Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHO Y NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

 

VÕ PHIẾN

 

Trong cuốn truyện Lục Vân Tiên có mấy nhân vật ngộ nghĩnh, tức mấy ông thầy: thầy thuốc, thầy bói và thầy pháp.

Ba thầy giống nhau ở một điểm: huênh hoang. Vừa gặp một chú tiểu đồng là mạnh thầy nào nấy khoác lác. Thầy Ngang không ngần ngại đem cả sự nghiệp tam đại ra khoe, đem sách này sách nọ đủ thứ xổ ra huyên thuyên.

Ba thầy giống nhau ở một điểm nữa: là hỏi tiền ráo riết. Riêng thầy Ngang thì hỏi đi một lần xong, còn hỏi lại một lần nữa, rán vét thật kỹ. Đến khi tiểu đồng bảo đã sạch túi, chỉ biết nguyện bán thân nuôi chủ. Bấy giờ:

“Triệu Ngang biết chẳng còn chi,

Kiếm đường tráo chác đuổi đi khỏi vòng.”

Ba thầy còn giống nhau thêm ở chỗ này: chẳng thầy nào chữa được bệnh. Và ba thầy đề huề như thể làm ăn có hợp tác: thầy thuốc chuyển thân chủ sang thầy bói, thầy bói đưa khách đến thầy pháp, thầy pháp lại cẩn thận chuyển hoàn về thầy thuốc.

Vậy ba thầy đáng trách quá chăng? – Ồ, đó không phải ý kiến cụ Đồ Chiểu nhé.

Cụ Đồ là kẻ nghiêm khắc, cực kỳ nghiêm khắc, cực kỳ nghiêm khắc. Cụ nghiêm khắc, và những ai ở “phe” cụ (như ông quán, như ông... Trời) đều nghiêm khắc. Để giữ vững đạo Nho, tức đạo Thánh, đạo Hằng, ai nấy mạnh miệng mạnh tay. Ông quán nói năng xẳng xớm, sa sả quyết liệt. Và ông Trời thì không ngần ngại sai một con cá nuốt nguyên gã Trịnh Hâm, sai một lượt hai con cọp bắt hai mẹ con cô Võ Thể Loan đem bỏ vào hang Thương Tòng, rồi lăn đá lấp bịt bùng cửa hang. Người sẽ chết đau thương, mà cọp thì vất vả quá chừng.

Thấy vậy, ai không run? Nhất là ba thầy đã từng chuyên tay xúm nhau lột sạch người lành trong cơn hoạn nạn? Vậy mà chẳng hề có chuyện gì xảy đến cho ba thầy cả, không có sự trừng phạt nào cả. Thậm chí không ai nghĩ đến chuyện rút lai-xăng các thầy: họ tha hồ tiếp tục hành nghề.

Chỗ ấy thiết tưởng không phải là một chỗ hở trong Lục Vân Tiên. Có lẽ đó lại là chỗ thú vị.

Văn nghệ “phải đạo” thường nhạt nhẽo. Bên chính bên tà, đen trắng rõ ràng, thưởng phạt công minh. Cái “rõ ràng” dứt khoát ấy làm cho các nhân vật đơn giản, lắm khi thái quá, đến thành giả tạo. Nhân vật như thế không thực, không sống. Nhân vật bị hy sinh cái đạo. Nhân vật bị điều động đi làm nghĩa vụ, chiến đấu cho “đạo hằng” cật lực, đến kiệt mất sức sống của mình. Cụ Đồ Chiểu là một nhà nho hết lòng với đạo. Dạy học trò để truyền đạo, mỗi ngày từ năm giờ rưỡi sáng ra ngồi giảng sách, cụ đã “mình mặc áo rộng vải đen, đầu vấn khăn đen, vẻ nghiêm trang, trịnh trọng”. Chúng ta tưởng tượng lúc cụ điều khiển, đôn đốc đám nhân vật tiểu thuyết khốn khổ nọ đi làm sáng tỏ đạo hằng, lúc bấy giờ cụ nghiêm trang, cụ trịnh trọng, cụ ráo riết biết chừng nào. Hai mẹ con Võ Thể Loan phải “làm việc” với hai con cọp cũng phải thôi.

Trong không khí ấy, không có chỗ để nở nụ cười. Căng quá, không ai cười nổi. Nhất là cụ Đồ, vị tướng soái bảo vệ đạo.

Thế mà lần này, đến câu chuyện ba thầy, tưởng chừng có một nụ cười rất hóm. Không sao? Bạn không thấy buồn cười sao? Trước những màn phéc lác ba hoa thiên địa như thế, bạn giữ “vẻ nghiêm trang trịnh trọng” được thật sao? Khó tin quá. Ngay cụ Đồ, tôi ngờ cụ cũng đang nén cười đấy. Chỉ có một cái cười trong trường hợp ấy mới cứu nổi ba thầy trò khỏi một cuộc trừng phạt ở cuối truyện.

Nụ cười ấy là một thái độ khoan dung, thông cảm. Nụ cười ấy tạm thời xem cảnh tố cáo, phản ảnh, vào tác phẩm văn chương phải đạo. Nụ cười ấy chiếu xuống những cảnh trạng thực, những con người thực, với các ưu khuyết điểm của nó. Khi kể chuyện ba thầy, cụ Đồ không nghĩ đến việc phục vụ đạo, đến cái chính cái tà, cụ quên chuyện thưởng phạt. Do đó, cụ vẽ được cảnh sống động, người sống động. Trong phút chốc, tác phẩm rời bỏ được dáng vẻ cuốn sách luân lý.

Những điều vừa nói không hề là phát giác của tôi. Ông Trần Văn Tích đã thấy cả. Ông biết cụ Đồ “hướng sự sáng tác của mình vào những mục tiêu đạo đức, cụ xây dựng các nhân vật của mình như những biểu tượng luân lý”; ông lại thấy, ở riêng phần mô tả con người thầy Ngang, cụ “phác họa được một con người sinh động và xác thực”, thấy “thầy Ngang xuất hiện linh hoạt, giàu cá tính”. Ông Trần cũng thấy cả sự thiên vị của cụ Đồ: bao nhiêu kẻ sai quấy khác đều bị nghiêm trị mà “thầy Ngang không hề có tên trong “sổ đen” của Lục Vân Tiên.”

Ghi nhận những điều ấy xong, ông Trần có ngay lời giải thích: có lẽ vì cụ Đồ cũng là thầy thuốc cho nên hiểu rõ khả năng hạn chế của y thuật, mà bệnh Lục Vân Tiên là bệnh quá khó, không phải thuốc tiên làm sao chữa được!

Thành thử cụ Đồ vì tình đồng nghiệp mà rộng rãi đối với cụ Đồ chăng? Tôi e vậy. Bởi vì không chữa được bệnh có thể không phải lỗi của thầy Ngang, nhưng trao con bệnh qua thầy bói, thầy pháp, rồi sau đó đã biết bệnh không chữa được mà vẫn gạ gẫm chú tiểu đồng đáng thương:

“Ngang rằng: Còn bạc trong bao,

Thời ngươi khá lấy mà trao cho thầy.”

Thì thầy Ngang lẽ ra nên có tên trong “sổ đen” lắm. Cho hay cái tình ái hữu trong y giới thật là mặn nồng.

Phải chăng cũng là mối cảm tình ấy đã khiến ông trần có công trình biên khảo độc đáo này?

Từ trước đến nay có bao nhiêu người nói về ông lang Nguyễn Đình Chiểu? Ngay ở trong nước cũng chưa từng có cuốn sách nào trình bày khía cạnh này của tác giả Lục Vân Tiên. Thế mà giữa cảnh sống lưu vong nơi một quốc gia Tây Âu xa lắc xa lơ, một vị bác sĩ Tây Y ngày ngày bận rộn với những con bệnh dị chủng, lại miệt mài hoàn thành công trình nghiên cứu về một ông lang văn sĩ Việt Nam cách đây trăm rưởi năm, tìm hiểu cặn kẻ từ cái vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm, nghệ thuật trị liệu, cho đến khoản tiền thù lao ông ta nhận thấy từ mỗi bệnh nhân, tìm hiểu cách thức ông ta đào luyện môn sinh, những cuốn sách chuyên môn ông ta sử dụng trong khi hành nghề và khi giảng dạy v.v... Một học giả xuất thân từ giới Đông Y, làm việc ngay tại quê hương của cụ Đồ Chiểu, cũng khốn khổ với những vấn đề như thế, huống hồ...

Ơ hay! Một công trình như thế thì dính líu gì đến tôi? Thì có chỗ nào cho tôi xía vô? Vì một chút liên hệ nào đó giữa tôi với Đông Y chăng? Ối! đối với Đông Y tôi chỉ có một liên hệ duy nhất và lố bịch: là người uống thuốc. Người ta học thầy học sách, tìm tòi nghiên cứu... rồi bốc thuốc; tôi uống thuốc, vậy thôi!

Tôi biết mình, cho nên vẫn còn vòng vo tránh né: từ dòng chữ đầu tiên đến đây đâu dám có lời nào liên quan đến những vấn đề hóc búa này. Vả lại tôi cần gì phải liều mình lạc bước vào chốn nguy hiểm ấy: ông Trần là một tác giả đã có sách xuất bản từ ngót hai mươi năm trước. Trong hai mươi năm, những biên khảo của ông về y học lẫn văn học, còn ai mà không biết? Ông còn cần ai giới thiệu nữa!

Sở dĩ có những dòng này chẳng qua vì mến nhau từ những mấy mươi năm, từ cái thuở cùng tới lui một tòa soạn tạp chí ở Sài Gòn, cùng theo dõi từng trang sách của nhau có trong nước lẫn ngoài nước. Chẳng qua là để mừng nhau về một thành công. Là để cùng nhau kỷ niệm một thành công.