Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

VĂN CHƯƠNG VÀ CHÍNH TRỊ:

TRƯỜNG HỢP BORIS PASTERNAK

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

     

Ước mơ trở thành thi sĩ chỉ trọn vẹn khi đã chết: cái kết cuộc bi thảm của một cuốn tiểu thuyết gây chấn động cả thế giới có phải là những ràng buộc của dịnh mạng cho thân phận một người như Boris Pasternak?Khi những người như Dr Zhicago và Lara yêu nhau, họ phải chịu bao nhiêu cay đắng , bao nhiêu mất mát thì những kẻ theo thời và hãnh tiến như Kamarowsky thì lại luôn luôn đắc thời và thời cuộc chính là vũng bùn quậy lên để những loại cá như thế sống. Chúng không thể hiện hữu được trong những làn nước trong veo của an lành và hiền lương!

Đôi khi, độc giả đã lầm lẫn vai trò giũa Lara  Antipova  và  Olga Ivinska, giữa Yuri Zhivago và Boris Pasternak, một trong tiểu thuyết , một trong đời thường. Không phải là tự truyện , nhưng những chìm nổi truân chuyên của một thời kỳ hỗn loạn đói kém nhất của lịch sử nước Nga   mà độc giả đã đọc, đã biết , đã cảm , đã thương xót  đễ chia sẻ với tác giả những nỗi niềm riêng mang của nòi tình, của những giấc mơ cứ bị tàn lụi đi trong những cơn lốc tàn bạo của thời cuộc, của lịch sử .

Tiểu thuyết “Dr Zhivago" mđã được David  Lean quay thành phim cùng với Robert Bolt viết phân cảnh và đối thoại. Hai nhân vật chính , Omar Shariff trong vai Yuri và Julie Christie trong vai Lara đã tạo rất nhiều ấn tượng cho khán giả . Cũng như bản nhạc đệm thật tuyệt tác. Phim  nhắm chủ đề chính là chuyện tình và dùng nhân vật người em của Yuri (Yevgraf) là người kể chuyện. Trong khi nhiều phân cảnh cũng như tính chất của triết lý về một thời đại lịch sử của nước Nga thời ấy lại bị bỏ quên. Hồi còn ở Việt nam , tôi nhớ đã đi coi phim này hai ba lần , một ở Sài gòn , một ở Nha Trang.   Mặc dù coi đi coi lại nhưng vẫn thích thú như khi coi lần đầu tiên.

Với tiểu thuyết này, Boris Pasternak được giải Nobel văn chương.

 

Ngày 25 tháng 10 năm 1958, đúng hai ngày sau khi Hàn lâm Viện Thụy Điển công bố giải Nobel văn chương, Boris Pasternak đã  gửi một  điện  tín cho hội đồng chấm giải:  "Inmensely thankful, touched,proud, astonished, abashed” (cảm tạ vô bờ, xúc  động, hãnh diện, kinh ngạc , sửng sốt)

Nhưng, hai ngày sau, thì lại có một điện văn gửi đến, ký tên Pasternak với nội dung trái ngược hoàn toàn với bản văn trước.Ông từ chối nhân giải và cho rằng đó là một âm mưu chính trị để chống lại nước Nga Xô Viết. Đây là một trường hợp đầu tiên và thật là đặc biệt . Có phải chính trị đã chi phối hoàn toàn văn học  ở những nước Cộng Sản? Mà trường hợp Boris Pasternak với Doctor Zhivago là một điển hình.

Bắt đầu từ  buổi niên thiếu, Boris Pasternak đã trong tác phẩm của mình trải dài những  biến cố hoài nhớ   về những nhân dáng của chính mình và những người liên quan đến ông trong cuộc sống, Ông sinh năm 1980  và trong một gia đình mà người cha , Leonid pasternak , là một họa sĩ đã có  những điều hiểu biết đã tạo thành những chất liệu sống  cho văn chương mình. Mẹ ông, bà Rozalia Kaufman,  là một dương cầm thủ xuất sắcnhưng không ngó ngàng gì đến dự nghiệp của mình và rời khỏi gia đình .  Hai khuôn dáng chân dung ảnh hưởng lớn trong đời văn chương mà ông chiêm ngưỡng buổi thiếu thời là nhà soạn nhạc Scriabin, người đã gần gũi Pasternak những mùa hè và Toltoy, người đã chiếm ngự bộ chân dung  của ông. Scriabin cố gắng khai triển những thích thú của âm nhạc đối với một cậu bé nhưng đã bất lực trước Toltoy, một mặt khác đã trao đổi những ký ức không nguôi  khi cùng người cha đến gần bên giường bệnh của tiểu thuyết gia đang hấp hối   và người cha họa sĩ này đã thốt lên  đang phác họa lại một chân dung chết…

Khi còn trẻ, Pasternak đến học tại Đại Học Mạc Tư Khoa và bắt đầu vương vấn với nghiệp viết văn cũng như phê bình, và có mối quảng giao với rất nhiều thi     văn nghệ sĩ.  Có lúc, ông đã miêu tả những liên hệ với nhà thơ Mayakovsky và rất thích thú với quan điểm cấp tiến phóng khoáng để thay đổi những khuôn dáng của nghệ thuật. . ông cũng có nhiều liên quan với nhiều thân hữu  chống đối lại với chế độ Cộng sản  Liên Xô, mà một số người đả phải tự tử  giống như Marina Tsvetayena  và người khác giống như Titian Tabidze , người đã bị bắn trong một biến cố của thập niên 1930.

Mùa đông phủ kín mọi vật với lớp tuyết trắng xóa, trong một ngôi nhà  ở Varikyno, khi gió hú lồng lộng ngoài trời  và tiếng sói tru thê thiết, thi sĩ Yuri Zhivago  bên cạnh có người đẹp  Lara đã viết những bài thơ  . Trong khung cảnh ấy, dưới ánh đèn bạch lạp chập chờn, dòng thơ diễn tả nỗi niềm của đôi lứa yêu nhau, nỗi đau đớn chua xót  của buổi khởi đầu và niềm hy vọng vào những bài học chứng nghiệm của tôn giáo.

Trong bố cục của tiểu thuyết  lừng danh “Dr Zhivago”, Boris Pasternak đã viết những bài thơ  mang trọn vẹn thông điệp của chính bản thân mình bằng văn chương.  Từ góc cạnh những bài thơ, đã có một cái nhìn nhất quán về một thế thời mà con người bị lôi đi trong những cuồng nộ không cưỡng chống lại được. . Từ tiểu thuyết này , có sự liên tưởng từ nhịp đập của trái tim hiện hữu đến tình yêu  mênh mang nồng nàn , của trái tim con người đến nỗi yêu dấu suốt đời.

Bài thơ “ Đêm đông” trong “ Những bài thơ của Doctor Zhivago”:

 

‘Tất cả quét, quét sạch trên mặt đất

ở mỗi lúc xoáy tròn

Ngọn nến trên bàn leo lét

Ngọn nến cháy.

Giống như bầy ong nhỏ lao vào lửa

Trong khí hậu vào hè

Những đóa tuyết chảy dài khuôn cửa kính

Ròng ròng khôn nguôi.

Tuyết đổ khuôn những mũi tên ,vòng nhẫn và tinh tú

Tô điểm khuôn kính

Ngọn nến trên bàn sáng lóa

Ngọn nến cháy.

Vương vấn chút bóng tối tỏa rộng ngoài xa

Trần nhà chập chờn

Quẩn vào tay, quẩn vào chân

Với số mạng cùng xúc cảm

Và thảng thốt đụng mặt sàn

Đôi giày rớt xuống

Và giọt giọt sáp của nến chảy

Như lệ khóc quay cuồng

Tất cả đã biến mất trong tuyết giá mù mịt

Mầu xám trắng nhạt nhòa

Ngọn nến trên bàn vẫn còn đứng

Ngọn nến cháy.

Khói lửa run rẩy trong nét phác họa

Của hừng hực nóng quyến rũ

Nâng cao đôi cánh vỗ

Của những thiên thần

Cả tháng hai cơn bão tuyết quét qua

Mổi thời khắc đang trở lại

Ngọn nến trên bàn ứa mắt khóc

Ngọn nến còn cháy.”

    

Tác phẩm "Dr Zhivago” là tiểu thuyết về cuộc đời của một bác sĩ trong thời kỳ  của Cách mạng tháng Mười ở Nga.  Một cuộc đổi thay  vĩ đại đã cuốn đi bao nhiêu mảnh đời trong dông bão của loạn ly.  Đói khổ, bệnh hoạn, tù tội, tất cả là tình cảnh của Yuril Zhivago có vợ  là Tonia nhưng cũng yêu người tình là Lara với tấm lòng thật mê đắm cuồng nhiệt. Họ yêu nhau, xa cách nhau rồi nhớ nhung nhau để đi tìm kiếm nhau trong đất nước Nga mênh mông giữa những trận chém giết tàn bạo dưới những cơn bão tuyết mù mịt đất trời. Chàng bác sĩ Zhivago và cô y tá Lara  gặp nhau giữa những cảnh ngộ thương tâm tạo thành một mối tình  mà trong đó hai người bị ray rứt giữa đạo lý và tình cảm.  Cuộc tình kéo dài đến năm 1922, qua bao nhiêu là truân chuyên xa cách và chỉ chấm dứt  khi  cơn đau tim kéo đến hành hạ thể xác và chàng từ trần trên chuyến xe điện để đi tới bệnh viện mà chàng sẽ làm việc. Người em cùng cha khác mẹ sau khi chôn cất chàng xong đã tìm thấy những bản thảo thơ văn của chàng và đem in thành sách. Những bài thơ chàng làm cho Lara, những kỷ niệm tình yêu của cả một đời. Thế là ước muốn trở thành văn sĩ của Bác sĩ Zhivago đã thành sự thực khi chàng đã lìa đời.  Những bài thơ ở cuối sách như một cách thế diễn tả  gián tiếp của một con người sống trong một thời đại thật nhiều bất ưng. Suy nghĩ và cảm nhận về một thời thế mà ở đó con người bị xô đẩy vào những tình huống khốn cùng, của những tay cơ hội chủ nghĩa như nhân vật luật sư Komarowsky  hoành hành với những việc làm tồi tệ…

Cuốn sách viết xong  vào năm 1956 và đem đến  kiểm duyệt để in thì bị phê phán dữ dội. Ban biên tập của tạp chí  văn chương “ Thế Giới Mới “( Novy Mir) đã  kết luận một cách độc đoán là “ phản cách mạng, phi nghệ thuật và xuyên tạc phỉ báng chế độ”. Sau này khi tác phầm “Dr Zhivago” được giải Nobel văn chương thì tạp chí Literatournaia Gazeta tố cáo rằng việc trao giải là một hành động thuần túy chính trị nhằm làm tăng cường độ chiến tranh  lạnh chống lại đất nước Nga- Xô Viết.

Elia  Ehrenburg , một nhà phê bình văn học khá tăm tiếng của văn học Nga Xô Viết và cũng là một người  được sủng hạnh của chế độ , có tiếng nói nặng ký với giới  lãnh đạo văn nghệ,  viết: “… Sau khi đọc bản thảo “ Bác sĩ Zhivago” tôi lấy làm  rất buồn phiền. Có lần Boris Pasternak đã viết :” Việc không biết cách tìm tòi và nói lên sự thực, là một thiếu sót mà không thể lấy bất kỳ lời nói giả dối nào để che đậy cho thiếu sót ấy được” Trong cuốn tiểu thuyết này, cái giả dối trong nghệ thguật ấy đã làm tôi hết sức sửng sốt. Tôi cố tin Boris Leonidovits đã viết khá chân thật. Trong cuốn sách có những trang hay kỳ lạ về thiên nhiên, về tình yêu, nhưng có nhiều trang nói về những điều mà tác giả chưa từng được nhìn thấy, chưa được nghe thấy bao giờ. Phụ thêm vào cuốn sách có những bài thơ tuyệt vời, chúng dường như nêu bật cái chưa chính xác về mặt trữ tình của văn chương>..” (Vương Trí Nhàn dịch trong “ Chân Dung Văn Học”, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ,2000)

 Và, tác phẩm của Boris Pasternak không được phép in trong thời gian đó. Mãi đến  mấy chục năm sau, năm 1987, trong chính sách “ Glastnost “ của Gorbachev, tác phẩm mới được chính thức in lại ở Nga trong khi đã xuất hiện ở cả mấy chục quốc gia trên thế giới. Một điều khá khôi hài là người mà lúc trước chống “Dr Zhivago” dữ dội nhất thì nay lại tán tụng nhất  .Đó là chủ bút “ Thế Giới  Mới” (Novy Mir): Sergei Zalygin.

Năm 1957,  bản thảo được mang ra ngoại quốc để in và gây ra dư luận một thời. Bản đầu tiên in ở Ý và sau dó được chuyển  đổi thành nhiều ngôn ngữ và là một kiệt tác của văn chương nhân loại. Sự cấm đoán của chế độ Nga Xô Viết cũng dễ hiểu. Làm sao  những thông điệp chính trị như thế được truyền bá công khai. Những nhân vật chính của tác phẩm đã cất tiếng nói để biểu hiện những cảm nghĩ chân thực của một người trí thức  cũng như thái độ với cuộc cách mạng vô sản. Trong tác phẩm dẫy đầy những phê phán về sự thất bại cũng như bất lực trước sự giải quyết những vấn đề nhân bản thiết yếu của nhân dân . Nga  trong cuộc  cách mạng tháng mười . Tính bạo tàn của chế độ với sự áp đặt chuyên chế lên sinh mạng của con người được  cố tình làm nổi bật để biểu lộ những tâm tư vô vọng trong thời đại ấy. Dường như, tất cả những nhân dáng của tác phẩm bị xóa nhòa và bôi đen trong tấn  thảm kịch để những nhân vật ấy bị xô đẩy và cuốn vào cơn lốc xoáy lịch sử với kết cuộc là chia ly tan tác của tình cảnh khốn quẫn đi đến tuyệt vọng chết chóc.. Dưới ngòi bút mô tả của Boris Pasternak, tình yêu và nhân tính bị hủy diệt bởi “ chính trị của cách mạng”.

Được giải văn chương cao quý nhất, thế mà phải bị bắt buộc từ chối, Pasternak đã phải chọn lựa một quyết định . Hoặc là chọn lựa sự lưu đày , hai là từ chối giải thưởng. Ap lực của chế độ đè nặng lên đời sống của ông khiến ông không có giải pháp nào khác. Sau cùng, ông bị bắt buộc đọc một bài diễn văn theo lệnh của Đảng phù hợp với ý muốn của lãnh đạo, thừa nhận sự “sai lầm và lạc hướng" của mình để từ chối giải Nobel văn chương năm 1958.  Dù là một sự khuất thân  miễn cưỡng, nhưng  cũng gây nhiều dư luận không đẹp cho chế độ Cộng Sản. Tác phẩm “Dr Zhivago “ lại càng dược đón nhận dù sự vắng mặt của nhà văn trúng giải trong buổi lễ vinh danh  ở thủ đô Stochkolm.  Người ta thấy rõ ràng hơn những dây xích trói chặt giới văn nghệ sĩ ở Nga Xô Viết.

Đời sống thực của ông cũng không khác tình cảnh của nhân vật trong Dr Zhivago. Mối tình của ông với Olga Ivinska kéo dài 14 năm đầy những nước mắt và chỉ chấm dứt khi ông lìa trần. Đó là một mối tình lớn của thế kỷ mà trong đó , thời thế đã đóng một vai tàn  ác và rẽ chia những phận số bằng sự xô đẩy vô tình không xúc cảm.

Nhà văn Boris Pasternak đã gặp Olga trong một cuộc tiếp tân của văn nghệ sĩ ở Moskova.  Nhà văn lúc  đó đã lập gia đình  tới hai lần trong khi Olga cũng đã hai lần góa phụ, một người  chồng tự tử  và một người chồng  bị bệnh nan y mà qua đời. Olga là một dịch giả và làm việc trong một nhà xuất bản.

Gặp nhau lần đầu tiên hai người cùng ngất ngư vì tiếng sét ái tình bủa xuống. Sau này, Olga khi hồi tưởng lại đã tâm sự với người bạn gái thân của mình  về buổi gặp gỡ đầu tiên  với Boris  là “ cuộc đối thoại với Thượng Đế “ . Còn Pasternak  trong bức thư sau đó cũng viết “Olga, thiên thần của đời Anh. Và trong suốt cuộc đời Anh, Anh chỉ có yêu Em”

Dù chàng đã có vợ con, nhưng hai người khắng khít với nhau không thể tách rời như một đôi tình nhân thuở thanh xuân. Trong sự luyến ái còn mối duyên văn nghệ.  Chàng viết và sáng tác để nàng đánh máy và sửa  chữa  lại tác phẩm. Hình như, thơ văn của chàng  nhiều sức sống hơn dù đời sống nhiều sức ép và thậm chí cả sự rình mò của mật vụ. Dưới thời kỳ ngự trị của trùm Đỏ Stalin, không một sự chống đối hoặc đi ra ngoài chính sách được chấp nhận,nhất là với giới văn nghệ sĩ. Lưu đầy, tù án, phong tỏa an trí, tất cả những biện pháp ấy làm cả một quốc gia như bị giam trong một nhà tù khổng lồ. Với bàn tay sắt, mọi người trong xã hội bị khép vào một kỷ luật luôn luôn có đôi mắt trừng trừng dòm ngó của mật vụ. Về sau này, trong thời kỳ Krushchev câm quyền  và thời Gorbachev, phong trào tố Stalin đã phanh phui nhiều hiện tượng ghê tởm của chế độ.

Năm 1949, đánh giá cuốn sách “Dr  . Zhivago” là một cuốn sách phá hoại chế độ, thay vì trực tiếp trừng phat, Stalin ra lệnh bắt giữ người yêu Olga của ông trong nhà tù nổi tiếng là địa ngục trần gian Lubianska. Sau đó bị giải đi trại khổ sai ở Mordovian. Mà không một bản án không một xét xử tội trạng nào.

Ở ngoài, Boris Pasternak không có cách nào hơn là cầu nguyện và làm hàng loạt những bài thơ cho người yêu. Trong tù, Olga bị biệt giam, quay cuồng trong những cuộc tra vấn khủng khiếp. N àng kiên cường bảo vệ người yêu, khăng khăng từ chối những luận cứ nhằm ghép tội gián điệp cho Pasternak. Có lần ông đã  viết để bày tỏ sự biết ơn của mình về sự hy sinh quên mình của nàng. Và chính những người cai ngục vô lương tâm cũng phải thừa nhận điều này.

Olga bị xẩy thai trong ngục tù mà Boris Pasternak cũng không được phép thăm viếng. Xa cách  cả ngàn dặm, chàng làm thơ cho nàng, viết thư cho nàng và trợ giúp vật chất cho mẹ già và đứa con của nàng bị bơ vơ không chỗ nương tựa. Sau bốn năm tù, nàng về sinh sống ở một ngôi nhà tại ngoại ô Moskova gần nơi cư ngụ của Pasternak nơi ông đang sống với người vợ kế là Natalya. Hàng ngày Olga đến làm việc như một người thư ký và tình yêu hai người đã có những trang sách đẹp. Passternak hoàn thành tác phẩm và “Dr Zhivago” được in lần đầu ở Ý. Và khi bị bắt buộc từ chối giải thưởng ông chua chát” chúng bắt tôi ghét những gì tôi yêu và rốt lại là tôi yêu những gì tôi ghét”

Hai năm sau, mùa xuân năm 1960,  Boris Pasternak bị từ trần vì ung thư. Trước khi ra đi vĩnh viễn ông điện thoại cho người yêu để mang đến một tín hiệu tình yêu mà suốt đời  Olga mong mỏi. Vài tháng sau, nàng lại bị bắt giam vì  bị nghi ngờ đã mang tác phẩm ra ngoại quốc để in. 

Khi được tha khỏi nhà giam bốn năm sau, việc đầu tiên của Olga là đến thăm mộ phần của Boris Pasternak nơi an nghỉ của một nhà văn lớn và cũng là một người tình đa mang nhiều khổ lụy của cuộc sống.

Hình bóng thực của nhân vật Lara trong “ Dr. Zhivago”, nàng Olga  cuối đời  sống hiu hắt trong một căn chung cư nhỏ ở ngoại ô Moskova , mắt lòa, sức khỏe sa sút, tinh thần tàn tạ. Bà từ trần năm 1995, chấm dứt một thiên tình sử não nùng của thế kỷ hai mươi này.

Việt Nam hay bắt chước “ông Liên Xô” trong nhiều tình huống.Và người phương Đông lại có những thủ đoạn thâm độc hơn. Như những trường hợp Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang,… chẳng hạn…  Rồi cứ sửa đi sửa lại hoài mà cái sai vẫn còn  để cái còng và cái xích mãi vẫn chưa triệt tiêu. Có ai dám tuyên bố rằng ở Việt Nam bây giơ văn nghệ sĩ đã được cởi trói. Hay, cũng chỉ là cái bánh vẽ như thơ của Chế Lan Viên lúc cuối đời thú nhan?