Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TỪNG GIỌT NGẬM NGÙI

 

PHAN TƯỞNG NIỆM

 

 

Lời đầu: Nhu! Gần hai mươi năm rồi! không biết giờ này bạn ở phương nào? Còn, mất ra sao! Đêm cuối cùng gặp nhau trong một quán nghèo tại Qui Nhơn. Nhìn bạn trên chiếc xe lăn với đôi chân cụt quá gối, lòng tôi chua xót khôn cùng. Nhưng lúc đó, tôi cũng chẳng hơn gì bạn. Cũng thân tàn ma dại, lăn chiêng khắp chốn bụi đời. Hết vùng kinh tế mới này đến vùng kinh tế mới khác. Giúp gì được cho nhau. Chỉ biết nhìn nhau - TỪNG GIỌT NGẬM NGÙI.

Đêm nay, từ một góc trời xứ lạ, thành phố Chicago giá lạnh buốt người. Bỗng nhớ về quê hương, nhớ về bạn bè, nhớ về người thân và nhớ đến Nhu, nên tôi viết những dòng này riêng cho Nhu đây. Nhu, Nguyễn Văn Nhu! Người bạn thân thương của những tháng ngày dài năm cũ.

PTN

Nhu chống đôi nạn gỗ, lần vào con xóm nhỏ. Con xóm ngày xưa Nhu thường đến vào những ngày từ đơn vị ''dù" về thăm Ngọc.  Bây giờ con xóm đã đổi thay. Con đường dơ bẩn, chật chội hơn và con người cũng xa lạ. Những khuôn mặt thân quen mỗi lần gặp Nhu thường vu vẻ đón chào giờ sao biến mất.

Đi sâu vào con xóm, ngập ngừng đứng trước cửa nhà của một người bạn thân cùng đơn vị cũ. Nhu đắn đo chưa dám gọi. Tiếng chân của một người từ trong nhà đi ra. Gặp Nhu, người đàn bà trố mắt nhìn:

-Thưa ông, hỏi ai?

-Dạ, xin lỗi có phải là Lệ vợ của anh Quân?

-Xin lỗi, ông đây là...

-Dạ, tôi là Nhu_Nguyễn Văn Nhu, bạn thân của Quân.

Người đàn bà mừng rỡ, hỏi lớn:

-Anh Nhu thật sao? Em, Lệ đây. Vợ Quân đây. Anh khác quá, em nhìn anh không ra.

Nhu cũng vui mừng không khác gì Lệ, chàng vồn vã:

-Lệ thay đổi quá, anh cũng nhìn không ra. Quân về chưa?

-Dạ, ảnh về được một tuần nay. Đang đi là "công tác" trên đồn công an phường. Anh vào nhà chơi, chờ ảnh về.

Nhu theo Lệ vào nhà.

Nhìn thoáng qua, Nhu thấy căn trống trải chẳng có vật gì đáng giá. Bộ ghế cẩm lai ngày xưa, bây giờ được thay thế bởi bộ ghế gỗ ván thùng xiêu vẹo. Những món đồ trưng bày mà Nhu đã thấy ngày nào giờ đã biến mất. Chợt nghĩ, Nhu đã hiểu những món đồ đó đã đi đâu rồi.

Một chút xót xa, Nhu thầm nghĩ: "Mới đó, thấm thoát mà đã tám năm rồi. Tám năm với biết bao sự đổi thay. Con người, cả cảnh vật cũng đều thay đổi. Tám năm nằm trong nhà tù "cải tạo" nào ai hình dung được mọi chuyện xảy ra ở ngoài. Tội nghiệp Lệ quá, ai ngờ mới ngày nào là một hoa khôi của trường Nữ Trung Học Trinh Vương, bây giờ đã biến thành một người đàn bà mặt chai, mày nám đen đúa như kẻ quê mùa.

Tám năm chấm dứt chiến tranh, tám năm "giải phóng". Những kẻ giáo điều đã biến người dân thành những công cụ sản xuất ra của cải, vật chất để rồi từ con người đã trở thành là những con vật hai chân, chỉ biết làm việc và phục vụ cho chúng. Những mỹ từ tốt đẹp: "độc lập, tự do, hạnh phúc" chỉ là những sáo ngữ lừa gạt, phỉnh phờ những người dân ít học. Đau đớn thay cho một dân tộc đang bị đọa đày."

Mãi suy nghĩ, bỗng Nhu nghe tiếng Quân từ ngoại vọng vào:

-Lệ ơi! Cu Hùng đi học về chưa em?

Nghe tiếng chồng gọi, Lệ lên tiếng:

-Dạ, con chưa về, nhưng có anh Nhu mới "ra trại" ghé thăm đây.

Nghe vợ bảo có Nhu, Quân vội vàng vào nhà. Gặp Nhu, không kể sao nỗi vui mừng của Quân. Chàng ôm chầm lấy Nhu nói trong nghẹn ngào:

-Rốt cuộc chúng mình cũng còn gặp nhau phải không Nhu? Tất cả cũng đã qua rồi, bây giờ chúng ta bắt đầu làm lại Nhu ạ!

Nhu nói trong nỗi uất ức tận cùng:

-Chúng ta còn gì làm lại đây Quân! Tất cả đã hết rồi.

Mãi vui gặp lại bạn, bây giờ nhìn lại. Quân mới hiểu được câu nói của bạn. Quân ngậm ngùi hỏi bạn:

-Tại sao Nhu ra nông nỗi này?

Nhu trầm buồn kể lại:

-Cách nay một năm, bọn cán bộ chọn lực một số "cải tạo" đi làm công tác gỡ mìn. Chúng bảo: "Những người được lựa chọn vào toán gỡ mìn là những thành phần đã được đảng và nhà nước tin tưởng vào thành quả lao động tốt, học tập tốt, cho nên đảng và nhà nước mới giao phó nhiệm vụ khó khăn. Sau khi làm nhiệm vụ xong, sẽ được đảng và nhà nước khoan hồng cho về sum họp với gia đình". Kết quả nhiệm vụ đảng giao phố là bốn tù cải tạo chết, mười hai người thành kẻ phế nhân, trong đó có mình. Và một năm sau, đảng và nhà nước mới thật sự "phóng thích" cho những thằng tù thương tật lê lết ra khỏi trại".

Quân thương xót cho thân phận bạn. Chàng thầm nghĩ: "Với cuộc sống hiện tại, dù là con người vẹn toàn thân thể cũng còn khó khăn tìm được miếng ăn, huống chi là một người tàn tật như Nhu. Hơn nữa, Nhu lại là người tứ cố vô thân, chẳng có bà con họ hàng thân thích. Là một người bước ra cuộc đời từ Cô nhi viện, Nhu sẽ sống như thế nào đây?".

Quân thương bạn nhưng nghĩ lại hoàn cảnh của mình hiện tại, làm sao giúp đỡ cho bạn! Nhưng dù sao ta cũng không thể bỏ bạn trong hoàn cảnh này, Quân nghĩ vậy.

-Nhu ra tù khi nào?

-Mới bước xuống xe là đi tìm Quân ngay đây.

Suy nghĩ một thoáng, Nhu tiếp:

-Quân đã biết hàon cảnh của Nhu rồi, còn biết tìm ai ngoài Quân. Nếu hôm nay không gặp Quân thì Nhu chỉ còn cách ra chợ ngủ thôi Quân ạ!

Xót xa cho thân phận bạn. Quân an ủi:

-Thôi đừng buồn Nhu. Đây là số mệnh chung của đất nước. Nhu cứ nhìn gia đình Quân sẽ thấy. Tất cả đổi thay. Thôi thì, Nhu hãy ở lại đây với vợ chồng Quân. Có gì ăn nấy "Trời sinh voi, sinh cỏ" mà Nhu. Hãy vui lên để mà sống Nhu ạ!

-Cảm ơn vợ chồng Quân, Nhu xin tạm ở với vợ chồng Quân một thời gian chứ bây giờ không còn con đường nào khác.

Suy nghĩ một giây, Nhu hỏi Lệ:

-Lệ à! Lệ có nghe tin tức gì của Tuyết-Ngọc?

-Dạ! Hồi cuối tháng ba, bảy lăm hầu hết mọi gia đình ở Qui Nhơn đều di tản về phương Nam. Gia đình em và Ngọc cũng vậy. Sau bảy lăm, gia đình em trở lại Qui Nhơn còn gia đình Ngọc thì chẳng thấy. Em nghe nói hình như cả gia đình Ngọc đã vượt biên rồi. Từ đo đến nay, em chẳng nhận được tin tức gì của Ngọc. Hiểu rõ tâm trạng và nỗi buồn của Nhu hiện tại. Lệ an ủi:

-Thôi đừng buồn anh Nhu ạ! Anh cứ ở lại với gia đình chúng em rồi lần hồi dò hỏi tin tức của Ngọc. Biết đau sẽ tìm được và Ngọc vẫn còn chờ anh.

Nhu không nói, chỉ mỉm cười buồn. Bỗng, Lệ hỏi Nhu:

-Nếu không "giải phóng" chắc giờ này anh và Ngọc đã làm đám cưới và có con như bọn em rồi?

-Có thể vậy. Anh vừa nhờ đơn vị trưởng đứng ra làm lễ hỏi thì chiến trường sôi động và kết liễu chiến tranh.

Nhu bỏ lửng câu nói,  cố dằn sự xúc động.

Để phá tan không khí u buồn. Lệ bảo:

-Anh Nhu ngồi nói chuyện với anh Quân, em ra chợ một chút, sẽ về làm cơm cho các anh. Trước khi đi Lệ không quên dặn chồng:

-Anh xếp chỗ nghỉ cho anh Nhu, em sẽ về ngay. Hôm nay có anh Nhu, em sẽ nghỉ một buổi.

Lệ đi rồi, còn lại hai bạn ngồi tâm sự, ôn lại quãng đời những ngày tháng qua.

Ngồi trầm ngâm với nỗi buồn chan chứa. Nhu thầm nghĩ: "Bây giờ mình sống sao đây với một thân tàn phế tật nguyền. Không lẽ mình cứ ăn bám vào vợ chồng Quân hoài sao? Gia đình Quân cũng chẳng còn gì. Tất cả đồ đạc trong nhà, vợ Quân đã đem bán hết. Chắt chiu mua từng ký gạo sống qua ngày. Từ khi Quân ra trại đến nay đã hơn ba tháng chẳng làm được gì. Tất cả thời giờ đều dồn vào "công tác" cho địa phương. Vợ Quân chạy bữa bằng mối chợ trời với những món đồ cũ nhưng cũng chẳng vào đâu. Cuộc sống của gia đình Quân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn từ ngày có mặt Quân và Nhu. Hai vợ chồng với một đứa con và thêm Nhu là bốn miệng ăn, một mình vợ Quân chạy bữa làm sao cho xiết với thời buổi "gạo châu, củi quê". Nghĩ vậy, nên một ngày, Nhu bàn với vợ chồng Quân là đưa cho mượn một ít vốn để đi bán vé số lấy tiền góp vào cùng vợ chồng Quân.

Mới nghe đề nghị của Nhu, vợ chồng Quân đã phản đối ngay, nhưng Nhu nói với vợ chồng Quân:

-Với tấm lòng của vợ chồng Quân, Nhu rất cảm ơn, nhưng Nhu ngồi nhà buồn chán, và hơn nữa, hai bạ cũng quá khó khăn. Tuy tàn tật nhưng Nhu vẫn còn chống nạn đi được mà.

Nghe Nhu nói vậy, hai vợ chồng Quân cũng đành nghe theo.

Thời gian thấm thoát trôi qua, Nhu đã ở với gia đình Quân đã gần nửa năm.

Hằng ngày bằng đôi nạng gỗ, Nhu lê thân khắp hang cùng, ngõ hẻm với tập vé số trên tay dạo bán để tìm miếng ăn sống tạm qua ngày. Nhu đã quên đi quá khứ của những tháng ngày tươi hoa, mộng đẹp, tương lai đầy ắp những ước mơ cùng với Ngọc dựng xây một thiên đường tình ái.

Một ngày, đứng trước cổng nhà Ngọc nhìn vào. Nhìn lại cảnh cũ, lòng Nhu cảm thấy bùi ngùi, xúc động. Bỗng dưng hình ảnh ngày xưa hiện về:

Cũng nơi này, ngày xưa anh đến, em đã vội vàng nắm lấy tay anh mừng vui khôn xiết. Líu lo những lời thương nhớ:

"Anh về khi nào?"

"Mới về đến em ngay"

"Thật?"

"Khi nào anh đi?"

"Mai"

"Sao mau vậy"

"Lính mà em"

Ngôi nhà vẫn như ngày xưa nhưng con người thì đã thay đổi.

Một người đàn ông giọng nói rặc xứ Quảng Bình từ trong nhà bước ra hỏi Nhu:

-Ông tìm ai?

-Dạ, nhà này trước đây là của bạn tôi, tôi đến tìm.

Không để cho Nhu nói hết câu, người đàn ông cắt ngang:

-Nhà này của thằng thiếu tá "ngụy", gia đình nó đã bỏ trốn đi hết rồi.

Nhu nhìn người đàn ông trong ánh mắt căm giận, lầm lũi chống nạng bỏ đi.

****

Một buổi sáng, Lệ sắp sửa ra chợ thì người phát thư gọi lớn:

-Có bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ ở nhà?

Lệ vội vàng chạy ra:

-Có, tôi đây.

-Bà có thưu từ Mỹ gởi về.

Dù chưa biết thư của ai gởi về nhưng Lệ cũng vội lấy tiền "thông cảm" đưa cho người phát thư và không quên nói lời cảm ơn.

Cầm lá thư trên tay, đọc qua địa chỉ của người gởi ngoài phong bì: "Lê Thị Tuyết Ngọc". Thoáng một giây bàng hoàng, Lệ vội vào nhà xé thư ra đọc.

 

Chicago, ngày-tháng-năm

Lệ thân mến!

Từ năm 1980. Ngọc đã viết thư về Lệ để hỏi thăm tin tức của Nhu nhưng Ngọc chẳng nhận được thư trả lời. Nay, Ngọc lại viết thư tiếp, gởi về cho Lệ nữa đây.

Lệ à! Những gì ở Việt Nam Ngọc đã hiểu một phần, do số bà con mới vượt biên qua kể lại. Do đó, Ngọc không hỏi nhiều. Không biết lá thư này, Lệ có nhận được? Vắn tắt vài hàng. Lệ nhận được thư, cố gắng hồi âm cho Ngọc. Biết tin gì về Nhu, viết rõ cho Ngọc biết ngay. Chín năm xa Nhu, Ngọc sống trong sự nhung nhớ đợi chờ. Ngọc đã viết thư về Việt Nam, hỏi thăm bạn bè nhiều nơi nhưng rất ít được thư hồi âm và nếu có thì cũng chẳng ai biết tin tức gì về Nhu.

Ngọc và gia đình rời Việt Nam vào ngày cuối của tháng tư bảy mươi lăm. Địa chỉ của Ngọc:

Lệ Thị Tuyết Ngọc...Anh Quân về chưa? cháu Hùng đã hơn mười tuổi rồi? Cho Ngọc gởi lời thăm anh Quân và hôn cháu Hùng. Biết được tin của anh Nhu có thể Ngọc sẽ tìm cách về Việt Nam thăm ngay. Hẹn ngày gặp nhau.

Bạn Lệ: Lê Thị Tuyết Ngọc.

***

Nhu cầm lá thư của Ngọc gởi về cho Lệ. Nhìn nét chữ của người yêu năm cũ, Nhu nghẹn ngào: "Có còn gì nữa đâu em! Tất cả đã hết rồi. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Hiện tại với một thân tàn phế này, anh có còn xứng đáng với em? Em có còn chấp nhận một tình yêu? Hay chỉ còn là một thứ tình thương hại! Thôi thì cái gì đã qua hay cất vào quá khứ. Hãy để em sống với mộng đẹp ngày xưa với bóng hình của một chàng chiến binh kiêu dũng. Một "người hùng" lý tưởng luôn ngự trị trong trái tim em, hơn là hiện thực em nhìn thấy một con người với tấm thân tàn ma dại, hàng ngay lê la khắp phố chợ cuối đường. Thôi! Vĩnh biệt nghe em."

Chiều nay, vợ chồng Quân chờ mãi chẳng thấy Nhu trở về. Vào nơi giường ngủ của Nhu, Lệ bắt gặp lá thư của Nhu để lại, vỏn vẹn chỉ có vài dòng:

 

"Lệ, Quân và cháu Hùng thương mến!

Có lẽ, hai bạn rất buồn vì quyết định ra đi đột ngột của Nhu. Hai bạn tha thứ cho Nhu, ra đi không một lời giã từ. Vì Nhu biết, nếu nói cho hai bạn thì không thể nào hai bạn để cho Nhu ra đi được. Xin hai bạn hiểu cho Nhu. Xa vợ chồng Quân và cháu Hùng, Nhu buồn lắm nhưng biết sao hả Lệ, Quân! Nhu không muốn một ngày nào đó, Tuyết Ngọc nhìn Nhu bằng cặp mắt thương hại. Nhu muốn luôn để trong tim Tuyết Ngọc một hình ảnh đẹp  của ngày xưa. Mai nay, nếu vợ chồng Quân có gặp lại Tuyết-Ngọc xin đừng kể gì về hiện tại của Nhu và hãy nói lại với Tuyết Ngọc là cả suốt cuộc đời này, Nhu luôn nhớ đến Tuyết Ngọc. Mong có ngày gặp lại.

Chúc lành hai bạn. Gởi một nụ hôn cho cháu Hùng.

Thân ái: Nguyễn Văn Nhu."

 

Đọc xong thư của Nhu, vợ chồng Quân vội vàng chạy ra sân. Bỗng dừng lại. Quay mặt. Cùng nhìn về một hướng trời xa thật xa. Một vầng mây đen kéo tới. Những giọt mưa bắt đầu rơi rớt. Lệ ôm chầm lấy Quân. Từng giọt nước mắt rơi xuống...rơi xuống. Ngậm Ngùi.