Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

VÀI MẨU CHUYỆN VỀ

GS NGUYỄN KHẮC KHAM

 

NGUYỄN VĂN CANH

(đệ II Văn Chương, 1952-1953,

Trung Học Minh Tân, Hà nội)

 

Vào tháng 8, 06, anh Ngô ngọc Trung và tôi lại thăm Thày với mục đích là sưu tầm các sách vở và bài viết của Thày lại để phổ biến nhân dịp lễ thượng thọ năm thứ 99 của Thày vào hạ tuần tháng 12, 06. Công việc tổ chức lễ được giao cho anh Nguyễn minh Lân, Trưởng Ban điều hành Viện Việt Học. Vì nhà Hàng Kobe bị bận vào các ngày Chủ Nhật, cuối năm 2006, nên lễ thượng thọc của Thày được tổ chức vào ngày 14 tháng 1, 07. 

Nhân dịp  này, tôi ghi lại vài mẩu chuyện giữa Thày và tôi.

 

Thưa quí đồng môn:

 

Thày là Một người rất nặng lòng với đất nước.

 

Ngoài vấn đề văn học ra, với kiến thức uyên bác (trí tuệ) được phổ biến cho người đời, Thày còn lưu tâm đến hấu hết mọi vần đề của đất nước.  Vấn đề Biển Đông và Biên Giới Việt Hoa là thí dụ.

-Vào tháng 7 năm 1994, Thày Kham gọi cho tôi, cho biết có một bản tin  đăng trong  một  tờ báo Hoa ngữ loan báo 10 học giả từ Hoa lục sang họp với 100 học giả  Đài Loan trong 2 ngày 28 và 29 tháng 6, 94 . Họ tuyên bố rằng Trung Hoa có chủ quyền lịch sử về  vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Họ kêu gọi các học giả tìm kiếm tài liệu, bằng cớ để xác nhận chủ quyền, và đồng thời cũng kêu gọi Hoa Kiều ở khắp nơi đáp ứng lời kêu gọi ấy. Thày nói : “Ở trong nước chính quyền không có một phản ứng gì về lời tuyên bố đó. Vậy Giáo sư phải lên tiếng, chứng minh rằng Biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường  Sa là của Việt nam”.

Đó là nguyên do gần 30 trí thức Việt nam hải ngoại  họp tại phòng Hội của Viện Nghiên Cứu Hoover về Chíến Tranh, Cách Mạng và Hòa Bình, Đại học Stanford, California, vào ngày 22 tháng 7 năm 1994. Hội nghị  tuyên bố : “ Trí thức Việt nam tại Hoa Kỳ long trọng bác bỏ lời tuyên bố của Hội Nghị người Trung Hoa lục địa và Đài loan, và  nhận chủ quyền của Việt nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vì các vùng quần đảo này về phương diện địa dư, lịch sử, pháp lý cũng như sự hành sử chủ quyền đểu thuộc về Việt nam.”

Một năm sau đó, Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ Việt nam ra đời thay thế nhóm trí thức trên. Thành viên của Ủy Ban gồm có các Giáo sư  Luật Khoa của Đại học Sàigòn  Vũ quốc Thúc, Nguyễn cao Hách, Nguyễn văn Canh và các Luật sư Vũ ngọc Tuyền, Võ văn Quan.

Ủy Ban đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề nhượng biển, đất đai trên vủng Biên giới của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam và Đảng Cộng sản Việt nam cho Trung Cộng.

-Vào đầu năm 1995, trong một buổi lễ vinh danh cố Linh Mục Viện trưởng Viện Đại Học Đà lạt Nguyễn văn Lý về đóng góp của Linh mục cho nền văn học Việt nam, Thày cho biết ông Vũ hữu San có viết một cuốn sách tên là Địa Lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa. Cuốn sách này có giá trị cao, cần phải in ra để xác nhận chủ quyền của Việt nam trên Biển Đông. “ Giáo sư cần phải đọc và lo in cuốn sách đó.” Tôi trả lời: “ Thày đánh giá như vậy là đủ. Tuy nhiên, con không quen với công việc in ấn này, không thể làm được.” Sau đó Thày gọi cho tôi, nhấn mạnh cần phải lo in cuốn sách của ông San. Thực ra tôi rất lúng túng, không biết xoay sở ra sao, nhất là tiền bạc để in. Vả lại, công việc rất bề bộn, không biết làm sao có thể cáng đáng đuợc cả vấn đề như thế.

Vào thời gian này, ông Nguyễn tư Cự, thuộc dòng dõi triều Lý, thường liên lạc với tôi,  trước hết là nhờ tôi đề tựa cho một cuốn tiểu thuyết có tên là “Ngược Đường Trường Thi” của Nguyễn triệu Luật, một hậu duệ của triều Lý; sau đó nhờ tôi liên lạc với GS Kim Ki Tae, Khoa trưởng Cao Học, Phân Khoa Việt Học và GS Cho Jae Hyon,  Khoa Trưởng Ban Cử Nhân, Việt Học của Đại học  Ngọai Ngữ Hankuk ở Hán Thành, tìm tài liệu về Hoàng Tủ Lý Long Trường và giúp thiết lập liên lạc với Hậu duệ của Hoàng tử đang sinh sống tại Nam Hàn.  Tôi biết ông Cự là chủ nhà in Hương Quê ở Fremont. Tôi nêu vấn đề cuốn sách “ Biển Đông” và nói rằng tôi không có tiền bạc gì và cũng không thể lo vấn đề phát hành để thu vốn trả cho nhà in. Ông Cự nói với tôi rằng: “Ông để tôi lo, và không cần lưu tâm đến tiền bạc.” Về sau, vào 29 tháng 4, 95 một số anh chị em trong Ban Tổ Chức có tổ chức một buổi nói chuyện về Biển Đông và biếu  cho mỗi vị tham dự một cuốn và bù lại tiền “tặng” cho Ban tổ chức được khoảng $2,000. Với số tiền đó nhờ anh em trang trải tiền in. Vể vụ này, tôi biết ông Cự bị lỗ nhiểu. Vì lẽ, ông giao cho một sinh viên in vào ban đêm, và sinh viên này cho máy chạy mà không kiểm soát trước khi cho in và nên có nhiều trang bị trống. Vì thế các cuốn sách in đợt  đó phải bỏ đi.

-Rồi đến năm 1999-2000, VC ký thiệp ước nhượng đất  trên vùng biên giới và một phần vịnh Bắc Việt cho TC. Thày gọi cho tôi, yêu cầu tôi phải viết bài về vấn đề này. Tôi cho biết rằng tôi không có nhiều thì giờ đi sưu tầm tài liệu, vì phải lo nhiều ưu tiên khác. Thày tự động đi Berkeley tìm kiếm tài liệu rồi gủi cho tôi như  hiệp ước Thiên tân, 1885 và các công ước 1887 và 1895, nhiều tài liệu mà các sử gia Pháp viết về vấn đề này như Bộ Sưu Tập “Les Frontieres du Vietnam” do P.B. La Front điều kiển; rôi Thày chụp cả cuốn “ La Souverainete sur les Archipels Paracels et Spratleys” của Monique Chemillier-Gendreau, các tài liệu Beijing Review v.v.

Quí anh chị thử tưởng tượng một ông già trên 90 tuồi, thay vì ngồi than vãn như nhiều người khác về tình trạng mất đất, mất biển,  vai đeo túi vải, nhà ở San Jose, sáng dậy sớm, từ nhà đi  bộ một đoạn khá xa đến trạm ô tô buýt, lên xe đi  Fremont, rồi lấy  xe Bart đến Berkeley. Từ bến xe Bart, Thày  đi bộ vào Tổng Thư Viện, sưu tra sách, tài liệu. Khi kiếm được sách, tài liệu, Thày  phải đọc tài liệu và đánh giá trước khi đi chụp. Sau khi mượn sách, Thày đi bộ ra nhà photocopy, nơi mà Thày gọi là rẻ nhất, có lẽ ở đường Telegraph chụp. Xong mang sách trở lại thư viện trước khi ra về. Ai ở Đại học Berkeley mới biết khoảng cách từ Tổng Thư Viện ra tới nơi chụp photocopy xa như thế nào. Có lẽ Thày còn phải bỏ ra  3 giờ để đi và 3 giờ để về. Còn giờ đọc sách, đi ra ngoài in và trờ về thư viện trả sách không kể.

Cứ như vậy, mất nhiều ngày tháng , Thày rất nhẫn nại, tìm kiếm tài liệu cho tôi và tôi có được một đống tài liệu  lớn để sử dụng.

Tôi rất đội ơn Thày, nhất là Thày đã tin cậy nơi tôi và Thày đã không nề hà làm công việc sưu tầm tài liệu cho một đệ tử. Tôi không bao giời dám hỏi Thày về chi phí copy tài liệu ấy.

Thày thường nhắc tôi rằng “Giáo sư cần tài liệu gì, cho tôi biết, tôi sẽ đi tìm cho.” Quả thực tôi không dám nhờ Thày.

-Cư vào tháng 12 dương lịch mỗi năm, cũng như năm nay, tôi lại thăm Thày nhân lễ Giáng Sinh, Thày nhắc là đến ngày 19 tháng 1, nên làm lễ kỷ niệm ngày Mất Hoàng Sa vào tay Trung Cộng. “Nếu không làm gì, lâu ngày người ta quên đi.”

Thực là cảm động, một vị trí thức cao tuổi lúc nào cũng nghĩ tới đất nước!

 

Thày là một Lão sư nhân từ, bao dung.

 

-Có một lần, Tôi ngồi nói chuyện về cộng đồng với Thày. Tôi có nhắc đến GS Trần công Thiện. Nhân đó, Thày nói rằng GS Thiện mượn của tôi một tài liệu rất quí về văn hóa, rồi tôi đòi không trả, và ông ấy không liên lạc với tôi nữa. Thày nêu vấn đề nhưng không dận dữ (tình thương). Sau đó, tôi có hỏi GS Thiện về việc này. GS Thiện cho biết: “Tôi ấy mượn tài liệu của Cụ  để soạn chương trình dạy lớp văn hóa Việt “cách đây 25 năm”. “Cậu học trò của tôi mượn sách ấy, rồi bỏ trốn luôn. Tôi không biết nói làm sao và không dám gập Cu.”  Ít năm sau, tôi gợi ý rằng nhân dịp lễ thượng thọ năm Thày 97 tuổi ( 2004) , “Anh đến dự và xin tạ tội với Cụ đi, và chắc là Cụ cũng sẽ  tha tội cho anh.” Quả thật, Thày đã tha thứ cho Giáo sư Thiện về việc đó. Nếu ai làm công tác nghiên cứu thì biết rằng tài liệu là “ bảo vật” để từ đó viết bài. Đánh mất tài liệu là một “tội lớn.”

-Hồi tháng 9 năm rồi, cố GS Thiện bàn với tôi về việc thiết lập “thư viện” tiếng Việt ở San Jose. Ý tưởng là vận động bàu cho Thị Trưởng hay ai đó, đổi lại họ hỗ trợ để xin chừng  $100,000 mua sách, tài liệu tiếng Việt, và các sách vở tài liệu đó sẽ lài tài sản của Thành phố, để ở Thư Viện trên  đường Tuly. Tôi thấy ý tưởng đó có thể thực hiện được  và khuyến khích GS Thiện với tư cách Chủ tịc Hội Đồng Cử Tri người Mỹ Gốc Việt của Santa Clara County chuẩn vị công tác này. Thị xã  San Jose hàng năm nhận được từ Liên Bang hàng trăm triệu MK dưới hình thức “Bloc Grant.” Và $100,000 không đáng là bao nhiêu vả lại theo kế hoạch đề nghị của GS Thiện, sách mua được là tài sản của Thành phố và lưu trữ tại Thư Viện của  hệ thống thư viện thành phố  để họ quản trị. Giáo sư Thiện sau đó công bố ý định này và có báo đăng tin ấy. Thày đọc báo thấy tin GS Thiện lo lập Thư Viện và Thày gọi cho tôi nói rằng cần phải hỗ trợ GS Thiện. Tôi có cắt nghĩa cho Thày rằng đó mới chỉ là một ý kiến để chuẩn bị lập Thư Viện, và chưa có gì trên thục tế. Thày nói rằng cần phải có quỹ mới làm được và Thày ủng hộ $50.00 và nhờ tôi ứng trước. Tôi phải nghe theo, vì thực tế còn phải mất nhiều thởi giờ mới bắt đầu. Tôi chuyển 50 dollars cho GS Thiện. GS Thiện không dám nhận. Tôi khuyến cáo là để tiền này vào Hội Văn Hóa Việt. Sau đó Thày nói rằng “tôi nợ Giáo sư $50.” Tôi từ chối không dám nhận. Tuy nhiên, Thày nhờ một môn sinh “mới” là anh  Tuấn Khanh, làm ở San Jose State University đưa Thày lên tận nhà để trả lại tiền, và Thày còn cho tôi “ một hộp chè sâm nữa.” Vụ ứng trước tiền này tôi lại có lời!.

Thày là một bậc sư phụ khả kính, tận tụy suốt đồi cho sự nghiệp văn hóa giáo dục, đào đạo biết bao thế hệ trí thức cho đất nước, cho đến nay (ở tuổi thọ 100)  vẫn làm việc (hành động),  không ngưng nghỉ, vô vị lợi cho thế hệ mai sau.

Thày quả thực  là biểu tượng của trí tuệ, và tình thương; và cũng là  của tri hành hợp nhất.

Thầy là một nhân vật hiếm có của đất nước.

Tôi thành tâm cầu nguyện Thày được mạnh khỏe.                                                        

                                                                                   

8 tháng 1, năm 2007