Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

THAN ÔI!

VĂN CHƯƠNG HẠ GIỚI

 

VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG

 

Giữa cảnh cho đời bát nháo, xào bát khó phân biệt thật, hư, trắng, đen. . . thì nghiệp văn hải ngoại cũng rơi "Vào vòng cương tỏa chân cao thấp" như dòng thơ ngày xưa của Nguyễn Công Trứ bày tỏ. Không biết trong vòng cương tỏa chân cao thấp ra sao nhưng trước cảnh đời ô trọc với bao tranh giành, xung đột gây ra bao niềm u uẩn, đau buồn cho con người tự trọng, liêm sỉ. Trước thời thế lẫn lộn trong cảnh xô bồ, nhố nhăng làm cho người lương thiện ôm niềm thất vọng, không có "yên hà" để vui thú đành lặng lẽ trong bốn bức tường bầu bạn với cô đơn làm sao tránh khỏi động lòng trắc ẩn buồn lây.

Lạm dụng cái văn, đánh mất cái vẻ để vung vít, hạ đối phương thậm tệ, có bao nhiêu chữ không mấy tốt đẹp được lôi ra xài cho thỏa mãn "thú tính", đem văn chương chữ nghĩa của mình để "đánh" đối thủ cho tơi tả mới thôi. Bất kể già trẻ, lớn, bé, tu hành. tước vị... cứ xem như cá mè cho nằm trên thớt mà bằm cho nát, đúng sai, trúng trật mặc kệ..! Nếu có phương tiện để biện minh, lên tiếng, viết feedback cũng bị ảnh hưởng phần nào vết nhơ với đời, bia miệng thế gian. Than ôi ! (Nghe văn mà gớm cho văn mãi " (Trần Tế Xương).

Ngày trước cụ Tản Đà (1889 - 1939) ngao ngán tình cảnh văn chương hạ giới trong hoàn cảnh đát nước rơi vào guồng máy thống trị của thực dân Pháp nên đã hạ bút:

 

"Văn chương hạ giới rẻ như bèo...

...Ôi, kể làm sao hết được!"

"Như tớ xưa nay vốn vẫn nghèo,

Bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu!

Quanh năm luống những lo văn ế,

Thân thế xem thua chú hát chèo".

 

Nhà thơ Nguyễn Vỹ thời tiền chiến từ miền Trung ra Bắc, nặng nợ với nghiệp dĩ văn chương, năm l937 làm thơ tỏ bày với Trương Tửu, nhà phê bình sắc bén, nạn nhân trong vụ Nhân Văn - Giai Phẩm:

Thơ gởi Trương Tửu

"...Thời thế bây giờ thấy vẫn khó

Nhà văn An Nam khổ như chó!

Mỗi lần cầm bút nói văn chương

Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương,

Rồi nhìn chúng mình hì hục viết

Suốt mấy năm trường kiết vẫn kiết

Mà thương cho tôi, thương cho anh

Đã rụng bao nhiêu mớ tóc xanh..."

 

Thế nhưng, Nguyễn Du tiên sinh đã cho rằng:

"Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa"

Nhà thơ, nhà báo đãng tử Tản Đà lại chịu chơi hơn, khuyên bảo:

"Đã trót đa mang cứ phải làm" nên đã ngông ngênh với đời:

"Người đời có ai chơi như thế

Chơi văn sướng đến thế thì thôi"

 

Cứ ám ảnh mãi hình ảnh đó, đêm về, thả hồn trong thơ, trong giấc ngủ chập chờn, được gặp Tản Đà tiên sinh, xin tiên sinh chỉ giáo đôi điều:

- "Thưa tiên sinh, viết cái gì dễ?"

Tiên sinh mỉm cười đáp:

- "Viết bựa, viết bừa, chửi: chửi bậy, chửi bạ, chửi chó, mắng mèo, chửi ông chửi cha, đào mồ cuốc mả, chửi bới lung tung...khỏi cần đọc sách, khỏi cần phải học, khỏi cần nghiền ngẫm, biết được một trăm chữ để viết tới viết lui"

- "Thưa tiên sinh, viết cái gì dễ?"

Tiên sinh trầm ngâm một lát rồi đáp:

-"Viết sao cho ra cái giống người, trong Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, có 48 điều, đơn cử vài điều của người xưa đã được đề cập. Đại khái Văn chương là gốc lớn của sự lập thân, là sự việc lớn của kinh tế. Văn chương cần phải uyển chuyển, hồi phục, đầu đuôi tương ứng, mới là hay. Đỗ Phủ có thơ rằng "Văn chương thiên cổ sự, đắc thất thốn tâm tri" (Văn chương việc ngàn đời, hay dở lòng biết thôi)

Văn chương là của công thiên hạ, ý kiến mỗi người mỗi khác, phân tích thì được, chớ không nên chê mắng. Cái văn cái vẻ phải hài hòa tô điểm cho nhau. Văn phải sinh khí mới cảm nhận được.

Hàn Dũ cho rằng "Văn dĩ minh đạo", Chu Đôn Di để lại câu nói cho đời thường nhắc nhở "Văn dĩ tải đạo" Văn làm sao vừa truyền đạo đức và tình cảm chân thật và trong sáng. Vì vậy, Văn Thiên Trường đã khuyên làm người cũng như mang nghiệp cầm bút "Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh" (Làm sao để lại tấm lòng son soi sáng) nôm na phải giữ được sĩ diện, nhất là người cầm bút, người làm công tác truyền thông..."

Tiên sinh cầm bức "Dư Đồ Rách" lên xem, thở dài rồi chỉ hai lão ông Nguyễn Tuấn Trình và Vũ Bằng vừa từ giã cõi trần, đang say sưa đánh cờ, nhắc lại chuyện xưa:

-"Đó, trong Nhà Văn Lắm Chuyện, nhân chuyện Nguyễn Tuấn Trình đi mượn nợ, Vũ Bằng đã viết: những nhà văn bán, bán sách rồi mà đi đòi tiền nhà xuất bản, có khi ức muốn hộc máu ra. Có những nhà sách lúc cần sách thì thiếu điều lễ sống với nhà văn, họ phải quay mặt vào tường, đãi nhà văn như đãi Quan Công "ba ngày một tiệc nhỏ, bảy ngày một tiệc lớn" ấy thế mà khi sách in ra bán ra rồi thì cóc thấy mặt nhà xuất bản đâu - dù là y ở trong nhà - ví có chường mặt ra nữa thì cũng năm hò bảy hẹn để cho nhà văn phải đi lại như ăn mày hoặc thỉnh thoảng lại xùy ra vài trăm, dăm chục và kêu ầm lên: túng quá!". Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình đã vang vọng về giai thoại cuộc tình trong thi ca T.T KH vẫn còn nằm trong bí ẩn.

Tiên sinh thở dài:

"Nghe nói ở trần gian, một thời rất thích ngọn bút và cả phong cách của Vũ Bằng nhưng khi nhà văn, nhà báo ra người thiên cổ, CSVN lại đưa tin Vũ Bằng hoạt động điệp báo, nằm vùng cho Cộng Sản, bán tín bán nghi...để rồi có ấn tượng không tốt về con người này!"

Vũ Bằng (1913-1984) là nhà văn, nhà báo đã sống với nghề gần nửa thế kỷ, ngay từ thời trai trẻ ông đã cộng tác với nhiều tờ báo Hà Nội trong thập niên 30, 40...Chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật...cho đến khi tên tuổi của ông quen thuộc trong làng báo, nhiều tờ, nhiều mục đều có Vũ Bằng. Ngoài ra, ông còn ký với các bút hiệu: Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm, Vũ Tường Khanh,...

Vào Nam năm 1954, ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật hơn là sáng tác. Đặc biệt với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời, thưởng ngoạn món ăn như cảm nhận được thi vị cuộc sống.

Về tình duyên, năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Năm 1954, ông vào Nam, để lại vợ con ở Hà Nội, năm 1967, bà Quỳ qua đời. Trong tác phẩm Thương Nhớ Mười Hai, ông viết về hình ảnh người vợ bên kia vĩ tuyến, khởi sự từ tháng Giêng 1960, ròng rã mười hai năm trời mới hoàn thành vào năm 1971.

Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với người phụ việc, nhỏ hơn ông 15 tuổi, hai người có được 6 đứa con. Sau tháng 4-1975, Vũ Bằng sống ở Sài Gòn, sự nghiệp cầm bút của ông không còn đất dụng võ, ông mất ngày 07-4-1984.

Trong tác phẩm Văn Học Miền Nam, Võ Phiến đề cập đến tài làm báo của ông: "Vũ Bằng có lúc tay này một tờ báo của Vũ Đình Long, tay kia một tờ khác của Nguyễn Doãn Vượng; có lúc một mình trông nom cả ba tờ báo ở Sài Gòn (Đồng Nai, Sài Gòn Mai và Tiếng Dân) lại có lúc vừa viết cho Dân Chúng, làm Tổng Thư Ký báo Tin Điện, lại vừa hợp tác với người thứ ba làm báo Tin Vịt..." Ông dấn thân vào nghiệp làm báo với nỗi đam mê, song song với nhiều thể loại đóng góp trên tờ báo, ông sáng tác nhiều tác phẩm.

Trong tác phẩm Nhà Văn Hiện Đại của Vũ Ngọc Phan vào thời tiền chiến đã đề cập đến Vũ Bằng với tác phẩm như Một Mình Trong Đêm Tối, 1937, tập truyện Hai Người 1940, với đoản truyện Tội Ác và Hối Hận 1940, Để Cho Chàng Khỏi Khổ, 1941. Ngoài ra còn có, Ba Truyện Mổ Bụng (Tân Dân, Hà Nội, 1941), Cai (Tân Dân, Hà Nội, 1943), Bèo Nước (Thăng Long, Hà Nội 1944)...Thế mà trong quyển Tự Điển Văn Học, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, 1983, không nhắc đến tên ông dù ông đã đóng góp nhiều trong lĩnh vực văn chương và báo chí từ thời tiền chiến. Với ngòi bút như Vũ Bằng cũng đủ xứng đáng có tên trong Tự Điển Văn Học rồi. Thế nhưng, Vũ Bằng đã bị bỏ sót một cách cố ý, không đứng trên văn học mà lập trường chính trị!

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngôi nhà số 11 Hàng Da của ông là cơ sở hoạt động bí mật nhưng khi vào Nam, có lẽ ông đã "thoát ly" với quá khứ nên những năm cuối đời, ông chỉ là bóng mờ bên cạnh Vũ Hạnh, Hoàng Trọng Miên...

Thật tình "lãnh đạo lắm chuyện" Vũ Bằng được đánh bóng trở lại, cho rằng tổ chức cài ông vào Nam để hoạt động nhưng không dẫn chứng "thành tích" nào của ông trong 20 năm đó.

Mở đầu cho thiên niên kỷ mới, Hà Nội lại "dàn dựng, đánh bóng" qua lời tuyên bố của Hà Khắc Thái thuộc Bộ Quốc Phòng CSVN: "Vũ Bằng được chuyển vào miền Nam công tác, và hoạt động ngay tại Sài Gòn để thu thập tin tình báo cho đến ngày 30-4-1975"

Trước đó vài năm, bài viết của Triệu Xuân về Vũ Bằng trên tờ Văn Nghệ cho rằng "quay lưng lại với kháng chiến" nên nhà văn có tên tuổi này bị lu mờ sau tháng 4-1975. Sau khi Hà Khắc Thái tuyên bố, Triệu Xuân biên soạn Tuyển tập Vũ Bằng để ấn hành. Chín năm nhà văn sống âm thầm trong chế độ, mười sáu năm sau mới vinh danh, hồn có linh thiêng cũng khó bề lên tiếng! Than ôi, văn chương hạ giới sao mà có kẻ lật lọng thế!

Võ Phiến đã viết: "Ở miền Nam lúc bấy giờ không hiếm kẻ bị gạt gẫm, lầm lạc. Và chính ông Vũ, chắc chính ông, sau tháng 4-1975, ông đã có đủ thì giờ để suy ngẫm hối tiếc về thái độ của mình trước năm 1975. Hãy tưởng tượng cái tâm trạng của ông trong thời gian ông ngồi cặm cụi viết những trang "Cái Tai Ách Của Thằng Cùi Phương Bắc" để gửi ra hải ngoại đăng báo! (Sđd trang 2407)

Tiên sinh thở dài than trách:

- Hỡi ôi! Ngày trước ngán ngẩm như vậy, ngày nay trong nước thì toàn bọn bồi bút, công cụ cho chế độ phi nhân, ngoài nước thì gấu ó, phân tranh văn bút lung tung, văng tục, bôi bẩn! Tội nghiệp cho Vũ Bằng, mê nghiệp báo đến nỗi phải thốt lên rằng: Nếu một ngày kia, Trời xử phiên án cuối cùng, hỏi tôi nếu trở lại làm người thì sẽ làm gì... Nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo".

Thi ca của Tản Đà đã đóng góp quý báu trong kho tàng văn học Việt Nam, thế nhưng hiện nay ngôi mộ của tiên sinh ở làng Hội Xá, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Tây bị hoang phế. Viếng thăm ngôi mộ nhà thơ danh tiếng nước nhà, ông Mai Hiển Tích xúc động viết lên dòng thơ:

"...Nấm tròn nằm giữa ruộng chiêm,

Nước vây bùn hãm nổi chìm tháng năm

Đỏ hoe một góc trâu đằm

Nghiêng  nghiêng mộ chí lâu năm nét mòn!...

...Làng thơ đó, những ai đây,

Có thương cụ Tản về đây đắp mồ"

Kẻ hậu sinh định hỏi tiên sinh nghĩ gì về hình ảnh nấm mồ của nhà thơ sông Đà núi Tản về cuộc bút chiến với Phạm Quỳnh, hai tay báo cự phách gây sóng gió "nơi chốn trường an". Mong tiên sinh nhận định cuộc bút chiến thời đó để ghi lại nhằm trang trải cùng độc giả nhưng tiên sinh đã hiểu ý nên khuyên bảo: "Đem tài hoa mà oán với trần ai! Chẳng thà giấu hương sắc để lánh chơi ngoài thế tục!"

Con mơ bị cắt đứt bởi tiếng hò hét chửi bới nhau bên ngoài, nguyên do từ chuyện tranh nhau dăm ba cái lẻ tẻ.

Nghĩ lại những ngày sống trong cảnh cá chậu chim lồng, mất tự do, ai ai cũng thèm khát, ước mong sao được có làn gió mát để tâm hồn thoải mái. Rồi niềm ước mong lại đến nơi xứ người nhưng lại chứng kiến làn gió mát bị xoay vần đổi hướng nên trở thành cơn lốc. Lợi dụng không khí tự do quá trớn, thái quá thì bất cập nên có nhiều vấn đề làm đau lòng người Việt ly hương khi chứng kiến bao nhiêu sự đánh giá thậm tệ, sử dụng với ngôn ngữ "thiếu văn chương" được ngang nhiên trình làng công luận.

Dùng ngòi bút để lột trần con sâu, cái kiến, loại trừ phần tử làm băng hoại xã hội, bảo vệ quyền căn bản của con người trong cuộc sống là sứ mệnh chân chính của người cầm bút lưu vong nhưng dùng nó cho toan tính riêng tư để hại nhau thì gây thêm tủi nhục!

Học giả Nguyễn VănVĩnh (1882-1936) cho rằng "Nước An Nam sau này hay hoặc dở là nhờ chữ quốc ngữ", nếu biết sử dụng chữ nghĩa đúng lúc, đúng thời, đúng đối tượng, đúng đường lối thì giá trị quốc ngữ được nâng cao, ngược lại, nó sẽ mang lại di hại cho con cháu.