Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHƯ NHỮNG VẾT THƯƠNG  

 

XUYÊN TRÀ

 

Làn gió mang hơi nước từ sông Hàn, lướt nhẹ trên những cành lá me. Thành phố bắt đầu dịu dần sau cơn nắng gần bốn mươi độ C của một ngày mùa hạ. Ánh điện chập chờn chao đão tạo nên những làn sóng ngoằn ngoèo trên mặt nước mỗi khi có ghe thuyền qua lại.

Bên kia sông là bến phà Hà Thân và xa hơn chút nữa là dãy núi Sơn Trà mờ nhạt.

Lộc ngừng xe gắn máy, tìm một chiếc ghế đá ngồi bên bờ sông. Một cảm giác lạ thoáng qua rất nhanh, trầm, buồn, đau nhói, như  một vết thương bất chợt trở mình. Cũng chính nơi nầy, gần ba mươi năm trước Lộc đã cùng Thuỷ ngồi bất động suốt cả giờ và cuộc chia tay vội vàng, ngắn ngủi giữa hai người  mà cho đến bây giờ Lộc vẫn chưa tìm được nguyên nhân của sự tan vỡ trong mối tình đầu.

- Anh uống gì ?

Tiếng một cô gái từ phía sau chào đón và cô ta rất tự nhiên choàng hai tay vào vai Lộc lắc nhẹ.

- Cho tôi một chai nước suối.

- Anh có cần một em"phục vụ" không ?

- Khỏi, cám ơn cô.

Cô gái nguýt một cái thật dài rồi ỏng ẽo đi lại phía quầy hàng.

Đường phố bắt đầu nhộn nhịp hẳn lên. Đủ các loại đèn màu thi nhau chớp nháy mời gọi. Tiếng còi xe inh ỏi, tiếng nói cười của những cặp tình nhân trong bóng mờ, tiếng ly tách chạm vào nhau, pha trộn thứ âm thanh khô cứng, chát chúa từ chiếc rựa đập vào trái dừa của gã thanh niên phía sau quầy, tạo nên một không gian hỗn độn, u mờ quần xoáy vào nhau trong màn khói thuốc dày đặc.

Lộc trả tiền rồi uể oải dắt chiếc xe Honda, đề máy chạy về phía quận Ba.

Chiếc cầu cũ kĩ, già nua, quá tải nầy đã bao lần thay tên đổi họ qua những thăng trầm của thời cuộc. Từ cái tên Đờ Lách, Trịnh Minh Thế và bây giờ là Nguyễn Văn Trổi, vẫn kiên nhẫn chịu sức chứa của đủ loại xe cộ hằng ngày qua lại. Lộc có cảm tưởng như chiếc cầu đang rùng mình, gắn gượng vì tuổi đã quá cao mà bao nhiêu năm qua chưa hề được tu sử chăm sóc.

Vừa vào đến cổng nhà, bà Thu đã vội vàng ra mở cửa cho Lộc.

- Sao về muộn thế con ?

- Dạ, con đi một vòng cho mát. Lâu quá không đi dạo phố vào ban đêm.

- Con vào tắm rửa đi. À quên, con muốn ăn gì thêm mẹ làm cho.

- Dạ thôi, con không đói. Mẹ cứ đi nghỉ trước đi.

Như một thói quen, Lộc chúc mẹ ngủ ngon rồi mở cửa vào phòng.

8 giờ sáng. Chuông điện thoại reo. Bà Thu nhấc điện thoại lên và nghe ở đầu dây bên kia có người muốn gặp Lộc.

Bà nhẹ nhàng mở cửa phòng, đã thấy Lộc thức dậy từ lúc nào rồi.

Bà Thu mắng yêu : Sao dậy sớm thế ? Chắc là nhớ mấy đứa cháu nội của mẹ không ngủ được chứ gì? Vừa nói bà trao điện thoại lại cho Lộc:

-Nè, hình như có bạn con muốn gặp.

- Alô, Lộc đó phải không?

- Đúng rồi. Tao nghe đây. Có gì mà gọi sớm thế ?

- Hơn tám giờ rồi, sớm nỗi gì nữa? Nè, chiều nay sau khi tan sở, Danh sẽ đến nhà đón mầy, rồi hai đứa cùng đến nhà Thìn thắp nhang cho nó nghen?

- Nhớ rồi. Mình sẽ ở nhà chờ cậu. Đúng hẹn nhé. Bye,Bye...

Những tia nắng ban mai lọt vào khung cửa sổ hoà với chút gío biển mát lạnh, làm cho Lộc cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

Thực sư, Lộc cũng chưa biết mình sẽ làm gì, đi đâu trong buổi sáng hôm nay. Bỗng dưng Lộc thèm một ly cà phê và ý định nầy có lẽ thích hợp nhất trong thời gian chờ đợi. Nghĩ vậy. Lộc quyết định nhanh chóng và thay quần áo ra khỏi nhà.

Lộc tạt vào một quán xép trên đường Trần Bình Trọng. Đã 9 giờ sáng mà trong quán còn đông nghẹt người. Tiếng cười nói, bàn tán xôn xao náo nhiệt. Mấy con chó luồn lách dưới chân bàn, gầm gừ tranh nhau từng cục xương của thực khách vừa mới quẳn xuống đất.

Chất bún tươi làm từ đêm qua bốc hơi ngào ngạt, bên cạnh là ly càphê đen đá, đã kích thích dịch vị từ trong miệng tiết ra, Lộc nghĩ rằng đây là bữa ăn ngon nhất từ khi trở lại quê nhà.

Chưa kịp trả tiền xong thì một bà lão tiến đến đứng bên cạnh Lộc cúi chào:

- Xin cậu làm phước cho lão già nầy chút ít tiền.

Lộc nhìn lên, chào lại. Bà cụ chắc cũng trên bảy mươi..? Tay chống gậy, đầu đội một chiếc nón lá cũ, chân đi dép nhựa, áo quần có vài miếng vá cũng đã bạc màu.

Chỉ vài giây đồng hồ chần chừ, bỗng Lộc nắm lấy bàn tay gân guốc của bà rồi dìu bà cụ ngồi xuống bàn của mình và gọi chủ quán làm cho bà mộttô bún. Bà cụ ngơ ngác, lưỡng lự xen lẫn chút hồ nghi, nhưng tay Lộc đã giữ chặt cánh tay bà. Bà cụ cẩn thận để chiếc nón lá bên cạnh bàn, rón rém ngồi xuống, miệng lẫm bẫm:

- Cám ơn cậu, cám ơn cậu.

- Cụ cứ ăn đi, con mời cụ đấy.

Nhìn bà cụ ăn một cách ngon lành, Lộc cảm thấy vui vui và hình như có xen lẫn một cảm giác buồn rời rợi, khó tả. Lộc cũng không hiểu tại sao như vậy và giữa lằn ranh buồn vui ấy cứ chồng chềnh hòa lẫn vào nhau.

Chờ cho bà cụ ăn xong, Lộc định hỏi một vài câu, nhưng lại thôi vì thực khách quá đông đúc. Sau khi trả tiền xong, Lộc thân mật đặt vào tay bà cụ tờ giấy bạc hai mươi ngàn đồng rồi vội vàng bước ra khỏi quán. Thực khách đã dán những ánh mắt xa lạ, khó hiểu vào lưng Lộc, trong khi bà cụ lặp đi lặp lại nhiều lần " Cám ơn cậu...Cám ơn cậu "

Danh đến thật đúng giờ. Lộc nhìn đồng hồ vừa đúng năm giờ chiều. Nhìn thấy Danh, Lộc chạy ra mở cửa, vừa cười vừa nói:

- Cậu ở Việt Nam mà giờ giấc thật nghiêm chỉnh. Tốt quá, mình đã chuẩn bị xong cả rồi, vậy đi luôn nhé?

Danh thụi vào lưng Lộc một cái, càu nhàu:

- Ít ra mầy cũng để tao vào nhà chào bác gái đã chứ. Làm gì mà quýnh lên vậy?

Hai người siết tay nhau, thân ái, trẻ trung như  ngày còn đi học. Trong khi bà Thu đã đứng sẵn ngoài hiên từ bao giờ.

- Bác đã nghe hết cả rồi, hai đứa cứ đi đi. Nhớ chiều nay về sớm ăn cơm với gia đình bác cho vui nghen.

Hai người cùng cười, cúi đầu chào bà Thu rồi Lộc nhảy phốc lên xe gắn máy ôm choàng lấy bụng Danh.

Trên đường đi, họ kể lại cho nhau nghe từng kỉ niệm của thời thơ ấu, kẻ hỏi người trả lời, câu chuyện thật dòn. Thỉnh thoảng giọng nói của hai người lạc đi và đứt khoản vì tiếng còi xe inh ỏi trong giờ tan sở.

Khi gần đến nhà Thìn, khác hơn mọi lần, Danh cảm thấy bồn chồn lạ thường. Có lẽ, lát nữa đây, Lộc sẽ nhìn lại được người bạn học năm xưa mà bây giờ đã vĩnh viễn ra đi. Dòng đời đã cuốn trôi mỗi người một ngã.

Chỉ có riêng Thìn phải gánh chịu một số phận đắng cay, đầy nghiệt ngã.

Mới ngày nào đây mà đãhơn ba mươi năm. Danh tự hỏi, có phải ông trời đã dành sẵn cho mỗi người một số phận chăng? Lộc thì vượt biển vào một đêm tối trời ở Nam Ô, Danh tiếp tục nghề gõ đầu trẻ ở một thị trấn nghèo phía nam thành phố. Riêng Thìn tình nguyện vào trường Thủ Đức, rồi lao đao lận đận từ chiến trường nầy đến chiến trường kia, thân thể mang đầy thương tích. Năm khi mười họa mới về thành phố một lần, nhưng lần nào cũng tìm đến thăm nhau. Rồi biến cố tháng Tư /1975 ập đến, Thìn cũng không thoát khỏi số phận chung của người dân miền Nam, đều bị lùa vào trong các trại "cải tạo". Cho đến năm 1980, một cơn sốt rét ác tính đã hành hạ Thìn và anh đã vĩnh viễn ra đi...

- Tao thấy con đường nầy lạ quá. Mầy có đi lạc không?

Câu hỏi bất ngờ của Lộc từ phía sau, đã cắt đứt giòng suy nghĩ của Danh.

- Không đâu, sắp đến rồi.

Căn nhà ở đầu hẻm hiện dần ra phía trước. Mái tôn đã loang lổ, rỉ mục, rải rác có một vài cục đá hay ít viên "ác lô"đè lên trên mái tôn. Căn nhà hình như  oằn xuống . Bức tường gạch ngả màu, có nhiều vết sơn còn sót lại, chứng tích của nhiều câu khẩu hiệu mà người ta đã viết đi, viết

lại nhiều lần. Mưa nắng và dấu vết cào rạch của bọn trẻ, xe cộ, cả trâu bò đã làm cho hàng chữ đứt đoạn hoặc xoá mờ đi, tạo nên một bức tranh đầy nét chấm phá và buồn cười...

Hai người dừng xe trước mái hiên. Con chó vện già nua từ trong nhà chạy ra sủa vài tiếng cho có lệ, theo sau là một bà cụ, tay chống gậy, chậm chạp bước ra, cất tiếng hỏi:

- Ai đó ?

-Cháu là Danh đây. Sẵn dịp có Lộc từ Mỹ về, tụi con đến đây thăm bà và xin thắp nén nhang cho Thìn.

- Ờ, vào đi

Bà cụ nói xong, quay vào ngồi trên chiếc ghế bố cạnh cửa sổ.

Lộc và Danh tiến thẳng đến trước bàn thờ. Ánh đèn dầu nhợt nhạt, hắt lên một thứ ánh sáng liêu trai, rờn rợn.

Lộc nhìn thẳng vào mắt Thìn. Dường như có một luồng khí lạnh chạy từ sau ót. Lộc cắn môi thật chặt. Đầu óc nóng ran. Lộc cố trấn tỉnh lại, rồi lấy ba cây hương, bật lửa cho cháy đều, cẩn trọng cắm vào lò nhang, đoạn lấy bao thuốc lá ba số năm đặt trước di ảnh của Thìn. Lộc đứng đó rất lâu. Không hiểu chàng đã nói những gì. Chỉ có Thìn, trong bộ quân phục tác chiến, mang cấp bậc trung uý, nhìn Lộc với đôi mắt buồn bã, lạnh lùng. Lộc lướt nhanh tầm mắt qua phía bên trái của bát nhang, lại thấy một bức di ảnh khác, trẻ hơn, mặc quần áo bộ đội cộng sản, đầu đội mũ tai bèo.

Hai hình ảnh tương phản, đối nghịch nhau, có thể nói là hai chiến tuyến khác biệt, cùng chung nhau trên một bàn thơ, đã làm cho Lộc càng thêm bối rối, những suy nghĩ không lớp lang dồn dập kéo đến...

Đột nhiên tiếng bà cụ từ xa vọng lại :

- Danh à, bữa sau đến, nhớ mua cho bà chai dầu gió nghen ?

Danh dạ rất khẻ, rồi đến ngồi bên cạnh bà.

Lộc cũng đi về hướng hai người. Bất chợt Lộc nhìn kỹ hơn bà cụ đang ngồi kia chính là người mà Lộc đã gặp trong quán ăn buổi sáng hôm nay. Vừa hốt hoảng, vừa bàng hoàng, buồng tim đau nhói, không còn nghi ngờ gì nữa cũng cây gậy nầy, đôi dép nầy, dáng dấp nầy, trời ơi ! sao cuộc đời lại oái oăm thế kia. Thìn ơi, Thìn ơi...

Lộc cúi xuống như để trấn áp cơn đau từ trong buồng ngực, đi thẳng ra ngoài lấy thuốc châm hút, và cũng không để cho bà cụ nhận ra mình. Lộc tránh né, hay chạy trốn, một thực tại bẽ bàng, oan nghiệt đầy đắng cay...?

Trước khi từ biệt, Lộc tế nhị nhờ Danh trao một số tiền mặt cho bà cụ và dặn dò Danh nhớ ngày giỗ của Thìn, mọi cách phải đến thắp nhang hộ cho mình.

Trên đường về, Danh đã kể lại cho Lộc nghe tình cảnh của gia đình Thìn sau năm 75, nào là đứa em út của Thìn thi hành "nghĩa vụ quân sự" vào năm 1979 và chẳng bao lâu bị tử thương tại chiến trường Campuchia. Mẹ Thìn và đứa em gái làm công cho một Hợp tác xã bao bì, lương không đủ sống, cứ mỗi chiều về đến nhà,  là hai mẹ con phải thay nhau đi khắp phố tìm bà ngoại của Thìn về để tắm rửa, lo ăn uống. Bà cụ, chẳng nói chẳng rằng, ưng đi là xách nón ra đi. Căn nhà đã vắng lại càng vắng thêm, chỉ có con chó vện thuỷ chung vào ra hay nằm dài dưới chân ghế bố mà bà cụ hay ngồi. Trong nhà, trên bàn thờ là hai tấm ảnh của hai anh em ruột, im lặng, có khi họ đang nhìn về một hướng nào đó mà khi còn sống họ chưa nhìn thấy được...

Thấm thoát mà một tháng đã qua. Cầm tấm vé máy bay trên tay, Lộc không biết nói gì với mẹ, với em, với bà con, với bạn bè và ngay cả với Danh đều có mặt sáng nay ở phi trường. Kẻ đi, người ở, lao xao  những lời gởi gấm, chia tay. Bất chợt Lộc nhớ đến đôi mắt của Thìn. Như một vết xước chạy qua từng thớ thịt đau nhói và tê buốt tâm hồn. Lộc chỉ hình dung được trong đôi mắt ấy có một chút nhắn nhủ xa xăm nào đó không chừng...

Phi cơ bắt đầu vượt ra khỏi phi đạo. Lượn một vòng trên không. Quê hương bắt đầu nhỏ dần dưới những làn mây mỏng. Lòng se lại. Lộc tưởng chừng như bao cánh tay vẫn còn đang vẫy gọi, trong đó có cả bàn tay của Thìn...