Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

TÂM HỒN NGHỆ SĨ

CỦA DOÃN QUỐC SỸ

 

NGUYỄN THANH LIÊM

 

Mỗi nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ, hay người nghệ sĩ nói chung, có quan niệm riêng về nghệ thuật của mình. Quan niệm riêng đó có khi được viết ra thành văn một cách rõ ràng, hay nhiều khi chỉ được thể hiện bàng bạc trong những tác phẩm của họ. Trong trưòng họp sau này, khán thính giả của họ chỉ có thể suy ra từ tác phẩm. Trường hợp của Doãn Quốc Sỹ khá đặc biệt.Ông không dành riêng một quyển sách hay một bài viết nói hẳn về chủ trương nghệ thuật của ông, nhưng qua một ít tác phẩm tiểu thuyết của ông người đọc có thể tìm thấy rõ ràng quan niệm đó.

Thiệu, nhân vật chính trong Dòng Sông Định Mệnh, sinh ra và lớn lên trong những thập niên 1930-40, ở Miền Bắc Việt Nam. Đây là thời Đại Chiến Thế Giới Thứ Hai sang chiến tranh Đông Dương. Yêu nước, theo phong trào kháng chiến chống Pháp, như nhiều thanh niên nghệ sĩ trí thức khác, nhưng Thiệu nhận thấy lần hồi có nhiều văn nghệ sĩ công phẫn trở về thành vì Đảng lãnh đạo có thái độ khinh khi tụi “nghệ sĩ tiểu tư sản”. Sau hiệp định Genève, Thiệu lẳng lặng trở về thành. Từ đấy Thiệu hay suy tư về ý nghĩa cuộc đời. “Ai mà chẳng yêu Tổ Quốc, yêu nhân loại vô điều kiện? Nghệ thuật chân chính mặc nhiên phải vô tư, chính trị chân chính mặc nhiên phải vươn tới chỗ vô tư. Nghệ thuật không xa chính trị vì nghệ thuật bắt nguồn ở cuộc sống. Chính trị không xa nghệ thuật vì chính trị gia chính là người nghệ sĩ phụng sự cái đẹp trong hành động. Nếu đừng quá căn cứ vào gốc cạnh của tiếng nói nhân loại thì Thiệu có thể cả quyết rằng: Chân, Thiện, Mỹ là một! Người dân là những nghệ sĩ hồn nhiên, các nhà hiền triết là những nghệ sĩ điêu luyện, rồi các chính trị gia, rồi các văn nghệ sĩ... môi người ở địa vị riêng mà hoạt động với cả tấm lòng chí thành, thì mỗi địa vị là một khía cạnh của một chân lý toàn diện: đó là lòng hướng về Chân, Thiện, Mỹ; đó là những nỗ lực thường xuyên của con người để nâng cao mức sống tinh thần của con người!” ( Dòng Sông Định Mệnh, tr. 44).

Thiệu là người rất lý tưởng, chỉ nghĩ đến cái đẹp, hay đúng ra là cả Chân, Thiện, Mỹ mà anh ta cho là cái đích mà mọi người phải hành động để vươn tới đó. Tâm hồn của anh ta là tâm hồn của một người nghệ sĩ rất vị nghệ thuật. Có điều là Thiệu không có thật, Thiệu chỉ là một nhân vật tiểu thuyết, một con người trong tưởng tượng của tác giả mà thôi. Những gì Thiệu nghĩ, Thiệu nói, đều là do tác giả đặt vào bộ óc và cửa miệng của anh ta.Thiệu đi học ở ngoại quốc, học về hội họa, đang có cơ trở thành một họa sĩ có tiếng. Thiệu có dịp quen biết Suzanne, một cô gái người Y Pha Nho, vừa rất đẹp vừa có ngón đàn dương cầm tuyệt vời. Một hôm Thiệu muốn Suzanne ngồi đánh đàn để Thiệu vẽ. Suzanne hỏi: Anh định vẽ tôi đánh đàn? Câu trả lời của Thiệu là: Không, tôi vẽ tiếng đàn của cô. Một bên là thế giới màu sắc đường nét phải lấy mắt mà nhìn, còn một bên là thế giới âm thanh phải lấy tai mà nghe, người ta có thể dùng giác quan này để làm công việc của giác quan kia được không? Thiệu có thể vẽ được âm thanh không? Chỉ có Suzanne mói có thể trả lời cho câu hỏi đó khi nàng xem qua những croquis của Thiệu. Suzanne đã thấy được hình ảnh sải tay xuống cung trầm là nhạc Chopin, còn những bông hoa xinh trên phím đàn cùng những con bướm xinh đậu trên mái tóc là nhạc Mozart. Tiếng đàn của nhạc sĩ đã được vẽ lên tranh người họa sĩ. Có sự tương quan giữa các giác quan của người ta. Trước đó, vào thập niên 1930, người thanh niên tân học cũng đã được đọc bài thơ Huyền Diệu của Xuân Diệu thể hiện ý tưởng “mùi hương, màu sắc và âm thanh đáp lời nhau” (“Les parfums, les couleurs ét les sons se répondent”) qua các câu thơ:

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm

Hãy tự buông cho khúc nhạc hường

 

Khúc nhạc thơm và khúc nhạc màu hường ở đây cho thấy sự tương ứng giữa các cảm giác về âm thanh (nghe), mùi hương (ngửi) và màu sắc (thấy). Trường phái thơ Tượng Trưng (symbolism) của Pháp khai thác nhiều mối tương quan giữa các giác quan (correspondence des senses) mà Xuân Diệu là người chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất. Bên Trung Hoa thời xưa người ta cũng đã nghiệm thấy liên hệ mật thiết giữa hai lãnh vực nghệ thuật thi ca và hội họa từ một tài năng nghệ sĩ, như khi đọc bài thơ của Vương Duy người ta thấy cả một bức tranh trong đó và ngược lại khi nhìn bức họa của Vương Duy người ta cũng thấy cả một bài thơ bên trong (“Quan Vương Duy chi thi, thi trung hữu họa, quan Vương Duy chi họa, họa trung hữu thi”). Các giác quan không làm việc riêng rẽ trong một con người, các cảm giác sẽ cùng phối họp với nhau trong một tâm hồn, một trung tâm tâm lý hội nhập tất cả làm thành một nhận thức chung về thế giới bên ngoài. Tâm hồn nghệ sĩ là tâm hồn nhạy bén, rất dễ cảm xúc, cũng là tâm hồn vươn lên trên những cảm giác thông thường, để đến gần Chân, Thiện, Mỹ.Cũng như Thiệu, Tùng, nhân vật chính trong một tác phẩm khác của Doãn Quốc Sỹ (“Chàng Nhạc Sĩ”) cũng là một nghệ sĩ. Nhưng Tùng không vẽ tranh như Thiệu mà là đàn và sáng tác nhạc. Anh chàng nhạc sĩ này cũng mê say nghệ thuật, coi thường tất cả những cái tầm thường của cuộc sống kể cả vợ con, và công việc làm ra tiền để nuôi sống cá nhân và gia đình. Tùng bước vào thế giới nghệ thuật với lý tưởng nghệ thuật vị nghệ thuật. Với lý tưởng đó, Tùng sống xa thực tế cho đến một ngày kia khi cơ hội tiếp xúc với người dân đưa Tùng đến một cái nhìn khác trong quan niệm về cái hứng để làm nghệ thuật. Tùng nói với người bạn thân: “Anh có lòng nghĩ đến tôi và Nghệ Thuật, nhưng tôi đã làm được những gì cho Nghệ Thuật dạo đó? Tôi đã không biết rằng mảnh trăng kia đẹp chính vì đã cài lên cành cây xứ Người ở, đã chiếu sáng lên mái nhà, hàng dậu của Người làm. Ánh sáng phải có đối tượng mới không bâng quơ, mà Nghệ Thuật là tiếng lòng rung lên khi bảy giây tình được va chạm với cuộc sống... Trước đây tôi đã trốn cuộc sống như rễ lười không chịu đi sâu vào lòng đất thì làm sao tránh được kết quả cây cằn hoa úa?... Bây giờ tư tưởng tôi đã “hạ son” để sống thực những ưu tư trên đời của kẻ làm người.” Phải sống thực để có nguồn cảm hứng ngay từ cuộc sống thì nghệ thuật mới có kết quả. Tùng nói tiếp: “Thì ra chính cái tự do phóng túng của những mộng lớn bắt nguồn ở cuộc sống có bờ lũy kia. Miễn là mình phải sống cho đây đủ cuộc sống đó.”

Người nghệ sĩ cũng là người, mà đã là người thì không thể không sống trong thế giới loài người, không thể tách rời cộng đồng người được. Nghệ thuật xuất phát từ con người, nghệ thuật không thể chỉ có trong thế giới riêng cách biệt với cuộc sống hiện thực của con người. Tùng bảo: “Vấn đề chính vẫn là phải rung động thật. Khi đã sống thật để rung động thật rồi, sáng tác chỉ là biểu lộ cái bản ngã của mình.” (Chàng Nhạc Sĩ, tr 177) Trong câu chuyện “Tiếng Địch Quê Hương” người làm ra bản nhạc là chú Ba, người nghệ sĩ nông thôn, một người như bao nhiêu người dân vô danh đã từng là những nghệ sĩ sáng tác hằng muôn ngàn câu ca dao cho nền văn chương dân tộc. Và người nghe, thấu hiểu, và hết lòng chiêm ngưỡng bản nhạc này là tác giả câu chuyện. Tác giả gọi người nhạc sĩ là chú Ba. Và theo tác giả, “chú Ba đã sáng tác khúc này sau khi xúc động sâu xa bởi hình ảnh người mù tiều tụy, con chó có nghĩa và bài học nhắc về thầy Tử Lộ của cái Tín... Những hình ảnh trên không phải chỉ rời rạc nông cạn có thế, trái lại kết hợp thành một khối để gợi lên một toàn thể điển hình của đất nước. Hình ảnh người mù tiều tụy cũng là hình ảnh đau thương của người Việt sau nạn đói 1945, hình ảnh con chó có nghĩa cũng là hình ảnh chung thủy ở bất cứ hoàn cảnh nào đã từng biểu lộ trong những câu tục ngữ ca dao: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo” và “Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”... Lòng hiếu hạnh của thầy Tử Lộ cũng là thứ tình cảm bàng bạc ở bất cứ một tâm hồn người Việt nào”. Tác giả còn ghi nhận thêm rằng: “Tiếng địch của chú Ba không phải là một lời ca nô lệ cho ngoại vật mà là một triệng ca đạo đức khi hồn người chọt được giao cảm với thiêng liêng.” (Tiếng Địch Quê Hương, tr. 185-86).Thời cuộc đổi thay. Hiệp định Genève ra đời. Nhiều người không chịu đựng được chế độ Cộng Sản, phải di cư vào Nam. Chú Ba cũng không chấp nhận chính sách độc tài, vô đạo đức, phản dân tộc của Đảng, nên cũng di cư vào Sài Gòn. Tác giả lại có cơ hội gặp lại người xưa. “Tôi thực không bao giờ ngờ lại được gặp chú Ba ở thủ đô miền Nam nước Việt tự do này. Chú Ba đến chiếu sáng hồn tôi mọt niềm vui rộng lớn. Được gần chú Ba, được gần Tiếng Địch Quê Hương tôi như được sống dạt dài lưu luyến trong một thế quân bình hiếm có của đạo đức và tình cảm.” (Tiếng Dịch Quê Hương, tr. 199-200). Trên phần đất tự do, vào đêm ba mươi Tết, Tiếng Địch Quê Hương nổi lên “trầm hùng bát ngát như tiếng hồn bất diệt của dân tộc hiền hòa và mãnh liệt.” Và tác giả kết thúc bằng những khẩu hiệu:

 

Vũ trụ bất diệt

Hồn tổ tiên tôi bất diệt!Dân tộc tôi bất diệt!(Tiếng Địch Quê Hương, tr 204)

 

Tâm hồn nghệ sĩ của Doãn Quốc Sỹ là tâm hồn cao đẹp, rung động trước cái đẹp của vũ trụ tự nhiên, luôn hướng về Chân, Thiện, Mỹ, yêu chuộng tự do, phụng sự cho lý tưởng nghệ thuật vị nghệ thuật,.nhưng nguồn hứng luôn xuất phát từ cuộc đời thực tế, từ mảnh đất quê hương, từ lòng yêu thương xứ sở và dân tộc. Tâm hồn nghệ sĩ đó không bao giờ có thể chấp nhận được loại văn chương tuyên truyền, ca tụng chế độ, xúi giục đấu tranh giai cấp với đường lối sáng tác đã được vạch sẵn. Người ta không ngạc nhiên khi thấy Doãn Quốc Sỹ rời bỏ Kháng Chiến, di cư vào Nam tìm tự do, để có điều kiện và cơ hội tạo nên sự nghiệp văn chương phong phú và giá trị của ông từ sau hiệp định Genève cho đến năm 1975.