Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TIẾNG KHÓC DƯỚI

CHÂN NÚI VÀ

TIẾNG NẤC TRÊN BIỂN

 

TÂM THÀNH

 

Một trong các đề thi tuyển vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Khóa IV năm 1959 (trước khóa của Đào Văn Bình 7 năm) là “Hà chính mãnh ư hổ”. Trước khi bình giảng đề tài này, tất nhiên các tuyển sinh phải kể tích Đức Khổng Tử cùng đệ tử sang nước Tề, qua núi Thái Sơn, thấy một người đàn bà ngồi bên đường khóc thảm thiết. Ngài sai Tử Cống ra hỏi cớ sự. Người đàn bà thưa “Cha chồng tôi chết vì cọp, chồng tôi chết vì cọp, nay con trai tôi lại vừa chết vì cọp. Thảm lắm ông ơi!”

Tử Cống hỏi “Sao bà không dọn đi nơi khác mà ở?”Bà đáp “Dù sao, ở đây quan quyền cai trị không đến nỗi hà khắc như các nơi khác.”Đức Khổng quay sang nói với môn đệ “Các trò nhớ đấy: Chánh sách hà khắc còn khốc hại hơn cọp dữ.”Sau một phần tư thế kỷ, làn sóng vượt biển chạy trốn ‘hà chính’ nước Việt đã thoái trào, phần vì thời cuộc đã đổi thay, phần vì chính những người ra đi - nhiều người không nhớ gì ý nghĩa của việc ra đi của mình. Thiên Sử Thi Của Người Vượt Biển vì thế, là một cần thiết, dù làn sóng thuyền-nhân-tị-nạn-chính-trị đã chấm dứt.

Đối với Đào Văn Bình, có một thứ tệ hại hơn hà chính:

Dịch hạch?Thiên tai?Phóng xạ?Ôn hoàng dịch lệ?Aids?Không!Cờ đỏ sao vàng!(Khởi Đầu Trang Sử Bi Thương)

 

Bởi lẽ cái căn bản nhất:

Tình người đã chết trên một thành phố buồn

(Mặt Trời Đã Tắt)

 

Văn hóa suy tàn vì chủ nghĩa vong bản:

 

Câu đối hoành phi mục nát rồi

Miếu đường ngơ ngác đãi trăng soi

Bốn nghìn năm ấy chừ xa lạ

Quốc Tổ có về cũng khóc thôi

(Bên Đền Thánh)

 

Đào Văn Bình đi nghe ngóng tiếng khóc than của lê dân, của người thương gia, của em học sinh, lời bà dặn cháu, lời vợ chồng nhỏ to và ghi lại thành những lời bi thiết, chứng tỏ anh không chỉ khóc cho riêng mình, mà cho mọi người. Yêu nước tha thiết, Bình đau đớn lắm khi phải xa lìa Tổ Quốc. Bằng tưởng tượng, anh giong buồm dọc bờ biển, từ Móng Cái tới Cà Mau, qua từng thành phố, qua từng cửa biển, từng ngọn núi, anh ghi khắc trong lòng những hình ảnh quê hương, để tới nơi sau cùng, giơ tay vĩnh biệt:

Qua Phú Quốc nghe hồn tan nát vỡ

Bầy cá mai cũng đã bỏ đi rồi

Nước mắm ơi nước mắm cũng đổi đời

Nghe từng bước quặn đau tình cố lý

(Biển Việt Ơi Căng Buồm Gió Lộng)

 

Văn xuôi và thơ nói về thảm cảnh vượt biển của người Việt có thể chất đầy một thư viện nhỏ, nhưng tập trung thành một sử thi với bố cục từ nguyên do, tới việc chuẩn bị ra khơi và tới bờ tới bến, thì tôi nghĩ là hiếm, chắc chắn có nhà thơ đã làm, nhưng tôi chỉ có hân hạnh đọc Đào Văn Bình như người đầu tiên. Anh ghi lại một cách sống động hầu hết những thảm cảnh Phong ba chợt đến, Cướp biển, Lạc hướng, Chết khát và những chia ly, tan tác... Hãy coi những người may mắn thoát thân một mình, nhưng lạc mất người thân yêu:

Buổi chiều trên mỏm núiCó những người ngồi rất lặng thinh

Và rất cô đơn

Đối diện tới lòng mình

Mắt nhìn ra biển

Dõi trông

Với một tia hy vọng rất mong manh

(Biển Ngóng Chờ)

 

Tuy Bình khiêm nhường tự thú:

Văn tôi không hay lời thơ tôi không đẹp

Nhưng tình tôi chân thành tha thiết

Của con tim và của những năm tháng u buồn.(Lời Ru Của Tôi)

 

Và có đôi chỗ Bình chửi đổng chứ không phải làm thơ:

Hình lão Mao người Tàu.Hình cụ Mác người Đức.

Hình cụ Lê người Nga.Hình thằng giặc già râu dài phải kêu bằng Bác.Toàn những hình chết tiệt!(Trong Trung Học)

 

Nhưng xét lại, hình như anh cố ý dùng lời thô tháp cho những cái thô tháp. Hoặc giả một bà già hiền lành mà uất ức quá, còn thể nói gì hơn “Quân chết tiệt!”Như thế thơ anh nằm trong cái mộc mạc, bình dị. Hơn nữa Đào Văn Bình, đôi lúc ‘chửi’, không phải vì hằn học, mà vì anh tức tưởi trước nỗi đau của dân tộc. Anh nấc đấy! Tiếng nấc kéo dài thành một thiên sử thi. Bên dưới tiếng nấc đó là một tấm lòng yêu thương, hy vọng:

Tôi muốn quên và quên cho hết

Chỉ giữ gìn lại một chút tin yêu

Rằng đất nước này không phải của ai

Của tất cả và của bốn ngàn năm lịch sử

Rằng không một ai có quyền cướp nó

Trả thương yêu và nhân ái lại cho đời.(Lời Ru Của Tôi)

 

“Rằng đất nước này không phải của ai” Vậy mà đảng Cộng sản Việt Nam, bằng hiệp định phân đất ngày 25.12.2000, cắt một vùng hải phận và địa phận cho Trung Quốc, trong đó có di tích tượng trưng nền tự chủ của Việt Nam - Ải Nam Quan và Ải Chi Lăng. Có phải quân bán nước chết tiệt không?Trong phần hai của thi tập, Đào Văn Bình khép lại trang sử đau thương, anh trở về con người lãng mạn, và thơ rất thơ, ‘Tháng Tư Đen’ trở thành ‘Tháng Tư Huyền Diệu’:

 

Anh nắm tay em trời nồng ấm

Tình yêu muôn thuở vạn lần xanh.(Tháng Tư Huyền Diệu)

 

Sang phần ba của thi tập, trường ca Cộng Oán Ngâm Khúc thật là thống thiết. Lời thơ bình dị mà thấm thía. Nhiều câu có thể trở thành ca dao thời đại. Tôi tin rằng nếu được phổ biến rộng rãi, ngâm khúc này sẽ trở thành một khúc trường ca dân gian, một bia đá ngàn đời lên án bọn cộng sản hại dân hại nước.Người đọc khép lại tập thơ, lòng dâng tràn niềm thương xót cho dân tộc mình, cho những người đã gục ngã trong lao tù cộng sản, chìm sâu dưới lòng biển cả, và long đong nơi quê người. Để rồi muốn cùng Đào Văn Bình tạm nguôi nét bi để tô thêm nét tráng cho thiên sử thi đẹp.