Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

“VĂN MÌNH, VỢ NGƯỜI”

 

HUY PHƯƠNG

 

Một nữ tác giả mới tổ chức “ra mắt sách” ở thành phố Houston đã can đảm nói về “văn mình: đáng để mọi người đọc, và có mặt trong mọi thư viện khắp nơi.”  Trong cuốn sách này, bà cũng không quên in những câu “danh ngôn” đề tên chính bà, bên cạnh những tên tuổi các danh nhân như Mahatma Gandhi, Albert Camus, Winston Churchill hay Ronald Reagan.

Nhưng nhân vật tiêu biểu nhất cho chuyện “văn mình” có lẽ chính là đại thi hào Tô Đông Pha, người đã dám cậy tài, dám sửa thơ của Tể Tướng Vương An Thạch.  Câu chuyện xảy ra vào đời nhà Tống.  Số là một ngày nọ Tô Đông Pha có việc phải đến thư phòng của Vương An Thạch, đọc thấy hai câu thơ của chủ nhân treo trên vách:

 

“Minh nguyệt sơn đầu khiếu

Hoàng khuyển ngọa hoa tâm”

 

Tô Đông Pha chê là vô lý, bởi vì: trăng sáng mà sao lại hót ở đầu núi, còn con chó vàng sao lại nằm trong lòng hoa được, bèn cậy tài, lấy bút sửa hai câu thơ lại là:

 

“Minh nguyệt sơn đầu chiếu

Hoàng khuyển ngọa hoa âm”.

 

Nghĩa là: trăng sáng chiếu ở đầu núi, chó vàng nằm dưới bóng hoa.

Khi chê thơ người (Vương An Thạch) là sai và nghĩ thơ mình là đúng, hẳn Tô Đông Pha phải lấy làm tự đắc, ngạo mạn cho rằng người có địa vị hơn mình chưa chắc có tài hơn mình nên mới dám phóng bút sửa thơ người.  Gọi là giai thoại thì câu chuyện chưa chắc có thật, nhưng đây là một bài học cho những kẻ “văn mình”, nhất là sau đó một thời gian, Tô Đông Pha bị đày đến chỗ thâm sơn cùng cốc, mới tỉnh ngộ biết rằng “Minh Nguyệt” là tên một loài chim có tiếng hót rất hay, và “Hoàng Khuyển” là một loại sâu chuyên tìm ăn nhụy hoa.

Trong văn học sử Việt Nam, vào đầu thế kỷ XIX, Cao Bá Quát có tài ngay lúc còn ít tuổi nên có tính kiêu căng, ai ông cũng chê là học dốt.  Ông nói: “Cả thiên hạ có bốn bồ chữ, anh Bá Đạt tôi và ông Nguyễn Văn Siêu giữ một bồ, một mình tôi chiếm hai bồ, còn một bồ thì phân phối cho cả thiên hạ.”

Một câu chuyện “văn mình” khá phổ thông trong chuyện cười nhân gian Việt Nam là chuyện ba chàng thi sĩ làm thơ con cóc.  Một chàng thấy một con cóc trong hang mới thò đầu nhảy ra nên lấy ngay đề tài ấy và “xuất khẩu thành thơ” ngay câu thứ nhất: “Con cóc trong hang, con cóc ngảy ra”. Chàng thứ hai phụ theo: “Con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đó”. Chàng thứ ba bèn hạ ngay câu kết: “Con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi”.  Làm xong bài thơ “con cóc” ba chàng thấy bài thơ của mình trác tuyệt quá, nghĩ tinh hoa phát tiết ra ngoài hết rồi, tài hoa như thế, chắc phải yểu mệnh, thế nào cũng phải chết, bèn ôm nhau mà khóc.

Chúng ta đã thấy nhiều nhà văn nhà thơ đầy lòng kiêu ngạo, mục hạ vô nhân, cho văn tài mình là nhất, không đọc, không biết, không thèm để ý đến sách vở, văn chương của người khác.  Nhiều vị mới võ vẽ dăm bài thơ, đã muốn lăm le ngồi ghế thi hào.  Tôi đã gặp một vị khách trong một phòng mạch nha sĩ, khi mới được chủ nhân tỏ ý giới thiệu, ông nhoài người về phía tôi, khiêm tốn đưa tay ra bắt và nói “Tôi là nhà thơ XYZ”.

Tội nghiệp cho ông, tôi chưa hề nghe bút hiệu của ông lần nào, cũng chưa hề đọc thơ của ông.  Tự gọi mình là nhà thơ, hẳn ông đắc ý lắm với những bài thơ ông đã làm.  “Văn mình” cũng chính là thơ mình, tranh mình, nghề mình, chức vụ mình, giòng giõi mình, con cái mình, khiếu thẩm mỹ của mình…nhất nhất mọi sự đều nhất, hơn tất cả thiên hạ.  Đó chính là lòng tự cao tự đại của con người.

Về văn, người cậy tài cho mình là nhất thiên hạ, nhưng trái lại nói về vợ nhà, thì lại cho là thua sút vợ người.  Đây chẳng qua là câu chuyện có mới nới cũ, cái gì lâu cũ rồi cũng sinh nhàm chán, như chiếc xe hơi cũ chúng ta lái mỗi ngày. Mỗi ngày lái “chiếc xe nhà” ra phố hay trên xa lộ chúng ta thấy có bao nhiêu chiếc xe đời mới, đẹp đẽ, lộng lẫy, đắt tiền chạy bên cạnh hay qua mặt mình.  Chúng ta thật chưa biết máy móc nó hiện đại ra sao, ghế da hay vải có mềm mại không, tay lái và cần sang số có trơn tru không, nhưng chỉ cần nhìn cái body xe, và nhất là phần sau chiếc xe cũng thấy mê vì nước sơn bóng loáng, thiết kế mỹ thuật, bắt mắt, hai hàng đèn chớp khêu gợi và nhất là cái logo của hiệu xe đắt tiền cho biết đây là một loại xe hảo hạng.  Rồi chúng ta thầm nghĩ, một ngày nào đó khi chúng ta giàu lên có tiền, có chức vị, thì chúng ta cũng có thể sở hữu một cái xe như thê! Cái xe cũ này, lúc mới mua ở hãng nó vẫn còn mới, chạy êm ru, ngồi vào cái xe thấy mát rượi, nhưng quả thật bây giờ sau bao nhiêu năm, nó đã bắt đầu…tả.

Nhật báo Al-Watan ở Saudi Arabia cho biết một phụ nữ đã kiện ông chồng ra tòa để xin ly dị sau 17 năm chung sống, sau khi khám phá ra ông đã lưu giữ số điện thoại của mình trong cell-phone là “Guantanamo” tên một nhà tù nhốt khủng bố nổi tiếng của Mỹ ở Cuba.  Quý bà nghĩ sao khi thấy quý ông memo số điện thoại của vợ là “Sư Tử”, “Bà La Sát” hay “Quản Giáo” nếu ông đã đi tù Cộng Sản về.

Vì chê vợ nhà nên người ta mới thích đổi món, nói theo tiếng lóng thời thượng “cơm” và “phở”.  Vì chán cơm mới thích phở, nhưng theo quy luật “vợ người” thì “vợ là…cơm nguội” của ta, nhưng là “phở tái” của cha giáng giềng!!!

Nói chuyện chán vợ nhà, muốn tìm của lạ thì mới đây chủ nhân một hotel tại New York đã có sáng kiến bày trò thay vợ đổi chồng bằng cách cho những cặp vợ chồng nào muốn nhập cuộc tham dự trò chơi đến thuê phòng.  Sẽ có cuộc bốc thăm để cho ông chồng lúc tối lửa tắt đèn, cầm một con số đến gõ cửa một mụ “vợ người” và vợ mình cũng có một thằng cha khác đến ngủ qua đêm.  Những cặp vợ chồng đang ở trong hotel này không chịu tham dự trò chơi đều phải dọn ra để khỏi có sự nhầm lẫn.  Người ta lên án đây là một trò chơi vô luân, thiếu đạo đức và cuộc giao hoan trao đổi tập thể này là một thứ “cẩu hợp”.

Theo truyền thống đạo lý, lúc trẻ trung lấy nhau là vì tình, lúc về già sống với nhau, yêu nhau vì nghĩa.  Nhiều ông quan có vợ trẻ đẹp, người ta nghĩ là “một vợ, một chồng”, hóa ra bà vợ già đã được cho vào bảo tàng viện sau khi ông thăng quan tiến chức.  Nếu y phục xứng kỳ đức, thì những vị này lại muốn có một người vợ xứng với chức phận của mình.  Đó là thói đời “giàu bỏ bạn, sang bỏ vợ”.  Bây giờ bà vợ quả đã già, răng rụng, da nhăn, nhan sắc tàn phai, nhưng cũng đừng quên chúng ta gặp nàng, yêu nàng, lấy nàng về làm vợ lúc nàng còn xuân sắc, son trẻ, trinh tiết.  Bây giờ cỏ bên này đồi đã khô cằn, héo úa, mà “cỏ bên kia sườn đồi bao giờ cũng xanh”.

Có gì mâu thuẫn giữa văn-thì-mình mà vợ-thì-người không?  Chắc là không! Văn 100% là từ gan ruột, tim óc của mình, còn vợ, lúc yêu thương cũng chỉ mới là 50%, như ta thường gọi âu yếm là “một nửa của anh” nhưng lúc hết tình hết nghĩa thì thành ra kẻ thù không đội trời chung.  Cô người mẫu áo tắm Jasmine Fiore không những bị ông chồng giết, chặt bỏ vào vali, liệng thùng rác mà còn tàn nhẫn nhổ hết răng, cắt hết đầu ngón tay để cảnh sát khỏi tìm ra căn cước.