Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TƯỞNG NIỆM

VƯƠNG ĐỨC LỆ

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

Buổi sáng, trên đường tới sở, nghe đài phát thanh. Một thi sĩ vừa ra đi. Buổi tối, về giở tập thơ: Thơ Vương Đức Lệ, Mấy vần thơ còn sót lại trong trí nhớ. Thấy những tấm ảnh ở bìa sau. Ảnh Mạnh Đan năm 1967, tươi tắn mỉm cười. Nhưng những bức ký họa của Chóe, Phan Diên, Tạ Tỵ, và Đằng Giao thì khác hơn. Những cặp kính đen nhìn đời. Những nét phác khắc khổ. Những hình tượng gợi lại một nỗi niềm nào đó. Có thể, là ảnh hưởng của chiến tranh, của vết thương trên mắt từ thuở Tết Mậu Thân ở Long An? Có một chút buồn rầu, có một chút thời thế ghé chân vào, trong cái không gian tối sậm, trong những nét vẽ như muốn hằn lên những dấu tích của đời người...

Giở vào bên trong, đọc đại một bài thơ, không chủ đích chọn, tình cờ. Như cái chết vừa đến với một người. Bài “Bóng Ngày Qua”:

 

“Phân vân mở nắp quan tài

Ngẩn ngơ ướm hỏi quan tài đó ư?

Ngày nào tóc biếc còn tơ

Giật mình sương điểm bạc phơ mái đầu!”

 

Cùng một trang, bài thứ hai, “Sân Khấu”. Cuộc đời có phải là một tấn tuồng gần đến hồi kết cuộc. Khép lại những trò chơi, xóa đi những khuôn mặt bôi vôi của vai hề nhạt nhẽo làm trò cười cho người khi giọt nước mắt thầm rơi:

 

“Kìa tấm màn nhung khép lại rồi

Soi gương người xóa mặt bôi vôi

Ngoài kia trăm họ ai cười khóc

Có xót riêng người nước mắt rơi”

 

Bài thứ ba, Hóa Thân, cát bụi lại trở về cát bụi. Em và ta cùng chia sớt với nhau những ngày tháng dương trần để rồi cũng phải theo lẽ sinh diệt tự nhiên của lẽ tuần hoàn:

 

“Từ thân cát bụi ta về

Cùng em phận nhỏ ngồi chia cát lầm

Dìu nhau suốt nẻo đường trần

Quẩn quanh rồi cũng mộ phần chia hai”

 

Và bài chót, trong cùng một trang, Một Đóa Vô Thường:

 

“Ta đi quá nửa đường trần

Qua cơn thành trụ, còn phần hoại không

Hạt tình kết quả tai ương

Hóa sinh một đóa vô thường đó thôi”

 

Thơ sao như nghe của người nửa bước cõi dương trần, nửa bước cõi âm cảnh. Không biết, tác giả làm những bài thơ này lúc nào mà nghe như lời trăn trối? Không biết có phải linh tính đã báo trước một chuyến đi thật gần? Hay, qua những cảnh đời biển dâu tang tóc, cái ý nghĩ của một người hiểu sự trở về của mình như vòng sinh diệt, như con đường rồi ai cũng phải ghé qua...

Tôi đọc thơ Vương Đức Lệ, như chia sẻ cái liên cảm của người thơ. Hôm nay, trời lạnh. Và, cái khí hậu heo hắt cuối đông ấy đã phả vào thơ nỗi niền man mác trong tôi. Với thi sĩ họ Vương, tôi chỉ là người đọc thơ và chỉ gặp mặt một đôi lần. Nhưng, hình như tôi đã biết ông, lâu rồi, thuở còn xa xăm lắm...

Tôi nhớ, khi tôi còn là cậu học trò trung học, tôi đã biết và đọc thơ ông. Tôi cũng nhớ, tập thơ “40 bài thơ” mà ông in chung với nhà thơ Mai Trung Tĩnh có cái khác lạ cả về hình thức lẫn nội dung. Hình thức, thì từ cách trình bày đến khổ sách, đều khác với những tập thơ cùng thời. Cái khổ thơ vuông vuông ấy làm tôi nhớ mãi đến bây giờ. Và nội dung thơ, cũng theo trí nhớ của tôi, thì rất nhiều dụng công để làm mới và theo tôi biết thì sau này tập thơ ấy được giải thưởng văn chương toàn quốc về thơ năm 1961.

Bây giờ, khác với ấn tượng đã có, đọc lại tuyển tập “Thơ Vương Đức Lệ” tôi lại thấy những bài thơ khá cổ điển, những bài lục bát, những bài tứ tuyệt... Trong hơi thơ, thấy vời vợi những nỗi buồn và cái không gian thơ ấy đã lan tỏa để đi vào giác quan của người đọc. Những thi ảnh cũng có nét của bàng bạc, cảnh chỉ là nét phác thảo mờ mờ để chuyên chở tâm cảm người làm thơ.

Thơ, có khi là những dòng triết luận, của một tâm cảm nghĩ rằng đã gần đến lúc tàn cuộc. Nỗi chết, như “Bước Chân”, của khuôn cửa hẹp gần gần mỗi lúc:

 

“Mỗi bước chân đi, huyệt tới gần

Người trăm năm níu mộng trăn năm

Mới ngày mẹ dắt tay lần cửa

Cửa hẹp trần gian khép lại dần”

 

Cũng có khi, chuyện rời dương thế chẳng phải toàn là nỗi buồn. Mà, có khi ở huyệt sâu, sẽ là nụ cười của một người thấy được cái dối gian của lời ai điếu:

 

“Cánh cửa trần gian khép lại rồi

Sầu tôi sẽ lấp, hãy chia vui

Điếu tang chớ đọc lời gian dối

Dưới huyệt sâu tôi sẽ bật cười”

 

Một chút siêu thực. Một ít trầm tư. Thơ như những tiếng gió vút qua. Nỗi buồn như quẩn bên người, những vần điệu ngân nga tận đáy lòng những vết đau nào thầm thì. Ngày trước, thơ Đinh Hùng là của những thế giới nào hoang sơ của ngày khai thiên lập địa lúc trời đất chưa tượng hình cõi nhân gian. Còn bây giờ, ở thơ Vương Đức Lệ cũng là một trần gian xa la, của nỗi nhớ niềm thương như gương soi thấy khác kiếp người...

 

“...Ta còn lại ngàn thu để ngủ

Em vội gì thêm nữa giấc cô miên?

Lạnh chỗ nằm nệm gối lỡ xô nghiêng

Anh thao thức viễn du miền cô độc

Giàn lửa kia ai châm mà lửa bốc

Ngút trời quên say đắm khói cay nồng

Hội chứng đêm cuồng tuyết giá mỗi Mùa Đông

Đã sáng rồi ư? Lời anh cám dỗ

Đêm ngàn thu hiển hiện giữa ban ngày

Ngất ngây tình, hồn xác thuở nào nguôi

Em vẫn đó hiện thân loài ma nữ.

Anh còn đây thuốc lú với bùa yêu

Ngoảnh mặt lại đã xa dần đất hứa

Ta trở về ôm mặt khóc vu vơ

nghe đất trời vần vũ đổ cơn mưa

Hang động cũ làm hồn nhau lạnh giá

Sóng thần dâng giữa một vùng biển lạ

Quần đảo xa ngăn cách trái tim người

Tình nồng nàn sắc tố vẫn còn tươi...”

 

Những hình tượng mơ hồ giữa có không, giữa bàng bạc cảm giác nguyên sơ và ngút ngàn không gian rộng khắp. Trong cái thế giới ấy, thơ chỉ làm gần hơn những con chữ, nối lại những liên tưởng và trầm mặc hơn, sâu thẳm hơn những nhận thức. Trong thế giới riêng mình thi sĩ, ảo giác và đời sống thực như nhòa nhạt vào nhau...

Ở phần đời thực, là những bài thơ về mẹ. Những câu giản dị, của những hình ảnh đã thành miên viễn không phai. Mẹ quê, của một đất trời thuở nào thơ ấu, của luống cải giàn dưa, của cái cò lặn lội bờ sông:

 

“Cánh tay mướp vươn dài bờ dậu

Mẹ nhìn ra luống cải vàng hoe

Con đôi mắt tìm ong bướm đậu

Tóc mẹ thơm hương bưởi bên hè

Thương cái cò lặn lội bờ sông

Mẹ về chợ cái tôm cái tép

Ấm mái tranh xưa chiều hôm khói bếp

Bữa cơm nào gạo mới đưa hương

Ánh lửa hồng reo vui nồi cám lợn

Vườn sau xanh lấm tấm dấu chân gà

Trên cành trĩu trái na vừa mở mắt

Lời ca dao mẹ hát buổi trưa xa...”

 

Ba bài thơ, ba không gian, ba thời gian của một nỗi niềm thương yêu về mẹ. Người mẹ sẽ lên đường đi định cư ở Mỹ để lại người con thi sĩ còn ở lại. Tử biệt, sinh ly, nỗi đau làm nghẹn lời và thơ cũng chỉ là những tiếng thầm ở trong lòng, ngân nga, đứt ruột. Bởi, ông biết, khi mẹ ra đi là sẽ không còn bao giờ gặp mặt...

Những mảnh hồn tan vỡ, trước ngày Mẹ lên đường:

 

“Ngày mai ngày mốt Mẹ lên đường

Biền biệt xa vời nẻo cố hương

Năm tháng ngậm ngùi nơi xứ lạ

Mắt già hoen lệ tóc pha sương

Con biết một đi là vĩnh biệt

Lòng con thổn thức khúc bi ca

Hồn con dào dạt đau thương ấy

Chưa khóc sao mi đã nhạt nhòa?

Những mảnh hồn tan vỡ: ngày Mẹ lên đường:

“Giữa tiếng phi cơ gào xé ruột

Mẹ nghe tiếng thét của con không?

Mẹ đi thui thủi mênh mông nắng

Xao xác htinh không nỗi bão bùng

Mẹ bước lên thang không ngoảnh lại

Mẹ ơi mắt mẹ đã tuôn trào

Đôi dòng lệ ứa giờ tương biệt

có đớn đau nào hơn khổ đau...?”

 

Và Những mảnh hồn tan vỡ: Sau ngày Mẹ lên đường:

 

“Hàng cây rét mướt buồn hiu quạnh

Nhà Mẹ đây, hình bóng Mẹ đâu?

Lối chợ ai che màu áo cũ?

Hồn con lãng đãng mộng xưa sau

Hỡi ơi đất rộng trời cao thẳm

Hun hút ngày qua khuất nẻo về

Chợt ngước nhìn lên lầu cửa đóng

Chập chờn ai đó, dáng ai kia?

Ngõ hẹp vang câu vọng cổ buồn

Hồn con dào dạt sóng muôn phương

Bây giờ Mẹ ở nơi nào nhỉ?

Mây trắng giăng đầy mây nhớ thương...”

 

Viết về một nhà thơ, nếu chỉ đọc những bài thơ thì có lẽ chưa đủ. Vào giang sơn của thi sĩ, là bước vào một thời thế mà người thơ có mặt, mà ngôn ngữ thơ tượng hình từ những suy nghĩ và rung cảm của thời thế ấy. Với chiến tranh, có lẽ Vương Đức Lệ có nhiều hệ lụy. Với thời thế, ông cũng có nhiều liên quan. Thế mà, hình như ông chỉ phớt qua những tâm tình ấy. Bị thương và mất một mắt khi làm trưởng đài phát thanh ở Long An, và bị tù khi tham gia vào Cao Trào Nhân Bản Việt Nam từ đề lao Gia Định, khám Chí Hòa, trại Z30C, có lẽ phải là những xúc cảm chính cho ngôn ngữ thi ca của ông nhưng trong tập “Thơ Vương Đức Lệ, mấy vần thơ còn sót lại trong trí nhớ” chỉ có mấy bài họa hoằn. Theo nhiều người nói thì khi công an Cộng Sản đến xét nhà và bắt ông, đã tịch thu cả ngàn bài thơ. Như vậy, có thể những bài thơ ấy bị mai một chăng?

Có người nhận định tuy thơ của ông nói nhiều đến những nghĩa trang, đến huyệt sâu, đến phút lâm chung, đến lúc từ giã cõi đời... nhưng không phải đó là một tâm trạng bi thương đầu hàng số mệnh. Trong bàng bạc cảm xúc, vẫn thấy ẩn hiện đâu đó những mầu xanh tinh khôi, những nụ mầm vươn lên từ cuộc sống. Và, ở tâm trạng của một người hiểu ra được lẽ tất nhiên của vòng sinh diệt, thì làm thơ như vậy cũng là một cách tạo ra cho riêng mình một thế giới, một vương quốc thơ mang tên Vương Đức Lệ.

Viết về thơ một người vừa rời xa dương thế với tôi cũng chỉ là một cách thế để hiểu rõ hơn về người thơ. Đọc những bài thơ, tưởng tượng ra những cảnh ngộ thi sĩ đã sống, tìm trong chữ nghĩa một chút gì để lại cho đời sau. Viết, chẳng phải để làm chuyện phê bình khen chê, mà, viết là để tìm lại một đời sống ẩn mật trong chữ viết.