Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

Ngẫm Chuyện Nhân Sinh

TỪ LỤC SÚC ĐẾN LỤC TIÊN

 

VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG

 

Bầu bạn với lưu linh, chén tạc chén thù với bằng hữu, với khói thuốc với hơi cay với men nồng, đấng mày râu tội gì không cho lòng thêm phơi phới, nhỡ mai nầy bạn bè rơi rụng, làm Lý Bạch như thuở xưa “Quân nhược bất ẩm tửu; Tích nhân an tại lai?”, hay đâu đó như nhà thơ Nguyễn Khuyến than khóc: “Bác Dương thôi đã thôi rồi. Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”; ôi thôi, than thở cũng muộn màng, vô cùng chán ngán!.

Ngày trước Lý Bạch, Lưu Linh sầu đời uống rượu vì bằng hữu năm xưa không còn ai; Phạm Thái, Vũ Hoàng Chương thích rượu, thơ và tình nhân. Ngày nay dân Cái Bang lỡ vận sống lang thang nơi xứ người, có được bằng hữu, sầu đếch gì cho khổ, tha hương ngộ cố tri, một ly, một ly... một ly cối. Bắt chước Cao Chu Thần “Thôi công đâu chuốc lấy sự đời. Tiêu khiển một vài chung lếu láo”.

Nhân chuyện tranh cử, nghe bàn ra tán vào chuyện “chánh khứa” không những tranh giành lập công trạng còn đạp đối thủ xuống tận bùn nhơ, bao cảnh vấy bùn sang ao làm đau lòng con quốc quốc! Dù nửa tỉnh, nửa lâng lâng, văng vẳng đâu đó cảnh tượng gấu ó lập công, bỗng nhớ mang máng dòng thơ thuở xa xưa, thời trung học đệ nhất cấp về “Lục Súc Tranh Công”.

Tác phẩm Lục Súc Tranh Công của khuyết danh được hình thành vào thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, cuối thế kỷ XVIII. Cụ Bùi Kỷ sưu tầm và in thành sách năm 1956 ở Sài Gòn.

Sáu con vật tìm cách kể “công trạng” của mình và chê bai “công trạng” của bạn đồng loại kém cỏi, tầm thường. Và, khi kể công thì kiếm đủ lý do để “vinh danh” nhằm lập cho được thành thành tích, ngoài ra còn chê bai đối thủ đến tận cùng bằng số. Đó là hình ảnh của ngưu (trâu), khuyển (chó), mã (ngựa), dương (dê), kê (gà), thỉ (heo) lần lượt kể công:

Trâu:

“Trâu mỏi mệt, trâu liền thăn thỉ

Một mình trâu ghe nỗi gian nan...

... Từ tháng giêng cho đến tháng chạp

Kể xuân hè, nhẵn đến thu, đông,

Việc cày bừa, nông vụ vừa xong,

Lại xe gỗ, dầm công liên khoái...”

Chó:

“... Đêm năm canh con mắt như chong

Đứa đạo tặc nép oai khủng động,

Ngày sáu khắc, lỗ tai bằng trống,

Đứa gian tham thấy bóng cũng kinh...”

Ngựa:

“... Tao đã từng đi quán, về quê

Đã nghe trận đánh Nam, dẹp Bắc.

Mỏi gối lưng phò xã tắc,

Mòn lưng cúi đội vương công...”

Dê:

“... Dê vốn thật thuộc về việc lễ

Để hòng khi về hạng tư, văn

Để dành khi tế thánh, tế thần,

Lại có thuở kỳ yên, kỳ phước.

Hễ có việc, lấy dê làm trước

Dê dâng rồi, người mới lạy sau...”

Gà:

“... Này này! gà ngũ đức thẳm sâu:

Nhân, dũng, tín, võ, văn, gồm đủ.

Trên đầu đội văn quan một mũ;

Dưới chân đeo hai cựa thần thương

Đã ghe phen đến chốn chiến trường,

Lập công trận vang tai, lói óc...”

Heo:

“...Kìa những việc hôn nhơn giá thú

Không heo ta, tính đặng việc chi?

Dầu cho mười năm bảy chuyến đi,

Cũng không thấy một người thấp thoáng.

Việc hòa giải, heo đầu công trạng,

Thấy mặt heo, nguôi dạ oán thù...”

 

Hỡi ôi! lục súc mà cũng kể công, thấy trâu kể công, chó đâu có vừa, rồi ngựa, rồi gà... kể như có công, đến cả dê và lợn cũng kể công trạng, hết ý. Dù bù lu bù loa kể công trạng, có ít xít cho nhiều hầu chủ bố thí chút tình cảm thương hại, trọng vọng, chiều chuộng, đối xử khá hơn đồng loại nhưng lại không biết khi nào chủ cần “thanh toán” thì gặp phải tình cảnh cắt cổ, trụng nước sôi, luộc cho nhừ... và nhấm nháp.

Thuở đó cứ tưởng ngu như súc vật mới dại dột tranh công, gấu ó nhau cho cố rồi cuối cùng cũng bị “thịt”. Thỉnh thoảng nghe bậc trưởng thượng khinh khi, nguyền rủa kẻ nào, chớp cơ hội, liền cho vào hàng súc sinh, súc vật, thấy ớn lạnh da gà, xem như sự phê phán tận cùng của con người giữa chốn trần gian.

Tiếp tục đèn sách, đọc Phạm Quỳnh thấy ông phán: “Người đời thật không khác gì súc vật, có khi không bằng súc vật cũng nên” nghe mà tóa hỏa tam tinh, ghê gớm cho người đời, ông còn hạ loại người nào đó xuống dưới “đẳng cấp” súc vật. Tiếc rằng chương trình giáo dục trong Xã Hội Chủ Nghĩa không có bài bản Lục Súc Tranh Công vì ngại học trò suy diễn lung tung, đôi khi lấy ông nầy bà nọ trong phe, trong cánh ra so sánh thì... khốn!

Tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung, với nhiều nhân vật, mỗi người một vẻ nhưng đến hồi thứ 61 trong quyển 4, theo bản dịch của Hàn Giang Nhạn, hình ảnh Đào Cốc Lục Tiên với sáu nhân vật quái gở xuất hiện trong thế giới võ lâm, Kim Dung dùng chữ “tiên” nghe cho kêu, thánh thiện nhưng thuộc loại trời gầm đất lở, ba trời ba trợn, nhố nhăng, kịch cỡm, nửa thầy nửa thợ nửa đười ươi, ba que, xỏ lá hết thuốc chữa... Lúc thì hợp thành lực lượng hùng hậu, khi thì xâu xé, bới móc lẫn nhau thậm tệ, không tên nào nhường nhịn tên nào... gấu đá tơi bời hoa lá, đá cá lăn dưa!

Sáu nhân vật cũng nổi danh, bất chấp hắc bạch giang hồ, bất chấp luật lệ võ lâm: đại ca Đào Cán Tiên, nhị ca Đào Căn Tiên, tam ca Đào Chi Tiên, Đào Hoa Tiên, Đào Thực Tiên và Đào Diệp Tiên. Thuộc loại “Xú... Quái”. Tuy nghe tiên mẫu cho biết vậy nhưng ở vào tuổi ngoài năm mươi, sáu chàng vẫn mộng tưởng được bàn dân thiên hạ khen tặng như Phan An, Tống Ngọc.

Kim Dung mô tả sáu nhân vật đó xuất hiện khi nhận lệnh của tiểu cô nương để bắt gặp Lệnh Hồ Xung, biết được sáu quái nhân có tính nết kỳ quặc nên Lệnh Hồ Xung bèn tương kế tựu kế bày trò và sáu quái nhân tự hào giới thiệu với diện mạo được phác họa:

“Lão mặt nhăn nheo đáp:

- Ta đây là đại ca Đào Cán Tiên

Lão mặt xám xịt nói theo:

- Ta là nhị ca tên gọi là Đào Căn Tiên

Lão mặt lồi lõm tự giới thiệu:

- Ta không hiểu mình là tam ca hay tứ ca và tên gọi là Đào Chi Tiên.

Lão trỏ vào người mặt đen giới thiệu:

- Y cũng không hiểu là tam ca hay tứ ca, tên gọi là Đào Diệp Tiên.

Lệnh Hồ Xung lấy làm kỳ hỏi:

- Sao hai vị không hiểu là tam ca hay tứ ca?

Đào Chi Tiên đáp:

- Chẳng phải là hai người chúng ta không biết mà vì gia gia cùng má má ta quên đấy chứ...

... Còn cách xưng hô của hai vị nầy thế nào?

Lão mặt đỏ đáp:

- Ta là Đào Hoa Tiên.

Lão mặt ngựa nói theo:

- Ta là Đào Thực Tiên”

 Khác với hình ảnh Bát Tiên rất quen thuộc trong sách vở Trung Hoa, thường thấy in hình để treo vào dịp Tết với cây quạt của Hán Chung Ly, cây gậy của Trương Quả Lão, ống tiêu của Hàn Tương Tử, bầu rượu của Lý Thiết Quả, cặp sanh của Tào Quốc Cựu, lưỡi gươm của Lữ Đồng Tân, giỏ bông của Lam Thái Hòa và bông sen của Hà Tiên Cô. Lục Tiên của Kim Dung được phác họa với bức tranh hoạt kê của từng khuôn mặt mà mỗi vai thủ diễn rất tài tình.

 Trong một lần “lâm trận”, trước tình thế nguy nan, Lệnh Hồ Xung tìm cách giải cứu bèn khen ngợi dung nhan tuấn mỹ của Đào Cốc Lục Tiên: “Đào Căn huynh cốt cách thanh kỳ, Đào Cán huynh thân thể khôi vỹ, Đào Chi huynh tứ chi dài rộng, Đào Diệp huynh mi thanh mục tú, Đào Hoa huynh... chà chà... mắt sang như sao, trên trời hiếm có. Đào Thực huynh tinh thần quắc thước. Bất luận ai mới ngó thấy sáu vị một lần cũng biết ngay các vị là những đấng anh hùng mặt ngọc, chuyên làm điều nghĩa hiệp”.

Qua lời tâng bốc rồi được quần hùng phụ họa, thế rồi sáu tên “xú quái” quên hẳn địch thủ để tranh luận với nhau về nhan sắc của mình cho phủ phê thú tính.

Đào Cốc Lục Tiên với bản tính chính tà bất nhất. Tính tình kỳ quặc, không ai chịu nhường ai, chẳng ai nể nang ai, mỗi người cứ ôm lấy cái lý của mình. Nơi nào có Đào Cốc Lục Tiên xuất hiện thì nơi đó huyên náo, cãi vã, tranh hơn tranh thua với lập luận chày cối... nhờ vậy sáu thanh đơn đao bớt phần nào nhuộm máu võ lâm. Tuy sáu nhân vật luôn luôn kèn cựa, đôi co, soi mói, chửi bới lẫn nhau, không có đại ca tiểu đệ... tuy nhiên, khi gặp đối thủ lợi hại, cả sáu hợp nhất thành mối liên kết nhanh nhẹn, chiêu thức kỳ bí nhằm khống chế đối phương, khó đường tránh né. Cao thủ trong hắc bạch không dám dây dưa, lâm trận với sáu quái nhân vô cùng quái gở, tính khí bất thường, võ công thâm hậu.

Quần hào chê bai thì bọn chúng chê quần hào dại. Nếu chê “chó đẻ” thì hỏi lại sao không kêu “ngựa đẻ”, gọi “ba que” lại thắc mắc, sao không gọi “bốn que”, “năm que”. Tuy cà tửng nhưng Lệnh Hồ Xung biết “thống lãnh” Đào Cốc Lục Tiên bèn cách khen bừa, tán đại làm sáu chàng ngất ngây con tàu đi, sướng ơi là sướng, sẵn sàng tôn vinh “minh chủ” và nhập trận để thị uy.

Trong cuộc tranh chấp giữa phe kiếm tông và khí tông của phái Hoa Sơn, tay võ công cao cường của phái kiếm tông Thành Bất Ưu vừa áp đảo Lệnh Hồ Xung bỗng có bóng chuyển động rồi tiếng rù rùng rợn, bốn quái nhân, mỗi người cầm một tay, một chân của Thành Bất Ưu. Hai quái nhân khác liền cắp Lệnh Hồ Xung mang xuống núi, hai đại cao thủ Nhạc Bất Quần và Phong Thanh Dương phóng kiếm đâm theo, bỗng nghe hai tiếng lách cách, hai thanh kiếm liền gãy ngay khúc giữa.

Thế mà, Đào Cốc Lục Tiên lại chịu sự sai bảo của tiểu ni và có bổn phận giải cứu cho Lệnh Hồ Xung.

 Trong âm mưu của Tả Lãnh Thiền và Nhạc Bất Quần muốn Ngũ Nhạc kiếm phái kết hợp lại với nhau thành Ngũ Nhạc phái, dĩ nhiên có minh chủ cầm đầu, không ngoài hai tay võ công thượng thừa ngoài họ. Trong cuộc đại hội quần hùng trên tuyệt đỉnh Tung Sơn quy tụ trên vài nghìn người ngoài Ngũ Nhạc kiếm phái còn có Phương Chúng đại sư của Thiếu Lâm và Xung Hư đạo trưởng của Võ Đang cùng những tay cao thủ trong võ lâm. Trước sự sắp xếp và toan tính của Tả Lãnh Thiền, trước uy quyền và võ công của y, không cao thủ nào dám công khai lên tiếng thế mà Đào Cốc Lục Tiên đem chuyện đại sự đó ra bàn thảo như trò đùa, vạch trân âm mưu đen tối của Tả Lãnh Thiền trước quần hùng. Chưởng môn Thái Sơn là Ngọc Cơ Tử vừa muốn động thủ đã bị Đào Cốc Lục Tiên nắm lấy như bắt gà. Tả Lãnh Thiền đã chứng kiến sự phối hợp liên hoàn tuyệt luân của Đào Cốc Lục Tiên cùng lúc xuất thủ nên chịu đấm ăn xôi trước sự mạt sát của lục quái.

Đào Cốc Lục Tiên với cái thói ngông cuồng, dọa dẫm, bướng bỉnh, ngu dại... vẫn tưởng sự nhố nhăng, hung hãn của bọn chúng làm mưa làm gió nơi chốn võ lâm nhưng đối tượng nhìn vào thấy rõ chỉ là hình ảnh làm trò cười, làm nhân vật bung xung cho những tay cao thủ của hắc bạch.

Đào Cốc Lục Tiên với bản chất phân hóa nên chỉ là sáu tên tép riu như quái thai trong chốn võ lâm làm thú tiêu khiển trong cuộc xung đột giữa chốn giang hồ nằm trong tình trạng phân ranh với nhiều cao thủ võ lâm hắc bạch,

Mỗi nhân vật trong Đào Cốc Lục Tiên là hình ảnh hiệp sĩ hoang tưởng Don Quichotte của nhà văn Cervantès vào thế kỷ XVII.

Đem sáu nhân vật hư cấu đầy quái gở do nhà văn Kim Dung phác họa để so sánh với hình ảnh thời đại, e có điều bất ổn. Đem những tranh chấp, nếu có, xảy ra trong cuộc chiến không biên giới giữa nhân vật như Tả Lãnh Thiền với hình ảnh kẻ thuộc loại Đào Cốc Lục Tiên, e có sự đau lòng chữ nghĩa. Tuy nhiên, ngòi bút đôi lúc còn độc hại hơn ngọn đao nhưng không phải ngọn bút nào cũng làm đối thủ bàng hoàng, đau điếng, không thấy nạn nhân chết mà thấy “chủ nhân ngọn bút” sa lầy, ngất ngưởng với thị phi!.

Sáu con vật còn tranh hơn thua thì sáu quái thai đó dù hình tướng dị tợn cũng là người làm sao tránh khỏi oan nghiệt của lợi danh!

William Shakespeare (1546 - 1617), kịch tác gia nổi tiếng của Anh, trong tác phẩm Lầm Lẫn Buồn Cười đã để lại câu nói thành danh ngôn: “Danh vọng! Danh vọng! Danh vọng! Ôi, tôi đã mất danh vọng. Tôi đã mất cái phần bất tử của chính tôi và cái còn lại là cái thú vật”.