Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TÌNH SỬ

PHƯỢNG CẦU HOÀNG

 

VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG

 

“Phượng hề, phượng hề quy cố hương

Chu du tứ hải cầu kỳ hoàng”.

 

 

Nghệ thuật có mối liên hệ mật thiết, gắn liền với cuộc sống. Là chất liệu, hồn và xác, hương hoa và thể phách; và, ngược lại. Trong thế giới nghệ thuật, âm nhạc như người bạn đồng hành với con người từ lúc sinh ra đến khi vĩnh biệt cõi đời. Âm nhạc có tác dụng mãnh liệt, có sức lôi cuốn kỳ lạ, chất chứa đam mê đầy quyền rũ trong tâm hồn theo từng trạng thái hỉ, nộ, ái, ố... biến thiên theo hệ lụy cuộc sống.

Ngôn ngữ của âm nhạc rất đơn giản nhưng biến thành ngôn ngữ vô cùng đa dạng, phong phú, vi diệu. Đó cũng là ngôn ngữ chung của nhân loại, không còn không gian, thời gian, không còn phái tính, tuổi tác... cho cả lúc tỉnh lúc mê, cho cả cảm nhận của kẻ chính người tà.

Ngôn ngữ âm nhạc là ngôn ngữ chung của con người, không có biên cương, bất luận thời gian... cảm nhận, thưởng thức, rung cảm theo từng giai điệu, cung bậc.

Nhà văn Kim Dung trong toàn bộ tiểu thuyết kiếm hiệp từ “Thư Kiếm Ân Cừu Lục” đến “Lộc Đỉnh Ký”... đã đề cập âm nhạc trở thành “võ hiệp kỳ tình” trong thế giới võ lâm. Những tay kiếm khách thượng thừa trong chốn võ lâm đã xử dụng nhạc khí như võ công tuyệt kỷ chấn động giang hồ. Cây đàn của Côn Luân tam thánh Hà Túc Đạo khiến cả chim muôn nhập vào cung bậc, ngọc tiêu của Đông Tà Hoàng Dược Sư, đảo chủ Đào Hoa, tiếng đàn của Tây Độc Âu Dương Phong trong “Đàn Chỉ Thần Thông”, khúc “Đại Giang Đông Khứ”... làm đảo điên quần chúng, gây chấn động võ lâm. Tiếng đàn tranh của Âu Dương Phong đã làm cho Hoàng Dược Sư khốn đốn. Mạc Đại tiên sinh, chưởng môn phái Hành Sơn, con người phiêu lãng, ngao du đây đó với cây dao cầm và nổi danh võ lâm với khúc “Tiêu Tương Dạ Vũ”. Trong đáy cây dao cầm được giấu lưỡi kiếm nhỏ, thật mỏng; khi Mạc Đại rút kiếm, kiếm khí vô cùng lợi hại làm võ lâm khiếp đảm nên được xưng tụng “cầm trung tàn kiếm, kiếm phát cầm âm”.

Tác phẩm “Tiếu Ngạo Giang Hồ” làm mê say hàng triệu người trên thế giới, được dựng thành phim rất ăn khách đã dùng âm nhạc làm đề tài cho “võ hiệp kỳ tình”. Lưu Chính Phong là sư đệ của Tiêu Tương Dạ Vũ Mạc Đại tiên sinh, chánh đạo & Khúc Dương, trưởng lão Ma giáo, cao thủ của Triêu Dương thần giáo, hắc đạo – kẻ thù truyền kiếp – đem dao cầm và tiêu phổ tạo thành khúc nhạc Tiếu Ngạo Giang Hồ. Khúc Dương với thiết cầm, Lưu Chính Phong với tiêu phổ cùng song tấu, đem vi diệu của âm nhạc vào cõi mộng và thực cuộc đời. Tiếu Ngạo Giang Hồ được phóng tác từ âm điệu cổ xưa do hai nhạc cụ sáo & đàn phối hợp tuyệt diệu, hòa điệu với thiên nhiên “thanh phong minh nguyệt”.

Lưu Chính Phong & Triêu Dương đã phá vỡ, bất chấp luật lệ phân chia trong giới giang hồ khi dùng âm nhạc để hóa giải biên giới nên bị thảm bại theo truyền thống cố chấp của giới võ lâm.

Tiếu Ngạo Giang Hồ tái xuất giang hồ với đôi trai tài gái sắc: Lệnh Hồ Xung phái hoa sơn & thánh cô Doanh Doanh, ái nữ của Nhậm Ngã Hành, giáo chủ Triêu Dương thần giáo. Khúc “Tiếu Ngạo Giang Hồ” trở thành võ công tuyệt kỷ, huyền diệu, huyễn hoặc, kỳ bí... gây kinh thiên động địa trong chốn võ lâm. Trên ba nghìn anh hùng hảo hán, võ nghệ đầy mình, võ công xuất chúng đang vây hãm Lệnh Hồ Xung để bỡn cợt bỗng tái mặt kinh hoàng, tuôn nhau đào thoát khi nghe thoang thoảng tiếng nhạc của thánh cô làm xiêu hồn bạt vía. Hợp tấu cầm tiêu với Lệnh Hồ Xung & Doanh Doanh, với âm nhạc, với tình yêu, với tuyệt kỷ võ học đã làm mê hoặc con người qua “Tiếu Ngạo Giang Hồ”. Cảm nhận ảnh hưởng từ cung bậc và nhân vật vào thời xa xưa, trước công nguyên để nói lên cái uyên nguyên, huyền nhiệm của âm nhạc, hư cấu thành “tác phẩm nghệ thuật” trong thế giới võ lâm, âm điệu cổ xưa đó, thấp thoáng bóng dáng của “Phượng Cầu Hoàng”.

Tương truyền rằng, vào thời Xuân Thu (722-481 trước công nguyên), Tiểu Sử được Ngọc Hoàng ban cho ống tiêu bằng ngọc; tiếng tiêu tựa hồ tiếng phụng hoàng tung mây lướt gió vừa gáy vũ điệu. Khi Tiêu Sử thôi, mây ngũ sắc hiện lên, nhấp nhô, bồng bềnh, chim chóc bốn phương bay đến múa lượn cùng cất tiếng hót chung quanh núi rừng như thiên đường đường huyền ảo.

Lộng Ngọc, con gái vua Tần Mục Công, nhan sắc diễm ảo, có tài nghệ thổi ống sanh. Nhà vua mở cuộc tuyển chọn Phò Mã nhưng Lộng Ngọc chưa có đối tượng vừa ý. Tiêu Sử hạ san, đến chốn cung đình trổ tài nghệ thổi tiêu, cả triều đình ngẩn ngơ, Lộng Ngọc say đắm. Nhà vua đúng ra kết duyên Lộng Ngọc cho Tiêu Sử. Tiêu Sử dạy cho Lộng Ngọc thổi tiêu, trong vòng nửa năm Lộng Ngọc đã thổi điêu luyện khúc “Phượng Hoàng”. Khi hai vợ chồng hòa với nhau khiến cho chim muông, sinh vật lạc vào cõi âm thanh huyền diệu.

Rồi một đêm trăng thanh gió mát, hai vợ chồng cảm hứng đem tiêu & sanh ra họa khúc “Phượng Hoàng”, âm thanh thánh thót, cao vút... bay tận trời xanh. Có con xích long & con tử phụng bay thẳng lên chốn bồng lai tiên cảnh.

Nhà Tiền Hán ở Trung Hoa được hình thành khi Lưu Bang lên ngôi Hoàng Đế năm 202 trước công nguyên – Cao Tổ nhà Hán – dựng nên cơ nghiệp nhà Hán. Theo “Trung Quốc Sử Cương”, Hán Võ Đế là bậc hùng tài, sùng nho học, ưa thần tiên... vì vậy “Vua Võ đế lập nhạc phủ, lượm những câu ca của các nước Triệu, Đại, Tần, Sở, sai Lý Diên Nhiên hiệp luật, Tư Mã Tương Như đặt lời, thể nhạc phủ ra đời từ đó”. Trước đó, nhã nhạc chỉ dùng trong các điển lễ của Triều Đình rất được tôn sùng nhưng đến đời Hán bị mất dần ảnh hưởng. “Nhạc Phủ là bài ca phổ vào nhạc, có 2 loại: loại 5 chữ & loại 7 chữ. Loại 5 chữ chịu ảnh hưởng của Kinh Thi; loại 7 chữ chịu ảnh hưởng của Sở Từ. Trong nhạc phủ, thơ đời Hán đã có nhiều bài miêu tả rõ ràng, có nghệ thuật, và nhiều bài dân ca giọng mộc mạc, nhưng cảm động” (TQSC). Hán Vũ Đế có công thành lập cơ quan âm nhạc gọi là nhạc; danh xưng nhạc phủ hình thành từ đó.

Trong triều đại đó, ở đất Lâm Cùng, thành đô, nước Thục, nay là Tứ Xuyên, có chàng Trương Như tự Tràng Khanh, sinh năm 179, mất năm 117 trước công nguyên. Thuở nhỏ nhà nghèo, tư chất thông minh, giỏi thi phú, có ngón đàn tuyệt diệu, giỏi võ nghệ nhưng lận đận trên bước đường công danh. Ông có tên là Khuyển Tử, lớn lên đọc sách, yêu văn chương, thích hào khí của Lạn Tương Như thời Chiến Quốc nên lấy tên là Tương Như.

Khi dấn thân, Tương Như chỉ giữ chức quan nhỏ nên chán nản, bỏ chức, ngao du sang nước Lương giao tiếp với nhiều văn nhân nổi tiếng thời gian rồi trở lại đất Thục. Nhờ giỏi thi phú và có ngón đàn tuyệt diệu nên tương Như được giới quan lại, quý tộc đón tiếp; trong đó có quan huyện Lâm Cùng là Vương Cát cũng là ân nhân của Tương Như lúc khốn cùng. Vương Cát để Tương Như ở Đô Đình, chiêu đãi Tương Như như vị khách quý nên bóng dáng chàng lọt vào mắt nhà đại quý tộc Trác Vương Tôn. Trác Vương Tôn có người con gái là Trác Văn Quân, tuyệt sắc giai nhân, giỏi thi phú, tuổi vừa mười tám nhưng đã góa chồng.

Một đêm đẹp trời, Trác Vương Tôn mời Vương Cát & Tương Như đến nhà dự tiệc. Vương Cát hiểu được dụng ý nên tỏ ra tâng bốc Tương Như, khi hơi men đã thấm Vương Cát đem đàn ra để hòa nhập thú vui tao nhã “cầm kỳ thi tửu” trong khung cảnh cao sang nhà quý tộc. Theo sự yêu cầu, Tương Như cầm đàn hậu tạ.

Tương Như nhờ cây ỷ cầm, gảy khúc “Phượng Cầu Hoàng”. Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi, tiếng đàn reo rắt dìu dặt, du dương, trầm bỗng... lôi cuốn tâm hồn phiêu lãng vào cõi mộng mơ.

“Phương ơi! Phượng ơi! Hãy bay về làng cũ đi thôi, bao nhiêu năm ngao du bốn bể, mỏi cánh chim bằng tìm hình bóng chim hoàng, lòng mang nặng sầu vương. Nơi đây có bóng dáng mỹ nhân, tuy cùng chung trong gan tấc nhưng lại xa xăm, lòng này héo ruột héo gan! Làm sao cho phượng gặp gỡ hoàng! Xin nguyện làm đôi chim ương bay mãi tận trời xanh...”.

Trác Văn Quân núp sau rèm, đắm say từng cung bậc, say mê, cảm mến, tâm hồn ngất ngây theo khúc nhạc du dương. Hình ảnh Tương Như đã ngự trị trong trái tim nàng.

Dư âm tiếng đàn réo gọi, con tim thôi thúc, ngay trong đêm đó Trác Văn Quân, trốn nhà, lẻn sang Đô Đình để theo Tương Như.

Trác Vương Tôn thấy con gái bỏ nhà theo trai nên vô cùng giận giữ. Trong thời điểm đó, cả là sự sỉ nhục. Biết được Tương Như chỉ là nghệ sĩ lãng du “vô công rỗi việc”, sau thời gian lang bạt, “quy cố hương”, tá túc  nhà Vương Cát để nương thân. Trác Vương Tôn giận dữ, không cho tiền bạc, không cho nương tựa để “loan” theo tiếng gọi tình yêu của “phượng” chịu cảnh khổ đau trong nghèo túng.

Tương Như & Văn Quân phải bán những vật dụng cần thiết để sống. Đôi tình nhân trở lại Lâm Cùng, mở quán rượu ở chợ để độ nhật qua ngày. Ván bài “thấu cáy” được hiệu nghiệm, nhà đại phú gia bị bẽ mặt và không muốn hàng ngày bị hình ảnh này ám ảnh nên đành chia sớt tài sản để xây tổ uyên ương.

Trác Vương Tôn chu cấp cho Tương Như & Văn Quân cả trăm vạn quan tiền, trăm nô tỳ và tài sản của nàng khi lập gia đình, cho tổ chức đám cưới. Vợ chồng trở lại Thành Đô mua sắm dinh thự, sống cuộc đời vương giả...

Phụng Hoàng, Phượng Hoàng là một trong tứ linh: Long, Lân, Quy, Phượng. Khi gọi “Long, Phụng...”, Long tượng trưng cho nam giới, hùng mạnh, cứng cỏi; Phụng tượng trưng cho nữ giới, thướt tha, uyển chuyển. Bên cạnh chữ “Song Hỷ”, hình ảnh phượng xòe, rồng uốn khúc, cuộn mây được gọi “Long Vân Tế Hội”. Trên mũ, áo hoàng đế trang trí hình rồng; trên mũ, áo hoàng hậu trang trí hình phụng hoàng. Trên cung điện và ở trong nhiều công trình kiến trúc thời xưa đều được trạm trổ, vẽ hình ảnh Long, Phụng như biểu tượng cao quý, uy quyền, mỹ thuật, thanh tao.

Phượng Hoàng, là sinh vật, Phượng là chim trống, Hoàng là chim mái, còn gọi là Loan. Phượng Hoàng luôn luôn sát cánh bên nhau vượt đại dương, núi rừng, thảo nguyên bát ngát, bay tận trời xanh, cỡi mây, lướt gió.

Trong khoảng bốn trăm loài chim, Phụng Hoàng được xem như chúa tể. Ăn quả trúc, uống nước suối trong. Vào thời xa xưa, Phụng Hoàng vượt núi rừng, biển cả về núi Côn Luân, uống nước suối Để Trụ, tắm nước Nhược Thủy, phơi nắng trên đỉnh Đơn Tuyệt. Khi bay có nhiều giống chim khác bay theo tháp tùng. Khi hót, hàng trăm loài chim cùng cất theo, hòa thành bản đại hợp tấu với muôn nghìn âm điệu. Phụng Hoàng thân cao, dáng vẻ thanh nhã, màu sắc lộng lẫy. Mỏ như mỏ gà trống, trên mỏ có mồng, cổ như cổ rắn, lưng tựa như rùa, lông màu ngũ sắc, đuôi sặc sở như đuôi công, xếp lại như đuôi cá.

Ngày xưa, vua Phục Hy đời thượng cổ, thấy chim Phụng Hoàng đậu trên cây ngô đồng, nhà vua cho hạ cây ngô đồng, cưa làm 3 khúc. Nhà vua cho người thử, khúc ngọn phát ra tiếng trong, khúc gốc tiếng đục, khúc giữa phát ra chuổi âm điệu từ trong đến đục. Nhà vua cho ngâm khúc giữa vào dòng nước chảy 72 ngày rồi giao cho Lưu Tử Kỳ đẽo thành cây đàn, gồm 13 phím, 5 giây (Cung, Thượng, Giốc, Chủy, Vũ), đặt tên là Diêu Cầm. Đời Văn Vương, thêm hai giây(Văn, Võ). Một loại cây thông thường được Phụng Hoàng đậu đã trở thành danh mộc, khai sinh ra loại đàn. Trong thơ cổ có câu: “Phục Hy chế tác lễ nghi”, cây Diêu Cầm là hình ảnh đầu tiên cho lễ nhạc.

Vì vậy, khi chúc mừng cho đôi uyên ương được nên duyên tốt đẹp, mượn hình ảnh “Loan-Phụng” để bày tỏ duyên tơ “vợ chồng”.

Trong thi ca Việt Nam đã đề cập đến hình ảnh:

 

“Sẵn sàng phượng liễn loan nghi,

Hoa quan giấp giới, hà y rỡ ràng”

(Kiều)

 

“Thơ mừng kính có lời trân trọng,

Gia thất hòa vui tiếng phượng hoàng”

(Đông Hồ)

 

Trong ca dao Việt Nam còn có câu:

 

“Loan ôm lấy Phụng, Phụng bồng lấy Loan”

 

Mối tình đầy lãng mạn, thơ mộng của Phan Tất Chánh & Trần Kiều Liên từ thời Tống Tĩnh Khang ở Trung Hoa thời xa xưa được viết qua truyện thơ nôm “Phan Trần” đi vào văn học Việt Nam, ghi lại hình ảnh đôi kẻ tình si lúc hội ngộ:

 

“Phượng Loan rày gặp, phong vân phải tìm”.

 

Khi mối tình gãy đỗ, nhẹ nhàng mượn hình bóng “phụng loan chếch cánh” cho có vẽ nhẹ nhàng, văn chương.

Hình ảnh “Phượng Cầu Hoàng” trở thành điển tích trong văn học cho nhân duyên cuộc tình:

 

“Phượng cầu dù lựa nên cung

Ngọn cầm biết gẩy được lòng hay chăng”

(Nguyễn Thiện – Danh sĩ đời Lê – cháu Nguyễn Du)

 

“Phượng bay bốn bể cầu hoàng

Giai nhân chẳng ở đông trường thì đâu”

(Tây Sương)

 

Ca dao Việt Nam đã đề cập đến lương duyên:

 

“Thiên duyên kỳ ngộ gặp chàng

Khác gì như thể phượng hoàng gặp nhau”

 

Thời gian đôi vợ chồng trẻ Tương Như & Văn Quân sống êm đềm thơ phú, rượu bầu, cầm ca rất đẹp duyên “Loan Phụng”. Tương Như còn có tài làm phú – một thể văn có vần điệu, xen lẫn nhau, văn xuôi có vần, miêu tả trực tiếp – rất thịnh hành thời ấy.

Hán Vũ Đế biết tài, mời về kinh tham chính. Tương Như có công việc thu phục nhân tâm ở đất Thục theo nhà Hán, được ban khen bổng lộc triều đình. Trong các chức vị Tương Như được vua ban, chức Tư Mã rất phù hợp với danh xưng ông thích nên được gọi Tư Mã Tương Như. Sau này, thi hào Bạch Cư Dị đời nhà đường, từng giữ chức Thượng Thư Bộ Hình. Khi làm quan chức Tả Thập Di, bị biếm chức làm Tư Mã Giang Châu, trong 30 năm làm quan, nhà thơ Bạch Cư Dị lại thích tước vị Tư Mã nên người đời gọi ông là Tư Mã Giang Châu để nói lên hình ảnh văn nhân hào hoa phong nhã, nghệ sĩ tài hoa giang hồ, xem công danh nhẹ tựa gió thoảng mây bay.

Sống trong bổng lộc, phú quý, ăn chơi... Tương Như sinh tật. Tương Như được nhiều người đẹp ngưỡng mộ nên nỗi máu phong tình, phóng đãng giao du. Khi mê si người đẹp đất Mậu Lăng, Tương Như muốn đem về làm hầu thiếp để chăn gối. Văn Quân rành về thơ phú, đau khổ cho tình lang “thả mồi bắt bóng”, nàng viết khúc “Bạch Đầu Ngâm” bày tỏ nỗi sầu bi ai oán khi chứng kiến người tình “ăn ở hai lòng, khi bên nhau chuốc rượu, lúc lai vãng nơi kia” rồi gửi niềm tâm sự:

 

“Mong sao người một dạ

Bạc đầu mãi bên nhau”.

 

Khúc “Bạch Đầu Ngâm” làm cho Tương Như thức tỉnh cơn mê, chàng dứt bỏ mối tình si, sống trọn vẹn với với hình ảnh người tình trăm năm Văn Quân như hình bóng phượng hoàng giữa trời xanh mây thẳm.

Trong “Bích Câu Kỳ Ngộ” đã đề cập đến con tim của đôi tình nhân Tú Uyên say đắm Giáng Kiều cho đến khi chiếm đoạt được trái tim rồi quay lưng bạc đãi:

 

“Cầu hoàng tay lựa nên vần,

Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào”

 

Thi hào Nguyễn Du rất tài tình khi nói về tiếng đàn của Thúy Kiều như lúc gặp Kim Trọng:

 

“Khúc đâu Tư Mã phượng cầu

Nghe ra như oán, như sầu phải chăng?”.

 

Tình yêu & định mệnh, hạnh phúc & khổ đau từ nghìn xưa đến nay được thoáng hiện trong bóng dáng “Phượng Cầu Hoàng”.

Ca khúc “Tà Áo Văn Quân” của Phạm Duy Nhượng vào thời tiền chiến đã nói về hình ảnh Tư Mã, Văn Quân & Phượng, Hoàng:

 

“Tư Mã người ơi! Đừng đàn bên Văn Quân.

Nâng phím hào hoa kề làn môi giai nhân.

Về nhà bên suối, cung đàn áp má đào.

Mộng chưa tan khúc Phượng Cầu lưu luyến nhau.

Phượng ơi đàn vắng; tìm chim Hoàng nơi nào”.

 

Giữa thập niên 1960-1970, khúc “Phượng Vũ” với nghệ thuật sáng tác & tiếng sáo của Nguyễn Đình Nghĩa đã làm vang bóng, giới thưởng thức say mê, ái ngộ. Nghe “Phượng Vũ”, hình dung được hình ảnh phượng hoàng đập cánh, xòe cánh... lúc rỉa đuôi, giủ đuôi, cụp xòe, quay, múa... nhặt, khoan theo từng vũ điệu.

Âm nhạc Trung Hoa hình thành từ Linh Luân, Hậu Quỳ; đời Ngũ Đế, Tam Vương, âm nhạc trở thành lễ nghi trong cung đình; đời Xuân Thu nổi danh với Sư Khoáng tinh thông âm pháp đưa âm nhạc đến mức vi diệu, cao siêu. Và, Tư Mã Tương Như đời Hán với khúc “Phượng Cầu Hoàng” trở thành bất tử, lưu truyền hậu thế.

Tố Như tiên sinh trong thi phẩm “Kiều” đã đề cập về âm nhạc Trung Hoa cũng như Đông Phương:

 

“Cung thương lầu bậc ngũ âm...

Lọt tai nghe suốt năm cung”.

 

Ngôn ngữ, âm giai của âm nhạc Đông Phương chỉ có ngũ âm, - năm bậc, năm cung: Cung, Thương, Dốc, Thủy, Vũ (Cống, Xừ, Xang, Xế, Líu) nhưng cũng được biến hóa muôn sắc, muôn âm, rất phong phú và huyền diệu.

Nhạc khí Đông phương gồm đàn, sáo, nhị... Riêng sáo, có đến 6 loại, tên gọi khác nhau tùy theo thổi ngang, thổi dọc, không và có lưỡi gà, 2 ỗ, 6 lỗ, 7 lỗ, chín lỗ..., Tiêu, Địch, Hoàng, Quản, Trì, Huân.

Qua năm tháng, qua bao biến thiên, vật đổi sao dời, khúc “Phượng Cầu Hoàng” dù đã thất truyền nhưng tình sử... vẫn vượt thời gian, không gian với dấu ấn cuộc tình.