Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TINH THẦN ĐẠI CHÚNG

TRONG NỀN

VĂN HÓA VIỆT NAM

 

VŨ KÝ

 

Đặc tính này của văn hóa Việt, Cộng Sản Việt Nam giành trước hết, làm một đặc trưng cho nền văn hóa Mác-xít của họ vì chủ thuyết Mác-Engels, nền tảng và nguyên lý của nền văn hóa ấy, với mô hình giả tưởng của nó, theo lý thuyết là chủ trương hạnh phúc đại đồng (không bao giờ có!) nghĩa là cho quảng đại quần chúng. Vì thế, cũng theo họ, chỉ có nền văn hóa Mác-xít mới phụng sự có hiệu lực cho đại chúng được: Vì dân, do dân, cho dân. Nhưng hiện tại, trên thế giới  một khi mà chế độ Cộng Sản đã sụp đổ gần hết và ở Việt Nam còn thoi thóp để tàn rụi  nền văn hóa này đúng ra bị xem là một mạo hóa mà Cộng Sản Việt Nam áp đặt và cưỡng bức nhân dân Việt Nam phải tuân theo bằng vũ lực, bằng đàn áp và dối gạt. Do đó, cái từ văn hóa mà Cộng Sảng Việt Nam sử dụng chứa đựng cả một mâu thuẫn nội tại trong ý nghĩa của danh từ. Vì văn hóa (văn = vẻ đẹp) của một nước phải được toàn thể nhân dân đồng ý, biểu đồng tình chấp thuận với thái độ tâm lý thoải mái, nhiệm ý hòng xây dựng về lâu dài tư duy, nhân sinh quan, thế giới quan cho cộng đồng mình. Có như thế mới gọi là văn hóa được. Trái lại, nền văn hóa Mác-xít hiện tại ở Việt Nam là một sự áp đặt độc đoán của nhà cầm quyền Cộng Sản.

 

Các biểu hiện về văn hóa như nếp sống  tinh thần, vật chất, tình cảm  của người dân Việt, tức là nền văn hóa Việt từ lâu đều thấm nhuần đến mọi tầng lớp dân chúng  từ kẻ bình dân đến giới trí thức  trên dòng sử Việt. Và khi nói rằng nền văn hóa Việt có tính chất dân tộc, điều ấy bao hàm tính chất đại chúng trong ấy rồi... Ví dụ khi ý thức quốc gia vững mạnh được un đúc trong tâm tư của giống nòi từ bao đời, với các hệ lý của nó như: tình đoàn kết, tính bất khuất chống xâm lăng, tình thương thân, tương ái, cùng cái hào khí đúc tạo nên mẫu người nam nhi, anh hùng, tráng sĩ của dân Việt, tính sẵn sàng hy sinh chiến đấu cho đại nghĩa quốc gia thì tất cả các mối tình cao thượng ấy đều là di sản tinh thần quý hóa mà mọi người Việt đều thấm nhuần và được bộc lộ trong từng chi tiết sinh hoạt hàng ngày. Trong tính dân tộc ấy, mặc nhiên có tính đại chúng.

Cái gì mà văn hóa Việt biểu lộ qua nền văn học dân gian, tức là ý niệm về văn hóa ấy đã được đại chúng hóa. Trước hết, hãy phát hiện tính đại chúng về văn hóa ấy qua ca dao, tục ngữ v.v. công trình sáng tạo văn hóa của giới bình dân Việt Nam từ thời lập quốc đến nay. Ví dụ: Trong lịch sử thì có Hội Nghị Diên Hồng để biểu chương tình đoàn kết cứu nước, vào đời Trần. Ngoài xã hội bình dân thì có những câu ví von dễ nhớ mà mọi người ai cũng thuộc nằm lòng:

 

Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

...

Khôn ngoan đá đáp người ngoài,

Gà cùng một mẹ chẳng hoài đá nhau.

...

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

 

Gặp cảnh phải ly hương để mưu sinh, người dân Việt cảm thấy trong lòng khắc khoải khôn nguôi khi gặp được người đồng hương, hay thoáng ngửi thấy mùi lúa thơm mới chín hay hương cau ngào ngạt của quê nhà:

 

Đêm qua đốt đỉnh hương trầm

Khói hương nghi ngút âm thầm nhớ quê

Vui là vui gượng qua thì

Xóm làng xa vắng vui gì mà vui

 

Các vị anh hùng trong Việt sử, vì yêu nước nên xông ra cứu nước, thì người bình dân ít học cũng được un đúc với tinh thần cổ truyền ấy. Cho nên hiện tượng “Thời thế tạo anh hùng” hoặc “Làm trai cho đáng nên trai”, mà xuất hiện các anh hùng áo vải trong những giờ hiểm nguy của lịch sử là điều phổ biến với dân Việt:

 

Làm trai cho đáng nên trai

Xuống Đông, Đông tĩnh, lên đoài, đoài tan

Ghé vai gánh vác sơn hà

Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu

 

Cái quyết tâm của người trai Việt làm nên cái quyết tâm tập thể của dân Việt đến nỗi, mình tí hon, người khổng lồ, mà người phải bị mình vật ngã hòng đạp đổ ách thống trị muôn đời của Trung Quốc:

 

Nực cười châu chấu đá xe,

Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng

 

Cái ví von bình dị phát xuất từ tâm tình và ngôn ngữ của người dân Việt bình thường để nói lên một chân lý và một minh chứng về lịch sử và văn hóa đó vậy.

Về ý niệm phước đức, hiếu để, tam tòng tứ đức, nhà nho căn dặn con cháu bằng những thơ văn, ngôn ngữ uyên bác, nhưng người bình dân thì chỉ dùng ca dao, tục ngữ thông thường nghìn đời để lưu lại truyền thống dân tộc tốt đẹp cho hậu thế hòng giáo dục các thế hệ hiện tại và mai sau.

Luôn luôn lời khuyên của cha mẹ đối với con là phải tô bồi phước đức:

 

Người trồng cây hạnh người chơi,

Ta trồng cây đức để đời về sau.

Có tiền thì hậu mới hay,

Đã vun cây đức ắt đầy nên nhân

 

và còn nhắc nhở con phải vẹn tròn chữ hiếu:

 

Ru hời ru hỡi ru hời

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

 

Nhất là đối với người con gái, cái đạo tam tòng, tứ đức, con phải khắc ghi:

 

Tam tòng sách hãy còn ghi

Bé nương theo mẹ, lớn đi theo chồng

Tam tòng tích hãy còn ghi

Bé nương cha mẹ, già thì theo con...

 

Không cần đi sâu vào triết lý Truyện Kiều, hoặc nền đạo lý của Lục Vân Tiên, và của các tác phẩm khác, người bình dân Việt Nam vẫn rút được ở đó những gì quan yếu và thiết thực xây dựng cho tâm tình dân tộc, nhân bản, cho nhân sinh quan, vũ trụ quan của mình. Hay nói cách khác, các tác phẩm văn hóa nói trên đã đạt đến mức độ “đại chúng”, “bình dân” tuyệt vời..., ăn sâu vào lòng dân tộc.

 

...Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

... Khi nên trời cũng chiều người,

Nhẹ nhàng nợ trước đền bồi duyên sau...

 

Có khi tư tưởng cao siêu, bác học của tiên nho cũng được đơn giản, bình dân hóa để đi vào nếp sống đại chúng. Ví dụ:

“Thiên chi sinh vật,

tất nhân kỳ tài nhi đốc yên,

cố tài giả bồi chi,

khuynh giả phúc chi”

(Trung Dung)

 

Có nghĩa là: Trời sinh ra muôn vật, nhân cái tài lực của từng vật mà đôn đốc thêm vào, cho nên vật nào có thể vun đắp được thì vun đắp cho tốt lên, vật nào nghiêng lệch thì làm cho đổ nát đi.

Người nho sĩ tài cao học rộng thì hiểu theo đường lối thông thái của họ. Đại chúng Việt Nam không cao siêu lắm nhưng cũng hiểu đúng và đích xác ý nghĩa của các câu thơ trên rất là mộc mạc: “Khi nên Trời cũng chiều người.”

Người Việt Nam rất tin tưởng ở Trời. Trời sinh ra người và nuôi sống người:

 

Trời sinh, Trời dưỡng

Trời sinh voi, Trời sinh cỏ

 

Đây chính là niềm tin thành khẩn mà Mai An Tiêm, trong truyện Dưa hấu đã bám víu vào để sống và vượt qua thử thách khi bị đày ra hoang đảo. Trời cũng là đấng chủ tế thực hiện lẽ công bằng ở cõi đời này:

 

Không có Trời, ta ở với ai?

 

Chính do cái ý niệm sơ yếu và thô sơ nhất về nguồn gốc con người ấy ở người dân Việt dẫn đến tín ngưỡng về tôn giáo cao siêu.

Người Việt Nam còn tin rằng dưới Trời có các vị thánh thần phụ tá giám sát mọi việc thế gian, “báo cáo” lên Trời mọi hành vi thiện ác của người đời như tục cúng tiễn Táo quân lên chầu Trời vào ngày 23 tháng chạp ta.

Tín ngưỡng ở Việt Nam xưa kia vốn là tín ngưỡng vật linh; người Việt tin vào những thế lực siêu nhiên có ở khắp nơi:

 

Đất có thổ công,

Sông có Hà Bá,

Núi có Sơn thần.

 

Mỗi làng Việt Nam đều có thờ một vị thần thành hoàng, xuân thu nhị kỳ tế lễ, hoặc cầu đảo vào những dịp bất thường: hạn hán, ôn dịch... Đối với các vị Phật Tiên Thánh Thần, người dân thờ cúng để cầu phước đã đành:

 

Có bệnh thì vái tứ phương

Lâm râm khấn vái Phật Trời

Xin cho cha mẹ sống đời nuôi con

 

Văn hóa Việt bao hàm lễ tục cúng giỗ tiền nhân, tổ nước, tổ nhà. Triết gia Kim Định nghiên cứu triết thuyết Đông Tây Kim Cổ uyên thâm để nhận định rằng dân tộc Việt không... bị Tàu đồng hóa là nhờ có lễ gia tiên và thổ thần.

Với tinh thần siêu hình huyền bí, người bình dân thường có thái độ Thần linh hóa anh hùng dân tộc. Ngoài việc tôn sùng để tỏ lòng nhớ ơn các vị anh hùng liệt nữ có công chống xâm lăng cứu quốc, người dân Việt còn tin rằng các vị sau này sau khi chết sẽ được Thượng đế thưởng công bằng cách phong thần và hiển linh để tiếp tục giúp dân khi họ cầu đảo hoặc họ bị ma quỷ quấy nhiễu, hiếm muộn...

Tiêu biểu nhất cho tín ngưỡng này là việc sùng bái Đức Thánh Trần với Hội đền Kiếp bạc vào tháng tám âm lịch với sự tích Ngài chém đầu Phạm Nhan... Truyện Hai Bà Trưng trong Việt Điện U Linh của Lý Tế Xuyên cũng kể việc hai Bà hiển linh làm mưa cứu hạn khi vua Lý Anh Tông sai thiền sư Tịnh Giới làm lễ cầu đảo.

Đến các hệ thống tư tưởng trí thức cao xa, như Nho, Lão, Phật... làm thành những triết thuyết, những tôn giáo bổ sung cho văn hóa Việt Nam, dân chúng Việt Nam ít học cũng được thấm nhuần qua các câu ca dao, tục ngữ, chuyện cổ tích lưu hành trong dân gian hay nói ngược lại, các tư tưởng bác học ấy cũng được bình dân hóa, đi sâu vào quảng đại quần chúng, để phong phú hóa và tô bồi cho đặc tính đại chúng của nền văn hóa Việt Nam thêm sung mãn.

Đối với giới nho sĩ, không những các ông Khổng, Mạnh, Trình, Chu... là những bậc thánh, bậc thầy đáng tôn sùng, ngay Sĩ Nhiếp cũng được suy tôn là “Nam giao học tổ” (ông tổ của việc học ở nước Nam); mà không còn bị coi là một viên thái thú Tàu đáng căm thù nữa.

“Cũng do lòng sùng thượng những giá trị tinh thần cao đẹp như lòng tri ân sâu đậm mà người Việt Nam thờ kính những người ngoại quốc không phân biệt là kẻ thống trị hay ai, lập được công nghiệp hữu ích vĩ đại cho

dân tộc, nhân loại, hoặc nêu gương đạo đức sáng chói cho đời.

Sĩ Nhiếp làm Thái thú Giao chỉ từ năm 187 đến năm 226, chú giải kinh sách đạo Nho để dạy cho dân bản xứ, nâng cao Hán học ở đây lên bậc cao đẳng. Ông được dân Việt lập đền thờ và tôn làm Sĩ Vương. Trong Việt Điện U Linh, Lý Tế Xuyên kể truyện ông trong phần đầu (Lịch đại đế vương), trước cả truyện Trưng Vương là vị nữ vương Việt Nam tiền sinh.

Không kể các triều đại quân chủ lập văn miếu thờ Khổng Tử, Tứ Phối, ngay cả đại chúng bình dân cũng thờ cúng các danh nhân nước ngoài như Quan công nêu gương trung nghĩa, Mỵ Ê nêu gương tiết liệt. Chính nghĩa quả là không có biên giới.

Phong tục Việt Nam  dĩ nhiên là không thiếu những hủ tục đang tồn tại hay bị thời gian đào thải  phần lớn đều xuất xứ từ Trung Quốc, như quan, hôn, tang, tế, Tết hàn thực, Tết đoan ngọ, Tết trung thu... Cố nhiên đó là kết quả của hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc, nhưng cũng vì tính cách truyền thông văn hóa: con người thường bắt chước nhau theo những cái hay, cái đẹp, cái tiện lợi, cái tiến bộ như sự lan tràn của các tôn giáo trên khắp hoàn vũ, các thời trang (người Á Đông ngày nay mặc Âu phục) v.v...

Ngay trong phạm vi nghệ thuật như hội họa (tranh tam đa, tranh vẽ truyện Tam Quốc, Tây Du...), ca nhạc (hát Bắc chịu ảnh hưởng của Tàu, hát Nam chịu ảnh hưởng Chiêm thành), và nhất là nghệ thuật trình diễn như tuồng chèo phần lớn đều diễn sự tích Tàu (Tam Quốc, Ngũ Hổ Bình Tây...) vẫn được dân chúng tán thưởng.” (Quốc văn  12ABCD. Nhóm nghiên cứu Quốc văn. Thiện Mỹ xuất bản.)

Nho giáo cũng được bình dân hóa để đi vào các lớp dân chúng ít học. Chẳng hạn hai vị thánh quân của Trung Hoa được ca ngợi:

 

Bao giờ đồng rộng thảnh thơi,

Nằm trâu thổi sáo, sống đời Thuấn, Nghiêu.

 

Việc học đạo Nho được khuyến khích, và đã có thời kỳ nho giáo được đại chúng hóa như một quốc giáo.

 

Rừng Nho biển thánh khôn dò

Bé mà không học, lớn mò sao ra?

Luân lý Nho giáo được truyền bá sâu rộng trong dân gian như tam cang ngũ thường:

 

Làm trai học đạo thánh hiền,

Năm hằng chẳng trễ, ba giềng chớ sai.

 

Đạo Phật sống giữa lòng dân tộc. Ảnh hưởng của tôn giáo này trong dân gian không phải là nhỏ. Những hình thức thờ phượng, những tập tục lễ nghi của dân gian hầu như đều có ít nhiều màu sắc Phật giáo. Văn chương bình dân là một thể hiện cho nếp sống, nếp cảm nghĩ và tâm tình của dân gian, vì thế rải rác, trong kho tàng văn chương này, ta bắt gặp khá nhiều những tư tưởng, tinh thần Phật giáo được bình dân hóa, quả đúng là:

 

Nhân sinh thành Phật dễ đâu,

Tu hành có khổ về sau mới thành

 

Phật giáo thẩm thấu vào đời sống dân gian một cách sâu đậm. Người dân đã tìm về đó như tìm về một nơi nương tựa, an ủi vỗ về, một nơi để bày tỏ niềm tin và lòng khát vọng thanh bình giải thoát của mình trước những tục lụy phù du của cõi đời ô trọc.

Về văn chương, Khổng, Phật thì ảnh hưởng sâu đậm đành rồi với dân gian, nhưng Lão giáo cũng là nguồn cảm hứng sâu đậm của đại chúng. Ví dụ, tác phẩm Bích Câu Kỳ Ngộ, với ý hướng đại chúng nên đậm đà màu sắc truyền kỳ thần bí: mộng được lên tiên, hưởng hạnh phúc đời đời của con người khao khát cảnh trí thần tiên.

Không kể ảnh hưởng của Lão học đối với giới nho sĩ, Lão giáo khi du nhập Việt Nam đã biến thể ở người bình dân và kết hợp với đạo Tiên vốn có ở đây thành Đạo giáo vì cả hai cùng tin tưởng ở một thế giới thần tiên bất tử:

 

Trách chàng Từ Thức vụng suy

Cõi tiên chẳng ở, về chi cõi trần

 

Tinh thần tôn trọng lễ nghĩa, đạo lý cố hữu của người bình dân đã gặp được cái quan niệm “Văn dĩ tải đạo” của Bậc nho sĩ, giới thượng lưu trí thức, nên từ ngàn xưa đã biểu lộ một quan niệm xử kỷ tiếp vật đặc biệt mà ta cần khảo sát kỹ qua văn chương, sinh hoạt hằng ngày để phát hiện cái đạo làm người của họ. Và đó cũng là một phần của văn hóa Việt Nam.

Những nhận xét dồi dào về thế thái nhân tình, những lời khuyên dạy về cách tiếp vật, xử thế, ứng sự, cái vốn hiểu biết và kho kinh nghiệm của kẻ đi trước, đầy thông minh, cẩn trọng được truyền đạt cho lớp người sau và đúc tạo thành bao nhiêu bài học thực nghiệm hữu ích và hiệu lực trong nếp sống hàng ngày của đại chúng Việt Nam.

Thái độ sống khôn ngoan của người bình dân Việt Nam muôn thuở ấy là kết quả của ba nguồn tư tưởng cao siêu Á Đông, được giản dị hóa để có thể thấm nhuần sâu rộng trong quảng đại quần chúng và tác biến thành bao nhiêu lời khuyên hấp dẫn có hiệu quả họ sống tạm vui sướng và ăn ở hợp đạo lý với đời.

Đạo làm người ấy, nghệ thuật sống ấy  nói hẹp là cách cư xử ở đời  chú trọng làm cho mọi người, mọi nếp sống thể hiện bằng hành động thực tế và thực dụng: sống hòa hợp, đạo vị, đôn hậu trong mọi nếp sinh hoạt thường nhật đối với mình, đối với bà con, làng mạc, họ hàng, trong cương vị của mình là một phần tử của gia đình, của làng xóm và của nhân quần xã hội.

Ta không thể tìm thấy ở đấy những gì cao xa, viễn vông, sâu sắc, về nghĩa lý, về tư tưởng. Dù là tư tưởng cao xa chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa nước ngoài từ lâu đời thì cũng phải được đại chúng hóa để đạt đến trình độ phổ cập đến mọi người, trong tư duy và ý thức của người dân.

Đến các câu truyện cổ, thoát thai từ nguồn cảm hứng của tam giáo, từ các chuyện thần tiên, ma quỷ, diễm tình, hài hước, cũng đóng góp rất nhiều vào sự hình thành một quan niệm sống. Tuy đó chỉ là sự khôn ngoan bình thường, một lối ăn ở đời hợp lý, thông dụng, không có gì cao siêu, viễn thâm lắm, nhưng cũng đủ để hướng dẫn con người xử sự hợp với nẻo thiện, hành động đúng với lẽ phải ở đời. Các truyện cổ ấy nhắm chủ đích trình bày cho ta thấy một nhân sinh quan bình dị, một bài học luân lý, một thái độ xử thế, một nếp suy tưởng thông thường: răn ác, trừ tà, khuyến thiện, ác quả, ác báo nhãn tiền, tình phụ tử, nghĩa phu thê chung nhất, mộng ước sống thần tiên, thoát ly thực tế của cuộc đời.

Thí dụ như truyện Trầu Cau đầy biểu tượng phức tạp mà sự tích xảy ra đời Hùng Vương thứ IV. Cái nghĩa phu phụ chung nhất trên hành trình đi vào tình ái thực quá éo le, trắc trở đã tìm sự hòa đồng cuối cùng, trong hình ảnh tượng trưng là chiếc dây trầu bám sát vào thân cau, còn tình huynh đệ khắng khít keo sơn, tình chị dâu em chồng cũng đều siêu thoát thăng hoa một cách vô cùng cao đẹp: đó là sắc màu đỏ thắm thơm tho của cau trầu vôi quyện chung nhau thắt chặt để đi vào kiếp sau vĩnh cửu.

Người tiết phụ Nam Xương đã chết vì một nỗi hiểu lầm tuyệt mệnh, đành kết liễu cuộc đời người vợ tiết trinh dưới dòng Hoàng giang sâu thẳm. Đạo bằng hữu chân tình và nghĩa phu thê bền chặt để thay chồng nuôi bạn trong chuyện Lưu Bình - Dương Lễ đáng cho ta đáng suy gẫm. Truyện Tấm Cám  bắt nguồn từ Ấn Độ, truyện Ăn Quả Trả Vàng đều có nội dung hướng thiện cao đẹp, tất cả đều cho ta biết rõ quan niệm xử lý, tiếp vật của người Việt Nam trung bình vậy. Và còn câu chuyện Từ Thức huyền ảo trong cảnh sống tiên giới.

Tóm lại, tư tưởng Tam giáo, một trong nhiều nhân tố chủ yếu của văn hóa Á Đông, du nhập Việt Nam đã được Việt hóa, đúng hơn là bình dân hóa để phù hợp với trình độ hiểu biết của đại chúng, để rồi nhào nặn, thần tục hóa suy tư, cảm nghĩ của toàn thể dân Việt mà tạo nên một nếp sống văn hóa đặc thù của một quê hương đã tình cờ chiếm vị thế chiến lược “chính trị địa lý” về văn hóa may mắn nhất để trở thành cái bao lớn của Biển Thái Bình, nhìn ra bốn hướng mà cũng đón nhận làn gió tinh thần, tâm linh từ bốn phương thổi lại.

Về sau này, các tư tưởng mới của nền văn hóa Tây phương dần dà được du nhập vào Việt Nam cũng lắng sâu trong các nếp sinh hoạt của dân chúng Việt Nam. Cho nên có thể nói người Việt Nam có khả năng đại chúng hóa và sử dụng thích hợp, thích nghi những gì, dù cao xa đến mấy đi nữa, đã đến với họ. Cố nhiên về mặt tinh thần, văn hóa, xin nhắc lại lời giáo sư Féray luận về văn học Việt Nam: “Nền văn học Việt Nam là sự phối hợp giữa tinh thần bác học và tính chất bình dân. Các nhà thơ văn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du... đều rút cảm hứng từ hai nguồn thi hứng ấy”. Và sự kiện văn học ấy mà cũng là sự thành hình văn hóa Việt Nam đã sát thực điều nhận xét nói trên.

Nền văn chương bình dân phản ánh văn hóa Việt Nam. Và do đó, nền văn hóa ấy có tính đại chúng, phổ cập trong mọi tầng lớp nhân dân vậy.