Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

SA MẠC HOÀNG CẦM

 

THỤY KHUÊ

 

77 tuổi, trừ ba mươi năm sa mạc, còn 47. Ba mươi cấm cố. Bốn mươi bẩy án treo, đủ để tạo một thế giới Hoàng Cầm.

Hoàng Cầm thơ không cầu mới. Không chủ đề. Không chủ thuyết. Thơ tạo hoang mạc Hoàng Cầm với những Cầm ca, bi khuất, trong nghĩa địa từ ma sầu quỷ vận.

Sa mạc Hoàng Cầm lung linh giữa mơ và thực, là cõi lên đồng âm thanh, là phường bát âm chữ nghĩa, là cơn cuồng phong lịch sử loạn mầu trong từ trường đồng thiếp, những dân ca, phong tục, truyền thuyết... Hiện tại nhập hồn quá khứ gọi nhau trong những vũ điệu bất thường hoang dại:

 

Đường nắng bay từng đám hỏa hoàng

san sát rừng gươm

Gia bình - Bạch hạc

Về Kinh Bắc phải đâu con hé miệng

Đêm Thủy:

Về Kinh Bắcphải đâu con nhắm mắt

Đêm Hỏa:

Về Kinh Bắc tìm chơi đàn kiến lửa

và đêm Hỏa kết thúc:

Trăng lên chém đầu ngọn gió

Cành si bưng chậu máu chát chao

...

Chợt mơ thét giữa sân

Nét mác chữ thiên toạc lưng trâu mộng

 

Máu đổ

Mây đùn

Gió lộng

 

Sớm mai đi

(Đêm Hỏa)

 

Ở Đêm Hỏa này, tất cả bắt đầu: Hỏa như lửa bỏng?

Hỏa như hỏa ngục? Nét mác, chữ thiên, hình ảnh khinh hoàng của Mác-Trời, dẫn đến máu đổ, mây đùn, gió lộng,... và như thết những cơn ác mộng của Hoàng Cầm bắt đầu từ Về Kinh Bắc những năm 59-60. Hỏi: tại sao tiếng thơ trong đêm sa mạc vẫn mạnh mẽ, vẫn hào hùng, vẫn muôn vàn sảng khoái? – Bởi Hoàng Cầm người có thể ngã ngựa, nhưng Hoàng Cầm thơ chưa bao giờ khuất phục. Từ Hận Nam Quan, Kiều Loan, Bên Kia Sông Đuống... Hoàng Cầm đã đa mang giấc mộng tráng sĩ một đi không trở lại.

Về Kinh Bắc lần này, chẳng qua chỉ là khúc tráng ca xuyên sa mạc của một hồn cọp dữ, gào thét những vấn nạn buổi đổi đời, "rực lửa Phong Châu", "Diêm Vương mở hội". Cọp về hỏi lại Luy Lâu đất tổ, hỏi Ba Vì, hỏi gái Cầu Lim, hỏi trai Yên Thế. Nhưng trả lời người thơ chỉ có: Thuận Thành cố đô mưa rơi không ngớt, và Cổ Loa cú rúc chòi canh, còn tất cả đã ra đi, đã âm thầm bỏ cuộc: An Dương Vương bọt bể bồ hòn, The Hà Đông đón kiệu, bỏ quê xim, Gái Cầu Lim Nội Duệ đã đi, Trai Cầu Vồng Yên Thế đã đi.... Trừ Hoàng Cầm.

Cuộc gọi hồn không ai đáp lại. Nhà thơ tiếp tục hành trình vào đêm, sâu hơn nữa, xa hơn nữa, càng đi, lòng càng bốc hỏa:

 

Xé trang Luận Ngữ

lau gươm

lên đường

...

hỏi tội nghịch thần

mắt Chúa đảo thiên

Kéo áo che ngai

Né mũi kiếm vô hình xốc tới

Phanh hầm nhét vội một vầng dương

 

Cắn nhọn móng tay

Thơ cùm lim khắc máu

...

Vùng chặt xích bẻ gông

phá cửa

cướp ngựa hình tham tri

phóng lên ải bắc

(Đèn Nhang 1)

 

Biết mình đã ngấm "thuốc độc tam ban", tráng sĩ ngược lịch sử, triệt thoái về tiền kiếp, tìm điểm tựa để truy kích quân thù, tiềm vọng ở "chiến thắng tương lai":

 

Chuột thành than đen xạm dọc sông Hồng

Kẻ cướp run dưới Rạng - Đông - Thần - Thoại.

(Nắng phù sa)

 

Tất cả "chiến trường" xảy ra trong vô thức, gào thét những hùng ca hồng hoang của người tráng sĩ "bóp tay vỡ toác đốt tre già" (Hội vật), "nâng một dãy Cai Kinh chạy tắp đến Cao Bằng" (Đi xa).

Hoàng Cầm gọi Trai đời Trần, gái hậu Lê về làm giấc mộng hỏa hoàng, tiền sử, để khỏa lấp bi kịch hiện tại của đời mình:

 

Nâng lụa ngang mày câm tiếng khóc

(Đèn Nhang 2)

 

Nghiến oán thù tím ngắt nắng Phong Châu

(Ngựa 2)

 

***

 

Dù Hoàng Cầm, người, có bảo: "Hồi đó tôi không mang trong lòng -dẫu chỉ một ly- nỗi oán hận, nỗi buồn phiền, hoặc trách móc hờn giận gì ai" (Vĩ thanh).

Nhưng Hoàng Cầm, thơ, chắc có nghĩ đến việc hỏi tội "triều đình":

 

Ai là giặc, và ai không là giặc?

(Kiều Loan)

 

Hoàng Cầm, thơ, sao khỏi nhớ thời "vàng" Kiều Loan "tráng sĩ", tung hoành trong trận gió Đống Đa:

 

Giặc tan hoang xô chạy gãy cầu kiều

Khắp sông Hồng vang dạy tiếng người kêu

Nước đỏ thẫm nghẹn giòng không chảy nữa

Thành Thăng Long năm ngày chưa tắt lửa

Xác giặc đầy từ kẻ chợ đến biên cương

Cờ nêu cao chiến thắng nhuốm chiêu dương

Mà rút lại cũng chỉ là giấc mộng.

(Kiều Loan)

 

Kiều Loan mộng cũ qua rồi. Hoàng Cầm về Kinh Bắc lần này cúi đầu bước cùng Kinh Kha đến bờ Dịch Thủy, âm thầm gọi hồn Hạng Võ trên bến Ô Giang "hỡi hồn Tây Sở Bá Vương, cùng ta nhắp chén tà dương ngậm ngùi", hát khúc bi ca của người anh hùng ngã ngựa:

 

Đi

bứt lá xanh giữ cỗi cành gầy

níu cuộng lá vàng qua trận bão

 

Phân kim hạ kiệu

khói ly đoài thoai thoải khúc hành vân.

(Đèn nhang 2)

 

Trầm hùng. Tráng kiệt. Từng trang, từng trang, Về Kinh Bắc, khi lưu thủy, lúc hành vân, thơ khóc hộ người những khúc hùng ca thời tao loạn, khúc thương ca của "cuộc dọn nhà tuần du trong sử rách", thơ hát hộ người những hùng khí u uất không đất vẫy vùng:

 

Vật núi núi lăn

ngáng sông sông gãy

...

Trống vẫn thúc

sạt sườn Tam Đảo đổ nghiêng

Loa vẫn giải

núi đồi trùng trùng đi bốn hướng.

(Hội vật)

 

Về Kinh Bắc là bản giao hưởng dân ca bi tráng, những thăng trầm của cuộc tuần di trong lịch sử bằng tám nhịp vận hành. Mở đầu là về kinh và kết thúc là về ta: Trong tám nhịp có hai nhịp đi, hai nhịp về. Đi, về, vận chuyển tuần hoàn ba mươi năm sa mạc tạo nên anh hùng ca Kinh Bắc, luân hồi những hội ngộ đớn đau, loạn lạc, trong lịch sử dân ca, trong tình đất và tình người. Và cũng là bản Âu ca, vinh thăng người phụ nữ: người mẹ, người vợ, người chị. Họ là chỗ trọ cho linh hồn kẻ sĩ lưu vong. Yếm, váy Đình Bảng băng bó vết thương của những anh hùng thất cơ, kiệt vận:

 

Con đấy ư

con đã về Kinh Bắc

Những cỏ Bồng Thi

với dế đầu si

Những lá Diêu Bông

với đôi xe hồng

luân lưu thụ thai qua chín đời

đằng đẵng

...

Mẹ đau trở dạ

Sinh ra con

Tiếng tù và xé canh ba

báo hiệu một cơn giông nín lặng

(Luân hồi)

 

Mẹ Kinh Bắc khởi sinh thế giới Hoàng Cầm, Mẹ là cái nôi của những bào thai biết "khóc âm y trước lúc chào đời", biết trước những sa mạc đời và đã tìm thấy cứu cánh sáng tạo trong tình yêu đồng thiếp của những người đã khuất. Nhà thơ đốt những thảo cầm: cây tam cúc, lá diêu bông, cỏ bồng thi, thành hương ngôn gửi về những chị Vinh, chị Nghĩa, chị Bắc, Phương Tuyết, Tuyết Khanh, Minh Xuân, Hồng Yến... những ngọn lửa âm đã gợi hồn sáng tạo cho nhà thơ trong đêm dài sa mạc.

 

***

 

Tình Cầm, âm thịnh dương suy.

Cỏ bồng thi, cỏ gì? Phải chăng là cỏ Định Mệnh?

 

Chị đưa Em đến bến này

Cheo leo mỏm đá

 

Trước vực

Sau khe

Thòng lọng tơ gì quấn gót

Tua khăn bông còn buộc búp hoa lan

 

Ù ù gió thổi

Em vọng ai đâu mà hóa đá

Không trói mà không đi

không canh gà

không thu không

Mắt không mở

đừng khép

Kìa dây muống dại kín Em rồi

(Cỏ bồng thi)

 

Một định mệnh ngược đời. Đổi xếch. Tưởng một mà hai.

Trong Em có Tô Thị - Phong Kiều "em vọng ai đâu mà hóa đá" mà lại có nhiều Hoàng Cầm Nhân Văn "trước vực, sau khe", thòng lọng quấn gót, không trói mà không đi, kìa dây muống dại kín em rồi, ai rình em, ai ngó em (Tắm đêm), tha cho em, tha em (Nước sông Thương). Em đây có phải là hầm trú trong sa mạc Hoàng Cầm? Mà hoang mạc ấy đớn đau, trôi dạt, tang tóc đã từ xưa:

 

Mây buông vải trắng trên đầu hoa râm.

(Kiều Loan)

 

và không biết còn kéo dài tới bao giờ:

 

Giạt bèo vào đáy xanh đêm

Vào mê biển gió ...

vào em một đời.

(Gửi vào gió biển)

 

một định mệnh dai dẳng đằng đẵng và khốc liệt:

 

Cái đau băm nát lời thơ máu trào

(Tinh anh thể phách)

 

Tình Cầm là mối tình ngược dốc. Không phải tình Anh với Em mà là tình Em với Chị. Ở đỉnh dốc ngược, một hình ảnh lạ đời hiện ra: Lá Diêu Bông.

 

Em đi trăm núi nghìn sông

Nào tìm thấy lá Diêu Bông bao giờ?

 

Lá Diêu Bông phải chăng là hạnh phúc? Là tình người? Là tự do? Là lòng trung trinh, nghĩa liệt? Là gì chăng nữa thì Diêu Bông chắc chắn chỉ là Ảo Ảnh. Lá ảo ảnh, lá hư vô, lá tuyệt mù trong cõi sống.

 

***

 

Hoàng Cầm dan díu với hư vô, trên con đường vô cùng, vô cực:

 

Anh đi về phía không em

(Hai ngả)

 

Anh đi sắp đến vô cùng

(Hai ngả)

 

Người thơ kết tình với cõi âm, nhịu tình với "tinh anh thể phách", "thể phách tinh anh":

 

Em đi lâu thế? Về đâu?

Sao đi xa thế? Bao lâu em về?

(Thể phách tinh anh)

 

Tình Cầm là tình với không, tình với mình, tình không có mình, tình cô đơn tuyệt đối:

 

Chị đây có phải em chăng

Em đâu có thật em rằng chị không

Xiết tay kết một vô cùng

Lơi tay lại vẫn đôi dòng lửng lơ.

(Gọi đôi)

 

Tình Diêu Bông phải chăng là Tình đá? "Tình ta đại ngàn đá biếc" như Men đá vàng? Diêu Bông một phận với cô gái đá Phong Kiều, với Phù Du, với Hải Đông Trường Thạch, với Kiều Loan... những nhân vật của Hoàng Cầm dường chung một họ: họ Ảo Ảnh. Ảo Ảnh là nhân thể Diêu Bông:

 

Trăm năm nhào quyện hư vô

Biết đâu em vẫn lửng lơ hát buồn

(Hai ngả)

 

Diêu Bông phải chăng là oan hồn? Của những vong hình liêu trai, ảo sử, giao thoa những đam mê tuyệt vọng cùng những khát vọng hào hùng của kẻ sĩ bất phùng thời:

 

Hồn ma đế bá cũng lang thang

 

***

 

Hoàng Cầm khao khát mẫu hệ. Tình Cầm hắt lên mặt trái của anh hùng, khiến "cỏ cây sa lệ núi rừng ngẩn ngơ" (Kiều Loan). Tình Cầm giãi bầy những mong manh, liệt nhược trong tâm hồn kẻ sĩ, cầu mong "giải yếm lòng trai mải phất cờ". Tình Cầm mơ một Kiều Loan tráng sĩ, giải phóng người nam khỏi mặc cảm độc quyền hào hùng, cường điệu:

 

Chí lớn từ xưa chôn chật đất

Riêng đàn đom đóm lại thênh thang.

(Kiều Loan)

 

Yếm, váy Đình Bảng buông chùng cửa võng, vực dậy, che chở cho chí nam nhi quỵ lùi, ngã ngựa.

Thế giới Hoàng Cầm thăng đồng những giá trị và những con người bị sa lầy trong đời thực, tạo cho chúng một cõi Hoàng Cầm biệt cách, ly khai:

Tráng sĩ ngã ngựa bỗng nhiên lai tỉnh, đi phó hội yếm bay. Chàng phất cờ giải yếm, trai lơ Tình Cầm; chàng xuất kỵ ra quân, ngựa xe, pháo mã, tốt điều, tịnh đỏ, linh xa... chàng diễn tuồng Cầm.

Rồi thoát bỗng im bặt xa mã, ngựa, người: tuồng câm.

Thinh không có tiếng gọi:

 

Diêu Bông hời!

Ới Diêu Bông!

 

Không ai trả lời

Tất cả đã thăng

Còn lại mênh mông sa mạc Hoàng Cầm:

 

ù ù gió thổi

không canh gà

không thu không.

 

Paris, tháng 6-1998

Thụy Khuê

 

Chú thích:

Thơ trích trong:

Men Đá Vàng, Hoàng Cầm, NXB Trẻ, 1988

Kiều Loan, Hoàng Cầm, NXB Văn Học, Hà Nội, 1992

Lá Diêu Bông, Hoàng Cầm, NXB Hội Nhà Văn, 1993

Bên Kia Sông Đuống, Hoàng Cầm, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1994

Về Kinh Bắc, Hoàng Cầm, NXB Văn Học, Hà Nội, 1994

Hoàng Cầm, 99 Tình Khúc, NXB Văn Học, 1996