Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NĂM DẦN, NÓI CHUYỆN CỌP,

CỌP TA, CỌP NGƯỜI

 

NGUYỄN HỮU NGUYÊN

 

Con Hổ, tượng trưng cho hằng trăm Dần đứng hàng thứ ba trong số 12 con giáp, sau con Trâu(Sửu) và trước con Mèo(Mẹo). Hổ còn được gọi với cái tên khác là Cọp, hay nữa, với một sự đặc biệt e dè, sợ hãi: ông “Ba Mươi”. Sự kính nể con thú dữ này, không phải chỉ riêng gì nước ta, mà còn ngay ở các nước khác, nhất là tại vùng Sundarbans của Ấn Độ và Banglades thuộc vùng Vịnh Ben-gal.

Ở nước ta xưa kia, Hổ có tiếng là dữ dằn, hay lùng bắt các gia súc nuôi trong nhà, trâu bò dê lợn, và nếu có dịp, cả người, Hổ cũng không tha. Mặc dầu, ngôn ngữ bất đồng, nhưng người dân cũng vẫn đủ diễn tả lại được cho người Pháp cai trị hồi đó, hiểu biết về sự hiện diện của ông Ba Mươi trong vùng của họ, chẳng hạn như: “lúy mắm sốt bớp nhưng ba bầy bớp. Lúy tí ti giôn, tí ty noa. Lúy măng dê toa, lui măng dê moi...(Nó giống như con bò, nhưng không phải là bò. Nó có một chút vàng, một chút đen. Nó ăn thịt anh, nó ăn thịt tôi...)”.

Trong lịch sử văn chương Việt Nam, Hổ Thường được nhắc nhở đến trong nhiều trường hợp. Trong những lớp người của thế hệ cũ, chắc chắn đã không ai quên được câu truyện “Hổ và Người” trong cuốn sách tập đọc, lớp dự bị gì đó. Câu truyện đó như sau: “Một trưa hè nóng bức, sau khi bác nông dân tạm dừng tay cầy, nằm ngả lưng trên bãi cỏ xanh êm. Một con Hổ tiến đến gần trâu và hỏi: “Trông anh lực lưỡng, to lớn như vậy, sao lại để cho người nông dân nhỏ thó kia sai khiến?” Con Trâu trả lời, người tuy nhỏ nhưng trí khôn anh ta lớn. Hổ lại gần người nông dân hỏi, cái trí khôn của anh đâu, cho tôi xem có được không? Người nông dân trả lời: cái trí khôn của tôi để ở nhà. Hổ năn nỉ người nông dân về nhà lấy cho nó xem, nhưng người nông dân nói, nếu tôi về, anh ăn thịt trâu của tôi thì sao? Muốn cẩn thận, hãy để tôi trói anh lại đã. Hổ bằng lòng. Nhưng sau khi trói Hổ xong, anh ta lấy rơm rạ chất đống chung quanh Hổ rồi châm lửa đốt và nói: “đấy, cái trí khôn của tôi là thế đó”. Hổ lồng lộng gỡ ra không thoát, cho mãi tới khi dây trói bị cháy đứt, Hổ mới thoát ra được và co giò chạy biến vào rừng. Trên mình Hổ chỗ cháy, chỗ không ở những hằn dây buộc, khiến da Hổ mang những vằn vàng và đen như ta đã thấy.”

Một câu chuyện khác cũng kể lại những sự độc ác hung dữ của Hổ, chuyên bắt người ăn thịt tại một khu rừng hẻo lánh nọ ở bên Tầu. Một người đàn bà có chồng, có con bị Hổ ăn thịt, nhưng vẫn không chịu rời bỏ khu này đi nơi khác có đông người ở. Đức Khổng Phu Tử lấy làm lạ mới hỏi dể biết rõ căn nguyên, và được người đàn bà trả lời, tuy Hổ dữ dằn thật, nhưng Hổ không độc ác và nguy hiểm bằng người.

Trong thi văn, nhà thơ Thế Lữ cũng nhắc đến Hổ trong bài thơ “Nhớ Rừng”, kể lại cái tâm sự của Hổ già, nằm trong cũi sắt, để rồi thốt ra một lời than van bất hủ: “Ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?” Hổ cũng còn được nhắc đến trong cuốn truyện “Thần Hổ” của tiểu thuyết gia Tchya. Người ta không được biết tên thật của Tchya là gì, ngoài việc phân tách cái bút hiệu Tchya ra một cách rất giản dị là: Tôi Chẳng Yêu Ai. Tchya cũng còn là một tiểu thuyết gia chuyên viết nhiều chuyện đường rừng. Trong truyện “Thần Hổ”, Tchya đã thuật lại cái linh khí của một con thú, không những mạnh về thể chất mà cũng còn mạnh cả về tâm linh. Hổ đã có một trí nhớ rất bền dai, và chính nhờ ở cái đặc tính này đã khiến cho Hổ tìm ra được kẻ thù cũ, đã lâu tới nhiều năm, để trả lại mối thù xưa bị rình rập và săn đuổi để đến nổi bị tật nguyền. Hổ đã được toại nguyện và máu đã được đổi lại bằng máu, khiến cái danh từ “Thần Hổ” đã được gần như ăn sâu vào trí óc những người dân hồn nhiên chất phác, sống tại các vùng rừng núi của miền thượng du Bắc Việt. Người ta thấy không thiếu gì, những cái miễu thờ đó đây, với những bức tranh khắc mộc in hình ông Ba Mươi mà họ tôn thờ là Thần Hổ. Và trước khi vào rừng kiếm củi hay đi săn muông thú, khi đi qua miễu thờ, người ta thường không quên thắp hương, khấn vái để cầu mong Thần Hổ tha cho mạng sống của họ.

Trong truyện Thủy Hử của Tầu, người ta cũng nhắc đến thành tích hung bạo khát máu của Hổ, cho mãi sau, nhờ được Võ Tòng tay không mà đánh chết được Hổ và câu chuyện Võ Tòng Đả Hổ đã được lưu truyền lại qua các vở tuồng được trình diễn trong dân gian, kể cả tại rạp Quảng Lạc ở ngõ Sầm Công Hà Nội, vào các thập niên 20, 30.

Tuy nhiên, không phải là chỉ có dân Việt mới có những ý tưởng mê tín dị đoan như vậy. Ở tại nhiều nơi trên thế giới, người ta đã nhắc đến Hổ với một sự tôn sùng, thành kính đặc biệt mà không một thú vật nào khác được hưởng.

Tại Sumatra, tại Nam Thái Lan và ở bán đảo Mã Lai, những người thổ dân da đen cho rằng, Hổ là những Karei, đã được Đấng Tối Cao, trao lại cho cái nhiệm vụ trả thù, hay trừng phạt những kẻ nào đã vi phạm những luật lệ cấm đoán của bộ lạc. Dân tộc Medriq tin tưởng rằng Hổ là con của Thiên Lôi và Nữ Thần nằm trong trung tâm của trái đất – và do đó, Hổ đã là sự liên hệ giữa sấm sét và trần thế này. Tại Ấn Độ, các vị thần linh Ấn đều dùng Hổ để cưỡi, như Jolishmatic, thần của linh được, Aurkah, vị thần cai quản của chu kỳ 30 năm, Shukra, thầy tu của quỷ dữ, Durga, vợ của thần Shiva. Tất cả đều cưỡi Hổ, được gọi là Vahana, chẳng khác gì những con người, thường dùng ngựa để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Có thể vì được thấm nhuần cái dũng mãnh và oai quyền của các vị thần linh, nên Hổ đã tự nó trở thành một giống vật cũng đầy đủ quyền uy không kém, làm cho người đời phải e dè, sợ hãi.

Nhưng không có một dân tộc nào mà sự kính nể oai hùng của Hổ lại cảm thấy mạnh mẽ hơn là nhân dân ở Sundarbans, một vùng châu thổ bùn lầy rộng lớn của Ấn Độ, nơi mà hổ hoành hành dữ dội hơn hết các vùng nào khác trên thế giới. Hàng năm đã có hàng trăm người dân bị cọp vồ bắt và ăn thịt. Tuy vậy, cũng không hề có một chương trình nào được chính quyền Sundarbans cho thi hành để bài trừ Hổ và bảo vệ cho mạng sống của người dân. Ở tại đây, Hổ làm cho lòng dân sợ hãi nhưng không thù hận, Hổ được kính thờ nhưng không yêu thích, chỉ vì một lý do giản dị: Hổ được coi như tượng trưng của vị thần linh để ngự trị trên mảnh đất say mê và quyến rũ của Ấn.

Peter Jackson, chủ tịch nhóm Bảo Tồn Các Loài Hổ Báo của thế giới đã nói, theo ông trong khoảng độ 10 năm nữa, Hổ sẽ bị biến đi mất, ít nhất là tại Ấn, Hàng năm, người ta tính, có tới 400 con Hổ bị giết ở trên toàn cõi nước Ấn, làm giảm bớt dân số của loài vật này trên thế giới xuống còn 7,000 con. Tháng Tám năm 1993, một tổ chức gồm có hai người thường dân không võ trang, được một cơ quan tư nhân TRAFFIC-Ấn bảo trợ đã tịch thu được của một thương gia ở Delhi, 882 pounds xương và 8 bộ da Hổ. Nếu cứ tính số lượng xương cốt Hổ như vậy thì cũng phải ít nhất là 40 con Hổ đã bị giết chết. Nhưng đấy chỉ mới là một doanh gia, còn ở trên toàn đất Ấn, người ta ước lượng có tới hàng chục nhà buôn khác nữa cũng chuyên về một ngành buôn bán xương và da Hổ như vậy.

Vào khoảng đầu thế kỷ này, Hổ đầy rẫy tại các vùng ở Á Châu, từ miền Viễn Đông Nga tới Java. Vùng núi Ararat ở Thổ Nhĩ Kỳ, gần giáp giới với Iran, được coi là vùng có rất nhiều Hổ, từ sa mạc Gobi của Mông Cổ tới miền rừng núi ẩm ướt của Bali. Người ta ước khoảng có tới 40,000 con Hổ được quen gọi là Bạch Hổ hay Hổ Trắng (Royal Ben-gal Tigers) sống trong các vùng rừng núi này, và người ta cũng kể lại rằng, có hai tù trưởng Ấn, maha-rajahs, đã bắn chết tới 2,000 con, riêng chỉ để thỏa mãn cái thú thích đi săn mà thôi. Nếu có bạn nào muốn xem loại Hổ Bangal này, hãy xin mời đi Las Vegas và tới sòng bài Mirage sẽ được chiêm ngưỡng dung nhan của một cặp Hổ trắng được trưng bày tại nơi đây.

Cho tới nay chỉ còn có 8 loại Hổ còn được sống sót tại vùng Á Châu. Hổ ở Đông Dương, nhiều nhất là mầu da thẫm hơn là những con Hổ Royal Bengal. Ở Sumatra, còn khoảng 650 con Hổ, cũng với mầu da xậm hơn và những vạch đen vàng xen kẽ nhau cũng dài rộng hơn. Tại Tây Bá Lợi Á, người ta tin rằng còn có khoảng từ 150 đến 200 con Hổ thuộc loại to lớn nhất vẫn còn sống ở ngoài thiên nhiên. Ở miền Nam Trung Quốc, Hổ hầu như biến mất đi nhiều và chỉ còn lại chừng ba chục con mà thôi. Con Hổ cuối cùng của Bali bị giết chết vào thập niên 1940, còn con Hổ cuối cùng của Java chết cách đây 10 năm.

Nhưng giờ đây, nhờ có kế hoạch Project Tiger, với những luật lệ rất nghiêm ngặt, Ấn Độ hy vọng sẽ có thể bảo vệ và duy trì được giống nòi của những con Hổ còn sống sót này. Theo con số ước lượng, tại Ấn, hiện còn có khoảng 3,000 con Hổ còn sống, nhưng 3,000 con này không phải là không gặp những đe dọa phức tạp và khó khăn hơn là như những người đã sáng lập ra kế hoạch Project Tiger tưởng.

Khi kế hoạch này được bắt đầu, Hổ thường bị giết để lấy da, theo đúng như câu ngạn ngữ của ta: “Hổ chết để da, người chết để tiếng”. Nhưng giờ đây, ngoài tấm da Hổ bên ngoài ra, bên trong cơ thể Hổ còn biết bao nhiêu bộ phận khác nữa được các nhà bào chế thuốc Đông Phương ưa chuộng như: râu Hổ, gân Hổ, pín Hổ, huyết Hổ, và nhất là xương Hổ, tất cả những bộ phận vừa kể được dùng để sáng chế thành những loại rượu thuốc (elixir) chữa trị các chứng bệnh tê thấp, bồi bổ lại sức khỏe, trị nóng sốt hay kiết lị. Da Hổ thì còn dễ kiểm soát, nhưng còn những bộ phận khác rất khó có thể theo dõi được trên các thị trường bất hợp pháp như ở Hồng Kông, Trung Hoa, Đài Loan và các Chinatowns ở Âu Châu và Bắc Mỹ.

Đối với vấn đề bảo vệ cho giống nòi Hổ, nhiều người đã đưa ra câu hỏi, liệu chúng ta có cần quan tâm tới sự sống còn của giống Hổ trên trái đất này không? Nếu căn cứ vào những chuyện cổ xưa thì có thể có vì, theo một số nhà nhân chủng học cho biết, trước kia các thổ dân địa phương đối xử với Hổ với một tinh thần kính nể và tránh hết mọi hành động có thể coi như xúc phạm với anh linh của thần Hổ. Trong cuốn Linh Hồn Của Hổ (The Soul of Tiger), nhà nhân chủng học Jeffrey McNeely và tâm lý gia Paul Spencer Wachel kể lại rằng, “Một con Hổ Miến Điện ăn thịt người, bị bắn chết sau khi đã sát hại 24 người dân làng. Những người thổ dân Lisu bèn tụ họp nhau lại quanh xác con Hổ, bầy hương hoa cúng bái tồi cầu xin được tha thứ cho cái tội đã sát hại Hổ và chúc cho Hổ hãy được an nghỉ nơi chín suối”.

Một câu chuyện khác xẩy ra tại Việt Nam, khi đất nước này còn bị người Pháp thống trị. Henry Baudesson, một nhân viên trong ngành cai trị của Pháp, trong cuốn nhật ký của ông ta kể lại rằng: “một con Hổ bị sa xuống cái hố được dân địa phương đào sâu xuống mặt đất để bẫy hươu, nai, thổ dân ở vùng đó bu ra, e ngại rằng nếu để Hổ chết, những điều không may sẽ xẩy ra cho dân làng. Vì vậy nên họ vứt bỏ những thân cây xuống hố để Hổ có thể nhẩy lên và thoát ra ngoài được”.

Nếu như trên đã nói, Tchya có kể lại một câu chuyện huyền bí về Thần Hổ, thì tại Á Châu cũng có một chuyện ly kỳ không kém. Trong một cuốn sách nhan đề Linh Hồn Của Mơ Hồ (The Soul of Ambigu-city), tác giả Robert Wessing nhắc lại một câu chuyện đã được báo chí Nam Dương loan truyền đi một cách quá phổ biến vào mùa Hè 1979, khi một trong số những con Hổ cái còn tồn tại lại của Java, lạc khỏi rừng để rồi đi lang thang trong thành phố Jogiakarta. Con Hổ cái này đi vào khu ký túc xá của đại học Gajah Mada và rồi lọt vào phòng thí nghiệm hóa học của trường, phá phách và gây sự đổ vỡ cho các dụng cụ dùng cho việc giảng dạy. Chính quyền Nam Dương phải cử những tay súng với những viên đạn có tính cách gây mê để bắt con Hổ cái này, nhưng nó lẩn tránh được. Thế rồi, một con Hổ đực đã tìm được tới chỗ con cái bị lạc, để rồi cả hai đều bị trúng đạn gây mê và bị bắt bỏ vào trong cái cũi để đợi ngày hôm sau sẽ đưa vào sở thú. Nhưng đến đêm, con đực thoát ra khỏi cũi và tìm đến nằm trên một nhánh cây, ngay bên trên cái cũi trong đó nhốt con bạn gái của nó. Để tránh khỏi tai họa có thể gây ra cho dân chúng, chính quyền quyết định phải bắn hạ con Hổ tự do bên ngoài kia đi. Và chính Raden Sigir, con trai của tổng thống Suharto đã là người bắn chết con Hổ này, bằng một phát đạn độc nhất trong khẩu súng của ông ta. Và rồi, vì một lý do nào không biết rõ, con Hổ cái kia cũng thoát được ra khỏi cũi và biến đi mất dạng. Nếu câu chuyện chỉ có thế thì đã không có gì đáng nói. Đằng này, sau vụ cặp Hổ này, một con bị giết chết, một con biến đi mất dạng, một loạt biến cố liên tiếp xảy ra. Phó Tổng Thống Sultan Hamenkubuwana bị buộc phải rút lui. Hoàng thái tử và bà mẹ bị chết chỉ cách nhau có một năm. Một chiếc phi cơ chở người Nam Dương đi hành hương ở Mecca bị ngộ nạn đâm xuống mặt đất khiến cả 200 người trên máy bay bị chết. Hỏa diệm sơn Dieng đột nhiên phun lửa khiến cho 160 người bị chết, vừa vì phún thạch vừa bị lụt lội. Người dân Nam Dương tin tưởng rằng tất cả những tai họa xẩy ra đều do việc sát hại một trong hai con Hổ linh thiêng còn lại của Java.

Lẽ dĩ nhiên, đối với quan niệm Tây Phương, họ cho rằng đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên và, liên hệ cái chết của Hổ với những biến cố xảy ra như vậy, chỉ là một sự kiện mang tính chất mê tín dị đoan chứ không có gì khác.

Câu chuyện huyền hoặc trên cũng chẳng khác gì câu chuyện ở các vùng sình lầy của Florida, theo đó, dân địa phương cho rằng các con cá sấu (crocodiles) cứ đớp vào bóng người nào là cũng có thể lôi được người đó xuống nước để ăn thịt. Hay nữa đối với những bộ lạc da đỏ Chippewa ở vùng Đại Hồ (Great Lake), họ tin tưởng rằng, những mạng nhện có thể che chở cho các trẻ nít của họ khỏi những tai họa tự trên trời đưa xuống. Những sự kiên như trên mà nhiều người cho là mê tín dị đoan, thực ra có thể chỉ là sự thiếu hiểu biết của chúng ta trước những liên hệ kỳ bí giữa tạo hóa với con người mà thôi. Tỉ dụ như dựa vào sự tin tưởng của người da đỏ Chippewa vừa nói ở trên, nhà nghiên cứu, Joe Raver, của đại học Cincinnati đã làm một cuộc phân tách về những tấm mạng nhện dầy đặc trong những khu của thổ dân trong vùng, và rồi đi tới kết luận, những tấm mạng nhện này là những cái mùng thiên nhiên chống lại những con muỗi rừng mà nọc độc của nó có thể gây ra chứng đau màng óc của trẻ sơ sinh, hay bệnh dị ứng vì những vết ruồi đen châm.

Đấy là những sự kiện hiển nhiên, những sự thật mà người dân địa phương tin tưởng vào nơi mãnh lực huyền bí của những thú rừng. Người dân Nam Dương đã khôn ngoan nhận ra rằng, sự tuyệt chủng của giống Hổ Java sẽ là một tai biến cho trái đất và quyền lực của chúng đã ảnh hưởng mật thiết đến đời sống của dân chúng Nam Dương. Và đó cũng là nhận định của Henry Beston, tác giả của cuốn The Outrmost House, khi ông nói: “chúng ta cần phải có một sự hiểu biết cổ xưa hơn, khôn ngoan hơn và thần bí hơn nữa về các thú vật, nhất là những con Hổ và về tình trạng bị đe dọa có thể tiệt chủng tại một vài nơi trên thế giới”.

Một câu chuyện nữa đã được báo chí Nam Dương thuật lại vào năm 1974: Vào hồi 9 giờ sáng của một ngày năm đó, một con Hổ ngang nhiên tiến vào trong một lớp học ở Jogjakarta, thuộc quần đảo Java, ngồi yên một chỗ y như một nhân vật quan trọng tới thanh tra lớp học, trước sự hãi hùng của mọi người. Một lát sau Hổ lặng lẽ bỏ đi. Các báo chí địa phương khi nhắc tới câu chuyện trên, cho rằng Hổ chính là hiện thân của Sukarno, vị tổng thống đầu tiên của Nam Dương. Tới thăm trường. Người dân Nam Dương tin tưởng rằng Hổ và người đã cùng chung một tổ tiên và rằng Hổ sẽ chẳng bao giờ ăn thịt người nếu người đó không phạm vào tội lỗi gì và vẫn theo họ, Hổ không bao giờ tấn công người trước, cho tới khi nó bị săn đuổi hay nhận thấy bị đe dọa tới mạng sống và tới lúc đó mới chịu ra tay. Xin để câu chuyện vừa kể trên đây, chấm dứt cho câu chuyện Hổ của đầu năm năm Dần của chúng ta. (nhn)

Tết Âm lịch được bắt đầu áp dụng cho các quốc gia Á Châu từ năm 2397 trước Thiên Chúa Giáng Sinh (BC), theo một chu kỳ là 12 năm và mỗi năm được biểu tượng theo một con vật diễn tiến theo thứ tự như sau: Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Hổ), Mẹo (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Heo).

Ra đời trước khoa chiêm tinh Tây Phương (Zodiac), khoa tử vi của Trung Hoa được dùng tự hàng ngàn năm rồi và cho tới nay vẫn còn được hàng triệu triệu người tham khảo và ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày. Mặc dầu tính chất lịch sử cổ xưa và phổ cập rộng rải trong dân chúng khắp vùng Viễn Đông, khoa chiêm tinh Á Đông chỉ mới được Tây Phương biết đến trong vòng 30 năm trở về đây. Nhưng chỉ trong vòng một thời gian tương đối ngắn ngủi như vậy, khoa tử vi Đông Phương cũng hấp dẫn được trí óc tưởng tượng của Tây Phương để rồi người ta cũng quen đi, để biết đã sinh vào các tuổi Thân hay Tuất, hay Dậu cũng chẳng khác gì khi nói đến chiêm tinh Tây Phương, đã sinh ra dưới dấu hiệu của Leo (Hải Sư), Song Nam (Gemini), hay của Sagittaries (Nhân Mã), v.v...

Chiêm tinh là một khoa dựa theo sự tiên đoán và sự phác họa về tính nết tùy theo ảnh hưởng của các vì sao và hành tinh đối với con người ngay khi mới được sinh ra. Mặc dầu vậy, khoa chiêm tinh Đông và Tây Phương đã khác nhau từ căn bản. Sự khác biệt đầu tiên, ngay từ khi khởi thủy, là việc áp dụng hai hệ thống khác nhau, giữa dương lịch (dựa theo mặt trời) và âm lịch (dựa theo mặt trăng), mặc dầu rằng cả hai hệ thống chiêm tinh đều được chia ra thành 12 giai đoạn.

Theo Tây Phương được gọi là 12 cung Hoàng Đạo, và theo Đông Phương được coi là 12 Giáp, mỗi giáp được biểu tượng bằng một con vật, như đã nói ở trên.

Đối với khoa chiêm tinh Tây Phương, cái chu kỳ quanh Hoàng Đạo được giới hạn trong 12 tháng, trong khi theo chu kỳ của Đông Phương, phải mất 12 năm. Những khác biệt khác nữa liên hệ đến các cung ngũ hành như Thủy (water), Kim (metal), Mộc (wood), Hỏa (fire) và Thổ (earth) và lẽ dĩ nhiên, các nguyên tắc Âm và Dương, là những điều mà Tây Phương không mấy được quen thuộc với cái triết lý của Đông Phương.

Tuy nhiên, mặc dầu những sự khác biệt căn bản kể trên, giờ nay, Đông cũng như Tây đã bắt đầu hiểu nhau và cùng được nghiên cứu để bổ túc lẫn cho nhau.

Đây là một vấn đề bao quát, rộng lớn không thể thâu gồm được đầy đủ mọi chi tiết trong một bài báo. Vì vậy nên tạm gác lại và chỉ bình luận đại cương tới năm Dần, hay là năm của con Hổ, mà chúng ta vừa bước chân vào mà thôi.

 

Cá Tính Của Hổ

Hổ được biết là may mắn, và đặc tính của Hổ là có mầu sắc, linh động và hấp dẫn. Người Trung Hoa cho rằng, trưng bày hình Hổ trong nhà là một bảo đảm chắc chắn khỏi bị hỏa hoạn, trộm cắp hay bị những ma quỷ quấy rối.

 

Dưới Dấu Hiệu Của Hổ

Hổ không chịu bị khuất phục trước uy quyền hay tiền bạc, muốn ngay thẳng với tất cả mọi người và cũng mong mọi người khác đối xử với mình như vậy. Nhưng đồng thời Hổ cũng rất dễ bị nhạy cảm vì những ý kiến của người khác đối và cũng cần được sự chấp thuận của những người khác đối với ý kiến của mình. Nhưng nếu trong trường hợp thấy mình không được tán thành hay bị chỉ trích thì sẽ dễ dàng bị xuống tinh thần.

 

Tinh Thần Đấu Tranh Của Hổ

Hổ rất có tinh thần ganh đua, không bao giờ chịu bỏ cuộc trước một thử thách nào nhất là khi nào danh dự bị đem ra thách đố, hay để bảo vệ cho những người mà mình thương yêu. Hổ không thể đoán trước được và đó là lý do để đừng bao giờ coi thường phản ứng của Hổ. Nhiều khi trông Hổ có vẻ lạnh lùng, thản nhiên nhưng hãy đề phòng cái lúc theo bản năng của Hổ, có một tinh thần mạnh mẽ về phẩm cách của riêng mình, nhưng đôi khi trở thành bướng bỉnh và ngoan cố. Nói chung, Hổ thông minh, lanh lẹ, nhìn xa trông rộng và là những chiến lược và chiến thuật gia có tài.