Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHỮNG HỒI ỨC MẸ

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

Có những bài thơ, đọc lại là cả một sự hồi tưởng , đối với riêng tôi . Hơn thế nữa ,  nó còn là một phần đời sống.

Một trong những bài thơ  vừa kể  ,  tôi viết năm 1972. Lúc  đó  , tôi ở Pleiku và quá giang  chiếc trực thăng  ghé về thăm nhà   ở lại một đêm rồi sáng  trở lại đơn vị trong cùng một  chuyến bay  . Khi về nhà , lúc ấy buổi xẩm tối , tôi vội vàng lấy xe để  đi chơi thì  bất ngờ  có một hình ảnh làm tôi khựng lại . Hình  ảnh của mẹ tôi ngồi trước bàn thờ  Phật với tiếng kinh trầm và mùi hương ngát.  Tôi biết mẹ tôi đang cầu nguyện cho đứa con ở xa. Lúc ấy , chiến tranh đang khốc liệt   với  nhiều chết chóc . Ở  xóm tôi,  đã có nhiều chiếc xe GMC  chở về  quan tài phủ cờ  của những người lính  tử trận  là những  đứa bạn thuở ấu thời của tôi.  Và tự nhiên tôi dắt xe vào nhà, …

 

Góc hiên đôi mắt cuộn tròn

dong tay nắng cũng hoàng hôn bóng trời

mẹ ngồi chải tóc sợi rời

đậu vai áo một nụ cười thêu hoa

mây rơi rụng xuống mái nhà

màu lá  biếc cũng nhạt nhòa cành vui

cổng gió cửa đóng ngùi ngùi

nghe sóng cuộn giữa ghềnh trôi óc  thầm

mẹ ngồi bóng xế trăm năm

tay lần chuỗi tiếng kinh trầm trầm bay

khói sương ở đỉnh núi tây

nên xa xăm lắm  tháng ngày mênh mông

đi về  xuôi ngược bến sông

chiều như đang rụng xuống lòng phố quên

Mẹ ngồi như tạc nỗi niềm

Tóc phơ phất gọi tịnh yên trong hồn

Kinh đen con nước xuống ròng

Trơ gốc cọc  để trống không mặt lầy

Đi về tôi vẫn loay hoay

Chợt nghe lạnh ngọn heo may cuối trời

MẸ ngồi một thuở ấu thời.

         

Tôi nhớ lại lúc ấy trời mờ mờ tối. Tuy vội vàng vì có hẹn với cô bạn  gái nhưng có điều gì giữ tôi lại. Không phải là tiếng kimh hay mùi nhang khói ,  cũng không phải  là đôi mắt Phật Bà hiền từ trên bàn thờ . Mà , bởi vì  cái vóc dáng của mẹ ngồi , trong không gian  , thời gian  vô cùng tĩnh lặng   cầu nguyện cho mình.Thế mà , bỏ đi thì không đành lòng .  Tối hôm ấy , tôi trằn trọc trong chỗ nằm của mình , với cảm giác bâng khuâng khó tả. …

 Tôi nghĩ mình không phải là một đứa con  ngoan ngoãn.Tôi có tuổi nhỏ ngỗ nghịch  và ở trong xóm  là  đứa đầu têu cho những chuyện nghịch phá. Lớn lên , lại không cố gắng học đại học như anh tôi hoặc đứa em tôi mà lại đi lính . Trong khi mẹ tôi thì chủ trương dù nghèo thế nào chăng nữa  các con bà cũng phải học cho đến khi không còn cố gắng được nữa dù bà là một người ít học. Năm mậu thân cha tôi mất , rồi nhà bị  cháy, nhưng mẹ tôi vẫn cố gắng xây dựng lại  với một nỗ lực vô biên

Cuộc đời mẹ tôi , trải qua nhiều khó khăn nhiều lo toan khổ cực và với đàn con như một con gà mẹ luôn xòe  cánh ra  che chở và chống đỡ lại những nghiệt ngã của cuộc đời.

 Mẹ hay kể lại những năm đói  hay những cuộc chạy loạn  trong cuộc đời mình.  Bà vẫn nhớ những người đã cưu mang giúp đỡ đến nỗi mấy đứa con khi nghe một câu đầu đã tiếp theo ngay  câu thứ hai  , và bà cười nhưng vẫn tiếp tục cái  câu chuyện đã quá quen thuộc ấy.  Bà nhắc đến khi chạy loạn , ghé vào Chùa của sư cô Khoa có cây khế đã thành  thức ăn thanh đạm trong nhiều ngày cho  cả gia đình hay những khi bố tôi phải vào rừng kiếm gỗ đẽo guốc để bán những lúc

khó khăn. Thời gian lúc đó , với bà vẫn gần gũi  quen thuộc như lúc hiện giờ , sáng sớm ra chợ mở cửa hàng buôn bán như một công việc đã kéo dài năm này qua tháng khác.

 Tôi đi xa rồi lại về gần , khi làm việc ở phi trường Biên Hòa  gần  Sài Gòn  nhưng bản tính lông bông nên ít khi ở nhà . Nhưng , bên cạnh tôi hình như lúc nào cũng có cái bóng của mẹ tôi, nương tựa thì không đúng hẳn nhưng vẫn là một điều gì giúp đỡ ân cần.  Tôi tin chắc , khi có điều gì khó khăn , sẽ có sự chia sẻ của người thân yêu nhất của mình.

Năm 1975 ,  những phi đoàn F5 dời về phi trường Tân Sơn Nhất lúc đầu tháng tư. Và tháng  chót trong đời quân ngũ của tôi là thời gian ở đây. Tình hình lúc này nặng nề  với bao nhiêu biến chuyển của đất nước. Trong đơn vị ,  cân chuyện hàng ngày  vẫn bao quanh câu hỏi đi hay ở. Còn ở gia đình, cũng câu hỏi tương  tự. Mẹ tôi  vẫn một câu nói . Đứa nào đi được thì cứ đi , đừng có lo cho người khác , nhất là những đứa có thể có những phương tiện.  Bà nói , mẹ đã có nhiều thời gian  sống với bọn “ họ “ rồi. Khổ sở lắm … Khi sửa soạn   những túi xách  để ra đi , bà cứ chép miệng . Qua Mỹ rồi , làm gì có trầu mà ăn ! .Những miếng trầu , là  cái thú vui  của bà cũng như xem và nghe các tuồng cải lương. Những miếng trầu , suốt mấy chục năm ,  đã  thành  một thói quen thân yêu không thể nào bỏ . Thế mà , vì nghĩ đến mấy đứa con , bà quên đi  cái tập quán  ấy , chấp nhận ra đi…

 

Rốt cuộc , gần như cả gia đình tôi di tản được năm 1975. Riêng tôi , còn nặng nợ nên kẹt lại , dù đã đi xuống phi trường Bình Thủy nhưng không thoát được phải trở về nhà.  Cái giây phút phải leo  vào nhà sao thê thảm.  Cửa  dưới bị niêm phong, nên phải leo lên lầu để vào nhà. Khi nhìn thấy vât dụng của những người thân  trong nhà tôi thấy nghẹn ngào. Vật thì còn đây nhưng người thì đã đi xa. Tôi nhìn giường ngủ của mẹ, nhìn đôi dép nhung dưới sàn , nhìn ô trầu  , nhìn cái áo vắt trên thành  giường , tự nhiên tôi muốn òa khóc . Những lá trầu đã héo vàng,  những miếng cau đã quăn queo, những vệt vôi têm đã khô bong ra , như biểu tỏ của nỗi niềm chia ly vĩnh viễn. Lúc đó tôi nghĩ chẳng bao giờ gặp lại được những người thân. Cái cảm giác tuyệt vọng làm tôi như muốn ngạt thở. Nhưng rồi vẫn phải nén cảm xúc và vẫn phải sống và thoát đi cái địa ngục đang dần hiện đến của số phần những người thua trận.

 Đi tù rồi trở về  Sài Gòn, chờ đợi những chuyến vượt biên , thỉnh thoảng tôi lại đi qua để nhìn vào căn nhà thời xưa của mình cũng như  sạp bán vải trong chợ Bình Tiên của mẹ ngày xưa . Cảnh vật cũng thê lương ảm đạm như người lúc đó.  Buôn bán khó khăn , phiên chợ mất đi cái náo nhiệt thời xưa và  người  mua kẻ bán tràn ùa ra lề đường với kiểu buôn bán tạm bợ  chỉ biết ngày nay mà không thể mường tượng được sinh kế của ngaỳ mai. Từ những người đàn bà buôn gánh bán bưng trên hè phố tôi lại nhớ đến mẹ tôi . Không biết bây giờ bà ra sao và đời sống thế nào? Sau này , khi nghe kể lại, khi tạm cư ở đảo Wake, mẹ tôi thường xuyên ra cầu tàu nhìn mông về phía biển và đợi một chuyến tàu ghé bến có đứa con của mình.Bà chờ đợi  và chờ đợi…

 Tôi vượt biển tới đảo Kuku rồi Galang năm 1980. Trong vài tháng chờ định cư,   tôi đã sống những ngày tự do thật vui vẻ . Mấy đứa em gửi thư qua nói anh hãy xem thời gian hiện tại như là đi nghỉ hè , qua đây sẽ làm việc học hành đến không kịp thở.

Đến Mỹ , sau một thời gian ngắn tôi lao vào cuộc sống mới. Vừa học vừa làm ,  với cái tâm tư cố gắng bây giờ cho ngày mai. Mẹ tôi hàng ngày  thúc đẩy ; Ráng học cho có một cái nghề. Ở đây mà lông bông không nghề nghiệp không bằng cấp thì khổ lắm. Không phải với riêng tôi mà cả với mấy đứa cháu nội , cháu ngoại bà cũng khuyên nhủ như thế . Gia đình mình không có gia tài cha ông để lại, thì phải gắng học để có của cải cho riêng mình. Có lúc  có mấy người bạn rủ tôi mở tiệm furniture, lúc ấy làm ăn rất dễ dàng mà vốn liếng chẳng bao nhiêu. Nhưng mẹ tôi cản,  nói học phải là công việc chính để chừng nào xong  sẽ tính sau.

 Mỗi buổi sáng sớm mẹ tôi dậy sớm sửa soạn bữa ăn sáng cho tôi và mấy đứa cháu cũng như bới cơm mang đến trường. Trên bàn ăn là một dãy năm cạp lồng cơm để thứ tự  và món ăn thay đổi ngon lành . Kết quả là bây giờ, mấy chú cháu , cậu  cháu đều  tốt nghiệp  hậu đại hoc và đều có công ăn việc làm tốt.   Và , như thế mẹ tôi hài lòng lắm.

Thời gian qua đi tôi lập gia đình và mẹ tôi già thêm và sức khỏe cũng dần giảm sút. Một điều không may là suốt trong  hơn  chục năm  sau cùng  mẹ tôi bị bệnh đau nhức hành hạ. Mà nguyên nhân thật vô duyên .  Mẹ tôi bị bệnh  mà người  mình gọi là bệnh” dời leo”. Nếu chữa trị đàng hoàng thì có lẽ không bị hậu quả như thế . Đằng này ông bác sĩ gia đình  mà cũng là một  nhà văn có viết lách,  lại khám bệnh sai và cho là bị phản ứng thuốc.  Ông ta còn có những chuyện mà tôi gọi là vô trách nhiệm , khi mẹ tôi phải vào bệnh viện ban đêm , gọi ông ta thì ông bịt mũi cho khác giọng và trả lời không có nhà. Với một người có quen biết mà cư xử như thế thì thật là hết ý kiến…

Nhưng cũng có những người giúp đỡ thật chân tình . Như bác sĩ Phạm Gia Cổn đã  dùng phương pháp đặc biệt để chữa đau mà không  tính đến tiền bạc và ông  hẹn lúc sáng sớm ở một văn phòng của một người bạn bác sĩ khác . Lúc nào ông đến sớm trước hẹn và trước sự áy náy  của tôi ông vỗ vai : ‘ không phải vì tôi quen biết với cậu  mà đối xử thế này mà với tất cả bệnh nhân tôi đều cư xử như thế..” Hay như bác sĩ  Bích Liên ,  cũng thường xuyên ghé đến  thăm nom khi  mẹ tôi  nằm trong bệnh viện. Hay bác Lê Mộng Ngọ , một trưởng hướng đạo và một nhà giáo dục và cũng là một bậc thầy về châm cứu đã chữa trị cho mẹ tôi cả năm với cả sự tận tâm và thân ái.  Những ân tình ấy , riêng tôi và cả đại gia đình không thể nào quên.

Và rồi hôm nay, trong ký ức , lại hiện về những hình ảnh cũ , những xúc cảm xưa.

Tháng tám ở   Cali năm nay trời cực nóng .   Đất trời hình như cũng xao xuyến vì những nỗi niềm nào . Trong dòng nhân sinh trôi đi, chuyện hiện tại và tương lai hay hiện tại bị xóa nhòa trộn lẫn vào nhau trong  vòng quay siêu tốc của đổi thay dời đổi . Nhưng , có một điều ,  tâm cảm con người không đổi và  lúc nào cũng bàng bạc ẩn giấu những nỗi nhớ thương…

Tháng tám, trời  nóng và khô. Một ngày chủ nhật ,tôi đến chùa nghe kinh và đọc kinh. Có lẽ, ở đời sống này , tôi đã lờ mờ thấy những gì gọi là tạm bợ. Hình như , tôi có cảm giác rằng  những ngày bây giờ chỉ là bắt đầu cho một chu kỳ dù rằng bây giờ tôi đã qua tuổi năm mươi để đến tuổi sáu mươi. Sinh lão bệnh tử, một vòng tròn kín, có phải ? Và , có ai hiểu được lẽ thành trụ hoại không ?

 Hôm nay, có một cô bé hỏi tôi . Chú cài bông hồng mầu gì ? Và tôi trả lời .Mầu trắng.Một cách phản xạ. Nhớ lại  vành khăn trắng , mùi nhang khói, đôi mắt nhắm lại của mẹ ngày nào, tất cả làm tôi như hụt hẫng. Đọc những câu kinh, nhìn lên bàn thờ Phật, để trấn tĩnh lại. Đôi mắt Đức Phật,  như có chút gì xẻ chia ,như có chút gì an ủi. Mẹ tôi đã đi xa . Bây giờ ,hết rồi , không còn nụ cười móm mém  mắt cũng cười theo khi nhìn con cháu. Bây giờ hết rồi không còn những chuyện kể ngày xưa lúc ở  phố Lạng Sơn  hay ở làng Phù Lưu. Bây giờ , mẹ đang nằm trong lòng đất xứ người.  Và biết đâu , ở cõi âm phần đó mẹ trở về lại quê hương, để ghé thăm ngôi nhà cũ, ngõ làng xưa .Biết đâu…

Tháng tám, trong tôi những cơn gió.Quỳ trước chánh điện, tôi quên đi cái nóng nực của thời tiết để theo cánh gió như cánh buồm của lời kinh dẫn dắt suy nghĩ của tôi đến một nơi chốn mà có lẽ đã xa vời mà sao gần gũi.Đời sống có lúc sao ngắn ngủi. Nhớ lại cả cuộc đời của mẹ, hình như không bao giờ nghĩ đến bản thân mình. Khi còn trẻ, vì chồng. Khi góa bụa, vì con. Những lúc ngặt nghèo,  bao giờ cũng giang tay ra chịu hết nhọc nhằn cho con cho cháu. Sống ở xứ người cũng như khi sống ở quê nhà, nỗi vui của con cũng là nỗi vui của mẹ và cái đau xót của cháu con cũng là cái xót  đau của bà…

Có một lúc nào như khi trong trại cải tạo nghe bài “ Lòng mẹ “  tưởng không bao giờ gặp lại khi mẹ tôi đã di tản vào những ngày tháng tư năm 1975. Hay  như bây giờ nghe bài “ Bông hồng cài áo “ để thấy trong dạ thổn thức. Lúc ở nghĩa trang, nhìn những con chim sáo đen mổ những hạt cơm cúng, tự nhiên tưởng tượng đến những ngã đường nào mù mịt trong cõi âm phần. Ra đi hay trở về, hiện tại không xác định được. Nhưng chỉ mường tượng một điều cuộc sống sẽ còn dài.chẳng phải ngày một ngày hai mà chấm dứt…

Có một bài thơ , đọc lại như một hơi thở dài , bâng khuâng…

 

Tháng tám  những ngọn gió trở về.

Những ngọn gió từ  thung lũng hoang sơ

Khi thành phố dòn những mái nhà khô cong rêu xám

Mưa đời ôi đánh thức tôi

Làm một bài thơ nhớ mẹ.

 

Tự hỏi mình

Có chuyến xe nào ra đi không về

Như chiếc xe tang  mầu trắng hôm đó.

Cỏ có bao giờ rạp dưới gót giày

Khi nắng nhuộm vàng những cụm mây

Và nước mắt như dòng sông mùa hạn

 

Kiếm một góc khuất

Để khóc thỏa thuê

Sao cạn khô tuyến lệ

Có nỗi đau nào từ ngực trái

Đến tận đỉnh đầu như cơn buốt thịt da

Ta đứng vững hai chân

Sao nghe mặt đất rung lên từng chập

Không phải cơn địa chấn

Hãy hỏi ký ức ta ?

 

Hãy hỏi ký ức ta

Những ngày xưa đã cũ

Bước chân nào ghé qua

Phận đời ai tạm trú

 

Hãy hỏi trong lòng ta

Có bao giờ nhỏ lệ

Ta có biết tuổi già

Như mặt trời bóng xế.

 

Hãy hỏi góc hồn ta

Dấu những gì nuối tiếc

Hỏi ta , hỏi chính ta

Đến bao giờ vĩnh biệt

 

Viết về mẹ. Một đề tài với tôi đã ấp ủ từ bao nhiêu lâu , tưởng khi bắt đầu thì  sẽ câu tiếp câu , chữ tiếp chữ ào ào dễ dàng. Thế mà , tôi vẫn ngồi loay hoay , đánh vật với chữ nghĩa. Có những nỗi đau, tôi không muốn ngồi nhai lại. Có những hối tiếc , tôi muốn quên đi. Tự hỏi mình có bao giờ  làm cho mẹ buồn chưa thì câu trả lời một cách thành thực là rất nhiều.  Đứa con ngỗ nghịch cứng đầu, chính tôi. Đứa con  sau những trầm bổng cuộc đời mới hiểu được  thế nào là tình thương người mẹ. Nhưng khi nhìn mẹ nằm thiêm thiếp ở giường bệnh của  nhà thương,  tôi thấy lo , thấy buồn mà bất lực không làm gì được. Đời sống cứ thế cuốn trôi đi, chuyện phải đến đã đến . Có sinh có tử thì phải có luân hồi, câu kinh ấy đã đọc bao lần mà vẫn ngâm ngùi…

Hôm nay ở chùa đông ngợp những người. Ngày xưa Đức Mục Kiền Liên trả hiếu cho mẹ thì bây giờ  những người con tưởng nhớ đến mẹ cha.   Những nụ hồng được gắn lên  trên áo…

 

Tôi trở lại nghĩa trang

 Con đường Bolsa ngoài kia náo nhiệt

Mà ở đây.

Trên bãi cỏ xanh

 Những chú sáo đen vẫn ngơ ngác trên bia mộ.

Ở trong lòng đất

 Hình như tiếng hát cất lên.

 

Không phải tiếng chú dế ngày xưa

Cũng chẳng phải tiếng dương cầm buổi tối Sài gòn

Có phải tiếng nhạc chiêu hồn trong đêm khuya bệnh viện.

Không phải không phải đâu !

Chỉ là âm thanh đồng vọng của những tháng ngày nào

 Mẹ ngồi nhìn ra mặt đường

Bất động

 Khi giọt nắng ban trưa rót vào ô cửa kính.

 

Hình như có bước chân

Rất nhẹ.

Như tiếng gió thì thầm.

 

Những cơn gió tháng tám. Thổi về từ tháng bảy âm lịch mưa dầm sùi sụt quê nhà.  Có nỗi buồn nào như những chiếc lá khô rụng rơi theo chiều gió. Ở Cali, trời vẫn nóng. Không có ai mặc giùm mầu áo xanh để nhớ lại những cổng chùa gió  bay  lồng  lộng quê nhà. Và mầu hoa hồng, dù đỏ hay trắng vẫn bát ngát tình thương và nhắc nhở đến từ nhịp đập trái tim của những người xa xứ.

Những cơn gió tháng tám . Ơi những cơn gió gửi vào trí nhớ tôi những giọt lệ. Những giọt lệ mà có lúc tôi đã gói kín vao cảm xúc. Làm sao  trong cái nghẹn ngào   riêng mình thấy mình như ấu thơ giữa những gian truân đã trải qua.  Lạ lùng làm sao thấy mình quá đơn côi trên con đường sẽ phải đi đến và đi qua của cuộc đời….