Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

SƠN NAM, ÔNG GIÀ “BA TRI"

CỦA ĐỒNG BẰNG NAM  BỘ

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

   

Không hiểu, có phải khi về già, người ta hay ngoái nhìn về ngày xưa, về dĩ vãng. Không phải là niềm hoài vọng về những ngày vang bóng một thời, của những hào quang không còn nữa. Cũng không hẳn là để sống lại những ngày mà như  của cuộn chỉ thời gian đã gần chấm hết. Đôi khi, chỉ là một suy nghĩ để tưởng tượng lại một thời mình đã sống , mình đã  là nhân chứng của những cuộc đổi dời…

Tôi nhớ lại, những ngày sau cuộc di cư của gia đình tôi từ Bắc vô Nam. Lúc ấy, tôi còn quá nhỏ để hiểu biết được cái giây phút chia xa với một thành phố mà sau này tôi đã tương tượng thật nhiều về nó: Hà Nội. Năm 1954, gia đình tôi ra Hải phòng theo đơn vị quân đội của ông anh cả tôi và theo chuyến tàu của Hoa kỳ xuôi nam cập bến Sài gòn . Sau đó, ở trại tạm cư Phú Thọ “lều" một thời gian rồi cha tôi mua nhà ở một xóm bình dân gần Chợ Lớn Mới. Sau nhiều lần sửa chữa , cũng như xây cất lại sau khi bị cháy lúc  biến cố Tết  Mậu Thân,  gia đình tôi ở đó cho đến năm 1975 và bị phường khóm ở đây tịch thu vì cả gia đình đã di tản. Ở một vùng dân cư người miền Nam nên gia đình tôi đã có thật nhiều khác biệt về ngôn ngữ, về cách sống, về học hành khi so sánh với các gia đình chung quanh. Các anh em tôi, đã phải có một thời gian để hòa đồng được những khác biệt đó.

Lúc ấy tôi học lớp nhất trường tiểu học Cây Gõ. Ở đó có hai trường: một của những người Bắc di cư gọi là “trường di chuyển” ăn nhờ ở đậu vào trường học  của  những người địa phương. Những thày giáo, tôi nhớ lúc ấy có thầy  đi dạy còn mặc quốc phục , áo the  đội khăn và là sự ngạc nhiên của đám học trò  địa phương miền Nam.  Chúng tôi, những đứa học tro “Bắc Kỳ" cũng là những đề tài của những câu hát chọc ghẹo “Bắc Kỳ  ăn cá rô cây. Ông trời quả báo hàm răng đen thùi..”. Chúng tôi lạ quá, so với tụi nó. Nói những ngôn ngữ, khác biệt,... Cái tô thì gọi là cái  bát, đi cầu thì gọi là đi đồng,gọi ba má là thầy u, ăn cơm  thì gọi là xơi cơm, nói năng thì lúc nào cũng thưa với bẩm, nói toàn những tiếng lạ tai lạ nghĩa. Đến cái chơi cũng lạ,  cũng khác , bắn bi thì thay bằng ngón tay  giữa lại bắn bằng ngón tay cái… Và cái chuyện lặt vặt ấy bao lần đã thành những cuộc đấm đá của bọn trẻ với nhau. Chúng tôi, ở trong một quá trình hội nhập kể ra cũng khá vất vả.

Học ở trường di cư, ăn nhờ ở đậu nên tất cả phương tiện vật chất hầu như chẳng có gì. Tôi được phần thưởng cuối năm chỉ vỏn vẹn có một quyển sách được bọc trong giấy bóng đỏ . Cuốn sách mà tôi nhớ được thưởng là cuốn “Tâm Hồn Cao Thượng" tác giả cụ Hà Mai Anh. Trong khi phần thưởng của trường địa phương có cả tự đien , bút chì mầu , sách hình,.. một chồng cao ngất.  Thầy Rĩnh của lóp nhất an ủi tôi “Thôi con ạ, chúng ta bỏ cả quê nhà vào đây thì cũng phải bằng lòng với những gì mình có..” Thầy Rĩnh bây giờ khuất núi chắc đã lâu nhưng tôi không bao giờ quên thầy  với bộ quốc phục trắng , đã cẩn thận căn dặn tôi khi đưa tôi ra bến xe đi dự cuộc cắm trại của những  học sinh giỏi ở bãi biển Vũng Tàu.

Thấm  thoát, đã hơn một nửa thế kỷ qua. Chúng tôi đã thành người miền Nam, đất Bắc với lớp tuổi chúng tôi, đã thành dĩ vãng.  Chúng  tôi trở thành người Sài Gòn, lớn lên trong những biến động chính trị. Những khác biệt văn hóa, ngôn ngữ,.. đã vượt qua. Chúng tôi có cảm giác chung một tinh thần địa phương, dù có một số người vẫn la to rằng vẫn còn sự kỳ thị Nam Bắc. Chúng tôi cho rằng mình là người Sài gòn và thở chung một nhịp thở với thành  phố ấy qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử.

Trong văn học, có nhiều nhà phê bình đã cho rằng có sự lấn lướt của những người cầm bút di cư vào  và họ đã chiếm lĩnh văn đàn.  Sự có mặt của tạp chí Sáng Tạo, với những Mai Thảo, Tha nh Tâm Tuyền , Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế , Tô Thùy Yên…, của nhóm Quan Điểm  với Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Đỗ , Tạ văn Nho.., của nhật báo Tự Do với Đinh Hùng, Phạm Việt Tuyền, Như Phong, Hiếu Chân…  của tạp chí  Hiện Đai với Nguyên Sa , Thái Thủy, Hoàng Anh Tuấn…  hầu như là những sinh hoạt văn  học trọng yếu nhất của miền Nam lúc đó. Nhà văn Mai Thảo trong bài tựa của  Tuyển Truyện Sáng Tạo viết về thời điểm ấy:

“...Bấy giờ là vào khoảng hai năm 1956, 1957. Những dấu chân một triệu của vươỵ tuyến kín trùm đất nước, vừa đặt xuống những ruông đồng và những rừng núi mênh mông bát ngát của miền Nam Những hành trình trong đêm tấp nập cập bến lúc  ngày dựng. Buồn của lúc đinhạt nhòa trước vui của lúc tớingây ngất rực rỡ.cái hầm đá hun hút tối thẳm đã ra khỏi, triển vọng lớn lao nhất cho từng đời sống là tất cả lại được khởi lại từ đầu. Lịch sử và xhuyển đổi tàn nhẫn đột ngột của thời thế đẩy trọng tâm đời sống  từ một vùng trời này tới một vùng biển khác. Nhưng cái hướng xô đẩy đích thực là tư sau lưng đẩy về trước mặt, từ quá khứ đẩy vào tương lai. Hình ảnh của những vì sao bỏ lại trong không gian không bến bờ , của những chuyến phi cơ cất bổng mình khỏi phi đạo, của những thuyền mảng vượt biển lênh đênh, của những ánh lửa  đầu đêm hạ trại, những cột nhà mới dựng , những đất rừng khai hoang, những đất đồi phá rẫy, cùng là những dấu chân lớp lớp rượt đổi nhịp đời quay gấp, không phải là những ảnh hình trừu tượng của một mơ tưởng làm mới, mà là những ảnh hình sinh động  bay múa bắt gặp từng giờ từng phút trong sinh hoạt từng người..”

Đời sống mới mở ra. Thúc đẩy đổi mới. Văn chương phải khác đi những cái cũ. Thoát đi và vượt lên.  Mai Thảo viết trong cái tâm thức hăng hái, vỡ bờ:

“...Không khí cũ , không thở cùng được nữa. Những khuôn vàng thước ngọc xưakhông còn ảo tưởng được những kích thước bây giờ. Và đời sống là đi tới. Không lùi , không giậm chân một chỗ.

Trong một thực trạng đầy đặc những chất liệu của sáng tạo và phá vỡ như vậy, văn học nghệ thuật mặc nhiên  không chĩ còn là  tả chân Nguyễn Công Hoan, lãng mạn lối Thanh Châu, những khái niệm Xuân Thu, những luận đề Tự Lực . Mà vươn phóng từ một thoát ly để đưa tới một hình thành, hóa thân từ một chặt đứt, bằng những thí nghiệm và những khám phá, chứng minh rằng cái bây giờ ta đang sống tuyệt đối không còn một đồng tình với  cái hôm qua đã tách thoát đã lìa xa, Chất nổ ném vào. Cờ phất. Xuống đường, xuống núi. Ra biển ra khơi. Và cuộc cách mạng tất yếu và biện chứng cho văn chương đã bắt đầu, Và thơ bây giờ là thơ tự do.”

Có vẻ những câu văn ấy có một chút gì hơi quá , nếu bây giờ đọc lại. Nhưng nếu đặt vào tình cảnh lúc ấy, thì những cái say sưa, quá khích ấy cũng dễ thông cảm. Thời thế ấy, dễ dàng cho những cuộc khơi mở lên đường. Tuổi chúng tôi lúc đó, học văn chương với ảnh hưởng của thời  tiền chiến từ  nhóm Tự lực Văn Đoàn  đến phong trào Thơ Mới. Quả thực , sau 1954,  diện mạo văn học miền Nam đã khác trước.

Trước khi có làn sóng di cư, tình trạng báo chí và văn học ở miền Nam trong mức độ bình thường. Những nhà văn  nhà thơ gốc miền  Nam , như Đông Hồ , như Bình Nguyên Lộc , như Sơn Nam,… đã có một chỗ đứng và dù trong sự kiện các nhà văn di cư chiếm lĩnh văn đàn nhưng họ cũng có ảnh hưởng đáng kệ.

Riêng tôi, tôi  thích cái khí hậu truyện của Bình Nguyên Lộc , Sơn Nam,  rặc ròng Nam Bộ.  Những nhân dáng có nét riêng , chất phác từ suy tư đến ngôn ngữ.  Những cuộc sống, mở  ra những phương trời, nhắc lại những thời kỳ của những người di dân  vào miền trong lập nghiệp.  Và, dù tả cảnh thành thị hay thôn quê, cũng lột tả được một tính chất riêng, dễ làm người đọc liên tưởng và chia sẻ.

 Đọc “Những bước chân lang thang của gã Bình Nguyên Lộc “, để thấy những điều thật tầm thường trong đời sống lại có sự hấp dẫn vì nét sinh động. Ai trong chung ta, sinh sống ở Sài Gòn, mà không có lúc ngồi ở quán cóc cà phê trong xóm hay những tiệm nước “các chú”. Thế mà, trong những bài viết của Bình Nguyên Lộc , lại khám phá ra biết bao nhiêu chi tiết thú vị. Cái âm thanh của buổi sáng tinh sương , cũng như tiếng kêu ê a của anh chệt phổ ky , cũng như những cử chỉ , những thói quen của người ngồi quán  đến  người chủ quán , mỗi mỗi đều gợi đến một thế giới  của những người bình dân chất phác mà phong vị của nó ẩn sâu trong từng câu văn , từng ý tưởng. Nếu nhà xuất bản Thịnh Ký goi là những “thám hiểm đô thành" thì cũng không có gì là quá đáng…

Đọc “ Rừng Mắm", một truyện ngắn viết về cái thời của những người xuôi Nam lấn biển cả lập làng ấp để thấy được sức sống tiềm tàng của dân tộc cũng như sự kiên nhẫn  và hy sinh của những người đi trước khai sơn phá thạch. Bình Nguyên Lộc đã mang sự ví von từ những cây mắm  tuy vô dụng trong sinh hoat sống nhưng đã  lấy sự hy sinh của mình để làm nên những mảnh đất đầy phù sa mầu mỡ về sau. Truyện mở ra những chân trời mênh mông , của những nỗi buồn của người xa xứ, của những câu hò luôn luôn là tâm tư của một thời đã qua nhưng còn để lại nhiều rung cảm. ..

Tôi cũng thích thú khi đọc Sơn Nam, như  đọc Bình nguyên Lộc .

Bây giờ, một trong hai người,  Bình Nguyên Lộc đã mất . Ông từ trần  ngày 7 tháng 3 năm 1987 tại  Sacramento, Hoa Kỳ.  Ông mới định cư ít lâu  và đang có nhiều dự tính văn chương  ở hải ngoại thì mất . Thời gian còn ở Việt Nam,   ông được chế độ mới chèo kéo để tham dự vào những sinh hoạt văn học nhưng ông từ chối và coi những trang bản thảo đã viết là nghĩa trang của đời văn chương ông. Nhà văn Mai Thảo trong “ Chân Dung  Mười Lăm Nhà Văn nhà Thơ Việt Nam” đã phác họa   tư cách cũng như tâm tư của ông một cách thật chân tình và xúc động.

Còn nhà văn Sơn  Nam, đang sống ở trong nước với tuổi 81 . Từ trước tới nay, ông vẫn là người cầm bút thiên tả  và những hào quang  Việt minh của thời kháng chiến chống Pháp vẫn chưa tắt đối với ông . Viết về thời kỳ hai mươi năm văn học miền Nam , ông vẫn cho là vùng tạm chiếm và  tỏ ra rất ác cảm với chính quyền quốc gia. Trong lối viết , ngầm chứa sự chống đối .

Sau 1975, ông được trọng dụng, có nhiều sách xuất bản và được coi như là một nhân vật văn học hàng đầu của  Sài Gòn.  Nhưng nghe đâu, cũng không giàu có gì lắm. mặc dù có tiền bản quyền sách, có trợ cấp của Hội Nhà Văn ,  làm cố vấn về phong tục Nam Bộ cho các hãng phim ảnh ngoại quốc   như phim “The Lover”, làm cố vấn cho những chương trình văn hóa nhân dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn ..

Năm nay, ông bị tai nạn xe cộ, vẫn nằm chờ trong nha thương để được giải phẫu , nhưng vì  chưa có tiền nên chưa mổ được. Đoàn Thạch Hãn trong báo Thanh Niên  ở trong nước đã phải kêu lên:

“.. Thế mà đã 7 tháng và cho đến hôm nay, đang nằm trên giường bệnh chờ ca mổ nhưng vẫn chưa thấy có một cơ quan chức năng nào đến với ông sành cho ông một lời an ùi động viên  , nói chi  đến việc chia sẻ khó khăn với một tên tuỗi lớn đã cống hiến cho nền văn hóa nước nhà những công trình không nhỏ … Chúng tôi nghĩ , với tuổi tác và tình trạng sức khỏe hiện any, theo quy luật kiếp người, một ngày nào đókhông xa nhà văn Sơn nam củng phải ra đi. Và sẽ là một cuộc tiễ đưa rình rang với đầy hoa tươi và những lời ai điếu tiếc thương. Điều đó cũng sẽ vô cùng ý nghĩa và xứng đáng với một chân dung lớn trong văn học nước nhà như ông. Nhưng giá như những tháng ngày ngắn ngủi còn lại trên thế gian này, ông đã được đãi ngộ xứng đáng như những gì đã được tôn vinh để không như hoàn cảnh hiện tại cần 15 triệu đồng chữa bệnh mà chỉ còn biết nhờ báo chí kêu gọi các mạnh thường quân tiếp sức  trong khi có những quan chức Nhà nước dám bỏ ra hàng chục tỹ đồng trong cuộc đỏ đen . Đó không chỉ là nỗi buồn cho Sơn Nam  mà còn là niềm tủi cho tất cả chúng ta!!!!”

Không phải chỉ một nỗi buồn cho Sơn Nam mà trước đây đã có bao nhiêu người đã thất vọng và buồn như thế . Như học giả Nguyễn Hiến  Lê,  trước thì rất thích kháng chiến và ác cảm với chế độ VNCH  đến nỗi từ chối giải thưởng văn học hàng năm của Tổng thống . Nhưng,  về sau khi đã sống với chế độ Cộng Sản thì lại phê phán rất nặng lời. Có nguyên một chương trong cuốn Hồi ký Nguyễn Hiến Lê thẳng thắn phê bình chế độ khi in ở trong nước thì bị cắt đi.  Trong khi nguyên bản được nhà xuất bản Văn nghệ in ở hải ngoại thì có đầy đủ…

Với tôi, tôi nhìn Sơn Nam dưới con mắt của một độc giả. Khi còn trẻ ,  hay lúc đã già, đọc ông vẫn thấy có cảm giác được nói chuyện với một ông già “ Ba Tri” có lúc chất phác nhưng nhiều khi sắc sảo. Vì thời cuộc , ông phải lên sống ở đô thành nhưng trong tâm , ông vẫn hướng về những nơi thôn dã hay những sơn cùng thủy tận cuối trời đất nước .  Như sau này khi trả lời một câu phỏng vấn :”Tôi quan niệm : viết văn để viết văn, để yêu nước chứ không nhằm một muc đích nào khac . Văn nghệ khác với văn hóa thông tin. Muốn viết văn tốt , cần phải khảo cứu. Miền Nam chưa có lịch sử cho nên tôi phải khảo cứu về con người và vùng đất Nam Bộthì mới có thể viết về con người và vùng đất đó .. Tôi sống và làm việc có định hướng. Tôi tập trung tất cả sức lực và thời gian cho công việc mình theo đuổi , đến mức không làm  tròn  trách nhiệm của người cha với con cái. Cả đời tôi đọc sách, các loại sách về phong tục tập quán  và văn học tiếng Pháp.Tôi tiếp cận và thâm nhập thực tế cuộc sống của người dân Nam Bộ..”

Hình như, Sơn Nam đã viết toàn bộ tác phẩm của mình trong chiều hướng ấy. Những tác phẩm chính , đều là những dụng công để phác thảo lại một cuộc sống tuy thời gian chưa lâu lắm nhưng hầu như bị lãng quên.

Đọc “ Hương rừng Cà Mau”  thấy được cái  phong vị độc đáo của một thời tuy đã xa nhưng nhắc lại nghe gần trong tâm thức.  Sống ở thành đô nhưng luôn luôn nghĩ về những không gian thời gian ấy, thời của  những câu thơ mở đầu  đọc nghe đứt ruột :

 

“muỗi vắt nhiều hơn cỏ

chướng khí mù như sương

thân không là lính thú 

sao chưa về cố hương

chiều chiều nghe vượn hú

hoa lá rụng buồn buồn

tiễn đưa về cửa biển

những giọt nước lìa nguồn

đôi tâm hồn cô tịch

nghe lắng sầu cô thôn..”

 

Dòng hoài niệm trôi về   nơi những địa danh mà nghe như tưởng của thế giói xa xăm nào. Những Hòn Cổ  Tron, những sông  Gành Hào ,  những rừng U minh ,.. tuy có trong thực tế nhưng lại hiện ra trong một huyền thoại nào tưởng chỉ có trong cổ tích.   Chuyện hát bội giữa rừng  U Minh: "Câu chuyện hát bội hồi xưa tới đây cũng khá dài rồi. Nhưng chưa het, vì còn mấy ông cọp nọ. Có lẽ mấy ông mê hát bội hơn loài người. Chừng một hai tháng sau, cái sân khấu nọ tốc nóc, bao nhiêu nọc tràm làm hàng rào đã  lung lay ngả nghiêng trên dòng nước, chừng đó người ta thấy một đôi ông cọp thường tới lui ngồi cú rũ dưa gốc cây gừa bên bờ rạch. Nhất là đêm có trăng, mấy ông le lưỡi dài thòn, như nhớ tiếc bao nhiêu con mồi ngon, bao nhiêu tiếng kèn tiếng trống. Biết đâu về sau này mấy tiếng “coi hát cọp “là do sự tích của may ông hồi xưakhông chừng!”. chuyện bắt sấu U Minh: "Tới ao sấu , ông năm Hên đi vòng quanh dòm địa thế rồi ngồi xuống uống một chung rượu . Kế đó ông với tôi lấy xuổng đào một đường nhỏ, ngày một cạn , từ bờ ao lên rừng chừng mười thước. Xong xuôi ông biểu tôi bứt cho ổng một nắm dây cóc kèn. Phần ổng thì lo đốn một đống cây mốp tươi , chặt ra khúc chừng ba tấc.

Lửa châm vô sậy đế, cóc kèn xung quanh, bắt cháy xuống đám sậy đế trong ao. Chập sau, bị khói bay cay mắt, ngộp thở, phần thì nước sôi nóng, sấu bò lên rừng theo con đường đào sẵn hồi nãy. Tức thời ông năm Hên chạy lại. Sấu hả miệng hung hăng đòi táp ổng. Ổng đút vô miệng sấu một khúc mốp . Sấu táp lại dính chặt hai hàm răngnhư mình ngậm một cục mạch nha quá lớn muốn hả miệng cho rộng để nhả ra cũng không được . sấu bị khúc mốp khóa miệng , còn cái đuôi đập qua đập lại.ông năm xách cây mác nhằm sau lưng sấu mà sắn nhè nhẹ để cắt gân đuôi. Đuôi sấu bị liệt. Thế là mình yên trí lấy dây cóc kèn trói thúc ké hai chân sau của nóchừa hai chân trước để nó bơi tiếp với mình..”

Những nhân vật của “Hương rừng Cà Mau” cũng nhiều nét khác thường độc đáo . Họ là những dị nhân sống trong một thời buổi giao thời,  đơn giản bình dị nhưng nhiều khi cũng có trí phán đoán sâu sắc .  Nghe ông già Năm xay lúa luận chuyện thời tiết đất trời   trong chuyện "Ông già xay lúa” hay nghe ông  mù Vân Tiên  bàn về chuyện cá ăn câu trong “Người mù giăng câu”, chúng ta mới thấy đượccái học trong  đời sống không phải chỉ ở học đường mà còn là kinh nghiệm từ hàng ngày thu lượm được. Và , trong từng ngôn ngữ , từng cử chỉ , vẫn bàng bạc một lòng yêu nước , yêu tự nhiên  như những Trương công Định,  những anh hùng chống Pháp bình dân nhưng vì nghĩa lớn mà mang tầm vông , giáo  mác chống lại súng đạn tối tân.

Tác giả Sơn  Nam đã tâm sự :

“Tôi sinh ra ở vùng đất U Minh , nơi đó là những cánh rừng tràm bạt ngàn kéo dài từ Rạch Giá qua Sóc Trăng, Bạc Liêu và đến tận Cà Mau. Tôi bắt đầu sự nghiệp viết lách bằng những truyện ngắn vào năm 1955 trên văn đàn Sài Gòn để từ đó có Mùa Len Trâu, Hương Rừng Cà Mau.. được viết ra từ ký ức quê nhà mãi mãi không bao giờ phai nhạt. Trời sinh ra cây tràm thật là kỳ diệu, nó bám chặt rễ trong sình, chìm ngập trong nước mà vẫn mạnh khỏe vẫn sinh sôi nảy nở để giữ vững mảnh đất bồi cho quê hương và giữ người cho đất. Chẳng nơi nào có được những ngày rừng tràm nở rộ hoa trắng mênh mông trùng trùng điệp điệp quyến rũ cơ man hàng vạn bầy ong làm tổ trên cành hút nhụy hương rừng làm mật ban tặng cho loài người như ở đất U Minh…”

Sinh hoạt một  thuở  của   những người di dân Nam Bộ  được sống lại trong “ Hương Rừng Cà Mau”.Những câu hò  trong “Con Bảy đưa đò” mang tâm tình của người đi khai hoang.  Mùa nước nổi những đàn trâu bò phải di chuyển lên vùng cao, một nét đặc thù của người dân miền đồng bằng trong “Mùa Len Trâu”. Cũng như  với “Một Cuộc Biển Dâu”, người chết trong mùa lụt phải thủy táng chứ không thể chôn được dưới ba thước đất. Rồi “Đóng gông ông thầy Quýt", rồi “ Cây huê xà", , người ác với những mưu mô  lẫn lộn ở cạnh người hiền và rốt cuộc cũng là lẽ trả vay của trời đất tuần hoàn.

Những nhân vật như ông Từ Thông, như  lục cụ  Tăng Liên,  như bác Vật Xà Bông,  như cậu xã Nê,  như ông Tư Đức , như  Ông Vân Tiên sư tổ giăng câu  , .. có nhiều nét sống thực nhưng cũng có nhiều nét của những chuyện kể của những người tò mò muốn tìm những nét đặc biệt của một thời đã được ghi dấu trên lịch sử…. Nhân vật của Sơn  Nam  có nét dân gian , gần cận với sinh hoạt bình dân nên người đọc dễ hòa mình vào tâm cảm cũa họ.

Viết những truyện dài như “ Chim Quyên Xuống Đất “ hay “ Hình Bóng Cũ “ Sơn Nam mang cái tư tưởng chống lại những thế lực thực dân và những kẻ Việt gian hùa theo để hà hiếp lương dân. Trong thời kỳ cận đại nước ta bị một cổ hai tròng . Một bên , thực dân Pháp . Một bên đế quốc Nhật .

Trong Chim Quyên Xuống Đất, có những tên Việt gian như giáo Ngọc , như Liên Hương đã gây ra bao nhiêu đau đớn cho dân lành. Tầng lớp nông dân đã tỏ ra quật cường, với những giáo Kiến , giáo Sĩ , Bảy Thích ,…đã tỏ ra không sợ cường quyền đàn áp và bày tỏ lòng ái quốc của mình. Nhân vật Giáo Kiến, yêu nước hơniêu thân mình khi bị tình nghi làm “quốc sự "  đã trốn tránh và tự thiêu chết tại hòn Thổ Châu để giữ tiết tháo của một người Việt Nam có chữ nghĩa để khỏi bị  sa vào tay của tên cò  cảnh sát  “ Mạc-te”. Nhân vật của “Chim Quyên Xuống Đất" sống trong khoảng những năm cuối của thế chiến thứ hai nên đời sống ấy không còn nét hoang sơ của thời  khai hoang nữa nhưng thiên nhiên vẫn được mô tả bằng những hình ảnh đẹp và chan chứa thương yêu. Có những đoạn tả cảnh tả tình nghệ thuật cao  cũng như bố cục của truyện khá nhiều gúc mắc  để tác giả áp dụng kỹ thuật  git thắt rồi mở của tiểu thuyết một cách sinh động…

Trong Hình Bóng  Cũ,  cũng có những nhân vật như Henri Nhan và vợ  là tiêu biểu cho những loài người đốn mạt chay theo cường quyền và không từ một hành vi xấu xa nào để thủ lợi cho riêng mình và gia đình.  Nhưng cũng có những nhân  vật phản diện lại  như lão Tư Hiếm ở vùng Mốp Giăng , như cô  Thừa đã dám can đảm phản ứng lại với bọn quan  áp bức . Trước mặt đông người và có cả quan Kinh Lý , cô  đã trần truồng cởi cả xống áo lấy thân thể che ống kính của máy đo đạc điền để lý sự và tranh đấu cho lẽ phải của dân nghèo:

“ – làm cái gì  vậy? Trần truồng như nhộng giữa đám đông cô chẳng biết mắc cõ à?

 Cô gái đáp:

- Mắc cỡ gì ? Hễ cái miệng đói thì cái “mông" cũng chết! Xưa nay chưa có nguồi nào chết đói mà cái “ mông “ còn sống được . Tôi làm vậy đó . Không mắc cỡ gì hết..”

 “Hình bóng Cũ”   kể lại một chuyện cũ trong đời sống hiện tại. Nó  viết về một âm mưu chiếm đất khai hoang của  cặp vọ chồng  Henri Nhan  trên thì nịnh giặc  Pháp , dưới thì   giết hại thủ tiêu những người dân hiền lành dám chống đối như  lão Tư Hiếm và cô Thừa. ..

Sơn Nam đã  viết  xong một bộ hồi ký gồm 3 tập và chừng mấy chục tác phẩm   gồm tiểu thuyết, khảo cứu, tạp bút .. Kể ra, tài sản ấy cũng khá đồ sộ . Nhưng ông già Nam Bộ ấy  khi được hỏi có hài lòng với những gì mình đã viết không đã trả lời “ Tôi nghĩ, đời một người viết chỉ cần để lại một tác phẩm hay , có ý nghĩa là đủ.Cụ Nguyễn Đình Chiểu chỉ cần  một Văn tế Nghĩa Sĩ  Cần Giuộc là đủ..”

Riêng tôi , dù có khi không đồng ý lắm với  chính kiến của Sơn Nam nhưng tôi vẫn yêu những trang sách và những nhân vật  của miền Nam Bộ , nóng tính , chất phác nhưng cũng rất hảo hớn của thời khẩn hoang xa xưa…