Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TẠP VĂN

NHỚ MÙA NẤM MỐI

 

ĐẠM THẠCH

 

Hắn ngồi thù lù một đống.

Vợ hắn đi qua đi lại trước mặt hắn nhiều lần coi bộ xốn mắt. Hắn vẫn ngồi bất động.

Ngứa miệng, vợ hắn nói :

- Làm gì mặt mày đăm đăm coi khó ưa vậy. Bộ nhớ con nào hởi ông chồng “yêu quí” của tôi?!

Hắn lườm vợ, miệng “xì” một tiếng nhỏ!

Tuy vậy, hắn cũng tự cảm thấy hơi kỳ kỳ. Nếu có gương rọi vào lúc này mặt hắn

chắc ngó như sưng, hai gò má nhô cao , hai con mắt trủng sâu thẩn thờ.; chắc là khó ưa thiệt.

Hắn thở ra, đứng dậy, ngó ra ngoài. Hắn ngó đâu đâu. Rồi như một chút trách thầm, hắn nói nhỏ trong đầu :

- Con mẽ mà biết gì!

- Bên ngoài trời, ngọn gió hiu hiu thổi. Cây cối như đang nhẹ nhàng lã ngọn. Chim chóc như không buồn bay nhảy kiếm ăn mà đứng rỉa lông lẫn nhau.

Hắn cảm thấy lành lạnh hai bên nách áo. Giống như gió chướng. Gió chướng? Gió chướng đã về? Ở cái xứ sở biệt mù này mà cũng có gió chướng? Nếu có thì đã thiệt ta! Không phải gió chướng, mà là....Phải rồi. Gió nấm. Gió mùa nấm mối. Cái lạnh ở đây là cái lạnh trong lòng hắn nghĩ ra. Chứ hồi đó, vào tháng năm tháng sáu ta, trời mới vừa sa mưa. Trời đang nóng hầm hập bỗng mưa đổ ào xuống, rồi lại tạnh ngay. Rồi nắng lên lại. Trời không thấy gì chuyển mà ai dè ổng lại đổ mưa bất tử. Mưa cái điệu này , nắng cái điệu nầy, chắc mẻm cái anh chàng nấm mối chỉ có đường nứt đất đội lên mà thôi. Nhớ mùa gió nấm, hắn lại chắc lưỡi nhè nhẹ :

- Giá như lúc này hắn có mặt ở quê nhà( quê nhà của hắn ở cái làng Tam

Phước tỉnh Bến Tre) chắc thế nào hắn cũng thay chiếc quần dài bằng quần cụt; thay chiếc áo khoát bên ngoài chỉ chừa cái áo sơ mi mỏng dính chật ních;rồi vớ cái dao mác ra đi.

Hắn đi xăm xăm ra hướng cái bờ vườn có lùm khóm. Khóm hoang hay có ai trồng lâu đời nên mọc tràn lan, đến mùa có khi chỉ nhô đầu lên vài trái èo uột ngó không thèm, mà có thèm lắm, lấy dao vạt thử một miếng, bỏ vô miệng chua lòm, phải thè lưỡi nhả ra.

Năm nào cũng vậy, vào mùa nầy, khi ngọn gió nấm thổi về, hắn cũng xách dao mác ra bờ vườn này trước nhất mà không nhớ rõ là ngày nào. Hắn rình mọi người để đi trước thăm nấm mọc. Hắn biết rõ chỗ nầy có gò mối nên năm nào cũng có nấm mọc, không nhiều thì ít. Cha hắn mỗi năm cứ móc đất bùn dưới mương thảy lên bồi nhiều tháng trước. Đất lúc nầy đang trở mình khô dẽo, bước đi chỉ vừa lún chân.

Hắn nói lầm bầm với nấm :

Cái thằng nhỏ này mà gặp đất bùn mới ráo thể nào cũng nứt đất trồi đầu lên cho coi! Ai thấy mà không ham! Những chiếc đầu đen đen đội mũ lúp xúp như những người lính ngoài mặt trận đang ngồi núp bỗng lồm cồm đồng loạt đứng dậy. Đã cẩn thận trước, bước đi nhè nhẹ, rón rén, thế mà đạp nhằm lên tai nấm, bỗng nghe tiếng rốp nhẹ dưới bàn chân vừa đã lại vừa tiếc. Thế là mình là người đầu tiên phát hiện gò nấm mọc trước. Vậy là bắt đầu ngồi chồm hổm xuống, cây dao mác bỏ nhẹ kế bên, hai con mắt bắt đầu quan sát. Trước tiên, nhìn thoáng chung quanh mình, lấy tay vạch mấy chiếc lá khô coi có “ thằng nào “ lú thêm. Rồi nhìn dài dài chỗ nầy chỗ nọ, ngó thấu vô trong lùm trong kẹt khóm. Chỗ nầy mới ngặt. Có năm, cứ mê mẩn phía ngoài mà quên hay sợ gai khóm đâm không chịu khó mò vô trong bụi nên để nấm nở thè lè uổng thật! Chịu khó một chút, bươi quào có khi lặt cả rổ xúc lận. Cái tình trạng nầy cứ đáo đi đáo lại mãi. Con người nghĩ cũng bạc thật. Hễ năm nào nấm mọc sai thì a-thần-phù mãi miết phía bên ngoài, hai tay cứ bẽ lụp cụp bỏ vô rổ quảo lia chia, vừa bẽ vừa sợ có người dòm thấy. Vậy mà năm nào nấm mọc lưa thưa thì lại đảo mắt trong lùm trong bụi, miệng rủa thầm : ngoài nầy trống trải không chịu mọc lại chui đầu trong hốc trong kẹt chi cho mắc công người ta! Cũng may hôm nay chỉ có mấy tai nấm quèn nên tao mới chịu khó chịu gai đâm, chứ không thôi tao bỏ mặc tụi bây mặc sức muốn mọc đâu thì mọc. Không có cặp mắt chịu rảo rồi bây tự nở tự tàn chẳng ai biết tới, coi bây có chết dợt không. À, mà không phải chết dợt, bây chết tàn ...tàn là tàn tạ, rồi bây héo queo luôn! Mà dân Nam bộ có điều nầy mới ngộ. Hễ nấm thưa thì đi tìm đi rảo. Còn lúc bắt gặp ê hề thì chỉ muốn hái vừa đủ no con mắt lại muốn về ngay khoe mọi người. Nấm còn sót  cứ để mặc ai muốn tới mót thì mót. Có khi người đi mót lại được nhiều nấm hơn cái thằng cha thấy đầu tiên tưởng mình ngon cứ thí cô hồn cho người đến sau mót bao nhiêu đó mót. Làm như mình chủ vườn hào phóng. Điều nầy ai cũng biết. Ở xứ dừa mênh mông thiên địa nầy, hễ lọt vô ranh người nào người ấy hưởng. Chủ vườn thuộc nằm lòng bờ vườn năm nào thường có nấm mọc thì để ý quan sát trước. Cứ thấy nấm nứt đất thì lấy tàu lá dừa đậy lại coi như đã có chủ. Người đi mót chỉ chờ người chủ sau khi lặt nấm xong, vất tàu lá dừa đậy sang một bên là mới dám mon men đến rồi cứ nhổ những tai nấm nào còn sót lại được bao nhiêu hay bấy nhiêu không có sự quở trách. Cũng có khi người đi mót cố nhướng cặp mắt tìm kiếm gò nấm khác mà chủ nhà không để ý. Nhằm ngày hên cho người nhẹ bóng vía mà bắt gặp nấm nở thì lặt vội lặt vàng , giựt cái nón lá đang đội trên đầu xuống, nhẹ nhàng bỏ nấm vô,xé lá chuối khô đậy lại cắp nách về một hơi rồi cố tình đi nháng qua trước nhà người chủ vườn, mặt mày làm bộ tiu nghỉu như người đi mót gặp ngày xui. Vậy đó, trộm mà không phải trộm. Tuy nhiên, cũng có lúc nói vả lả nếu đang khi lom khom ngồi nhổ nấm mà chủ vườn thình lình ra tới, thì lẹ làng đứng lên, nói lí nhí trong họng:

- Bộ trong nhà không có ai đi thăm sao mà để nấm mọc hoang nở tè le, tôi có hái chừng nầy nè có muốn lấy lại thì lấy, không thôi thì cho tôi. Đâu có thấy tàu dừa đậy đệm gì đâu!

Chủ nhà cũng cứng họng, không lẽ trành tròn với kẻ nghèo? Thật ra, người chủ vườn biết tỏng mấy người đi mót nấm có khi nào cầm rổ đâu, họ đi tay không,đầu đội nón lá lụp sụp, đi như đi công chuyện gì đó. Trong số người đó, chủ vườn chỉ sợ người nhẹ bóng vía. Đi câu mà câu chung với người nhẹ bóng vía trong khi họ giựt được cá liền liền còn mình đứng cả buổi trời, tai thì nóng ran, bàn chân lột nhột như có cát dính, thay mồi mới liền tay mà cá chạy đi đâu không thấy ghị! Còn người nhẹ bóng vía, con mắt họ ngó đâu cũng thấy có nấm, chủ vườn sợ mà không lẽ nói ra . Đối với người nầy, khi thấy họ lọ mọ trong vườn thì âm thầm đi theo sau như chủ nhà đi thăm vườn.

Trời ơi nấm mối! Chỉ cần vai tai là nấu được nồi canh, đâu có cần gì thịt thà cho tốn kém. Chỉ cần có chút mở heo nổi màng màng là được tô canh nấm mối ngọt xớt. Nói gì nhổ được bộn bộn. Lớp kho, lớp nấu canh. Kho thì lựa nấm búp mập ú kho xềng xệc ăn mặn thì kho với nước mắm, ăn chay thì kho với nước tương. Gắp một tai nấm bỏ vô miệng nhai cái rụm đã biết chừng nào! Cái vị ngọt của nấm như có ướp kỳ hoa dị thảo bỏ xa lơ xa lắc  cái ngọt yếu xìu mỡ màng của thịt heo hay cái ngọt tuy đậm nhưng lơ lớ mùi rơm khô của thịt bò. Còn nói chi nấm mà nấu canh nước cốt dừa với lá cách xắt nhỏ. Hãy tưởng tượng, húp một muổng canh nào vị béo của nước cốt dừa ( loại dừa rám mới bẽ từ cây xuống lấy bàn cạy nạo, vắt lấy nước cốt pha lộn với nước dão) cộng với mùi thơm dịu dàng của lá cách có bỏ một nhúm đậu phộng đâm, rồi thò đũa vào vớt một tai nấm đang nổi lềnh bềnh trong nồi canh đang sôi vừa mới nhắc xuống đựng trong cái tô sành miệng chèng bẹc khu thì túm rụm, bỏ vô miệng nhai xừng xực rồi không biết nước dải từ đâu túa ra tự nhiên thấy đã biết chừng nào. Cơm không kịp bới. Ăn mê man. No không hay. Đến chừng đứng dậy, bụng no nốc ,đứng thẳng không được,đứng khom khom,  vội giựt sợi lưng quần, lính quính làm sợi dây lưng vải thắt gút. Trời ơi, muốn nín thở. Vậy mà cái miệng còn bắt thèm món canh nấm mối nước cốt dừa lá cách ngon ơi là ngon, ngon như trên đời không có gì bằng!

Đó là bữa cơm thường trong gia đình. Nói chi khi trúng mùa nấm mối, hàng xóm láng giếng chộn rộn hết biết. Tổ chức ăn bánh xèo nấm mối. Chủ nhà sắp đặt. Vợ con lo gút gạo xay bột, con gái thì phụ mẹ, mẹ ngồi cho ăn, múc từ muổng gạo bỏ vô cối, thỉnh thoảng cho cối uống chút vá nước để con gái kéo cần xay cho trơn. Mấy đứa bạn hàng xóm  đứa phụ đi chợ mua cục thịt ba rọi tráng chảo, mua giá, đứa cầm rổ đi quơ rau thơm trồng xung quanh vườn nào cải bẹ xanh, húng lủi, rau vấp cá, rau răm. Thanh niên cánh đàn ông giỏi leo trèo thì xung phong đi hái đọt vừng, đọt chiết, đọt mọt. Còn ông chủ nhà chẳng nói chẳng rằng ra vườn hạ cây dừa tơ mới trổ lưỡi mèo bị “ thằng đuông –chết –bầm” ăn. Ông chặt cái củ hũ dừa mang vào nhà vừa như hí hứng vừa như tiếc hùi hụi. Bánh xèo nấm mối mà không có nhưn cũ hũ dừa thì thà đừng chiên bánh xèo chi cho thất công. Chuyện lấy củ sắn  độn vào là chuyện của người ở chợ .Còn mình ở vườn, mang tiếng là xứ vườn dừa mà không dùng nhưn cũ hũ cái đó mới lạ. Ngoài ra, người nào khéo tay thì được chọn chỉ định làm một tượng nước mắm bự chảng phé. Nước mắm phải đủ vị ngọt của đường pha một chút bột ngọt để dằng vị mặn của nước mắm. Rồi phải chua chua, vị chua của trái hạnh ( có chỗ còn gọi là trái tắc hoặc trái quất) chanh thì chua ái mà hạnh thì chua đầm và thơm. Ớt phải xắt nhuyển thả nổi màng màng trông đỏ au bắt thèm nhưng không được cay sặc. Vậy là mọi người xúm nhau vừa cuốn, vừa chấm, vừa nhai. Bánh chiên xong  dùng sạng đặt trên xịa cho mọi người mạnh ai nấy bốc. Chỉ có người ngồi chiên là thiệt thòi, cứ ngồi chiên miết cho đến khi nào cả nhà và khách ăn nứt bụng đứng dậy ra lu múc một gáo nước mưa ngâm bí đao uống ừng ực mới đã miệng, lúc đó người chiên mới bắt đầu lo cho phần mình.

Mùa nấm mối mà có tổ chức chiên bánh xèo thì thế nào cũng có dư sấy phơi khô để dành dài dài cả năm nấu canh nấm với rau mùng tơi thì còn gì bằng cho người ăn chay trường, mà người ăn mặn cũng ké được.

Sẵn nhắc chuyện ăn bánh xèo nấm mối lại nghĩ đến một người đàn bà nổi tiếng chiên bánh xèo ngon quê ở Trà Nóc thành phố Cần Thơ được đề cử đi biểu diễn ở thủ đô nước Mỹ về văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Khi đi bà mang theo dụng cụ chuyên môn của bà nào chảo, nào bột, nào lò với than đước. Đó, một người nổi tiếng như vậy mà tiếc thay ở quê bà vùng chưa bao giờ nghe nấm mối mọc thì kiểu ăn bánh xèo quê Bến Tre của hắn chắc bà cũng lấy làm lạ! Vợ hắn cũng vậy, cũng quê Cần Thơ, nên “con mẽ” có biết gì về nỗi nhớ thắt ruột trong lòng gã mỗi khi nghĩ đến mùa nấm mối về, mà hắn đang ở xa biền biệt.