Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TẾT VỚI TIẾT!

ĐỐI VỚI ĐIẾC!

 

LETAMANH

 

Hồi còn đi học, tôi rất ghét cái trò thơ văn, chơi chữ theo kiểu tằn mằn tẳn mẵn! Chã là trong trường có các lớp Ban C, mấy cậu mợ theo ban nầy hay làm ra vẻ lập dị, thơ thơ thẫn than, áo quần có khi xốc xếch cố ý, ra đường trên tay cầm một cuốn Triết dày cui. Thỉnh thoảng nói chuyện hay phun ra những câu tiếng Pháp của các triết gia hồi đó và dịch lại cho có vẽ phong thái là những đồ đệ của nền triết học đương đại...

Mấy thằng nhà họ B tụi tôi hay chọc ghẹo các cô cậu nhà họ C là những thi sĩ miệt vườn, những đệ tử của các cụ đồ gàn! Hồi đó mấy thằng nhà họ A và B tự cho mình là ngon, là hãnh diện với các môn toán, lý hóa... hy vọng cầm chắc là lên đại học thì được vào những trường chuyên nghiệp nổi tiếng, vào quân đội thì ưu tiên Võ Bị , Hải Quân! Chứ như các chú nhà họ C thì chỉ có nước vào Văn Khoa, Luật hay Quốc Gia Âm Nhạc! À quên, còn chỗ Quốc Gia Hành Chánh hay Học Viện Cảnh Sát...

Ý tưởng xem thường mấy anh đồ gàn nhà họ C ấy cứ lẽo đẻo theo trong đầu tôi cho đến khi ra khỏi Đại Học, rồi vào Quân Đội. Trong suốt thời gian học và vào quân đội, tôi chỉ mê nhạc. Hồi nhỏ chơi mandoline, rồi guita. Đi đâu cũng đùm túm cái đàn bên cạnh cả khi vào Thủ Đức... Tôi những tưởng là không bao giờ phải dính dấp gì đến cái kiếp văn chương thi phú lẩm ca lẩm cẩm!

Thế rồi “ghét của nào thì trời trao của ấy”, nên khi chui vào Đại Học CTCT Đà Lạt là hết thời nói dốc. Với thời gian quân ngủ, các công thức toán, những lý giải về không gian hay các kiến thức khoa học đều dẹp qua một bên mà chỉ còn mỗi một món Văn chương phải áp dụng. Hóa ra khi vào đời mình lại chỉ nhờ thằng C ! Ôi, văn chương thi phú từ trong đầu bắt buộc phun ra. Mà khi đã bị bắt buộc xữ dụng cái môn bị ghét bỏ trong đầu thì phải biết là khó thế nào rồi.

Bấy giờ mình cũng thơ thẩn, cũng dở dở ương ương y chang như mấy thằng con nhà C hồi năm nẵm năm mằm. Vì không học từ đầu, không biết tận gốc rễ, nên làm thơ theo kiểu cà chua trứng thối, viết văn ba trợn không có hồi một đến hồi chót, kết luận lề mề, chủ đề không nắm vững, khai thác tùy tiện. Thơ Đường bảy chữ tám câu làm không đối nhau.. Thế mà khi vào tù thì “quậy” hết cở, văn chương thi phú ào ào! Nói nào ngay, cũng nhờ mấy ông bạn thơ, bạn văn, nhạc sĩ chung tù dạy bảo hàng ngày. Ôi! vô tù cũng có lợi lắm lắm, nhất là phương diện rèn luyện cái đầu, rèn luyện tánh khí, rèn luyện lương tâm...

Khi tù về, không việc làm, thất nghiệp thì anh đồ gàn trong người mới bộc phát giống như ông Đồ Tú Xương. Dài lưng ngồi hút thuốc lào, ăn hại đái nát, nhờ vợ nuôi cơm. Trong hoàn cảnh đớn đau như thế thì cái ông thi sĩ miết vườn xuất hien trong đầu. Dài lưng tốn vải, chỉ phun ra được mấy câu thơ, chẳng giúp ích được gì cho vợ con đang chạy gạo hàng ngày...

Khi ra nước ngoài, nhờ có việc làm, có đồng lương thong thả, ăn no động cởn bày đặt thói văn chương. Nghĩ lại mà mắc cở với mấy anh em nhà họ C hồi đó. Thôi thì cho tôi tạ lổi đã có một thời coi thường các quý vị, bây giờ thì lại quay ra làm đệ tử mấy anh nhà C chẳng ai cho! Nhưng thói văn chương nó cũng giống như là nàng a phiện. Không hút thì hôi, hút vô mấy điếu thì đâm ghiền, nên kể từ khi uống nhầm thuốc “Đồ Gàn” tôi cứ thế mà lậm luôn! “Thôi thì một liều ba bảy cũng liều, lở vào thói ấy bao nhiêu cho vừa!”

 

Chả là năm nay cái Ông Hà Sĩ Phu trong nước bày đặt chơi chữ bằng mấy câu đối về con heo. Năm ngoái, năm kia, mỗi năm cũng đưa ra nhiều câu nghe mà nghẹn. Mấy năm đó tôi bị bận trực ở sở không theo dỏi. Năm nay bà hú tôi, lên trang web Người Việt, để ý mấy câu đối của Hà Sĩ Phu. Lòng bảo lòng là mình sức mấy mà đối với điếc. Nhưng cái thằng gàn trong người nó thúc rằng thử xem. Tôi bèn viết vào giấy, bỏ vào túi. Nhưng lại hay quên nên cả mấy tuần không nhớ. Lúc ngồi trong sở làm, mò túi áo thấy miếng giấy, bèn đem ra suy gẫm. Cái ông Hà Sĩ Phu chơi chữ thế nầy ai đối  lại chứ với tôi chắc là “nghẹn”. Nhưng tự ái lần lần nó to ra đến nóng mặt, bèn thò tay cầm viet.

Năm nay là năm con Heo, nên câu đối có liên quan đến anh chàng Trư Bát Giái. Câu xướng đầu tiên của Hà Sĩ Phu: “Ăn no, ngủ kỷ, đánh đĩ mười phương, bàn thờ Tổ heo nằm chễm chệ”. Ý hay quá, theo tôi  ông ta có ý gợi chuyện về trong nước đang có tranh chấp đất đai, liền nghĩ ra câu đối lại: “Đói rách, nằm đường, khiếu kiện tám phương, mả  ông cha lợn về gát mỏ” Nhưng suy nghĩ lại là không chĩnh, câu “đánh đĩ mười phương” nó là câu phương ngôn. Như vậy mình phải tìm câu phương ngôn đối lại chứ! À! có rồi, đó là câu “ Kiến kiện củ khoai”, thế là tôi bèn cho vào thay chổ câu “khiếu kiện tám phương”. Chưa hết, ngồi đọc đi đọc lại thấy vẫn chưa ổn. Hai chữ “Chễm chệ” có nghĩa là vừa hãnh diện, vừa độc diễn, độc tôn và nó là trạng từ. Hai chữ “gát mỏ” không đáp ứng yêu cầu. Thế là vắt óc tìm trong đó có lòi ra được chữ nào không. Phải chi hồi nhỏ theo ban C rồi vào Văn Khoa thì hay biết mấy! Ôi thì lấy đại nó hai chữ “ngang tàng”  hay “ tang hoang” cho xong, nhưng phải bỏ chữ “về” thay vào bằng chữ “chiếm” hay chữ “ủi”. Vậy ta thử ráp nó lại xem sao:

Hà Sĩ Phu: “Ăn no, ngủ kỷ, đánh đĩ mười phương, bàn thờ tổ heo nằm chễm chệ”

Đối lại:“Đói rách, ngủ đường, kiến kiện củ khoai, mả ông cha lợn chiếm ngang tàng”

Hay:“Cơm gói, ngủ hè, kiến kiện củ khoai, mả ông bà lợn ủi tang hoang”

Đã thế cũng còn muốn thử lửa, nên câu thứ hai bèn “ngâm cứu”: Câu xướng “Hoạn lợn thẳng tay, vào ngay hoạn lộ” hai chữ hoạn sao chọc tức thế này? Suy nghĩ mãi bèn thử đối như sau: “ Buôn heo gặp thời, đồi đời bán nước” Nhưng như vậy thì không ổn với hai chữ hoạn. Thôi thì ta cũng chơi liều: “Bán heo gặp thời, đổi đời bán nước

 Như vậy có thể ráp lại xem sao:

Ha Sĩ Phu:  “ Hoạn lợn thẳng tay, vào ngay hoạn lộ”

Đối          :  “ Bán heo gặp thời, đổi đời bán nước

 

Tới đây thì đuối, câu thứ ba của tác giả xin trả lại. Suy nghĩ hoài nhức đầu. Câu ba nầy chơi chữ  mà mình không đủ chữ nghĩa để chơi! Nguyên như thế nầy:

Heo chẳng may gặp gió Heo May, lăn cổ chết, Ỹ có thầy Lang cũng chết”

Nào! những văn thi hữu vốn xuất thân từ con nhà C và Văn Khoa hãy đối lại đi, tôi không đủ chữ nghĩa !

Ngày xuân năm con Heo sắp thay cho con Chó! Tết đến là ta liên tưởng đến ông đồ già và mực tàu giấy đỏ trong thơ Vũ Đình Liên. Thôi thì cũng lạm bàn thơ phú góp phần với đời cho cuộc sống thêm ý nghĩa. Thi Văn Hữu khắp nơi xin tha cho “tại hạ” đừng có đem ra mổ xẻ chữ nghĩa của tôi mà mắc cở vì vốn đã không học lại bày đặt xông vào!

 

Góp tay một chút gọi là,

Mùa xuân về với muôn nhà an vui,

Kiếp lưu vong, dạ bùi ngùi,

Chúc nhau sớm được nụ cười hồi hương!