Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

THÂN PHẬN

NGƯỜI LÍNH VNCH


MƯỜNG GIANG

 

Những ngày tháng tư năm đó, không biết sao mà trời bổng đổ mưa thật sớm và lớn hơn bao giờ hết. Mưa làm ngập những chiếc hố tránh đạn và giao thông hào của những người lính trận, tại các chiến trường máu lệ Phước Long, Ban Mê Thuột, Khánh Dương, Phan Rang, Phan Thiết, Long Khánh,Hậu Nghĩa, Long An, Phước Tuy, Biên Hòa và Sài Gòn. Trong cơn mưa nước mắt năm ấy, có máu, thây người và xác của những cánh hoa học trò, làm nhuộm hồng áo người lính và đồng bào chiến nạn, chạy theo cơn mưa, mịt mù đạn pháo.

 

tháng tư năm đó ta còn nhớ

Phan Thiết chìm trong lửa bạo tàn

mười chín giặc về gieo khổ hận

đạn tăng nghiền nát vạn con tim

tháng tư hè tới ve rền hát

hoa vẫn vô tư nhuộm đất trời

xác phượng nằm bên thây lính trận

máu đào hòa lẫn cánh hoa tươi

tháng tư bỏ mẹ ta ra biển

mười tám ngày nao chẳng xóa mờ

trên khắp nẻo đường quê lửa đạn

tay người biền mẫu vẫy con thơ

tháng tư mất nước sầu ly xứ

ta viết thơ say giữa cuộc say

với bạn với tình pha máu lệ

với đời thương hận úa sông mây

tháng tư biển lộng màu xanh gió

tiếng nhạn làm ta khóc nhớ nhà

mùi muối thấm vào da chát mặn

khiến càng héo hắt bước quê xa

tháng tư trong quán bên đường vắng

chờ bạn mình ta uống rượu suông

soi mặt vào ly thêm thấy lạ

sau ba mươi năm hận miên trường

tháng tư sắp tới buồn hơn trước

bạn bỏ ta đi tận cuối trời

đứa chết nghèo buồn nơi xóm biển

thằng phơi xác lạnh với đơn côi

tháng tư mất nước sao quên được

đồng đội năm nao xác ngập đường

nơi bến, trên tàu, trong xóm nhỏ

những ngày tù ngục sống thê lương

ba chục năm sầu trăng cổ mộ

mình hẹn nhau trong cõi tuyệt mù

quê cũ em lên cầu ngóng gió

bên này ta đợi chắc thiên thu

tháng ba giặc chiếm Ban Mê Thuộc

Phan Thiết tháng tư xác ngập đường

cả nước tháng năm thành địa ngục

giờ đây sông núi vận đau thương

 

Phan Thiết chìm trong lửa bạo tàn mười chín giặc về gieo khổ hận hoa vẫn vô tư nhuộm đất trời xác phượng nằm bên thây lính trận máu đào hòa lẫn cánh hoa tươi mười tám ngày nao chẳng xóa mờ trên khắp nẻo đường quê lửa đạn tay người biền mẫu vẫy con thơ ta viết thơ say giữa cuộc say với bạn với tình pha máu lệ với đời thương hận úa sông mây chờ bạn mình ta uống rượu suông soi mặt vào ly thêm thấy lạ sau ba mươi năm hận miên trường bạn bỏ ta đi tận cuối trời mình hẹn nhau trong cõi tuyệt mù quê cũ em lên cầu ngóng gió bên này ta đợi chắc thiên thu Phan Thiết tháng tư xác ngập đường cả nước tháng năm thành địa ngục giờ đây sông núi vận đau thương Phan Thiết chìm trong lửa bạo tàn mười chín giặc về gieo khổ hận hoa vẫn vô tư nhuộm đất trời xác phượng nằm bên thây lính trận máu đào hòa lẫn cánh hoa tươi mười tám ngày nao chẳng xóa mờ trên khắp nẻo đường quê lửa đạn tay người biền mẫu vẫy con thơ ta viết thơ say giữa cuộc say với bạn với tình pha máu lệ với đời thương hận úa sông mây chờ bạn mình ta uống rượu suông soi mặt vào ly thêm thấy lạ sau ba mươi năm hận miên trường bạn bỏ ta đi tận cuối trời mình hẹn nhau trong cõi tuyệt mù quê cũ em lên cầu ngóng gió bên này ta đợi chắc thiên thu Phan Thiết tháng tư xác ngập đường cả nước tháng năm thành địa ngục giờ đây sông núi vận đau thương

Đó là định mệnh hay thân phận của người lính chiến, sống và chết không có biên giới, nên mấy ai dám nghỉ tới chuyện trở về ? Và giọt mưa nào đây, vừa lăn trên má , đã khiến cho người lính già bồi hồi nhớ lại, một thời chinh chiến cũ, những căn hầm tránh pháo ngập mưa, những nấm đất đào đấp vội vàng, để vùi bạn vữa ngã gục và những thương binh rên xiết, đang chờ cấp cứu.

Tất cả đã thành cổ tích.. Giờ chỉ còn biết ngồi đây mà nhớ lại những ngày xa củ. Chúng ta, tất cả đều là những người VN tội nghiệp, trót đầu thai lộn kiếp trong thế kỷ này, nên đã cùng nối vai lần lượt bước lên những giàn lửa đỏ. Cuối cùng, kẻ chết thì bị dầy mồ, tan xác, còn người sống, nếu không sống kiếp mây chiều lang thang, thì cũng lết lê phận bèo trong vùng giặc chiếm, để gục đầu thương hận, mà khóc cho quê hương vì đâu máu xương chất ngất, vì đâu mà kiếp sống của con người, tới nay vẫn không bằng cây cỏ bên đường.

Tất cả chỉ còn là kỷ niệm trong nhớ , vào những ngày đầu đời, mẹ bỏ con trong gánh, dầm mưa chạy loạn, giữa tiếng bom đạn, máy bay gầm thét, của Việt Minh và Pháp. Tóm lại, chúng ta đều ra đời và trưởng thành trong tiếng súng, cùng với bom đạn làm rách vở da thịt của quê hương. Rồi cũng vì người, vì ‘tang bồng hồ thỉ, nam nhi trái, mà giôc ngước cả tuổi trẻ, đời trai, vào cốc men đắng cay, uống cạn hạnh phúc của chính mình.

Đất nước hai mươi năm chinh chiến, hai mươi năm dài hờn hận, đã dày vò người lính miền Nam , trong mưa bom đạn xéo trùng hằng Rốt cục những người nằm xuống, những kẻ ra đi hay ở lại chịu cảnh ngục tù khổ sai của VC, ai nấy cũng đả trả xong cái nợ ‘ da ngựa bọc thây ‘, tủi nhìn từng trang lịch sử của nước nhà, bị giặc thù bôi nhọ và khép kín.

Trưa 30-4-1975 Sài Gòn thất thủ, miền Nam VN từ bên này cầu Hiền Lương, trên sông Bến Hải, chạy ngang vĩ tuyến 17, tới mũi Cà Mâu, đã chính thức thuộc về lãnh thổ Xã Hội Chủ Nghĩa, đệ tam quốc tế cọng sản, có tổng đài ở tận Nga Sô Viết. Cũng từ giơ phút đó, khi mà chiếc mặt nạ hòa bình của người cọng sản đã cởi, để lộ những khuôn mặt thật của các thây ma vô hồn, lạnh băng và hung hiểm, thì cũng là lúc, đồng bào mới sực tỉnh và thương tiếc người lính VNCH. Nhưng than ôi tất cả đã muộn rồi, họ đã ngã gục , không phải tại chiến trường vì đạn pháo của VC, mà ngay trên hè phố Huế, Đà Nẳng, Phan Thiết, Sài Gòn.. bởi chính những viên đạn ích kỷ, hám danh, những miệng lưỡi ngòi bút, của chính phe mình.

Ai chẳng một lần về với đất ? khác chăng là sớm hay muộn, vinh với nhục và sống chết sao cho ý nghĩa của một kiếp người. Chỉ tội nhất là những người lính chưa chết nhưng coi như đã chết vì thương tật chiến trận và những vết thương lòng. Họ không chết mà chỉ bị thương nặng và tất cả đã gởi lại chiến trường một phần thịt da của mẹ, ở Khánh Dương, Tháp Chàm, Phan Thiết, Xuân Lộc.. và ngay tại Sài Gòn, vào lúc mà cây cột đèn cũng muốn chạy, để khỏi bị VC giết chết. Họ ở lại làm vật hy sinh, cản xe tăng, hứng đại pháo của giặc thù, để kiếm thêm một chút thời gian, một bầu trời an toàn, một dòng sông lặng sóng, giúp cho mọi người , từ dân tới lính, bình yên di tản.

 

Bọn mình ngàn đứa chung trường lớp

trăm đứa ra đi chẳng trở về

trăm đứa sống buồn nơi đất mẹ

trăm thằng lưu lạc bước lê thê

bọn mình hiu hắt trên nền lửa

tuổi trẻ làm mây dạt khắp trời

làm cỏ chết khô trong nắng hạ

làm cây già rũ kiếp xa khơi

bọn mình đã mất thời hoa bướm

giữa máu xương cay ngất đoạn trường

thù hận làm quê hương mở rộng

những hàng mộ chí khóc trăng sương

bọn mình nay chẳng còn bao đứa

thờ thẩn dẫn nhau trở lại trường

cũng lớp học xưa ta đã gặp

cũng sân cỏ úa bước chân thương

hãy ngủ yên đi bè bạn cũ

dưới dăm mảnh đá núi làm mồ

đời trai hùng Việt đau, hờn, tủi

không chết tuổi xanh cũng xác xơ

hãy cứ làm chim buồn đứng hót

bên giòng thác vọng khúc bi ca

mưa rừng đèo lũng trôi hài cốt

thảm quá trời ơi phận lính mà

hãy ngạo nghễ như người tráng sĩ

chân mang xiềng xích vẫn cuồng ngông

vẫn cười với giặc thù muôn mặt

làm rạng uy danh giống Lạc Hồng

bọn mình ngàn đứa thời chinh chiến

trăm đứa banh thay tự kiếp nào

còn lại mấy thằng đầu đã bạc

đứng nhìn rồi lặng lẽ cay đau

xưa buổi loạn ly tình đứt đoạn

nay đời dâu bể vẫn chia ngăn

lại đây mình cạn ly tương ngộ

rồi gục bên hiên rũ nợ nần.

Nay thì từ quan tới lính, ai cũng kiếm cách đi khỏi quê nhà, bỏ lại những bóng ma của quá khứ và những người vợ góa, con côi của đồng đội đã gục ngả năm nào, cùng với các thương phế binh sống sót, tủi hờn, đang lê lết phận bèo khắp đầu đường xó chợ. Thời gian có thay đổi, lịch sử cũng sang trang nhưng thân phận của người thương binh, chẳng có gì mới lạ, vẫn lấy nước mắt làm mưa, rửa mặt hằng ngày. Buổi trước, khi VC tràn vào, họ bị bỏ lại ở những quân y viện , làng phế binh, không còn đại bàng, đồng đội và hậu phương. Bây giờ thì dần hồi chết đói, chết nhục trong thiên đàng xã nghĩa, trước sự xa hoa thừa mứa của VC, Việt Gian và Việt kiều muôn phương, vinh quy bái tổ, aó gấm về làng, mà trong dòng người đổi đời này, không làm sao mà đếm hết, những cấp chỉ huy và đồng đội củ.

Có làm lính mới cảm thông cho kiếp lính nghiệt ngả, đoạn trường. Có làm dân thời ly loạn, mới biết được thế nào là mạng sống của con người, giữa bom đạn vô tình, héo úa còn thua cây cỏ. Có là người thương phế binh, sau khi xuất viện, bỏ lại một phần cơ thể, mới thật tội nghiệp cho tuổi trẻ bạc phước vô phần. Thê thiết tận cùng là đời của người lính về chiều lại còn mang thương tật. Hỡi ôi những mảnh đời cùng khốn ấy rồi sẽ đi về đâu, trong cảnh mưa gió phũ phàng của cuộc đời ?

"ngày xưa, là lính vì đời chiến đấu

là cầu đem người sang sông

hôm nay làm ma cô đơn,

gục chết bên vệ đường"...

Ngày nay vẫn còn một ít người đầu óc bất bình thường, chỉ vì muốn thiên hạ biết tới mình, nên bất chấp lương tri và tư cách, bẽ cong ngòi bút, viết những điều không đáng viết, để bôi bẩn QLVNCH, mục đích trả thù cá nhân hay tự thỏa mãn cơn mộng du, mà cả đời họ không đạt được.

Hai mươi năm chinh chiến, QLVNCH và đồng bào Miền Nam VN, đã đổ cả núi xương sông máu, để ngăn chống rợ Bắc xâm lăng. Nên không có trận đánh nào, dù lớn hay nhỏ mà chẳng có tên trong quân sử và trên hết dù bán tiểu đội đụng trận, cũng vẫn có đại bàng chỉ huy. Phủ nhận những giá trị thiêng liêng trên của QLVNCH, chỉ có thành phần vô kỹ luật, bất mãn hay đâm sau lưng người lính cùng chung màu cờ sắc áo với mình mà thôi.

 

Sông núi ở đâu mà đòi trả ?

bọn người đã phá nát lâu rồi

nay còn một mảnh dư đồ rách

xương máu ngập trời biển lệ trôi

viết nhớ càng thương người lính trận

hồn ma cô tịch sống không nhà

ngàn phương đất lạ, đâu là nước?

cứ đứng gọi thầm bờ bến xa

hai mươi bỏ học ta làm lính

quanh quẩn sơn khê, lạc bước đời

chim hót thảm buồn, tình cũng cạn

mưa rừng mấy độ, ứa trăng soi

cứ đốt thời gian bằng đạn pháo

hay men rượu bốc lệ cay xè

những đêm đụng trận trời long đất

gỏ súng làm thơ, lặng lẽ nghe


hận nhục theo ta làm đứt ruột

khiến sầu cổ độ khóc như mưa

nhớ ngày rã ngủ sơn hà nát

nức nở trời ơi, bị phản lừa

sông núi ở đâu đòi trả lại?

bọn ngươi đã dâng bán lâu rồi

phố phường biểu ngữ, gào nhau giết

đối lập hăng say đếm xác người

ai biết khăn xô quanh huyệt lạnh

cội già khóc hận lá xanh rơi

trẻ thơ mới gọi cha thì đã

bỏ học kiếm ăn khắp xó đời

ai biết núi sông giờ nát rách

giặc Hồ đem xẻ thịt phơi thây

bán từng thước đất vùng biên giới

hải đảo, biển khơi, thét hận say

xin hãy quỳ đây mà sám hối

một thời lầm lạc hại quê hương

nay đâu lãnh tụ, đâu khoa bảng

chỉ có lính dân chịu đoạn trường

 

Quân đội nào cũng có người hùng và lũ tiểu nhân, phương chi QLVNCH từ lúc ra đời cho tới khi bị bó buộc rã ngũ, gần như chỉ có bất hạnh và thiệt thua. Xin hãy thương lấy họ , hãy trả lại cho họ công đạo, bằng cách chính mình nhận những lổi lầm đã gây ra , trước ngày mất nước 30-4-1975 . Không có bọn phản chủ, hám danh, lũ đười ươi khoe cấp bằng đạo hạnh.. thì làm sao Hồ Chí Minh và Rợ Bắc, cưởng chiếm và đô hộ được VN ? .

Viết tại Xóm Cồn Hạ Uy Di năm 2006

Mường Giang (Hồ Đinh)

Email: MuongGiang@aol.com