Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

VIỆT NAM QUỐC TỰ

DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC

 

VI ANH

 

Việt Nam có 4 ngàn năm văn hiến nhưng di tích văn hóa vật chất để lại không nhiều như các nước thuộc văn minh Tây Phương. Có lẽ vì  khi xưa vật liệu kiến trúc của người Việt dựa nhiều vào  đất nung, gỗ nên đền đài, miếu mạo không kiên cố, không đứng vững với thời gian dài. Chỉ sau này khi  gần gũi với văn minh Tây Phương mới có một số kiến trúc kiên cố để đời. Riêng Miền Nam một Nhà Thờ Đức Bà, một chợ Bến Thành, một Bưu Điện Saigon, một con Đường Catinat sau này là Tự Do  là biểu tượng của nền văn minh VN có tính bền vững với thời gian như ở Tây Phương. Thời VN độc lập ở Miền Nam, một Việt Nam Quốc Tự, một Dinh Độc Lập, một Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là tiêu biểu cho vận mạng nước non, đà thịnh suy của một tôn giáo của đại đa số người Việt trong một giai đoạn lịch sử không thể thiếu trong chánh sử VN được. Khác với Miền Bắc, CS Hà nội thần thánh hóa lãnh tụ, thuần phục CS Liên sô, xây “ Lăng Bác Hồ” theo kiểu Nga Cộng sản, bảo tồn xác ướp theo kiểu Liên xô.

Vì tính cách biểu tượng đó, Việt Nam Quốc Tự, một danh từ riêng trở thành như danh từ chung mà người dân Miền Nam nghe rất  thân thuộc. Không phân biệt tôn giáo như người theo đạo Phật vẫn gọi Nhà Thờ Đức Bà như một danh lam thắng cảnh thiêng liêng của người Việt mình.

Việt Nam Quốc Tự là một công trình kiến trúc vừa tiêu biểu cho mỹ thuật VN và vừa tiêu biểu cho một tôn giáo lớn. Do một kiến trúc sư người Việt vẽ đồ án, đó là Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ, một kiến trúc sư Việt làm vẽ vang dân Việt trong ngành này ngay ở La Mã . Ông cũng là người vẽ đồ án Dinh Độc Lập đầy ý nghĩa với những tầng và cờ VNCH trên nóc giống chữ Vương tượng trưng cho quyền lãnh đạo quốc gia. Việt Nam Quốc Tự là một ngôi tháp 7 tầng vừa giống cảnh chùa, vừa giống cái tháp mái cong, chạm trổ tinh vi, màu sắc hình ảnh đặc sắc hài hòa với phong cảnh Việt vươn lên bầu trời thường trong xanh, lơ thơ mây trắng của Saigon. 

Việt Nam Quốc Tự nằm ở vùng trung tâm của Saigon Chợ lớn, nhập lại thành thủ đô Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam, trên một vùng đất rộng 45 nghìn mét vuông. Ngày đặt viên đá đầu tiên Việt Nam Quốc Tự có Tổng Thống và Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, có hầu hết hàng giáo phẩm của Phật Giáo, các tôn giáo bạn chứng giám. Ngày đó là ngày 26.4.1964, lễ cử hành lúc 8 giờ sáng. 

Từ ngày CS Hà nội chiếm được Saigon, Việt Nam Quốc Tự đã bị CS cưỡng chiếm. Cơ quan “  tiếp thu và quản lý” kiến trúc có tính dân tộc và tôn giáo này là Ủy Ban Nhân Dân Quận 10. CS  đã từng bước phàm tục Việt Nam Quốc Tự, cắt một phần đất để làm Nhà Hát Quân 10 và Khu Giải Trí gồm đủ thứ từ ăn nhậu, nhảy đầm, đến ca nhạc, mua bán v.v. khích bên cơ sở tôn nghiêm và biểu tương Việt uy nghi này. Có lúc CS cho nhiều tổ họp sản xuất mướn làm nơi sản xuất và dịch vụ bên trong. Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhứt trực tiếp là Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo trong mấy chục năm qua đã liên tục gởi đơn yêu cầu xin lại khu đất này cho Viện Hóa Đạo nhưng nhà cầm quyền CS cố ý im lặng.

Việc làm của CS Saigon mới đây đối với Việt Nam Quốc Tư còn tồi tệ hơn việc làm của CS Hà nội đối với Tòa Khâm sứ của công Giao La Mã nữa. Ngày 23.2.2008, CS gián tiếp bán toàn bộ đất và kiến trúc Việt Nam Quốc Tự cho tài phiệt Mã Lai. Ủy ban Nhân dân thành phố Saigon mà người CS gọi là Hồ chí Minh đã chính thức trao giấy phép cho Công ty Berjaya Land Bhd (B-Land) thuộc Tập đoàn Berjaya của Mã Lai để xây cất và sử dụng, thành một khu phức hợp kinh tế, tài chánh, thương mại và văn phòng với giá 930 triệu Mỹ kim. Công ty Mã lai này ờ sử dụng diện tích 25,4 ha, dự trù khởi công vào tháng 7/2008 và hoàn thành vào năm 2013.

Đây là hành động triệt hạ Phật Giáo rõ rệt và mạnh bạo nhứt của CS. Bước một, CS lấy công ích để che dấu hành động triệt hạ các tôn giáo nói chung. CS san bằng Nghĩa Trang Mạc đỉnh Chi là  nơi  an nghĩ nhiều nhân vật Công Giáo, có Cựu Tổng Thống Ngô đình Diệm, để làm Công viên Lê văn Tám. Lấy một phần khu đất  của Việt Nam Quốc Tư làm nhà hát, khu giải tri để phám tục hóa biểu tượng của Phật Giáo như nói ở trên. Bây giờ thì triệt tiêụ, lấy đất bán cho tài phiệt ngoại bang. Xe cần cẩu, xe ủi đất, xe trút hậu sẽ phá sập  Việt Nam Quốc Tự. Cũng như CS cũng đã kéo  sập Tượng Tiếc Thương, bắn phá mà không làm ngả được lưởi Gươm Thiêng, và gở đan  đậy kiêm tỉnh mộ các tử sĩ VN Cộng Hòa ở nghĩa trang có tính quốc gia là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, đem về lót cho Bịnh Viện Tử Du có lần CS lên bản hiệu là  “ Xưởng Đẻ Thành Phố.”

CS cào bằng cả một nên văn hóa Miền Nam, cả một biểu tượng của một tôn giáo lớn như vậy chỉ với lý do viện dẫn giản dị là  để  “phát triển kinh tế thật nhanh”, theo lời của Ô. Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Quận 10. Người ta khó  hiểu chữ “ thật nhanh” là ý gì của Ông Chủ tịch Quân 10. Phải chăng ý Ong muốn nói, chùa là của  bá tánh, “cha chung không ai khóc”, không ai chống đối như người CS nghĩ hay không. Nhưng cái lý lẽ mà CS nói đó chỉ là lý do ngoài miệng, bên ngoài. Chớ thực chất' ý đồ” bên trong là bán đất cho Mã Lai giá 930 triệu.

Chân lý là chân lý, lịch sử là lịch sử, không ai có thể thay đổi được. Đối dân tộc văn minh như Mỹ, những bãi chiến trường trong Chiến Tranh Độc Lập, súng ống của người Anh thực dân, Chiến Tranh Nam Bắc, nơi quân Miền Bắc thua và thắng, cờ quân Miền Nam và thiệt hại quá nặng nề mà Quân Nhựt đã gây ra cho Mỹ tại Trân Châu Cảng trong Thế Chiến 2, người Mỹ trùng tu bảo tồn  như cổ tích liệt hạng. Ngân sách quốc gia đài thọ; công chức phụ trách; du khách đến chiêm nghiệm nườm nượp.

Di tích văn hóa vật chất của nền văn minh VN đâu có nhiều. Muốn hay không muốn VN Cộng Hòa cũng là một chế độ. Muốn hay không muốn Phật Giáo cũng là một tôn giáo đóng góp rất lớn trong dòng  lịch sử Đệ Nhứt và Đệ Nhị Cộng Hòa, một thời kỳ tư do, dân chủ của nửa nước và nửa dân tộc. Di tích văn hóa dầu sao cũng là một dấu ấn để lại cho người sau chiêm nghiệm. Phá thì dễ và mau, xây khó  và lâu lắm và vô cùng tốn kém.

930 triệu Đô la hay 1 tỷ Mỹ Kim đâu có gì đáng kể so với ngân sách quốc gia đứng hàng thứ nhì xuất cảng gạo, đứng hàng thứ hai xuất cảng cà phê, và với số ngoại tệ mạnh hàng chục tỷ mà người Việt hải ngoại gởi về chung qui cũng vào Tổng Ngân Khố nhà nước. Thế mà vì 1 tỷ đó lại đi triệt hạ một biểu tượng của một tôn giáo nhiều người Việt theo nhứt, một tôn giáo gắn liền với lịch sử dân tộc Việt, quả là một tính toán nông cạn. Làm thế là thách đố cả một tôn giáo lớn, một đại đa số người Miền Nam. Chính những người Miền Nam thơ ơ với chánh trị cũng thấy đường lối chánh sách của CS Hà nội là cào bằng văn hóa Miền Nam, cảm thấy kỳ thị Nam Bắc. Chính những chức sắc và Phật tử  thân chính cũng đau lòng xót dạ. Ăn làm sao nói làm sao với Đại Hội Phật Giáo Thế Giới sẽ tổ chức tại Hà nội khi mà nhà cầm quyền CS triệt hạ biểu tượng Phật Giáo, đem bán đất cho ngoại bang. Hành động CS Việt Nam  triệt tiêu Việt Nam Quốc Tự ở một mức độ nào đó không khác với việc Quân Hồi Giáo quá khích Taliban bắn phá Tượng Phật khắc trên núi hàng nghìn năm ở Afghanistan.