Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHỮNG KẺ

SỐNG SÓT TRỞ VỀ

 

QUẾ CHI

 

- Anh ơi! Liệu người ta có cho mình về sau 10 ngày học tập chính sách không? Em lo quá!

- Ai mà biết được, nhưng… anh đoán chừng e cũng phải vài ba tháng vì anh nghe đồn họ đưa mình vô chiến khu cho biết mùi khổ cực. Hơn nữa trong 10 ngày, làm sao họ có thể tẩy cái não đã 35 năm thấm nhuần tư bản chủ nghĩa của mình được.

- Em sợ quá, anh ơi! Em không bao giờ quên cái tết Mậu Thân ở Huế mình. Anh Thi, giáo sư vật lý, cậu Nga, thầy chích dạo, nửa đêm đã được người ta mời đi họp khi đang núp bom đạn trong hầm nhà em; để rồi mấy hôm sau bà con tìm thấy xác 2 cha con và hàng chục người khác bị chôn sống phía sau chùa Từ Hiếu. Và như cả thế giới đều thấy, đều biết bao nhiêu người dân Huế vô tội đã bị tàn sát như vậy. Em không khi mô tin họ cả, em lo quá. Hồi chiều đi coi thầy, thầy nói số anh tháng ni xấu lắm. Anh ráng giữ mình nghe anh..

- Bây giờ đất nước đã không còn chiến tranh, họ đã có chính quyền, chế độ miền Nam đã hoàn toàn tan rã, kẻ bỏ chạy, người ngoan ngoãn đi tù. Rứa thì họ giết người hàng loạt làm chi? Thêm nữa, nếu muốn biết, họ phải giết hàng vài triệu người miền Nam, họ có dám làm không? Mặt khác, nếu không mở cho chúng ta một con đường hy vọng được sống, dĩ nhiên chúng ta phải liều chết chống lại. Cuối cùng, họ sẽ phải đương đầu với một cuộc chiến tranh nhân dân khác, chắc chắn sẽ vô cùng khốc liệt và dai dẳng. Anh nghĩ đó là điều họ không muốn. Còn nói về tướng số thì không phải chỉ riêng anh, mà cả mấy mươi triệu người miền Nam chúng ta sau ngày 30-4-1975 đều mạt theo vận nước ngửa nghiêng hết rồi. Nước mất nhà tan còn chi nữa mà tốt với xấu.

- Anh ơi! Em khổ quá, mai anh đi rồi, chừ em biết làm răng mà sống nuôi ba đưá con dại. Mạ cho cây vàng làm vốn thì anh đã bị tụi lừa đảo tráo tiền bằng giấy báo ở chợ Bến Thành rồi. Khi tê biết như ri em đừng lấy lính cho rồi, lấy ông kỹ sư, giáo sư cho khỏe, không đi lính khổ cực ngày mô, khỏi sợ làm góa phụ, chừ lại khỏi đi học tập. Mấy con bạn em thời mô cũng sướng, tiền bạc rủng rỉnh, lên xe xuống ngựa, nhà cao cửa rộng, thiệt là có phước. Còn em, 6 năm lấy anh, lẽo đẽo theo anh khắp bốn miền chiến thuật, ăn đồ quân tiếp vụ, ở trại gia binh, thấp thỏm đợi chờ, lo âu từng phút. Ngủ cũng thấy toàn ác mộng vì cứ lo sợ có ngày mô đó phải "đón anh về trên chiếc trực thăng in màu tang trắng" hay về làm "bại tướng cụt chân" như ông nhạc sĩ Phạm Duy đã dọa. Sáu năm ở với nhau được mấy trăm ngày trọn vẹn mà đến mấy ngàn đêm đợi chờ lo âu khắc khoải? Chừ súng không còn nổ nữa, chiến tranh hết rồi, anh lại cũng ra đi, biết khi mô mới về, răng em lo quá. Anh ơi! Răng đời em khổ hoài khổ mãi như ri!

Và tiếp theo là những giọt nước mắt nóng hổi, những tiếng nấc tức tưởi cố ghìm âm thanh lại cho giấc mộng thần tiên của các con nằm bên được tròn.

Thôi gắng ngủ đi em, cố giữ gìn sức khỏe còn nuôi con. Mai anh đi rồi, em thu xếp về Huế nương tựa ba mạ hai bên một thời gian rồi hãy tính. Ở Saigon trong buổi giao thời hỗn loạn, nguy lắm. Về ngoài mình, có bà con, có nhà cửa em rán tìm cách đắp đổi qua ngày chờ anh về hẳng hay. Anh sẽ về, nhất định anh sẽ về với em và các con. Mình ở hiền gặp lành, em nợ! Nhớ anh thì ráng lo cho các con, nhất là bé Móm ngày mai là đầy 10 tháng, phải không em?

- Không, em phải ở lại Saigon chờ anh về rồi cùng ra Huế luôn. Lòng dạ mô mà về khi không biết anh sống chết, no đói ra răng?

Mắt tôi ráo hoảnh, thân tôi bất động, nhưng đôi môi mím chặt để khỏi bật ra tiếng khóc thương người vợ trẻ 25 tuổi đời và ba đứa con thơ dại, bơ vơ giữa Saigon tan tác ngày mất nước.

Tôi và hàng ngàn bạn đồng đội đã từng từ giã những người thân yêu của mình để tình nguyện bước vào nhà tù khắc nghiệt của Cộng Sản vào một sớm mùa thu năm ấy, với một niềm hy vọng ngây thơ và trả cho xong một món nợ, để rồi sau đó, trở về làm một người dân bình thường sống trong một đất nước thanh bình.

Nhưng hầu hết chúng tôi đã lầm lẫn. Mười ngày và một tháng của Việt Cộng là 5 năm hay 10 năm của người này, là 14, 15 năm của người khác. Bi thảm và đau đớn hơn nữa là nhiều anh em không bao giờ trở lại. Họ đã can đảm tìm cái chết để khỏi sống kiếp tội đồ, khỏi thấy gia đình và dân chúng bị đầy đọa trong cảnh lầm than đói khổ. Một số anh em khác đã chứng tỏ khí phách anh hùng, tổ chức đào thoát mong tìm về với đồng đội còn chiến đấu đâu đây để tiếp tục cuộc chiến còn dang dở; nhưng chẳng may họ thất bại, bị bắt lại và ngẩng cao đầu nhận những viên đạn thù.

Những người sống sót trở về, bản thân ít ai còn nguyên vẹn. Người thì để lại một phần thân thể: một con mắt, một cánh tay trong một lần cắt tranh trên một bãi chiến trường xa vắng năm xưa. Kẻ thì tim gan phèo phổi rách bươm vì những điều kiện ngặt nghèo cùng cực về dinh dưỡng, về y tế hoặc vì những ngày dài lao động khổ sai, sức cùng lực kiệt.

Những anh em may mắn không bị những mất mát thể xác thì gặp những tai biến tâm thần, những thảm trạng gia đình mà nguyên do vì ý chí không vững vàng hoặc vì những điều kiện khách quan phức tạp của xã hội nhiễu nhương.

Có thể hiểu 4 chữ "Tập Trung Cải Tạo" đồng nghĩa với "Địa Ngục Trần Gian".

Đêm mùa thu Cali lành lạnh gợi nhớ đến cái đêm mưa Saigon đi cải tạo mười bảy năm trước. Nhớ để ghi khắc trong lòng, nhớ để nhắc nhở những ai chưa từng biết Cộng Sản là gì, chưa từng sống với Cộng Sản một ngày là: Lừa Bịp, Ngu Dốt và Tàn Ác là bản chất của người Cộng Sản. "Thiên đường Cộng Sản" chính là "Địa Ngục Trần Gian", có thật trên quê hương chúng ta.

Những đêm dài thao thức trong lao tù Cộng Sản, tôi vẫn hằng tâm nguyện, nếu còn sống sót trở về, tôi sẽ đi khắp hang cùng ngõ hẻm, nói cho đồng bào tôi nghe sự thật về người Cộng Sản và Chủ Nghĩa phi nhân tàn bạo đó, để không còn một ai nghe theo lời đường mật, lừa mị của chúng nữa.

Tôi ước mơ một ngày không xa, chủ nghĩa không tưởng quái quỷ đồng nghĩa với đau thương và khốn cùng đó sẽ hoàn toàn biến mất trên trái đất này.

Niềm mơ ước đó ngày nay đã trở thành hiện thực, phong trào Cộng Sản đã và đang tan rã trên toàn thế giới.

Nhưng bất hạnh thay cho dân tộc Việt Nam chúng ta, Cộng Sản vẫn còn thống trị, vẫn còn ngoan cố áp đặt một chế độ hà khắc, tàn bạo trên hơn 60 triệu đồng bào lầm than khốn khổ cùng cực.

Vậy thì bằng mọi nổ lực, bằng cách này hay cách khác, cuộc chiến đấu chống Cộng còn dang dở của toàn dân Việt Nam vẫn phải còn tiếp tục.

Để không thẹn với anh linh của bao tử sĩ anh hùng.

Để giành lấy quê hương mà xây dựng lại một Việt Nam Tự Do, Thanh BìnhThịnh Vượng.