Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NÉN NHANG CHO MỘT H.O

 

CHU TẤT TIẾN

 

Chiều chủ nhật lạnh. Bầu trời cuối thu dăng dăng một thứ không khí chỉ làm cho người ta nghĩ đến chăn nệm, ghế bành, đến ngọn lửa bập bùng trên bếp hay trên lò sưởi, đến tiếng reo tí tách của những lưỡi lửa liếm vào những thanh củi xinh xinh, tỏa ra một màu hồng ấm áp. Riêng anh, đang gò lưng trên chiếc xe đạp, chờ đèn xanh tại ngã tư Newland ..., chợt nhớ đến ngày nào, trong cái giá lạnh cắt da của Hoàng Liên Sơn, của Yên Bái, của những trại tù khổ sai Vĩnh Phú, anh đã lén ra sau bếp, vun vén vài nhóm củi vụn để nhóm lên một chút lửa nhỏ để đun sôi một cái lon nước trà, chờ anh bạn già thức giấc để chia nhau một tiếng "Khà !" hoặc góp với nhau một cái nhếch mép, nhấm nháp chờ mặt trời lên. Những bàn tay run rẩy xoay xoay cái ly nước làm bằng lon sữa bò lượm được trên đường đi lao động. Những cặp mắt nhìn nhau, chớp chớp, không nói một lời nào, nhưng lại diễn tả biết bao nhiêu ý nghĩ. Nhung nhớ tràn đầy, tiếc nuối lai láng, thương yêu vô vàn, căm hờn chất ngất, mơ mộng mênh mông... Hai người bạn co ro, quấn chiếc khăn rách im lặng thưởng thức trà Bảo Lộc mà người vợ chung thủy gởi cho, bất chấp luật cấm dậy sớm, đốt lửa sớm. Anh đã mấy lần bị kiểm điểm về cái tật đó mà không chừa. Có lúc, tên vệ binh hùng hổ xông vào, giơ chân đá tung cái lon nước đi, dí dí mũi súng vào mặt anh ma quát:

- Anh ... anh này, lần sau mà còn vi phạm Kỷ luật Ăn- Ngủ nữa thì tôi xử lý đấy! Nhóm lửa ban đêm để kêu gọi đồng bọn trốn trại hả?

Anh chỉ đứng yên, không trả lời. Còn gì nữa mà nói! Chỉ một chút hạnh phúc nhỏ nhoi đó cũng bị cấm đoán. Con người đối với nhau còn tệ hơn con thú. Chỉ muốn nghiến nát nhau ra. Chỉ muốn ăn tươi nuốt sống! Đẩy nhau vào rừng thiên nước độc, bắt nhau làm như trâu như chó, mà cho ăn còn tệ hơn cho ăn mày. Ngày năm củ khoai lang, có củ sùng củ hà. Ngày ba miếng sắn luộc, ngày bo bo- thực phẩm chính của heo ngựa. Nghe kẻng báo giờ cơm mà chả ai buồn nhúc nhích, vì biết trước được cái thực đơn gớm ghiếc đó. Nhưng vẫn phải lê đến, trước sau cũng phải lê đến nhà bàn, để nuốt uất hận mà sống. Rồi lúc nào rảnh chút chút thì đi săn chuột, bắt thằn lằn, nhặt rau dại. Những món này không phải lúc nào cũng sẵn. Chuột tuy ê hề, nhảy nhót tanh tách trên đầu giường tre, dưới chân đứng, có khi đang ngồi cũng bị cắn gót, nhưng không phải dễ mà bắt. Bởi nhiều người săn quá! Chỗ này 3, 4 anh đang tới tấp nhét giẻ vào miệng hang, đốt cho khói um lên rồi quạt phành phạch. Chỗ kia vài anh đang lăm lăm đứng chờ chú nào nhảy ra là chộp. Tay anh nào cũng cả chục lỗ cắn sâu như đầu đinh năm phân vì răng chuột.

Khi chú chuột bị hoảng là cắn loạn xạ. Có chú nhảy bung lên mặt, cắn ngay vào lỗ mũi, máu chảy dầm dề, rất lâu mới cầm lại. Chỉ có những chú mới bơi qua hố phân thì dễ bắt. Cầu tiêu của trại cải tạo là cầu nổi. Đào một hố rộng rồi bắt ván ngang qua. Lâu dần sẽ thành một cái hồ nước vàng ngậy, ruồi nhặng bay vù vù, dòi bò lúc nhúc là chỗ đánh chén lý tưởng của chuột. Nên rình chuột ở đây là tiện nhất. Mấy chú vừa bơi qua còn mệt, mình mẩy ướt sũng, lầy nhầy, tay săn chuột đang ngồi thu lu như khối đá, bỗng vươn tay ra chộp cái "choét". Chú chuột chỉ kịp kêu lên một tiếng là đã bị vào trong bao cát rồi. Một cú đập "bộp" trên đất nữa, là chuột ta chuẩn bị được rửa rấy, lột da, cắt đầu, bỏ đuôi, lòng gan và mấy cục hạch hôi ở nách, xong là nằm tênh hênh trên chảo, biến thành một bữa ngon lành, đầy đủ calori cho ngày lao động kế tiếp, lê thê, dằng dặc. Còn rau dại, trái hoang thì như là trúng số. Bao nhiêu cặp mắt liếc trên, nhìn dưới, đi lao động mà cứ láo liên như đi ăn trộm, xem có bụi dền nào quanh quẩn đâu đây, xem có lá tầu bay không? Có chú ếch, chú cóc nào xấu số không? Nhớ đến đây, mắt anh chợt sáng lên, anh cười thầm một mình " Hì, hì! Hên quá, hồi ấy mình với được một kho tàng mà không ai biết. Nếu không chuyển trại, còn được ăn hoài! Có thằng nào biết đâu?" Chuyện là một hôm, anh đi tiêu, ngồi tẩn mẩn nhìn ra phía sau hố phân, thấy những quả xanh xanh rụng nằm lẩn lộn giữa những chất dơ mà những tay "canh nông", chuyên viên trồng rau, khi múc phân đi tưới đã làm sót vương vãi trên đất. Anh để ý thấy có một vài quả xanh đã bị vết răng chồn gặm gở, lòi ra chất trắng trắng bên trong anh chợt nghĩ:"Cái gì chồn ăn được là mình cũng ăn được!" Giật mình với ý nghĩ đo, anh vội vàng xuống nhặt mấy trái lên, bỏ vội vào túi, rồi chạy ra sau bếp, lấy dao tách lớp vỏ ra thì thấy một cái hột cứng. Đập vỡ hột, anh thấy có một chất bùi bùi. Bất giác, anh la lên: "Đúng rồi! Một loại hạt dẻ đây mà! Trời ơi! Mừng biết bao là mừng! Anh hấp tấp ra chỗ cũ nhìn trước nhìn sau không có ai, anh nhặt hết mọi trái rơi đem cất. Và cứ thế, tàn tàn anh thu gom hết những hột trời cho ấy, giữa bãi phân rơi, làm kho thực phẩm quý hơn vàng!

Bây giờ, ở trên đất Mỹ này, dù có đạp xe đi giữa những chiếc xe hơi vun vút, anh vẫn thấy vui! Hề gì đâu! Mới qua có hai tháng mà! Người ta còn cầy cả năm, bảy năm mới ổn định. Mình đã nhằm nhò gì! Hồi chiều, trước khi đi đến nhà bạn chơi, vợ anh cứ tíu tít:

- Anh ăn cháo bún bò không? Em hấp cho anh ăn hỉ?

Anh cười:

-Thôi, còn bánh bông lan đây, anh ăn được rồi.

Nghĩ lại, anh nói:

- Cho anh ly sữa vậy! Anh coi tivi chút rồi đi!

Chị quày quả quay vào chổ tủ lạnh rót cho anh một ly sữa, đến ngồi trước mặt anh, nhìn anh đăm chiêu:

- Đi nhớ về lẹ nhe! Em trông!

Anh ngước lên nheo mắt:

- Ê, bộ bà tưởng tôi ngố lắm hả? Sợ đi lạc à? Từ đây tới đó, có mấy "lốc" đường mà?

Chị chắp hai tay đặt lên đùi, mỉm mỉm:

- Nói vậy thôi! Chứ... nhưng mà cứ về sớm nghe!

Đứa con trai anh, 8 tuổi, nhún nhún trên lưng ghế nệm, họa theo:

- Ba về lẹ nghe! Về trễ ăn phạt à!

Anh vỗ vai con một cái thật mạnh:

- Phạt bắt ba làm ngựa nữa hả! Ba hổng sợ đâu?

Rồi, anh quay qua đứa con gái 18 tuổi đang cắm cúi học bài nói giỡn:

- Nè, con học sao thì học. Ba về kiểm tra bài à nghe!

Cô gái bĩu môi:

- Xí! Ba học còn thua con mà làm bộ!

Anh cười hả hê:

- Thôi, ba đi nghe! Chút ba về!

Đoạn, anh đứng lên dắt xe đạp ra, ngoái lại nhìn con trai lần nữa:

- Bye nhé, cưng!

Đứa con trai vẫy tay theo:

- Bye ba!

Và anh đã đến nhà bạn chơi. Hàn huyên không dứt. Chuyện tù, chuyện xã hội, chuyện H.O... Bây giờ anh đang trên đường về. Gió lành lạnh. Anh nhìn đồng hồ: 10 giờ 30 rồi. Vợ anh chắc đang trông. Mà, đường chi mà nhiều xe quá vậy! Xe nào cũng chạy vù vù. Ủa, mà sao không có xe chạy ngược chiều? Toàn xe chạy nhanh thấy ớn! Cái gì? Cái gì đây? Biển gì đây? Freeway 405! Trời? Mình lạc rồi! Lạc vào freeway rồi! Chết! Quay ra! Quay ra! Làm sao! Làm sao đây? Freeway... xa lộ... Trời? Em ơi! Con!...

"Rầm"

Một tiếng chớp! Một tiếng sấm! Lửa! Sét đánh! Điện giật! Anh thấy mình lao đi! Vút đi! Bay lên! Gió ! Hun hút! Lạnh lẽo! Có lẽ máu chảy dàn dụa! Có lẽ tim anh thoi thóp! Mệt! Rã rời! Anh tiếp tục bay lên, bay lên! Mãi mãi! Vĩnh hằng....

...

Anh cựu Đại Úy Pháo binh Lê Văn Lạc, đến Mỹ theo diện H.O được hai tháng, đã đi xe đạp lạc vào freeway 405 và bị tai nạn giao thông chết lúc 10 giờ 30 đêm 20 tháng 10 năm 1991.

Xác quàn tại máy ướp lạnh, lập thủ tục, làm police report và chờ tiền. Chị và hai con, một gái 18 tuổi, một trai 8 tuổi trong tình trạng quẩn bách, lo sợ vì không biết lấy đâu ra tiền chôn cất. Người thân nhất là một bà cô đang ở Westminster nhưng thuộc diện H.O.4.