Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CON SUỐI

VÀ CHIẾC CẦU TREO

 

LÂM CHƯƠNG

 

Ở đây, cuối tuần là thời gian rỗi việc. Tôi thường cùng một số bạn ngồi lại uống lai rai vài chai bia, nhắc chuyện cũ. Chuyện mới thì ủ ê. Không lấy gì làm phấn khởi. Chuyện chưa đến thì mờ mịt, biết gì mà nói? Chuyện cũ với những người cùng hoàn cảnh, xem chừng dể thông cảm nhau hơn. Có người bạn trẻ hỏi, sao chúng tôi nói mãi đề tài lính và tù không nhàm chán? Làm sao giải thích cho bạn hiểu đây? Sang tới xứ này, bạn còn có tương lai đi tới. Chúng tôi còn gì đâu? Tuổi lớn rồi, học không vô. Tiến thân bằng cái đầu không được. Thôi thì đi làm cu li, cơm áo qua ngày. Sống mà không nhìn về phía tương lai, không chờ đợi điều gì cả là một bi thảm. Ngoái trông về quá khứ cũng thấy đầy những gai góc tai ương, nhưng đó là một phần đời gắn liền với chúng tôi. Đó là da thịt, là vốn liếng một đời người. Mang cái vốn liếng u buồn này đi vào tương lai, cũng giống như vác cái quá khứ bốn ngàn năm lạc hậu lên phi thuyền bay vào vũ trụ. Lâu lâu, giở lại quá khứ săm soi, như người ta nâng niu gìn giữ một món đồ cổ. Cổ vật càng xưa càng quý. Tâm trạng chúng tôi bây giờ là thế.

Một lần, nhà thơ Tô Thùy Yên đến Boston. Chúng tôi ngồi nhắc chuyện cũ. Anh nói, hồi đi cải tạo đã từng ở cái trại tù sát chân núi. Bên kia núi là nương rẫy của trại. Muốn qua nương phải vượt đèo. Đèo cao dốc ngược, đường lên khúc khuỷu. Mùa mưa trơn trợt khó đi. Lên tới đỉnh đèo, phải ngồi lại nghỉ mệt trước khi tuột dốc. Anh em trong trại đặt tên là "đèo bá thở". Tôi cũng đã từng lên xuống cái đèo này nhiều lần, trong thời gian còn ở trại. Tổng số tù nhân vào khoảng 300 người. Thế mà tôi không hề biết có Tô Thùy Yên ở đây. Sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt, ai cũng muốn thu nhỏ thân phận của mình. Chờn vờn trước mặt cán bộ, dễ bị chú ý. Sứ giả của ma vương mà chú ý, thật chẳng hay ho gì.

Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp có bài Đốt Lửa Nghe Sư Đàn. Đọc lên cứ nghe rờn rợn. Nó gợi lại trong tôi một nơi chốn quen thuộc. Không gian, thời gian của những mùa đông rét mướt, áo quần không đủ che thân. Đêm đông trong lán trại lợp bằng nứa, lạnh quá không ngủ được, tù ngồi hơ tay bên đống lửa. Tiếng nói chuyện thầm thì như hơi gió. Tâm sự tràn trong đêm khuya. Thỉnh thoảng nghe tiếng mang mển "béc" ngoài đồi tranh cô quạnh, tiếng kêu buồn héo cả ruột gan.

 

đốt lửa. chừng như người qua khe

mùa đông tím những nương mưa

đốt lửa bên trong lán suối

mưa. mưa trên con đường núi

có ai tìm vầng trăng mọc khuya

rét. sầu miên. đất. đá. gỗ

đầm sấu hoang. lau thắp. bến chờ

 

lửa đã cháy. cháy trên củi ướt

tù ngồi hơ tay nghe cổ tích

chuyện Đường Huyền Trang đi thỉnh kinh

bỗng trong đêm rộ tiếng ai đàn

lửa củi soi nhà sư mặt ốm

kể từ sư rũ áo đi đày

cái tâm mây nổi. trăng thiền đạo

cuộn cuộn trường giang sóng lục đầu

đầm cỏ nước in thân cò vạc

bắt cua. vồ nhái. ngày qua ngày

đêm đêm ôm đàn trong xó tối

 

năm ngón tay gầy. tiếng thổ cầm

sư ngồi đàn như cây trăm năm

lửa cháy xèo xèo mùi nhựa ngái

khói tỏa mù khe. Màu cỏ rối

dạo đàn. mưa thu rơi trong trăng

tiếng mau. chim bay qua mùa đông

đàn ánh thép xanh. gươm phạt trúc

gỗ nổi. đá lăn. trâu bứt gốc

hồn u. mả tối. đây là đây

rạng tiếng Ngư Dương thơ quỷ đọc

lán sâu. bếp ảo. lửa đào lay

 

cây đàn gỗ xưa như mặt trăng

năm ngón tay gầy như chim ưng

bật dây. rỏ máu hoàng hôn rừng

gọi những mùa đi không trở lại

đàn qua. tiếng buồn trong lau sậy

gió thu đưa võng. ai chờ ai

đêm cẩm khê. đàn trong u độc

 

người nghe đàn khơi đỏ lửa khuya

tóc râu tiền kiếp đầm hơi mưa

bỗng thấy sân nhà cây sứ gãy

năm cửa ô quan ngấn lệ mờ

những nẻo chiều sương người rách rưới

những mái nhà mưa xoi nắng rọi

lọ rơi. sành vỡ. lục cục âm

khuya rồi. ai đẽo gỗ huỳnh đàn

ửng sắc hoa gầy trên áo quan

 

sư bỗng ngừng đàn. nhìn đống lửa

gốc cây cháy như đầu thiên cổ

huyễn huyễn củi tàn màu kinh xưa

mặt đất chừng qua cơn mộng dữ

nên ngón tay gầy như ngó sen

hơi đàn trôi trong hương lá xanh

đàn ngân. cánh chim soi trên đầm

mùa hoa mơ nở trắng non ngàn

từ trong động ấy giờ trăng mọc

ánh trăng chảy vàng trăm cửa sông

 

bếp rụi. lửa riu. âm đàn dứt

trăng lên rồi. hổ xuống cẩm khê

 

Nguyễn Xuân Thiệp thai ghén và làm bài thơ này từ năm 1977 đến năm 1988. Mười một năm ròng rã, dốc hết tâm huyết cho một bài thơ đầy nội lực. Hèn nào đọc lên, tôi thấy như mình đang sống trong căn lán ẩm thấp vào một mùa đông lạnh ướt xưa kia. Anh Thiệp cho biết, đã từng ở trong cái trại có con suối chảy sát ngoài hàng rào. Trước cổng trại, chếch về phía bên trái, sát chân núi có một ngôi nhà sàn. Nhà núp trong cây. Những buổi sáng lành lạnh trời còn mù sương, đến thật gần mới thấy ngôi nhà hiện ra trong làn sương đục. Cảnh đẹp như tranh, mơ hồ như ngôi nhà trong cổ tích. Hóa ra, cái trại Nguyễn Xuân Thiêp mô tả, chính là trại Tô Thùy Yên và tôi từng ở đó. Vậy mà không ai biết ai. Trên cõi nhân gian có lúc người ta đi thật gần nhau, cùng sinh hoạt như nhau, nhưng người nào cũng giấu mình bằng chiếc mặt nạ. Một lúc nào đó, vất chiếc mặt nạ đi, nhìn nhau cười xòa.

Trong Đốt Lửa Nghe Sư Đàn, Nguyễn Xuân Thiệp có nhắc đến con suối, đốt lửa bên trong lán suối. Cuối bài, kết thúc bằng trăng lên rồi. hổ xuống cẩm khê. Cẩm Khê là một địa danh thuộc xã Cẩm Nhân. Xã ở miền cao, có nhiều suối mùa. Nhưng con suối thiết thân gần gũi với chúng tôi ngày ấy là con suối Nguyễn Xuân Thiệp nói trong thơ. Bây giờ, đọc thơ anh, tôi cảm giác như cái lạnh còn thấm tới xương, và còn mường tượng được cái không khí u uất trùm lên lán trại vào những đêm khuya nghe cú rúc. Tiếng cú như tiếng ma kêu sầu thảm, báo điềm có kẻ tử vong.

Tôi rời xa nơi ấy lâu rồi. Nhưng đi đâu cũng mang theo trong lòng về một nơi chốn mà tôi đã sống những ngày bầm giập xác thân. Mang theo không phải để nhìn ngắm lại một quá khứ u buồn. Nhớ mãi những tai ương buồn khổ, ích gì? Tất cả như chiêm bao bào ảnh, như sương móc chớp chăng. Kinh nhà Phật dạy thế. Nơi chốn tôi mang theo là những khu rừng ẩm mùi lá mục, đầy những muỗi mòng sên vắt. Rừng nối rừng bạt ngàn đi không hết. Những dãy núi bốn mùa sương giăng bàng bạc. Núi tiếp núi liền nhau bất tận. Nơi ấy có một trại tù. Có con suối nhỏ nép mình ngoài hàng rào trại, lượn vòng theo chân núi. Giữa hoàng sơn trùng điệp, suối bắt nguồn từ đâu, và xuôi về tận đâu không biết. Có người đoán, nó đổ ra hồ Thác Bà. Cũng chỉ đoán mà thôi.

Mùa mưa, hồ Thác Bà đầy nước xanh trong vắt. Giữa hồ ló lên một cây thập giá trơ vơ trên mặt nước. Mùa nắng, nước rút phơi đáy hồ bùn khô nứt nẻ. Dưới lòng hồ hiện ra một ngôi giáo đường, trên nóc cao có cây thập giá. Nhiều năm trước, nơi có ngôi giáo đường là thung lũng chạy dài mấy chục cây số về phía Nam. Người ta ngăn nước làm đập thủy điện Thác Bà. Vì thế, mới có hiện tượng ngôi giáo đường chìm trong lòng nước làm thành cảnh đời dâu bể, thế sự tang thương.

Theo con suối về phía thượng nguồn, cách trại chừng nửa cây số, suối uốn vòng cung nước xoáy thành hồ nhỏ. Quanh hồ là thảm cỏ xanh rờn mọc chen với tàu bay, kim thất. Hoa tàu bay, kim thất khi nở bung giống như chùm lông tơ trắng. Gió cuốn hoa bay khắp núi rừng. Mỗi sợ lông mang một hạt mầm. Sau trận mưa đầu mùa, mầm hạt ngoi lên những cây con, thân mòng mọng, lá xanh non mướt. Cây cỏ gì ăn được đều gọi là rau. Rau kim thất nhân nhẩn, người ta nói có vị thuốc. Còn rau tàu bay có mùi hăng hắc, người ta nói ăn nhiều bị mất máu. Có vị thuốc hay mất máu, không đáng quan tâm. Một thời khốn khó không cơm, chúng tôi dùng nó độn thêm trong phần sắn khoai làm đầy bao tử. Sát mé nước, trên bờ hồ có những loài hoa dại không tên. Nhiều nhất là hoa vàng và tím, màu sắc chen nhau. Hoa chỉ bằng con bướm nhỏ. Những khi vác nứa về ngang qua đó, những đóa hoa rập rờn như đàn bướm đồng loạt chớp cánh, đẹp vô cùng.

Cũng nơi cái hồ nước nhỏ này, con suối chia làm hai dòng. Một dòng chảy sát bên hàng rào trại, như đã nói. Còn dòng kia chảy qua một cánh đồng. Trại nằm lọt vào trong cái chảng ba con suối. Dòng suối chảy băng qua cánh đồng, chia cắt trại với con đường dẫn về Tuyên Quang. Trên bờ suối có bụi tre rừng. Lâu ngày nước xoáy dưới gốc tre thành hốc nước. Nghe đồn, trong hốc nước có con rùa vàng to bằng chiếc nón lá. Những buổi trưa hè, thường có người trong trại ngồi cầm cần thả dây câu rùa. Câu rùa để ăn, chứ không phải nuôi chơi làm cảnh. Trong khốn cùng đói khát, không ai nghĩ đến chuyện giải trí tinh thần bằng cách nuôi một con rùa để ngắm. Chẳng biết xưa ông Lã Vọng ngồi câu sông Vị ra sao? Ngày nay, người tù ngồi câu rùa, trông cái dáng vô cùng bi thảm. Anh ngồi bất động, đôi mắt đăm đắm xa xôi ở một cõi nào đâu ấy. Mấy năm ở trại, tôi thấy hết người này ngồi câu, rồi đến người khác ngồi câu. Người nào cũng thể hiện nét mặt buồn như nhau. Không ai bắt được con rùa, cũng chưa ai thấy nó nổi lên bao giờ. Con rùa vàng trở thành niềm tuyệt vọng của những ông câu.

Ngang qua suối, trại có bắc một cây cầu để đi ra con đường về phía Tuyên Quang. Mùa nắng làm cầu. Mùa mưa nước lũ trên ngàn tuôn xuống mạnh như thác, mang theo những cây khô gỗ mục vướng vào chân cầu. Chỉ vài trận mưa đầu mùa, cây cầu bị cuốn phăng đi mất. Và trại bị cô lập hoàn toàn với những bản làng người sơn cước, bên kia con suối. Năm nào trại cũng phải làm cầu mới, nhưng rồi cũng không chịu nổi sức tàn phá của thiên nhiên. Các cán bộ trên trại đề ra kế hoạch làm cầu treo.

Nghĩ ra kế hoạch là cái đầu của những kẻ coi tù. Thực hiện kế hoạch ấy là bàn tay, sức lực của những người tù. Chúng tôi chia thành từng nhóm kéo nhau lên rừng núi đốn cây. Phải chọn cây to, và thẳng đúng theo quy định chiều cao của chân cầu treo. Dao trành đốn cây cổ thụ, giống như người thợ điêu khắc kiên nhẫn đẽo từng mảnh nhỏ của tảng đá lớn. Nước sông công tu, chuyện gì mà không làm được? Cây ngả xuống, chặt cành chặt ngọn. Ai mà khiêng nổi cây to trên thế núi dốc? Chúng tôi vạt nhọn một đầu, lao cây xuống núi. Cây vướng lại chỗ nào, phát quang chỗ đó. Đem được cái cây bề tròn cỡ vòng tay ôm về tận bên con suối nơi chỉ định làm cầu, công trình nhọc nhằn này tương đương với những người vận chuyển những phiến đá lên cao xây Kim Tự Tháp bên Ai Cập thời xưa.

Đồng thời với công tác chặt cây, đào lỗ hai bên bờ suối dựng chân cầu, cán bộ trại về tận Hà Nội xin được cấp bốn sợi cáp. Giữa miền rừng núi không xe cộ đi lại, chuyển được bốn sợi cáp bằng thép bề trại với sức người, mồ hôi đổ dài theo những dặm sơn khê.

Cáp mắc vào trụ cầu giăng ngang con suối. Bốn sợi cáp chia làm hai tầng. Hai sợi trên làm tay vịn. Hai sợi dưới lót ván để đi. Cây cầu treo này được xem là công trình xây dựng hiện đại nhất của miền thượng du. Nó là một kỳ quan đối với người sơn cước.

Ngày khánh thành cây cầu, tất cả tù nhân tập hợp ra đứng bên bờ suối, nghe ông trại trưởng nói chuyện. Ông đứng trên cầu, mặc áo đại cán, đội nón cối có gắn ngôi sao, nói những lời tự hào về sức mạnh xã hội chủ nghĩa. Con người của xã hội chủ nghĩa quyết tâm khắc phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ con người. Ông mạnh dạn tuyên bố dứt khoát rằng, cây cầu treo này sẽ tồn tại không những một mùa mưa, mà còn tồn tại sau nhiều mùa mưa nữa. Cuối cùng ông ngỏ lời ngợi khen anh em tù nhân đã cố gắng lao động tốt trong thời gian qua. Tuy nhiên vẫn còn vài con nhạn la đà vi phạm nội quy, moi móc khoai củ ngoài rừng, cải thiện linh tinh. Dù thế, ông cũng hứa sẽ thưởng cho mỗi người một xuất sắn vào sáng Chủ Nhật. Thông thường, sáng Chủ Nhật không có phần ăn. Đang trong thời kỳ đói khổ, lời hứa của ông trại trưởng làm anh em nức lòng phấn khởi. Trên khung, cán bộ làm chó ăn mừng khánh thành cầu treo. Dưới trại, tù nhân được thêm phần sắn.

Miền núi rừng thượng du không có trò gì vui chơi giải trí. Mùa hè. Chiều chiều, các cán bộ rủ nhau lên cầu đứng hút thuốc tán gẫu, và hóng gió rừng. Nếu chỉ thế thì sự đời êm đềm bình thản biết bao Cảnh cán bộ nhởn nhơ hóng gió trên cầu là niềm mơ ước của những kẻ muốn rủ hết sự đời theo thú tu tiên. Nhưng đối nghịch hình ảnh lý tưởng ấy, trong lán trại những người tù tiều tụy đang nằm thở dài sau một ngày lao động vất vả thiếu ăn.

Rồi mùa mưa lại đến. Cơn mưa đầu mùa thật dữ dội. Ầm ầm vang động núi rừng. Mưa suốt ngày đêm không ngớt. Nước lũ trên ngàn tuôn xuống. Suối chảy mạnh như thác, gầm thét cuốn phăng những gì vướng víu trên đường nó đi. Bốn chân cột cầu treo được dựng trên thế đất cao bên bờ suối, hàng năm nước không lên tới. Nhưng năm nay, nước lũ tràn bờ. Cành cây và rác rến mắc vào chân cầu làm sức cản nước. Sau ba ngày đêm chịu lũ, một sáng ra xem, cây cầu treo biến mất dưới cơn mưa tầm tã, giữa dòng cuồng lưu nước xiết.

Thiên nhiên nuôi dưỡng con người. Khí thiêng sông núi hun đúc hồn người lớn dậy. Người xưa biết dựa vào thiên nhiên mà sống, thuận theo lẽ trời mà tồn tại. Mùa đông áo ấm. Mùa hè quạt mo. Sao thời nay có kẻ dám ngông nghênh lớn lối rằng đã khắc phục được thiên nhiên? Những ai thách thức thiên nhiên, chống lại quỷ thần, trước sau gì cũng bị trời tru đất diệt. Chuyện cây cầu treo năm ấy là bài học quí giá dạy cho con người đức tính khiêm cung, biết được thân phận nhỏ nhoi của mình có nghĩa lý gì đâu, so cái lớn lao vô cùng trời đất.

Lâm Chương