Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

NGƯỜI EM SẦU MỘNG

CỦA MUÔN ĐỜI

 

THÁI TÚ HẠP

 

 

Một thuở nào xa lắm ở quê nhà. Mỗi lần nhìn nắng xế nghiêng thềm là lòng tôi bỗng chùng xuống như có nỗi buồn vu vơ ...tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn... Ngồi ở trước thềm nhìn qua bên kia Đình Làng Hội, vài cánh chim xoãi cánh vút lên bầu trời cuối thu ẩm đục. Màu lá vườn cây đã đổi vàng tả tơi bay vèo trong gió. Tiếng hát ru con của Mẹ u buồn như những giọt mưa ngâu rơi trên những tàu lá chuối:

 

...Mình về ta chẳng cho về

Ta nắm lấy áo ta đề câu thơ

Câu thơ ba chữ rành rành

Chữ trung chữ hiếu chữ tình là ba

Chữ trung thì để thờ cha

Chữ hiếu thờ mẹ đôi ta chữ tình...

 

... Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nếp mật như đường mía lau...

 

Cuộc chiến đã mang anh em tôi ra ngoài vĩ tuyến, xa lìa ngôi nhà thân yêu, xa lìa tiếng hát mẹ ngọt ngào trìu mến như những chiếc nôi đời êm ả.

Cho mãi đến khi Mẹ tôi tưởng chừng như những lời cầu nguyện đạt thành, hòa bình trở về trên khắp quê hương. Nụ cười chưa tan trên môi thì nước mắt đã chảy dài trên đôi má nhăn nheo tội nghiệp, vì ba anh em chúng tôi đã bị đưa đi cải tạo trên những miền rừng  thiêng nước độc của tỉnh Quảng Nam. Và để rồi khi ra khỏi tù các đứa con bà lại vượt thoát ra hải ngoại.

Gần như suốt cuộc đời Mẹ tôi tần tảo nuôi con và khổ đau vì chia cách triền miên.

Bây giờ ở Monterey Park, buổi chiều, nắng hanh vàng trên hàng cây phong, chợt nhớ đến Mẹ, chợt nhớ đến những hình ảnh đầy trìu mến cất dấu từ nhiều năm trong tâm tưởng:

 

... Mỗi lần nắng mới hắt bên sông

Xao xác gà trưa gáy não nùng

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

Chập chờn sống lại những ngày không

 

Tôi nhớ Mẹ tôi, thuở thiếu thời

Lúc Người còn sống tôi lên mười

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi

 

Hình dáng Mẹ tôi chửa xóa mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.

(Nắng Mới)

 

Bài thơ Nắng Mới của Lưu Trọng Lư đã vượt thoát ra ngoài hữu hạn của thời gian. Những xúc động tột cùng, thăng hóa nỗi nhớ về Mẹ đã như một chất men rượu cất lâu ngày trong tâm hồn đứa con đang ở miền viễn biệt. Bài thơ đã tạo cho Lưu Trọng Lư một chỗ đứng trang trọng trên thi đàn Thơ Mới mà Lưu Trọng Lư là một trong những thi sĩ chủ xướng phong trào này từ năm 1932. Vì trong mỗi đời sống ấu thơ của chúng ta không ai mà không nhìn thấy hình ảnh trìu mến của Mẹ hiền hòa với nụ cười đen nhánh sau tay áo...

 

...Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi...

 

Mẹ tôi bây giờ ở quê hương không biết có còn đem phơi những chiếc áo bên hàng giậu thưa khi trời trở gió, nắng hắt hiu trên cành soan... khi mùa thu đang chuyển mình. Ở đây không có Mẹ, mỗi năm không còn nhìn thấy ...nắng mới reo ngoài nội... Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi... mà chỉ thấy hàng phong thay lá... màu vàng mênh mông của mùa thu nhung nhớ đang bắt đầu tàn phai... để chuẩn bị lễ Tạ Ơn và Mùa Giáng Sinh trở về...

Đã bao nhiêu năm cuộc đời thăng trầm trôi giạt, tôi vẫn không quên bài thơ ca tụng Mẹ dễ thương này. Bài thơ hay vì chất chứa hồn thi nhân chân thật, hồn nhiên, vẽ nên nguyên thực hình ảnh đôn hậu hiền hòa của Mẹ. Có nhiều người bảo: “Trong tất cả kỳ quan của nhân loại, không có kỳ quan nào vĩ đại bằng trái tim Mẹ”. Nhưng thế giới Tây Phương khoa học, văn minh tiến bộ này có nhiều bà mẹ đành tâm tự mình phá hủy cái thần tượng vĩ đại của người Mẹ, chạy đuổi theo những viên gạch hoa cương đang đổ nát dưới lâu đài ảo hóa.

Trong bài viết về những kỷ niệm một thời với Lưu Trọng Lư, nhà giáo, nhà văn Vũ Ký có đoạn nói về Lưu Trọng Lư: “Chúng tôi quen nhau từ thời cùng học ở Huế, Thanh Tịnh đã giới thiệu Lưu Trọng Lưu với tôi... giữa chúng tôi vẫn quý mến nhau qua tình văn nghệ, thường trao đổi với nhau những câu chuyện sáng tác và đường lối sáng tạo thơ mới rất là tương đắc... Chiến tranh ý thức hệ đã xô giạt chúng tôi về những phía hận thù... Gần đây trong một chuyến về thăm quê hương, tình cờ chúng tôi gặp nhau ở Saigon, và cùng nhau rủ đi cùng một chuyến xe về Mỹ Tho thăm bà con... Trên suốt đoạn đường từ Saigon đến Mỹ Tho, tôi đã kể cho Lưu Trọng Lư nghe lại những giai đoạn sinh hoạt văn nghệ đầy sinh động của miền Nam, và dĩ nhiên tôi đã đề cập đến hàng loạt những bài thơ một thời của Lưu Trọng Lư được đa số người yêu mến văn chương qua nhiều thế hệ mến mộ nồng nhiệt. Đại khái, những bài Nắng Mới, Một Mùa Đông, Thơ Sầu Rụng, Tiếng Thu... Cuối cùng, tôi có nhắc đến giai đoạn nhầm lẫn của những con đường ngược chiều với tình tự quê hương dân tộc... Để rồi bây giờ anh chẳng còn gì trong đôi tay gầy guộc run rẩy của anh... Suốt đoạn đường Lưu Trọng Lư không nói, chỉ yên lặng lắng nghe và ra chiều suy nghĩ... Cho đến mãi khi xe dừng trạm đến Mỹ Tho... Chúng tôi cũng xuống xe, một vài giây phút trước khi chia tay, Lưu Trọng Lưu bắt tay tôi thật chặt, thật lâu và nói khẽ: Những điều anh vừa nói làm cho tôi vô cùng cảm động. Trong bao nhiêu năm qua, không một ai nói với tôi những điều đó. Tôi tưởng chừng đã nằm sâu trong huyệt mộ và anh đã gõ trên tấm mộ bia nhắc cho tôi biết tôi vẫn còn sống nhưng linh hồn tôi đã chết từ lâu. Những bài thơ một thời của tôi trước kia mới là những hơi thở đích thực của tôi đang sống mãi qua thời gian. Cám ơn anh là người đầu tiên nói thật. Tôi quý anh và tôi quý những người nói thật...”.

 Lưu Trọng Lư đã không còn rong chơi trong cõi nhân thế đầy nghiệt ngã dối gian đó nữa. Ông đã về miền an nghỉ vĩnh cửu ngày 10-8-1991 tại Hà Nội. Tôi muốn viết về những bài thơ của ông. Những bài thơ một thời giao động tình yêu, như những đóa hoa phù dung e ấp trong nắng mới. Thơ Lưu Trọng Lư đánh dấu của một thời điểm nhọc nhằn như hạt lúa trong lòng đất, để hẹn đến những chùm lúa vàng chĩu hạt ngả nghiêng trong gió.

 

Ở cái thời giao điểm giữa mới và cũ, giữa hương khói Đường Thi và những điệu luân vũ của Tây Phương. Có thể vừa đọc thơ của Baudelaire, vừa ngâm nga những tuyệt tác của Vương Bột:

 

...Trường Giang bi dĩ trệ

Vạn lý niệm tương duy

Huống phục cao phong vãn

Sơn sơn hoàng diệp phi

(Tự Quy)

 

Trường Giang động hồn sầu chất ngất

Nghìn trùng xa da diết nhớ quê

Gió chiều lên mây càng u ám

Rừng núi bay vàng lá não nề

 

Sông dài sầu động hồn ta

Dặm ngàn thương nhớ quê nhà dấu yêu

Lại thêm gió thảm thê chiều

Vàng bay mấy cõi đìu hiu núi rừng.

(Nghĩ Về Cố Hương - Ái Cầm chuyển dịch)

 

Biên giới giữa mới và cũ đang là nghịch lý trong tâm hồn những người sáng tạo lúc bấy giờ.

Trong thơ Lưu Trọng Lư cố gắng vượt tới những mới mẻ, trong những vần điệu đan cử, nét vẽ hoang sơ tiêu điều buồn bã như khi nghe tiếng gà vọng từ thôn xóm:

 

Núi xa, nhà vắng, mưa mau

Mênh mông cồn cát, trắng phau ngô dừa

Trong thôn văng vẳng gà trưa

Lắng nghe đúng ngọ chuông chùa... nện không

(Tiếng Thu)

 

Ở một không gian khác, trăng sáng rọi xuyên qua cửa liếp an bình. Người em gái đang xõa tóc ngang vai lặng lẽ ngồi dệt lụa. Tiếng quay tơ đều đặn như một âm điệu buồn bã, làm cho anh chàng thi sĩ xúc động ngẩn ngơ, đã du hồn Lưu Trọng Lư vào cõi mộng mơ diễm tuyệt:

 

...Vừng trăng từ độ lên ngôi

Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ...

 

...Nhẹ bàn tay, nhẹ bàn tay

Mùi hương hàng xóm bay đầy mái đông

Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng

Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh...

(Thơ Sầu Rụng)

 

Thơ Lưu Trọng Lư nồng nàn tình ái không thua kém Xuân Diệu, có nhiều bài Lưu Trọng Lư đã thực sự tạo cho ông một thế giới độc đáo riêng rẽ. Thế giới của những chiếc lá vàng rơi khẽ báo mùa thu đã tới với thế gian. Ở xa ngoài nghìn dặm quê hương vẫn thấy được màu vàng chuyển lá trên hàng cây phong trong công viên hay trên những lối đưa em vào thư viện. Thật mộng mơ và tình tứ. Những lúc vũ trụ chỉ còn hai ta là những lúc thơ của Lưu Trọng Lư lại về trong trí tưởng:

 

...Chim chi gọi mãi bên cầu

Phải chòm sao rụng trước lầu hở em?

Lắng nghe trăng giãi bên thềm

Lắng nghe trăng giãi bên thềm... ái ân...

 

...Em không nghe rừng thu?

Lá thu kêu xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô?

(Tiếng Thu)

 

Ông Vũ Ngọc Phan trong Nhà Văn Hiện Đại cho rằng bài Tiếng Thu ảnh hưởng nặng nề thi phẩm Thu Thanh của Âu Dương Tu, Trung Hoa. Còn ông Đặng Tiến thì cho rằng bài Tiếng Thu có nhiều âm hưởng của những nhà thơ Pháp như Verlaine hay Baudelaire. Nhưng theo thiển ý của tôi thì hình ảnh con nai vàng đâu có gì xa lạ với núi rừng Việt Nam. Và sự rung động trong Tiếng Thu rõ ràng là rung động của tâm hồn Đông Phương và bức tranh Tiếng Thu đúng là bức tranh thủy mạc thuần túy nét đẹp của người cô phụ trông ngóng người chinh phu?

 

...Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ?...

 

Qua hình ảnh những tình yêu lãng mạn khác, Lưu Trọng Lư quả thật là nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ Mới, táo bạo nhưng tình tứ đằm thắm của thời kỳ 1935-1942. Thời kỳ mà Vũ Ngọc Phan gọi Lưu Trọng Lư “Chúng ta có thể tóm tắt tất cả những ý trong thơ của Lưu Trọng Lư vào hai chữ Tình và Mộng” (Đặng Tiến ghi lại trong bài viết Đóa Mộng Đầu).

 

...Đôi mắt em lặng buồn

Nhìn thôi mà chẳng nói

Tình đôi ta vời vợi

Có nói cũng không cùng...

 

Hãy xếp lại muôn ngàn ân ái

Đừng trách nhau, đừng ái ngại nhau

Thuyền yêu không ghé bến sầu

Như đêm thiếu phụ bên lầu không trăng...

 

Hãy như chiếc sao băng băng mãi

Để lòng buồn buồn mãi không thôi...

(Một Mùa Đông)

 

Lưu Trọng Lư cứ tưởng rằng chính ông đã khai tử những bài thơ tình thời tiền chiến, nhưng ông có đâu ngờ những đứa con tinh thần thuở đó, mới chính là những đứa trung hiếu làm rạng danh ông mãi trên thi đàn Văn Học Việt Nam. Thơ ông đã được những nhạc sĩ tài danh miền Nam phổ nhạc với tất cả sự cảm xúc tuyệt với như Phạm Duy, Phạm Đình Chương... để cho mọi người yêu thơ ông vẫn còn yêu ông mãi mãi.

Trong khi ở miền Bắc chạy đuổi theo một lý thuyết không tưởng vọng ngoại, phản bội lại truyền thống Dân Tộc. Cho dù ông là thiên tài một thời vang bóng nhưng “...Lưu Trọng Lư là một trong những nhà thơ gian khổ nhất trong hai cuộc kháng chiến. Từ năm 1946 ông tham dự chiến khu Hòa Mỹ tại Thừa Thiên là chiến trường ác liệt vào hạng nhất trên toàn quốc, đến tháng 5-1975, khi các nhà văn, nhà thơ khác vào Nam để sum họp, đoàn tụ, thì Lưu Trọng Lư đi tìm xác đứa con trai hy sinh tại Vàm Cỏ Tây, mấy hôm trước ngày 30 tháng 4 trên đường tiến quân về Saigon. Giữa hai cái mốc đánh dấu bằng lửa và máu đó, Lưu Trọng Lư không sáng tác được gì đặc sắc, chức vụ chỉ là một nhân viên thường không đáng kể và cuối cùng cũng chỉ là phù danh...” (Đặng Tiến, Hợp Lưu số 3 tháng 2/1992).

Suốt chiều dài trong thời chiến, những Thế Lữ, Văn Cao, Hồ Dzếnh, Lưu Trọng Lư, Thâm Tâm, Vũ Đình Liên... là những giáo chức hoặc là những công nhân chẳng ai để ý tới, để rồi một ngày kia chết trong cô đơn của tuổi già. Cũng may cõi thơ Lưu Trọng Lư quá tuyệt vời về tình mẹ, tình yêu, nên nhiều thế hệ còn giữ mãi trong lòng đôi nét hình ảnh yêu quý đó ở miền Nam. Trước khi Lưu Trọng Lư từ giã cõi đời, ông có tâm sự với một người bạn tâm giao ở Hà Nội về bài thơ sáng tác từ năm 1940 đến nay ông vẫn yêu thích nhất:

 

...Ước gì ta có ngựa say

Con sông bên ấy bên này của ta

Trời cao, bến lặng, bờ xa...

Lao đao gió sậy, la đà dặm trăng

Một mai bên quán lại ngừng

Quẩy theo với rượu, một vừng giai nhân

Ta say, ngựa cũng tần ngần

Trời cao xuống thấp, núi gần lên xa

(Say)

 

Những giòng thơ trữ tình của Lưu Trọng Lư cho đến nay chúng ta vẫn cảm thấy chất men say thấm vào tâm hồn ngây ngất như một vừng trăng tỏa sáng ở đầu núi quê hương. Và ở đâu đó, bóng dáng những con nai vàng đang xuống núi, ngơ ngác đạp trên lá vàng khô...