Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

QUÂN MẠC TIẾU

369 TRÊN SÔNG MỸ CHÁNH

 

CHU VŨ PHẠM VĂN CHUNG

 

 

Đọc "Lữ Đoàn 369 / TQLC trên sông Mỹ Chánh" của Chu Vũ trên Thời Báo, tôi thấy Đại tá Phạm Văn Chung viết bài báo này đúng như một bản báo cáo Hành Quân 100% của Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972.

Hai mươi bốn năm rồi đấy! Sang năm 1997 này đã là một phần tư thế kỷ, mà đọc lại trận Mỹ Chánh cũng vẫn thấy nó như cái hôm nào của cái ngày xa xưa đó – mặt lại đỏ ửng lên, nhịp thở dồn dập theo trái tim đập thình thịch. Hai mắt cay xè. Trong đầu lại lảng vảng câu thơ cổ ngàn năm có lẻ. Ôi quê hương. Đã hơn hai mươi lãm năm xa quê hương mà lòng ta vẫn còn buồn nhớ quê hương héo hắt:

 

Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng xử nhân sầu

(thơ Thôi Hiệu)

 

Quê hương nấp bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai

(Tản Đà dịch)

 

Tôi muốn sửa lại câu cuối "Khói sông Mỹ Chánh có buồn lòng anh?" Sửa lại như thế, câu thơ cũng vẫn còn nồng nàn thi vị của Hoàng Hạc Lâu, nhưng nó làm cho anh Chu Vũ thấm thía hơn.

Này anh Chu Vũ Phạm Văn Chung, anh nhà văn kiêm lính chiến, quê hương nơi anh sinh ra lưu lại nhiều kỷ niệm cho anh, nhưng Mỹ Chánh, Quảng Trị mới dâng cho anh "Tổ Quốc, trách nhiệm, danh dự" để anh tung hoành thỏa mãn chí trai. Thật là hãnh diện thì làm sao quên được, phải không anh? Quên làm sao được trên sông Mỹ Chánh khi địch cố tiến lên, ta cố ngăn lại, một thước cũng không lùi - nhất định không lùi. Cái đêm không ngủ đầy máu và nước mắt đó, ta đã chạy đua cả với Tử Thần để “nhanh thì sống, chậm thì cheat”. Quân ta đã nhanh như chớp ngăn chặn địch và đã giáng cho địch quân một tổn thất nặng nề. Họ đã trả một giá quá đắt mà vẫn không chọc thủng được phòng tuyến của ta. Công trạng đó của Lũ Đoàn 369/TQLC thật là lẫy lừng vẻ vang. Trận đánh hào hùng trên 30 ngày này có tầm vóc quốc tế nên tôi thấy các anh em nên chung sức cùng nhau viết thành sách để cho con cháu chúng ta đọc, hiểu, và sẽ hãnh diện rằng cha anh chúng cũng "ghê gớm" lắm, chứ không "ngù ngờ" như chúng tưởng.

Trong bài "369 Trên Sông Mỹ Chánh", anh Chu Vũ không nói đến "tương quan lực lượng", tuy rằng trong một bài khác viết về Quảng Trị, anh có đề cập đến 5 Sư Đoàn địch, và Huỳnh Văn Phu cũng nói đến 5 Sư Đoàn địch trong bài viết của anh về trận Quảng Trị. Theo thiển ý của tôi, thì bài nào chúng ta cũng nên nêu lên cái tương quan lực lượng giữa ta và địch, thì cái chiến thắng của ta, "đứa con tinh thần của ta”, mới khỏe mạnh và đi vững được như ta thấy. Chúng nó lấy 10 thằng đánh 1, thế mới là oanh liệt.

Trong trận đánh trên sông Mỹ Chánh, bọn Việt Cộng có 5 Sư Đoàn bộ binh (304, 308, 324B, 325B, và một Sư Đoàn nữa tôi không nhớ sô), một sư đoàn đặc công, 2 sư đoàn pháo binh (201 và 202 tên lửa), 2 lữ đoàn kỵ binh và 8 trung đoàn độc lập của địa phương. Thưa anh Chung, đích có lực lượng mạnh và nhiều như thế thì hèn chi nó chả xa luân chiến anh tơi bời hoa lá. Khi một tiểu đoàn trưởng của anh gặp tôi tại BTL/SD, tôi hỏi hắn trận mạc ra sao, thằng bạn tôi chửi thề: "Đ. m. nó, nó xa luân chiến mình nên trong một tháng tiểu đoàn tao đụng năm hay sáu trung đoàn khác nhau. Tụi tao đéo dám cho lính biết, sợ chúng mất tinh thần mầy ơ!"

Anh Chung, chiến thắng của các anh lẫy lừng Mỹ Chánh. Chiến thắng ấy còn bùng lên một ánh hào quang khác khi các anh vượt lên chiếm lại Quảng Trị. Cắm được lá cờ trên cổ thành mà ngày nay còn vang lại bài "Cờ Bay" hào hùng khiến cho mỗi trái tim trong lồng ngực của chúng ta phải bồi hồi cảm xúc mỗi khi chúng ta đồng ca bản hát này. Có được những chiến thắng vẻ vang như thế là nhờ ta có các vị Lữ Đoàn Trưởng giỏi, các sĩ quan và binh sĩ kiên cường, dũng cảm. Nhưng có lẽ cái giỏi nhất của anh em chúng ta là cái nghĩa anh em, cái tình chiến hữu - có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia. Ngay đến bây giờ, ngồi với nhau chén chú, chén anh, kể chuyện ngày xưa, vẫn có vài anh cảm khái ngâm nga:

 

Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?

 

“Hồi” hay không “hồi” thì cũng “mạc tiếu” cái đã – cười cho nó vui cái tuổi 65 hay 7 bó này.

Trở lại trận Mỹ Chánh, chỉ cần nghe bản báo cáo của Thiếu Tá Robert Sheridan gởi Bộ Tư Lệnh TQLC Mỹ thì ta sẽ biết tầm vóc của trận đánh này ra sao. Theo như lời Thiếu Tá Sheridan “Lữ đoàn chưa bao giờ bị những trận pháo nặng nề tàn phá như vậy. Chúng tôi tưởng như trái đất đang tung ra từng mảnh. Chúng tôi tự hỏi, không biết có còn ai sống sót đế chiến đấu nữa không?"

Sau đó ít lâu, lại chính Thiếu Tá Sheridan trình Đại Tá Chung, Lữ Đoàn Trưởng:

- Đại Tá cứ yên tâm, tôi có thể nói hôm nay Đại Tá là người có trong tay một hỏa lực mạnh nhất Đông Nam Á.

Đại Tá Chung trả lời:

- Hỏa lực mạnh nhất Đông Nam Á? Tôi không hiểu ý anh muốn nói gì! Khi gặp lại nhau 24 năm sau, tôi hỏi anh có biết tại sao Thiếu Tá Sheridan nói anh là người mạnh nhất Đông Nam Á khi ở Mỹ Chánh không? Anh cười và lắc đầu. Tôi thầm cảm phục anh Chung với câu trả lời thật chân thật. Không hiểu anh nói không hiểu. Con người thật của Phùng Quán đấy.

Thiếu Tá Sheridan không chịu giải thích rõ ràng cho anh lúc đó rằng quân đội với cấp bậc Đại Tá mà trong vài ngày anh ta được ở địa vị mạnh nhất Đông Nam Á là một chuyện thật hy hữu. Còn nhớ hôm đó tôi đứng ở cửa phòng đang xem “gà Tây” dựng du vải và dựng một antenne tổ chảng ngay giữa sân. Tụi "gà Tây" này ở dưới chiến hạm lâu, lúc lên bờ quần áo bèo nhèo, tóc tai dài tua tủa. Tôi biết ngay họ là ANGLICO nên tôi nói chuyện với mấy sĩ quan của họ. Một lúc sau, ông Lân Mục Kỉnh bước ra, trông thấy bọn họ choán hết cả cái sân thì có vẻ cáu sườn nên hỏi tôi:

- Này Đương, mấy thằng khốn nạn này làm gì ở đây thế?

- Thưa Đại Tá, đây là mấy thằng ANGLICO đặc biệt phái đến cho mình.

- ANGLICO là cái con c… gì?

- Thưa Đại Tá, quân lực Mỹ có 2 đại đội ANGLICO, một ở Bắc Đại Tây Dương và một ở Thái Bình Dương, được thành lập sau thế chiến thứ hai. Thời kỳ chiến tranh họ gặp trở ngại về điều động và phối trí hỏa lực. Bộ binh Mỹ và các đơn vị quân đồng minh không làm nổi nên họ nghiên cứu và thành lập ANGLICO để phối hợp với bộ binh Mỹ và đồng minh trong các trận đánh lớn. ANGLICO là chữ viết tắt cho AIR, NAVAL GUN, LIASON, COMPANY. DƯỚI ANGLICO là SALT (Small Arms Liason Team), và dưới SALT là FCT (Fire Control Team). Bữa nay họ cho mình cả một ANGLICO - cái búa đó nặng lắm. Như thế là Đại Tá có trong tay mấy chục cái B52 mà vài cái đang bay trên trời, bốn mươi cái TOM CAT F14 đang nằm tại ĐÀ Nẵng, tất cả các phi cơ chiến thuật ở khắp Đông Nam Á, và tất cả hải pháo của Đệ Thất hạm đội.

Anh Chung thân mến, có cả trong tay cả một lực lượng hùng hậu như thế thì Phạm Văn Chung chẳng mạnh nhất Đông Nam Á hay sao? Còn một điều nữa tôi muốn tiện thể đề cập đến trong bài viết này là danh tướng McArthur. Trong nhiều bài viết, anh Chung hay nhắc đến thần tượng của anh là tướng McArthur. Anh có nhắc lại lời tuyên bố của người hùng McArthur là: "Người lính già không ban giờ chết - họ chỉ phai mờ... đi thôi" Thật là một quân nhân vĩ đại sau mấy ngàn năm kim cổ ông là người đã nói lên được một câu nói mà bất cứ trái tim của người lính nào cũng run lên với niềm hãnh diện vô biên của những người chuyên mặc chiến bào, với tài múa gươm bắn súng như chúng ta. Nhưng tướng McArthur còn nói một câu nữa đáng để đời mà đáng lẽ anh em chúng ta cũng phải học thần tượng mà nói một câu như thế. Câu nói để đời ấy được thất ra khi quân Nhật tấn công Mỹ ở Pearl Harbor. Sau đó bộ binh của họ đánh vào Phillipines và bắt một lô tù binh Mỹ. Bị đánh bất ngờ vì thiếu chuẩn bị nên tướng McArthur đành phải "cho chó ăn chè”. Trước khi bước lên xe Zeep rời Bộ Tư Lệnh, tướng McArthur đã hét lên "I SHALL RETURN!" TAO SẼ TRỞ LẠI! Cái dũng của ông tướng là thế ấy. Đúng boong theo lời hứa, ông tướng này trở lại thật. Ông, sau lên tướng 5 sao, làm Tư Lệnh Chiến Trường ở Châu Á Thái Bình

Dương. Tướng McArthur trổ tài bách chiến bách thắng đánh quân Nhật tơi bời hoa lá.

Ngày xưa tướng Patton cũng có nói: "Trong chiến tranh chỉ có 3 nguyên tắc (hay nguyên lý) mà thôi. Đó là lẫm liệt, lẫm liệt, và lẫm liệt,, (Three are only three principles of warfare. These are: audacity, audacity and audacity.) Không biết "người hùng Mỹ Chánh" Phạm Văn Chung quên mất cái lẫm liệt, uy hùng đó hay là đã “ngán” tụi nó, mà hai mươi lăm năm nay sao vẫn chưa thấy anh chỉ về Mỹ Chánh Việt Nam mà hét lên như tướng McArthur là "Chúng tao sẽ trở về (Lương Xuân xin đề nghị lên quý vị niên trưởng cho anh Chung "thiếu” tới ngày Đại Hội tháng 7/97 này.

Sau lễ chào cờ sẽ mời anh Chung lên, oai dũng thét lên “Chúng tao sẽ trở về!"

Như tướng McArthur đã nói, chúng ta là lính già thì không bao giờ chết, chúng ta chỉ mờ phai đi thôi. Ông thầy tôi mờ đi rồi - mai mốt cũng sẽ đến lượt anh, đến lượt tôi. Mình sắp mờ đi rồi và không về được thì cũng cứ hét lên đi cho đu cả ba cái dũng. Hét lên để nhắc nhở đám hậu duệ cái hoài bão của anh em mình để hy vọng một ngày nào đó không xa, các con cháu mình về xây dựng lại một Việt Nam không còn Cộng Sản độc tài và sắt máu. Bây giờ và mai sau, “Motto” của chúng ta sẽ luôn luôn là:

 

NẾU TA KHÔNG VỀ ĐƯỢC

THÌ CON CHÚNG TA SẼ VỀ

NẾU CON CHÚNG TA KHÔNG VỀ ĐƯỢC

THÌ CHÁU CHÚNG TA SẼ VỀ

NẾU CHÁU CHÚNG TA KHÔNG VỀ ĐƯỢC

THÌ HẬU DUỆ CỦA CHÚNG TA SE VỀ?