Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

MÙA XUÂN

NGƯỢC DÒNG SÔNG THU

 

HÀ KỲ LAM

 

Địa hình tỉnh Quảng Nam không có điều kiện cho những con sông dài. Là một phần của "thắt lưng" miền Trung hẹp, dựa lưng vào Trường Sơn, trông ra Biển Đông, sông ngòi của Quảng Nam rất ngắn. Thực ra Quảng Nam chỉ có con sông chính là dòng Thu Bồn phát nguyên từ núi Ngok Ling thuộc tỉnh Kontum, với các phụ lưu là sông Tiên, sông Tranh từ vùng Tiên Phước, và sông Vu Gia từ vùng Đại Lộc nhập vào. Nhưng theo một tài liệu địa lý được xuất bản ở hải ngoại vào khoảng 1988, cuốn địa lý đại cương "Việt Nam Mến Yêu" của soạn giả Phạm Thăng, thì chính sông Thu Bồn lại là phụ lưu của một con sông khác, sông Buông, phát nguyện từ núi A Tuất tại biên giới Lào-Việt và chảy ra biển Đông tại Cửa Đại gần Hội An. Nhìn bản đồ trong cuốn sách ấy, tôi thấy con sông Buông từ biên giới Lào-Việt chảy về hướng Đông, đến khu vực núi non của vùng mạn ngược Quảng Nam nhận một nhánh sông bên hữu ngạn đổ vào-sông Thu Bồn-rồi xuôi dòng ra biển. Tự nhiên tôi thấy "bất bình" vời điều mình đọc được. Tôi bên dòng Thu Bồn. Sông Buông mới là một phụ lưu. Con sông Thu Bồn đẹp đẽ, bề thế của vùng địa linh nhân kiệt Quảng Nam không làm phụ lưu cho ai cả? Nhưng thôi, chuyện địa lý địa dư để hạ hồi phân giải. Chỉ cần biết rằng tự nghìn xưa dòng Thu Bồn là một hiện hữu được công nhận trong non nước Quảng Nam, và trong vùng trời thơ ấu của tôi là đủ rồi.

Nói ra có thể nhiều người sẽ cho rằng tôi nhìn sự vật qua lăng kính của tình cảm, nhưng tôi nhận ra rằng sông nước của Quảng Nam có một sắc thái riêng. Đành rằng cảnh quang mỗi vùng phải khác nhau, nhưng các độc đáo của sông nước Quảng Nam là nó phô diễn trước mắt người nhìn một vẻ riêng biệt khó tả mà tôi tạm gọi là dáng vẻ Quảng Nam. Hãy nhìn một đoạn sông Thu Bồn (với điều kiện chưa ai nói cho mình biết đó là dòng Thu Bồn!); tôi cam đoan quý vị sẽ thốt lên, "sao giống những bờ sông Quảng Nam thế!" Thật vậy, những bãi cát trắng mịn màng, những hàng tre xanh viền bờ nước trong vắt, êm đềm xuôi dòng... Và tất cả những chi tiết địa hình kia kết lại, đan bện với nhau thành một toàn thể, một tổng hợp mà khi nhìn ta không khỏi bồi hồi, cảm động vì những đường nét Quảng Nam lồ lộ kia. Nếu trong một tập tùy bút mỏng tựa là "Theo Dòng" Thạch Lam đã viết, "tôi không bao giờ nhìn ngắm một cành tre mà không thấy nổi lên trong lòng một cảm xúc nào đo" để nói lên tâm hồn mẫn cảm của ông, thì tôi cũng muốn mượn lại lời kia để nói lên những dấu ấn trong lòng mình khi đứng trước cảnh sông nước chảy ngang làng Bình Yên, thuộc quận Quế Sơn, "tôi không bao giờ nhìn ngắm bãi Bình Yên mà không thấy nổi lên trong lòng một cảm xúc nào đó." Thú thật, dọc hai bên sông từ vùng Hòn Kẽm Đá Dừng, xuống vùng đồng bằng quận Điện Bàn, tôi không thấy bến bãi nào lại mang một vẻ "bình yên" như đoạn sông nước tại khu làng Bình Yên. Và tôi phục những bậc tiền bối đã tài tình khi chọn cái tên kia cho ngôi làng! Tôi cũng tìm thấy một khung cảnh yên bình tương tự khi đứng bên bờ Kỳ Lam nhìn sang hai làng Trừng Giang và Đông Bàn bên kia sông. Nhắc đến Đông Bàn, trong trí tôi hiện ra những con đường làng rợp bóng tre xanh, và tôi nghĩ hiếm nơi có nhiều tre như thế. Một đặc điểm của sông nước Quảng Nam là lòng sông toàn là cát. Thậm chí những khe suối nhỏ trong rừng sâu núi thẩm cũng được lót bằng một lớp cát mịn dưới dòng nước. Vì vậy, ở đây người ta không thấy cái màu nước đỏ quạch, hay vàng đục như sông ở các miền khác của đất nước, mà chỉ thấy những dòng sông trong vắt, ngoại trừ trong những cơn lũ lụt.

Tuy nhiên, không phải lúc nào dòng Thu Bồn cũng hiền hòa. Tôi muốn lặp lại một câu trong bài ca từng thịnh hành tại miền Nam Việt Nam thập niên 1960, The River of No Return, để áp dụng cho nó, "sometimes it's peaceful, and sometimes wild and free"-tạm dịch: đôi khi nó hiền hòa, và đôi khi nó man dại và bất kham. Đôi khi, có nghĩa là những trận lũ lụt mà dòng sông đã giận dữ tràn lên cuốn trôi bao nhiêu làng mạc ven bờ thượng nguồn, như "trận hồng thủy" của dòng Thu Bồn năm 1964 đối với dân cư vùng Hòn Kẽm Đá Dừng, Phú Gia, Dùi Chiêng... Đôi khi cũng để chỉ những khúc mà lòng sông có những độ dốc nào đó tạo nên thác ghềnh. Về phía thượng nguồn gần nơi phát nguyên hơn, ngoài cái không gian tuổi thơ của tôi, nghe nói dòng sông có nhiều thác chảy xiết đến nỗi thuyền bè không lưu thông được. Chỉ kể từ bến đò Tân An, xuôi dòng đến vùng Kỳ Lam, tôi biết có ba khúc sông có thác ghềnh: ngược dòng "từ dưới biển lên núi" ghe thuyền phải vượt qua thác Cổ Cò ở khu vực làng Phú Đa (quận Duy Xuyên), thác Đồng Bò-có người gọi Đầu Bò-ở khu vực làng Đông An (quận Quế Sơn). Và thác Ông Xuân ở khu vực Hòn Kẽm Đá Dừng. Tại thác này vào tháng 5 năm 2001 vợ chồng tôi và vài người bạn suýt bị chìm xuồng, khi chiếc ca-nô chở chúng tôi bị liệt máy giữa dòng. Chiếc xuồng máy trôi thối lui và quay đầu, bị nước đẩy sắp lật thì may quá động cơ hoạt động trở lại, và người lái đò nhanh tay lèo lái chiếc xuồng quay mũi đối đầu với dòng nước. Thế là tai qua nạn khỏi. Lúc ấy cô bé con người lái đò mới cho hay là chính nơi đây năm trước một chiếc ghe chở những người địa phương đi làm rẫy về đã bị chìm và không ai sống sót!

Tuổi thơ của tôi gắn liền với sông Thu Bồn. Tôi biết dòng sông vẫn thấp thoáng qua bờ tre trước nhà ông bà nội tôi từ thuở lên ba, khi gia đình tôi từ Cần Thơ hồi hương về làng Kỳ Lam sau khi bố tôi qua đời. Tôi đã uống nước sông ấy, tắm nước sông ấy, và lớn lên bên dòng sông ấy. Dù sau này bước chân tôi đã đi "cùng trời cuối biển", cái không gian tuổi thơ của tôi bên dòng nước ấy vẫn được tồn trữ trang trọng một cõi riêng trong lòng, ở đó cái diệu vợi của không gian, cái vô tình của thời gian cũng phải nhường bước. Không gian ấy trải dài hai bên dòng sông, từ vùng đồng bằng Kỳ Lam ngược dòng lên Tĩnh Yên, Khe Cát của Duy Xuyên, đến Phú Gia, Hòn Kẽm Đá Dừng của Quế Sơn, chứa đựng những tên làng mạc mà hầu như mỗi lần nghe nhắc đến thì cả một khung trời kỷ niệm hiện về trong tôi. Hôm nay viết về dòng Thu Bồn, tôi muốn cùng quý độc giả chu du trên dòng nước trong khung trời ấy qua trí tưởng để tôi có dịp nhắc đến những địa danh thân thương kia như một chút tình hoài hương...

Dòng Thu Bồn trong cái không gian xưa của tôi được giới hạn từ bến đò Tân An (bên hữu ngạn), quận Hiệp Đức, xuôi dòng đến chân cầu Kỳ Lam, quận Điện Bàn.

 

Tả Ngạn

Gồm các làng Bình Huề, Bình Kiều, núi đá Hòn Kẽm Đá Dừng, Sé, Dùi Chiêng, Bình Yên, Xuân Hòa, Nông Sơn, Đại Bường, Phường Rạnh bắc, Phú Hanh (Bến Dầu), Phù Thuận, Thượng Phước, Khánh Vân, Giao Thủy, Vân Ly, Mỹ Hòa, Giáo An, An Tế, Kỳ Lam, Dinh Tây, Bát Nhị...

Đến địa phận làng Giao Thủy sông Thu Bồn nhận thêm một phụ lưu từ bên tả ngạn, sông Vu Gia từ vùng Đại Lộc nhập vào. Có lẽ cái tên Giao Thủy ra đời từ xa xưa là để đánh dấu chỗ hợp lưu này chăng?

 

Hữu Ngạn

Gồm các làng Tân An, Khe Gai, Trà Linh, núi đá Hòn Kẽm Đá Dừng, Tý (một bình nguyên mênh mông chỉ trồng toàn bắp; và dưới mắt thằng tôi bé con ngày xưa thì với một loại hoa màu độc nhất trên một diện tích như thế, quả nơi đây là đệ nhất thiên hạ!), Phú Gia, Đông An, Khánh Bình, Cà Tang, Trung Phước, Phường Rạnh nam, Thạch Bàn, Tĩnh Yên, Phú Đa, Thu Bồn, Mỹ Lược, La Tháp. Đến đây việc liệt kê làng mạc bên hữu ngạn tạm dừng lại vì sự biến đổi địa hình cua dòng sông: khu Gò Nổi xuất hiện.

Nói đến làng mạc bên hữu ngạn sông Thu Bồn không thể bỏ qua chi tiết về vùng Gò Nổi. Từ điểm Giao Thủy đề cập ở trên, dòng sông chẳng bao lâu lại phân thủy. Tách ra hai hướng khi bắt đầu đến làng Vân Ly; một nhánh rẻ phải chảy về hướng Nam, gọi là sông Trước, và nhánh kia rẻ trái, chảy về hướng Bắc, gọi la sông Sau. Sông Trước cũng là ranh giới thiên nhiên phân cách quận Điện Bàn (trong đó có khu Gò Nổi) bên tả ngạn của nó vói quận Duy Xuyên bên hữu ngạn. Để độc giả dễ hình dung, xin ghi thêm: cây cầu Chiêm Sơn bắt qua sông Trước, và cây cầu Kỳ Lam bắt qua sông Sau. Hai nhánh sông chảy vòng ôm một cù lao với chiều dài khoảng mười cây số, chiều rộng nhất khoảng năm hay sáu cây số, rồi lại hợp lưu để tiếp tục hành trình của dòng Thu Bồn ra biển Đông. Cù lao ấy là Gò Nổi.

Nhân nhắc đến cầu Kỳ Lam, tôi muốn kể lại môt kỷ niệm thuở học trò trên chiếc cầu ấy, và ước mong nó sẽ góp vui hơn là làm mất thì giờ của quý độc giả. Trong vụ nghỉ hè năm 1958, một hôm tôi dắt xe đạp từ bên bờ Kỳ Lam-bắc qua cầu để đi đến làng Đông Bàn. Dĩ nhiên tôi đi học hành lang tận bên trái dành cho khách bộ hành. Đến khoảng giữa sông tôi thấy có hai người khách đi ngược chiều - hai cô gái. Khi gần giáp mặt nhau, tôi bê chiếc xe đạp lên và khẽ lách sang phải trên hành lang hẹp đó để họ đi qua. Nhưng rủi thay, tôi trượt chân ra khỏi mặt phẳng hành lang, mất thăng bằng, ngã xuống những khoảng trống phía gần đường sắt song hành ở phần trung tâm cầu. Nhưng lại gặp may, vì chiếc xe đạp rơi trước, nên bánh xe và ghi đông vướng trên các thanh sắt của lòng cầu, nằm nghiêng nghiêng làm thành một cái giàn cho thân tôi ngã lên đó. Duy cái đầu tôi lọt khỏi khoảng trống, chúi nhũi xuống, và vì thế tôi bỗng hoa cả mắt khi thấy mặt nước sông ở thật xa bên dưới! Giây phút đó tôi mới thấy cầu Kỳ Lam cao vời vợi. Ở cái "sát na" mà tôi ngã xuống những khoảng trống của cầu, tôi chỉ kịp ném rất nhanh cái nhìn "cầu cứu" với hai cô gái, và chỉ kịp thoáng thấy hai cô há hốc mồm mà không phát ra được một tiếng kêu nào, dù thì thầm! Qua giây phút kinh hoàng, thấy mình vô sự tôi từ từ, và thận trọng, từng động tác một, trèo lên lại trên hành lang bộ hành với cái đầu gối bắt đầu đau buốt vì va vào thanh sắt cầu. Không ai biết số phận tôi đã ra sao nếu tôi rơi xuống sông hôm đó, vì tôi bơi rất xoàng! Có một điều, mãi đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại tai nạn kia, tôi vẫn không xác định nổi mục đích chuyến "qua cầu" của tôi lần đó. Nếu tôi đi thăm người bạn học Phạm Phú Minh ở Đông Bàn, thì hẳn tôi đã kể với anh ta về tai nạn kia rồi, chứ tôi giấu làm gì, mặc dù tôi có giữ kín câu chuyện này đối với một người-mẹ tôi. Đằng này, tôi tin chắc rằng trước khi đọc những dòng này, Phạm Phú Minh không hề biết tôi đã suýt rơi tòm từ cầu Kỳ Lam xuống sông Thu Bồn.

Về nguồn gốc và ý nghĩa hai tên gọi sông Trướcsông Sau tôi có dò hỏi một số người Quảng Nam tương đối có "thẩm quyền" về xứ Quảng, nhưng cũng chẳng đi đến một kết luận dứt khoát nào, vì mỗi người nói một cách khác. Có kẻ cho rằng gọi sông Trước, sông Sau để chỉ sự ra đời trước và sau của hai nhánh sông. Một số người khác lại nói tiếp vĩ ngữ trướcsau dùng để chỉ vị trí, nơi chốn, chứ không liên quan đến yếu tố thời gian gì ráo! Tôi đồng ý với giả thuyết sau này, trướcsau đây là để chỉ không gian chứ không phải thời gian. Thời gian để tạo thành một hình thể như thế về địa lý-tức là hai nhánh sông rẽ ra rồi nhập vào để làm nên một cái cù lao khổng lồ gọi là Gò Nổi-thì chắc là lâu lắm rồi, có thể hàng nghìn năm hoặc nhiều hơn nữa, mà người Việt Nam thì mới chỉ đến vùng này có mấy trăm năm thôi, làm sao biết được cái nào có trước, cái nào có sau. Vậy trước, sau đây là chỉ về vị trí, nơi chốn. Nhưng lấy tiêu chuẩn nào để định cái này là phía trước, cái kia là phía sau? Vì cho đến nay chưa nghe ai giải thích rõ rệt điều này, tôi xin tạm đưa ra một giả thuyết của riêng tôi: tiêu chuẩn trướcsau là dựa vào hướng Nam tiến của dân tộc chúng ta. Trên đường di chuyển về hướng Nam, cái gì ở trước mặt thì gọi là trước, cái gì mình đã vượt qua rồi, ở phía sau lưng thì gọi là sau. Nếu một người trên đường Nam tiến, sau khi vượt nhánh sông thứ nhất và vào đất Gò Nổi, mặt ngó về hướng Nam, thì nhánh sông trước mặt sẽ gọi là sông Trước, nhánh sông mình vượt qua thì gọi là sông Sau.

Nhưng tôi nghĩ giả thuyết này chỉ đúng với những địa hình nhỏ, ví dụ khu Gò Nổi, chỉ cần một thời gian ngắn người mới tới đây đã có thể phát giác ra các yếu tố tạo ra địa thế vùng đất đó, nên ý niệm về không gian trước mắt mình và sau lưng mình rất rõ rệt. Nhưng đối với những địa thế rộng lớn thì ý niệm này không thể tồn tại trong tâm lý của con người, và người ta phải tính trước sau theo thứ tự thời gian. Ví dụ khi nào đến miền Nam với đồng bằng bao la của châu thổ sông Cửu Long, nhánh sông gặp trước thì gọi là sông Tiền, nhánh gặp sau gọi là sông Hậu.

Vùng Gò Nổi gồm các làng (kể từ hướng trên "nguồn" xuống): Vân Ly-xóm-nam, Tư Phú tây, Tư Phú đông, La Kham, Thạnh Mỹ, Bảo An, Xuân Đài, Kỳ Lam-xóm-nam, Bến Đền tây, Bến Đền đông, Bàn Lãnh, Dinh Trận, Trừng Giang, Đông Bàn, Cẩm Lậu, Phú Bông, Hà Mật, Thi Lai. Điều đáng nói nhất về Gò Nổi là trong số nhân tài của toàn xứ Quảng thì nơi đây sản sinh phần lớn! Khuôn khổ bài này không đi vào chi tiết về địa linh nhân kiệt của vùng Gò Nổi. quý đọc giả có thể kham khảo về chi tiết đó trong bài "Gò Nổi" của Phạm Phú Minh đăng trong Giai Phẩm Mùa Thu Quảng Đà 1994 do Thái Tú Hạp thực hiện.

Nhìn tên làng mạc nằm hai bên bờ sông Thu Bồn, từ vùng thượng nguồn xuống đến vùng đồng bằng mà tôi liệt kê trên đây, chắc quý đọc giả không khỏi thắc mắc tại sao có một số tên làng xã nằm cả đôi bờ con sông; đó là các làng Phường Rạnh, Vân Ly, và Kỳ Lam - và có thể còn một số làng nữa cùng tọa lạc cùng một cách thức nhưng tôi không có dịp biết. Tôi cũng có cùng một thắc mắc: tại sao lại có những làng xã được tạo thành không theo truyền thống xây dựng làng xã Việt Nam, tức là nằm thẳng một bên sông, thay vì trải trên cả hai bờ. Tôi nghĩ, do tác động của các yếu tố thời tiết, địa chất, với thời gian, dòng chảy của một con sông có thể bị đổi hướng, và hiện tượng xâm thực, xoi mòn trong dòng chảy của nó khiến cho một vùng đất có khi bị sụt lở, xóa mất trên bản đồ, như tình trạng hiện nay của làng Long Hội kế cận làng Kỳ Lam, có khi được bồi đắp rộng ra, được khai sinh, hoặc có khi bị cắt đôi thành hai mảnh nằm vắt vẻo trên hai bờ của dòng nước. Có thể các làng Kỳ Lam, Vân Ly, Phường Rạnh đã biến dạng như ngày nay vì đã bị định luật "vật đổi sao dời" của trời đất chi phối. Và tôi lại nghĩ, cũng may không có nhánh sông nào của dòng Thu Bồn bị lấp hẳn như con sông ở Nam Định để nhà thơ Trần Tế Xương phải u hoài:

Sông kia giờ đã nên đồng

Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai

Vẳng nghe tiềng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò

Nhắc đến tên làng mạc hai bên bờ Thu Bồn, tôi lại nhớ đến tên làng Bàn Thạch, một làng chuyên nghề dệt chiếu. Nó không nằm trong vùng thời thơ ấu của tôi, mà chỉ nằm trong ký ức, vì hồi nhỏ tôi thường nghe những người lớn trong gia đình đề cập đến địa danh ấy, và vì những vần thơ của một ai kia cũng nhắc đến nó. Tuy rất mơ hồ về vị trí địa dư của nó-nghe đâu nó nằm ở miệt hạ hưu gần biển của dòng Thu Bồn - tôi muốn nhắc đến Bàn Thạch hôm nay vì những vần thơ nồng nàn tình Quảng Nam của một tác giả mà không nhớ tên nổi vì đọc đã lâu quá:

Quê em tây bắc Hòa Vang

Thuốc ngon khét tiếng, ruộng vườn phì nhiêu

Quê anh Bàn Thạch chiếu nhiều

Canh đay chỉ lát dệt nghìn đắng cay

Đó là tất cả không gian tuổi thơ và ký ức của tôi bên dòng Thu Bồn. Tôi biết những địa danh và vị trí địa dư của chúng tôi còn thiếu sót, không chính xác lắm, vì phần lớn chúng được gợi lại từ ký ức ngày nhỏ. Ước mong quý đồng hương, và quý đọc giả "ngoài" Quảng Nam nhưng có lòng với xứ Quảng và am hiểu xứ Quảng bổ túc, góp ý. Xin đa tạ.

New Jersey 25-7-2005