gia cư từ kinh tế mới trở về, lăn lóc, tang thương

Đọc những câu thơ sao thấm thía,:

 

“ trong đám đông anh lại càng cô độc

bởi một nơi đâu cũng ăn tạm ở nhờ

sợ cả lời chia vui thành thật

bạn bè thì đông sao anh vẫn bơ vơ

buổi tối xe lam muộn màng ế khách

lại tới một nơi không hẹn không tìm

anh đi ngược lại con đường xe chạy

mỗi bước chân rời mỗi nhịp đau tim

thành phố lặng là khi nghìn tiếng động

không xô tan được khối lòng sầu

chân anh bước , mắt chỉ nhìn phía trước

tai nghe hoài một câu hỏi về đâu.”

  

Thời gian ấy, sao cố quên mà vẫn còn hằn nhớ.  Cái tâm cảm của một người cô đơn trong cái xô bồ náo nhiệt của chỗ đông người lại càng làm tăng thêm cường độ nỗi buồn. Thời thế ấy , sao buốt xót. Kỷ niệm ấy sao ngậm ngùi. Cầm tập thơ Vũ Hữu Định trên tay, mặc dù chưa bao giờ gặp mặt và cũng không hề quen biết mà sao tôi có cảm giác vô cùng  thân thuộc. Không biết có phải vì có lúc , mình cũng đồng cảm với cái tâm sự của một người lỡ vận “ Ta đã hát khúc hát đời lỡ vận. Hát âm u trong đêm tối một mình". Hình như , với thi sĩ tác giả  “Còn một chút gì để nhớ”, đêm tối lúc nào cũng là cái phông thẳm sâu của kiếp người, của những bước chân đi không bao giờ đến đích.

Bài thơ về phố núi Pleiku của Vũ Hữu Định với nhạc Phạm Duy đã tạo  một thành phố nhỏ nơi xó rừng thành một nơi chốn đầy huyền thoại , vừa lãng mạn vừa bi tráng. Ở đây, có những chuyện về Bà Chúa Rừng linh thiêng, có những mối tình y như tiểu thuyết của những người lính trận và những cô gái giang hồ.   Thời chiến tranh cực độ, phố núi là nơi dưỡng quân của những chàng G.I. từ mặt trận biên giới trở về và cũng là nơi mà các nàng kiều nữ từ khắp nơi đổ về kiếm tiền.  Và, cũng chính nơi đây,   là nơi nghỉ phép của những chàng lính chiến từ biên trấn. Rượu, ăn chơi , nhảy nhót, cho quên sầu để rồi trở lại chiến trường, ở đó có những mối tình giang hồ nhưng cũng có những mối tình lãng mạn trong trắng. Ở đó, cũng có con đường Trình Minh Thế rợp bóng cây dầu , cây sao, những giờ đi học hay tan học tung tăng những tà áo trắng nữ sinh  trong cái mù sương buổi sáng hay nhạt nắng buổi chiều.  Pleiku, “phố xá không xa nên phố tình thân. Đi dăm phút đã về chốn cũ..”.  Con đường  Hoàng Diệu từ rạp Diệp Kính đến Bưu Điện, chỉ vài phút đi lên đi xuống để cho đời còn mơ còn mộng , còn thấy hạt nắng dễ thương, hạt mưa tuy buốt lạnh nhưng lại ấm lòng vì đôi mắt em. Dù nơi đây suốt năm là mùa đông tháng giá nhưng má đỏ môi hong em làm ấm mùa xuân. Và:

 

“xin cảm ơn thành phố có em

xin cảm ơn một mái tóc mềm

mai xa lắc trên đồn biên giới

còn một chút gì để nhớ để thương”

 

Rời phố núi, để hát bài Biên trấn ca.  Thơ, là tiếng hú vọng lên thinh không về đến quê nhà . Thơ, là tia nhìn tha thiết xuyên qua rừng qua núi, về một nơi chốn nào sắt se kỷ niệm . Thơ, những vần thơ làm xao xuyến không gian.

 

“... chiều có ta đứng mãi

định hướng phương trời quê

chim bay về biển Bắc

gió bạc hồn sơn khê.

Ba năm đồn biên trấn

Hai mươi năm giang hồ

Chuyện kể hoài bữa rượu

Thuốc chẳng tàn cơn mê

Đồn cheo leo đón gió

Bốn mùa phên mây che

Đất trời đây một cõi

Nhốt đời chưa cho về..”

 

Có người nói thơ Vũ hữu Định ít có bóng dáng chiến tranh. Nếu có. chỉ là những nét thoang mờ không rõ nét.  Nhưng, trong suy nghĩ riêng mình, tôi lại thấy bất cứ bài thơ nào của ông cũng đều thấp thoáng hình ảnh của một  thời đại chinh chiến.  Cái tâm tư bất an,  cái nỗi niềm thời bom đạn, những huyễn mộng và đau xót hòa chung, bàng bạc trong ngôn từ, của một thời đại  mà bất hạnh thành quen thuộc và hạnh phúc lại hiếm hoi.

Bài “Trên Đoạn Đường Quê Em", như một lời phẫn nộ:

 

"Lửa rực đỏ treo trăm đường sinh tử

Trong đêm cay , đêm địa ngục hãi  hùng

Mẹ thét tìm con tóc dài điên dại

Xiêu vẹo giữa đường chết đuổi sau lưng

Lửa đã cháy đường ra quê em

Lửa đã cháy một đoạn lòng của mẹ

Ôi  cái chết  có còn chăng lý lẽ

Có lý lẽ nào đã giết anh em

Đường ra quê em trăm ngàn cay đắng

Lửa hạ đạn gào trăm tiếng keu la

Những giòng máu vô tình vô tội

Đã chảy lên nhau thành suối chan hòa

Lửa Quảng Trị lửa rượt về Mỹ chánh

Rải những thây người gục giữa đồngb khô

Những giòng máu đã thấm tràn mạch đất

Có làm tương lai con cháu huy hoàng?”

 

Ghét chém giết, nhưng vẫn phải tham dự chiến tranh, ôi tấm lòng tuổi trẻ sao sắt se buồn:

 

“trên non may có tình bằng hữu

tuổi trẻ đau chung một khúc ca

ôm nhau thức với vầng trăng lạnh

vượt lá tìm sao định hướng nhà

có  những ngày đi trong núi thẳm

tuổi trẻ nhìn nhau nhớ xóm thương làng

thở chung một tiếng nghe sầu cháy

tâm sự chuyền nhau điếu thuốc quan san

Cám ơn điêu đứng rừng sinh tử

Cạm bẫy người giăng để giết người

Tuổi trẻ gần nhau trong gió lửa

Giữ giùm nhau những tiếng chim cười.”

 

Có lẽ những bài thơ hay nhất của Vũ Hữu Định, theo tôi, là những bài thơ viết về thời lang thang giang hồ của ông. Có khi ông luận chuyện đời, một chút triết lý, một chút cám cảnh thương thân.  Có khi, ông phác họa lại tình cảnh mình, đối chiếu giữa cái có và cái không , cái chân thực và cái giả ngụy:

 

“.. bạn bè bảo ta thằng giả trá

thằng làm thơ “ tẩu hỏa nhập ma”

ta chỉ biết cười trong im lặng

có một lời  nào ta nói chưa ra

hôm xưa ta vốn thằng hay nói

chuyện văn chương giống chuyện đàn bà

chuyện anh em chết ngày đôi đứa

nói mãi không cùng chẳng tận xót xa

có lúc cay môi mềm tiếng rượu

lòng cũng hân nhoan đánh đổi mặt đời

khốn nỗi đời sao trăm thứ mặt

nên ta còn đỏ một mặt trời

ta có những ngày đong đưa giữa phố

thoát không ra vòng trói đời ta

thử yêu, dầu chỉ yêu gái điếm

nhưng thật hết rồi thời của bướm hoa”

 

Thi sĩ tự họa chân dung, của một lời thê thiết bỏ nhau, của những lúc hất bỏ đi những gì thơm hương những gì mơ mộng nhất:

 

“bỏ người ta vẽ chân dung

bỏ người ta thấy trùng trùng cõi xa

bỏ ta

ta vẽ đời ta

bỏ nhau ta vẽ ngựa già ngủ im

bỏ ngày xưa

bỏ trái tim

ta lang bạt tự kiếm tìm xót đau

bỏ  đời rồi bỏ đời nhau

bỏ trăng chết lạnh bỏ sầu   khói sương

bỏ rừng tuổi lá thơm hương

bỏ sông để gió làm buồn sóng chao

bỏ người tôi bỏ đời nhau

bỏ thiêng liêng ngẩng mặt chào cõi không”

   

Điệp khúc  “bỏ người, bỏ đời, bỏ ta , bỏ rừng, bỏ trăng, bỏ sông" như những lời than oán, như những tiếng gọi về. Buồn, một nỗi đau tận cùng, nhưng, sao trong ngôn ngữ, có phảng phất một chút gì chịu đựng, như số phận đời đã phải cam chịu, đã phải  buông xuôi…

Tình yêu, có lúc là những cơn mộng, của giây phút kiếm tìm nhưng chẳng bao giờ gặp gỡ trong đời.  Vũ Hữu Định làm thơ tình, giữa thiên nhiên hiền hòa nhưng sao trong lòng như đã chớm một niềm đau, bàng bạc:

 

“ vẫn nằm mộng thấy bàn tay em vẫy

nên chi anh  đi ngơ ngẩn kiêm tìm

có buổi chiều ngồi ngo mãi  ra sông

có buổi tối  qua những đường quen cũ

có đêm thức ngó lá dừa buông rủ

những lá dừa kia đã có linh hồn

lay nhẹ nhàng rơi những hạt trăng suông

rơi xuống chận hơi thở vừa ngang ngực

và hai mắt đã thấy mình đau nhức…”

 

Làm thơ về Huế, để nhớ lại những đứa bạn thời xưa. Nói với bạn, mà sao như nghe nói với quê cha đất tổ nỗi niềm của mình, của những người con làng phải xa rồi lại trở về, chịu những cảnh khó khăn  của một thời đại đầy đổi thay bất trắc . Thơ gửi Trần Dzạ Lữ, gửi theo một cảm xúc buồn về đất nước quê hương:

 

“ .. tôi có nhiều người bạn huế

thường nói với nhau về Huế của mình

xa thì thương ở gần dễ giận

đi xa Huế dẫu đời lận đận

nhưng còn Thành Nội trong tim

nhưng còn hình ảnh núi Ngự  sông Hương

cái huyền thoại nghe buồn dễ sợ

Duận ơi! Cuộc sống có bao giờ dễ thở

Ai có bạc chi mình cứ níu xom 1làng

Tau vẫn nhớ hoài năm tháng lang thang

Mày cứ nhắc làng quê Nam Phổ Hạ…”

 

Bài thơ cuối trong đời thi sĩ, viết vào  xuân Tân Dậu, như một lời trăn trối.  Mô tả về mình “vợ năm con không no không đói. Nợ nần chưc thoát nổi. Càng nợ càng hăng vay.thiếu cái danh nhưng không thiếu bạn bè. Đi đâu cũng có phần rượu tặng". Tự nghĩ về mình, sống giữa cảnh đời khó khăn, làm bao nhiêu nghề nhưng vẫn vương theo một nghiệp làm thơ, gia cảnh nếu không có người vợ đảm đang thì với một người lang thang giang hồ làm sao chu toàn.  Thi sĩ:

 

“ chẳng hề luận về tài giỏi.

Chỉ mê man với cái chân tình.

không thích thằng háo danh.

Chẳng sợ phường học vị.

 Suốt đời thèm đi thèm thấy.

 Thèm nghe thèm học cuộc đời.

Bốn mươi năm khoảng dăm lần tù

Câu hỏi lớn thế nào là tội lỗi

Văn chương thế mà trôi nổi

Ta chẳng buộc thơ sao thơ lại buộc mình.

Làm thơ cho vợ hết tình.

Cách xin lỗi của người có lỗi .

em ơi! …”

 

Có linh cảm sẽ ra đi, nên bài thơ như một  cách nhìn lại cuộc đời mình với lời hưa giữa một mùa xuân:

 

“Nay ta mừng xuân ta bốn mươi tuổi

bằng bài thơ kiểm điểm đời mình

ta hứa ta sẽ sống thật tình

và ta chỉ làm thơ

khi ta xúc động

ta đang nhớ thuở sông dài núi rộng

đường thệnh thang của một gã giang hồ

ta đang thèm đi để học làm thơ

chờ ta đấn xon nhớ phần rượu tặng.”

  

Chết lúc bốn mươi, có lẽ cuộc đời người làm thơ ngắn ngủi.  Phần rượu tặng của đời chàng có lẽ là những giọt đắng tân toan. Chàng ra đi khi đất nước trong những ngày cực kỳ khó khăn, khi chế độ với chính sách kinh tế chỉ huy , ngăn sông cấm chợ,  triệt hạ tư sản lôi  xã hội xuống cấp tột cùng.  Vũ Hữu Định qua đời vào đầu năm 1981 tại An Hải , Đà Nẵng. Ông từ trần vì say rượu té từ trên lầu xuống, một cái chết mà theo nhiều người kể lại thì còn nhiều nghi vấn.

Đọc thơ Vũ hữu Định, thấy nỗi ngậm ngùi. Và lại càng thấy công việc in lại tập di cảo “Thơ Vũ Hữu Định" của các anh Trần Hoài Thư,  Phạm Văn Nhàn  là một việc nên làm. Nó chẳng những là một nén hương tưởng niệm mà còn làm sống lại một thời kỳ văn học thật nhiều tran trở thật nhiều thời đại tính mà những người lãnh đạo trong chế độ đương thời muốn xóa bỏ và triệt hủy…