Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

QUÊ NỘI TRONG ĐIỆU RU

 

LÊ UYÊN PHƯƠNG

 

Nếu gia phả bên ngoại tôi là một tập sách dày với không biết bao nhiêu là chi tiết rườm rà về địa vị, chức tước, cấp bậc, từ ông sơ, ông cố, cho đến ông ngoại, bà ngoại, rồi đến mẹ tôi, người con út thứ mười trong một gia đình thế gia vọng tộc thì gia phả bên nội tôi là một trang giấy trắng với không quá hai hàng ghi vài chi tiết đơn sơ liên quan đến một người duy nhất là ba tôi. Thật vậy, ba tôi, người duy nhất mà tôi biết được bên họ nội của tôi lại là người hết sức mù mờ về giòng họ của mình, ngay đến tên họ của ông nội tôi Ba tôi cũng không biết, Ba tôi thực sự là một người tứ cố vô thân cho đến khi gặp và thành hôn với mẹ tôi.

Nếu không nhờ cái giọng nói đặc biệt Quảng Nam của Ba tôi có lẽ ông đã không biết nơi ông chào đời. Ba tôi ít khi tâm sự với con cái về quá khứ của mình, tôi không biết Ba tôi đã từng kể cho ai nghe về quá khứ của ông chưa, ngay mẹ tôi mà hình như cũng không rành gì lắm về những ngày xưa của Ba tôi, tất cả những gì tôi được biết về Ba tôi ngày ông gặp mẹ tôi có thể tóm tắt như sau: Ba tôi là một người đàn ông hết sức lịch sự, trắng trẻo, luôn mặc quần áo bộ bằng lụa trắng, ăn tiêu hết sức hào sảng và rất si mê mẹ tôi. Một ông bác là người bạn cố tri của Ba tôi từ ngày hai người quen biết nhau ở Nha Trang đã hé thêm một chút bí mật về Ba tôi, Bác kể ngày xưa có lúc Ba tôi đã có biệt danh là anh Tư Cu Vàng, biệt danh đó phát xuất từ sự kiện là Ba tôi đã cho làm một chiếc bao bằng vàng ròng để bộc cái "của quý" của ông lại, cái bao bằng vàng lủng lẳng đó một thời đã khiến Ba tôi trở thành một quái nhân trong giới giang hồ.

Lúc bấy giờ Mẹ tôi là một người đàn bà hết sức xinh đẹp, được rất nhiều người quyền thế, giàu sang theo đuổi; nhưng vì đã một lần dang dở trong tuổi còn thanh xuân nên mẹ tôi rất dè dặt trong sự lựa chọn để bước thêm một bước nữa; trong số những người theo đuổi mẹ tôi lúc đó, Ba tôi có một điểm khác hẳn hơn mọi người khác: ông là một kẻ tứ cố vô thân, không gia đình, không anh em, không bà con thân thích và mẹ tôi đã bằng lòng kết hợp với Ba tôi vì thế, đó là thời gian Ba Má tôi còn sinh sống ở Nha Trang, sau đó Ba Má tôi đưa cả gia đình theo một trong những đoàn người đầu tiên lên lập nghiệp tại Đà lạt, vào khoảng thập niên 30.

Trên thẻ kiểm tra, Ba tôi có tên là Lê Văn Tư, phần dành riêng cho ông nội, bà nội tôi thì đề là khuyết danh; thật ra tên Lê Văn Tư là tên ba tôi đã tự chọn từ ngày thành hôn với mẹ tôi và họ Lê là họ của bà ngoại tôi, trước đó trên giấy tờ Ba tôi là họ Phan tên Đay, không hiểu vì lý do gì Ba tôi đã thay tên đổi họ như thế. Ba tôi đã bỏ nhà ra đi năm vừa lên tám, lý do của sự thoát ly theo Ba tôi giải thích thì là vì lúc đó ông đã không chịu đựng được cái thế phải nằm dài suốt ngày trên tấm phản bằng gõ dày, có người hầu quạt và một người khác đọc cho ông nghe những câu chữ Hán trong cuốn Tam Tự Kinh, sự học hành và sự chăm sóc của kẻ hầu người hạ đã khiến Ba tôi chán ngán và trốn nhà ra đi.

Từ năm Ba tôi lên tám cho đến khi gặp Mẹ tôi, hai mươi năm của cuộc đời đó, ngoài Ba tôi ra không có ai biết rõ, nhưng trong trí tưởng của tôi, Ba tôi đã phải chịu không biết bao nhiêu cay đắng, hoặc được không biết bao nhiêu bài học quý giá của cuộc đời; hai mươi năm trên con đường dài từ Quảng Nam vào tới Nha Trang, là một cuộc phiêu lưu kỳ thú của một đứa bé trắng trẻo, dễ thương, rách rưới rồi trở thành một thanh niên bụi đời phấn đấu trong tình yêu và với cuộc đời cho miếng cơm manh áo, rồi trở thành một người đàn ông thanh lịch và gặp được mẹ tôi, một công nương xinh đẹp để kết duyên trăm năm. Tôi ước ao Ba tôi cũng đã nghĩ như thế trong những ngày cuối của cuộc đời ông để Ba tôi ít nhất cũng một lần có được cái cảm giác đã hoàn tất được một điều gì đó đáng kể trong cuộc đời nầy.

Điều đáng buồn cho tôi là ngay giây phút này tôi đã không thể nào hình dung được nụ cười của Ba tôi, điều chắc chắn là tôi chưa bao giờ thấy Ba tôi khóc, ông có cười một đôi lúc nào đó nhưng bởi vì quá hiếm hơi nên tôi đã không thể nào nhớ lại được. Nhưng giọng Ba tôi khi ngân nga những câu ca dao từ một nơi chốn kỳ diệu nào đó mỗi lần ông cảm hứng là một trong những chuỗi âm thanh mà suốt đời tôi không bao giờ quên được, với cái giọng ngân nga đặc biệt, hàm chứa một cái gì u uẩn trong quá khứ của Ba tôi, những câu thơ đã đánh thức trong tôi những xúc cảm lạ kỳ về một cõi sống vừa nên thơ, vừa đau khổ, một bầu trời hết sức quen thuộc với con tim của tôi nhưng lại vô cùng xa lạ với trí nhớ của tôi:

 

Bên tê Hàn ngó qua Hà Thân

Nước xanh như tàu lá

Bên ni Hà Thân ngó qua tê Hàn

Phố xá nghênh ngang

Kể từ ngày Tây lại đất Hàn

Đào sông Câu Nhí

Tầm vàng Bồng Miêu.

 

Ôi! có gì thơ mộng hơn, con sông Hàn nước xanh như tàu lá, trong những câu ru mà tôi đã nghe đi nghe lại không biết bao nhiêu lần trong suốt tuổi nhỏ của tôi. Ba tôi chắc cũng đã từng được bà nội tôi ôm ấp trên tay và ru vào giấc ngủ nên đã thuộc nằm lòng những câu ru như thế, dù vậy chưa bao giờ tôi nghe Ba tôi nhắc đến bà nội tôi dù chỉ một lần trong suốt cuộc đời tôi.

Ba tôi thực sự là một người cô đơn, cô đơn ngay trong gia đình của mình, cô đơn ngay trong căn nhà của mình, cô đơn giữa đám con cái mình đã sinh ra, cô đơn ngay khi bên cạnh người vợ đầu gối tay ấp của mình, chưa bao giờ cha con chúng tôi có dịp tâm sự với nhau, dù điều này xẩy ra thường xuyên giữa mẹ con chúng tôi; Ba tôi không thích con cái mình tiến thân bằng con đường học vấn, điều này hoàn toàn ngược lại ý định của mẹ tôi, nên mỗi lần có Ba tôi ở nhà chúng tôi không dám cầm cuốn sách học trên tay, và vì sự khác biệt càng lúc càng lớn lao giữa Ba Má tôi trong quan niệm về đời sống nên càng ngày Ba tôi càng trở nên ít nói và càng lúc càng đứng ra ngoài những vấn đề của gia đình, là người rất yêu thương vợ con và xả thân cho đời sống gia đình nhưng Ba tôi lại không biết xoay xở thế nào trong tư cách một người lèo lái ông có thể đã học được không biết bao nhiêu bài học trên lề đường, giữa trường đời, nhưng ông lại hoàn toàn xa lạ với những gì xẩy ra dưới một mái ấm gia đình và trong suốt cuộc đời của Ba tôi, Ba tôi đã không thể nào làm quen được với vai trò đó. Vì thế dù chúng tôi rất yêu thương Ba tôi chúng tôi cũng không biết cách nào để bước qua cánh cửa chưa một lần rộng mở để vào tình thương của Ba tôi, Ba tôi vẫn hoài là một kẻ độc hành mặc dù bên cạnh ông lúc nào cũng có mẹ tôi và có chúng tôi, những người rất yêu thương ông.

Khoảng 50 năm sau, kể từ ngày Ba tôi bỏ nhà ra đi năm lên tám một buổi chiều trời Đà Lạt đang đổ mưa, có hai người đàn bà đứng tuổi đến gõ cửa nhà tôi trên đường Võ Tánh, hai người tự xưng là hai người em họ của Ba tôi từ ngoài Quảng vào thăm, vừa nhìn thấy Ba tôi, cả hai đều nói Ba tôi giống ông nội tôi như đúc, chỉ cần nhìn thoáng qua đã không thể nào lầm với một ai khác. Sở dĩ có sự tìm kiếm này là vì Ba tôi, theo di chúc của ông nội tôi, là người thừa kế duy nhất những đất đai và tài sản của ông nội tôi. Ông nội tôi mất đã hơn hai mươi năm qua nhưng sở dĩ đến hôm nay mới có sự tìm kiếm là vì lúc đó chính phủ muốn mua lại vùng đất của ông nội để làm phi trường và cần có sự đồng ý của Ba tôi (người thừa kế duy nhất), tôi không hiểu vì sao Ba tôi đã từ chối quyền thừa kế, mặc dù gia đình chúng tôi lúc đó rất túng thiếu. Nhưng dù sao cũng nhờ có cuộc thăm viếng đó mà Ba tôi biết được tên họ đích thực của mình, Dương Văn Đay, và phần tôi, tôi đã bắt đầu biết thèm món mì Quảng do một bà chị họ, con của cô tôi giới thiệu, từ đó món mì Quảng đã trở thành món ăn khoái khẩu nhất của tôi cho đến bây giờ, đối với tôi mì Quảng vẫn là món ăn tuyệt diệu nhất trên mặt đất nầy.

Ba tôi đã mất cách đây hơn 14 năm, khi tưởng nhớ đến Ba tôi lòng tôi bao giờ cũng chan chứa một niềm xót xa, thương cảm, Ba tôi là hiện thân của một cái gì cô đơn nhất trên cuộc đời này, khi nhớ đến Ba tôi, hình ảnh của một giòng sông nước xanh như tàu lá lại hiện về trong trí não, giòng nước màu lá xanh cuồn cuộn đó là quá khứ của Ba tôi giòng máu của Ba tôi trong tôi luôn bắt tôi phải hướng về một quê hương không có trong trí nhớ của tôi, những địa danh Sông Hàn, Cầu Trí, Bồng Miêu... đã thành những mật chú để làm thức dậy trong tôi những huyền thoại của một đời người, sự độc đáo trong tiếng nói của quê nội tôi, sự gan dạ chân thành trong đời sống của Ba tôi là những món quà quý giá mà tôi đã may mắn nhận được từ cuộc đời, sự im lặng của Ba tôi trước quá khứ của mình là tiếng hát ồn ào của tôi trên sân khấu, tôi ước ao đã không làm cho Ba tôi thất vọng, bởi có thể tiếng hát của tôi đã không đủ sức để làm rung động lòng người như sự im lặng của Ba tôi đã luôn luôn làm tuôn tràn trong tôi những giòng lệ xót thương.

 

LÊ UYÊN PHƯƠNG