Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

THƠ VÀ HIỆN THỰC

 

NGUYỄN HƯNG QUỐC

 

Nhận định vai trò của nhà phê bình là vai trò của một người hòa giải nhất định là có nhiều hạn chế. Một phần, nó quá tĩnh. Phần khác, vai trò hòa giải của nhà phê bình, thật ra, khá khiêm tốn. Có hai lý do chính. Thứ nhất, phê bình là hiện tượng mới, chỉ gần đây thôi, riêng ở Việt Nam, chưa tới một thế kỷ. Thứ hai, nhà thơ thường có thừa nhạy bén để tiến hành công việc hòa giải ấy một mình. Lịch sử vận động của thơ, bất cứ là nền thơ nào, ở phương diện này, có thể nói là lịch sử của những cuộc hòa giải liên tục và vô tận. Sự hòa giải ấy chủ yếu diễn ra trên hai khía cạnh: một là giữa thơ và hiện thực; hai là giữa thơ và người đọc.

Trong quyển Văn Học Miền Nam, Tổng Quan (1), Võ Phiến cho thơ miền Nam có hai đặc điểm: không tình ái và không trau chuốt. Tôi phân vân. Nói đến đặc điểm của một giai đoạn văn học là nói đến những gì có khả năng khu biệt giai đoạn ấy với những giai đoạn khác trong lịch sử. Mà hai đặc điểm Võ Phiến nêu ra chỉ có thể khu biệt thơ miền Nam với Thơ Mới thời 1932-1945 chứ lại không khu biệt được nó với thơ miền Bắc trong cùng thời kỳ hoặc với thơ Việt Nam từ khoảng 1862 đến 1930. Ở cả hai giai đoạn này, tính chất không tình ái và không trau chút đều nổi bật, thậm chí còn nổi bật hơn cả trong thơ miền Nam 1945 đến 1975. Bị vướng víu bởi dư hưởng của nền văn học trung đại nặng màu sắc nho giáo và nền văn hóa mang tính chất quần luân, các nhà thơ từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, kể cả Tản Đà, đều hiếm khi nói đến chuyện tình ái. Hơn nữa, một mặt, do chức năng tuyên truyền, vận động chống Pháp được đề cao, mặt khác, do việc sử dụng quốc văn còn đang chập chững, do trung tâm sinh hoạt của văn học phần nào xê dịch từ miền Bắc vào miền Nam, một vùng đất mới với dòng văn học chống Pháp và sau đó, dòng văn học quốc ngữ, nổi lên rầm rộ, ngôn ngữ thơ trong giai đoạn này rất gần với khẩu ngữ, bình dị và ít trau chuốt. Cả hai đặc điểm này lại càng rõ hơn trong nền thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc thời 54 – 75. Thứ nhất, chống lại cái tôi cá nhân chủ nghĩa, đề cao tuyệt đối chủ nghĩa tập thể và tinh thần chiến đấu, các nhà thơ miền Bắc đều né tránh đề tài tình ái, coi đó như một vùng đất cấm hoặc như một sự yếu đuối cần khắc phục. Nói như Chế Lan Viên: Ta cầm lấy trái tim mà bóp chặt/ Tiếng yêu thầm rên rỉ dưới bàn tay. Thứ hai, đề cao vai trò của quần chúng, chủ trương quần chúng hóa văn học nghệ thuật, các nhà thơ đua nhau nhại lời ăn tiếng nói của nhân dân. Thơ càng mộc càng thô lại càng tốt. Cái gọi là trau chuốt, theo tôi, khá mơ hồ. Làm cách nào để nhận diện một nền thơ hoặc thậm chí một bài thơ là trau chuốt hay không trau chuốt? Thường, theo thói quen, chúng ta dễ đồng nhất sự trau chuốt với sự cách điệu, sự trang điểm, sự cầu kỳ, nghĩa là, với chút hoa hòe hoa sói. Nhưng chưa chắc. Có cái trau chuốt khi làm một đóa hoa nhưng cũng có cái trau chuối khi đẽo gọt một khối đá. Có cái mượt mà trau chuốt nhưng cũng có cái thô mộc trau chuốt. Câu Cầu Thệ thủy ngồi trơ cổ đo là trau chuốt nhưng câu Củi một cành khô lạc mấy dòng cũng là trau chuốt đấy chứ? Chả thế mà Huy Cận phải loay hoay nắn nót sửa tới sửa lui câu thơ ấy không biết bao nhiêu lần (2)

Thôi thì cứ chấp nhận cách hiểu khái niệm “trau chuốt” theo thói quen và cứ chấp nhận là thơ miền Nam thời kỳ 1954-75 ít trau chuốt hơn Thơ Mới thời kỳ 1932-45. nhưng khi chấp nhận như vậy, chúng ta lại phát hiện ra một điều thú vị khác là, nếu so Thơ Mới với thơ thế kỷ XVIII – XIX, đặc biệt so với Chinh Phụ Ngâm (bản dịch), Cung Oán Ngâm KhúcTruyện Kiều, chúng ta cũng sẽ thấy một hiện tượng tương tự là, Thơ Mới rõ ràng ít trau chuốt hơn thơ thế kỷ XVIII – XIX. Không phải sao? Thử so sánh những câu thơ tả nỗi nhớ trong Chinh Phụ Ngâm:

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

...

Hướng dương lòng thiếp như hoa,

Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương.

Bóng dương để hoa vàng chẳng đoái,

Hoa để tàn bởi tại bóng dương.

Hoa vàng hoa rụng quanh tường,

Trải xem hoa rụng đêm sương mấy lần...

 

Trong Cung Oán Ngâm Khúc:

 

Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng

Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền

Lạnh lùng thay giấc cô miên

Mùi hương tịch mịch bóng đèn thâm u.

 

Trong Truyện Kiều:

 

Sầu đong càng lắc càng đầy

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê

Mây Tần khói kín song the

Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao

Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao

Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng...

 

với thơ Xuân Diệu, kiện tướng của Thơ Mới:

 

Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm

Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em.

 

Rõ ràng là câu thơ của Xuân Diệu giản dị hơn, mộc mạc hơn, và theo cách hiểu thông thường về chữ “trau chuốt”, có thể nói là ít trau chuốt hơn. Chúng ta nhớ, khi mới xuất hiện, thơ Xuân Diệu vẫn thường bị nhiều người chê là ngô nghê, là ngọng nghịu, là... Tây, là không sành tiếng Việt. Trong Thi nhân Việt Nam, khi viết về Xuân Diệu, Hoài Thanh nhắc lại nhận xét ấy: “Xuân Diệu viết văn tựa trẻ em học nói hay như người ngoại quốc mới vỏ vẻ tiếng Nam. Câu văn tuồng bỡ ngỡ...” (3)

Một hiện tượng thú vị khác: mặc dù thơ miền Nam bị chê là thiếu trau chuốt song nếu so sánh nó với thơ ở hải ngoại sau 1975 chúng ta lại thấy là, dù sao, nó cũng còn trau chuốt chán. Nghĩa là, nói cách khác, thơ hải ngoại hiện nay ít trau chuốt hơn thơ miền Nam hẳn.

Thử đọc thơ Thanh Tâm Tuyền, trước 1975:

 

Trắng phếu sườn non ngày mới chớm

Một đóa trăng tàn lẩn lút bay

Mùa hiu hắt thổi hoang vu quyện

Lòng ta tạnh vắng như cỏ cây...

 

Thơ Tô Thùy Yên, trước 1975:

 

Em nhỏ, làm chi chim biển Bắc

Xa rồi đám lửa cuối thiên thu

Cửa thần phù dựng trường sơn sóng

Mỗi ngọn xô chìm một giấc mơ...

 

Thơ Nguyên Sa, trước 1975:

 

Paris có gì lạ không em?

Mai anh về em có còn ngoan

Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ

Em có tìm anh trong cánh chim...

 

Rồi so sánh với thơ Cao Tần, sau 1975:

 

Ta biết nhà ông rầu thấy mồ

Thôi cuối tuần này theo ta lên núi

Lên thật cao nhìn xuống đời lô nhô

Rũ bớt bụi trần, quên thân múa rối.

 

Thơ Đỗ Kh., sau 1975:

 

“Trở về quê hương tôi đã thấy...”

Có gì đâu phức tạp cuộc đời

Mười lăm mười bảy tuổi

Cởi trần quần cộc trên vỉa hè Đồng Khởi

Ngủ trưa nằm cu ngổng chỉ lên trời.

 

Chả lẽ từ những nhận xét trên chúng ta lại nói thơ Việt Nam càng ngày càng thiếu trau chuốt, nghĩa là càng ngày càng kém, càng tệ đi? Tôi nghĩ là không. Sự vận động của thơ Việt Nam, trong trường hợp này, phần nào cũng phù hợp với xu hướng vận động chung của thế giới. Ở Pháp, từ thơ lãng mạn, thơ tượng trưng đến thơ của nhóm Tel Quel hay nhóm Change; ở Mỹ, từ Thơ Mới trong thập niên 20 và 30 đến thơ của nhóm Projectivists hay nhóm Beats, nhóm thi sĩ New York cũng là một con đường tương tự.

Vậy nên giải thích hiện tượng này như thế nào? Theo tôi, đó chỉ là nỗ lực hòa giải liên tục giữa thơ và hiện thực. Mặc dù thơ, tự bản chất, chỉ là một cái ảo, song thơ lại không muốn, không thể mãi mãi là một cái ảo. Nó phải chuẩn bị một số tiền đề cần thiết để người đọc có thể nhập cuộc, nhập vai hầu qua đó, hiện thực hóa cái thế giới ảo ấy. Muốn thế, cái ảo của thơ phải gần với cái thực của cuộc đời. Nó ảo mà như thực.

Quá trình hòa giải giữa thơ và hiện thực, thực ra là quá trình hòa giải đơn phương của thơ thôi, diễn ra trên nhiều khía cạnh. Khái quát hóa là điều nguy hiểm. Nhưng dù sao tôi cũng liều khái quát hóa hầu nêu bật lên những nét chính.

Thứ nhất, về đề tài: từ những đề tài muôn thuở liên quan đến vũ trụ, đến “đạo”, “chí”, “tình” trong thơ trung đại đến những đề tài liên quan đến lịch sử, đến đất nước, đến thời cuộc trong thơ cận đại (1862-1931), đến những đề tài gắn liền với đời sống con người, từ đời sống tình cảm (1932-45), đời sống chính trị (1975-54, và sau đó ở miền Bắc), đời sống tâm thức (1954-75 ở miền Nam) đến đời sống của những người lưu vong khốn khó và tủi nhục ở hải ngoại (từ 1975 đến nay), con đường của thơ là con đường không ngừng tiếp cận với đời sống, với con người. Từ xa đến gần. Từ rộng đến hẹp. Từ chung đến riêng. Thứ hai, về chất liệu: từ loại chất liệu lấy từ thiên nhiên, từ sách vở với những Hằng Nga, Tây Thi, những tuyết, rừng phong, lá ngô đồng... trong thơ trung đại đến những chất liệu lấy từ đời sống và từ tưởng tượng trong Thơ Mới, những chất liệu lấy từ đời sống thường nhật, đặc biệt là đời sống tại các đô thị trong thơ từ 1954 đến nay lại cũng là một quá trình tương tự. Từ xa đến gần. Từ rộng đến hẹp. Từ chung đến riêng. Thứ ba, về ngôn ngữ: từ ngôn ngữ cách điệu, khuôn sáo, nặng điển cố điển tích và ngổn ngang từ Hán Việt trong thơ trung đại đến ngôn ngữ bình dị mà óng ả trong Thơ Mới đến ngôn ngữ trần trụi, gân guốc trong thơ từ 1954 đến nay lại cũng là quá trình hòa giải vô tận giữa ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ đời thường. Thứ tư, về nhạc điệu: từ nhạc điệu du dương trầm bổng, hay nói như Trần Đình Sử, là nhạc điệu ngâm trong thơ trung đại đến nhạc điệu theo điệu nói trong Thơ Mới (4), đến nhạc điệu gãy khúc, gay gắt, đầy nghịch âm trong thơ từ 1954 đến nay cũng là quá trình hòa giải không dứt của thơ và hiện thực.

Có thể coi những sự hòa giải ấy là những đặc điểm quan trọng trong quá trình vận động của thơ, không những của thơ Việt Nam mà của thơ thế giới nói chung. Theo các nhà Hình Thức Luận của Nga, xu thế phát triển của thơ là nỗ lực làm lạ hóa: trước hết là làm lạ hóa cái ngôn ngữ nói hằng ngày, sau đó, khi cái ngôn ngữ đã được lạ hóa ấy dần dần mòn đi, cũ đi, sáo đi, thế hệ kế tiếp lại phải nỗ lực làm nó lạ trở lại, mới trở lại. Cứ thế. Liên tục. T.S. Eliot cũng nhận là có một quy luật: ngôn ngữ thơ không thể cách quá xa ngôn ngữ bình thường hằng ngày chúng ta nói và nghe. Mỗi lần khoảng cách ấy quá xa, nhà thơ lại cố gắng kéo lại gần (5). Việc kéo ngôn ngữ thơ lại gần ngôn ngữ hằng ngày, nói theo cách nói của các nhà Hình thức luận, cũng là một quá trình lạ hóa. Ở khía cạnh này, Aristotle nói đúng: thơ là sự bắt chước cuộc đời. Chỉ cần nói thêm: sự bắt chước ấy không hề nhắm đến mục đích tái hiện hiện thực. Nó chỉ là chiếc cầu nối liền thơ và hiện thực để người đọc có thể dể dàng bước vào thế giới ảo của thơ. (Thơ, v.v... và v.v...)