Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

MÙA HẠN, TÀU ĐÊM, TA VỀ...

 

VŨ HOÀNG THƯ

 

 

Ta về khai giải mùa thiêng yểm.

Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi !

Hãy kể lại mười năm mộng dữ.

Một lần kể lại để rồi thôi.

 

Mùa hạn, tàu đêm, ta về,  Đầu đề bài thơ của Tô Thùy Yên làm trong những năm tháng tù đày dưới chế độ cộng sản, nghe ngắn, gọn, bình thản mà thật ra đây là mấy trăm câu thơ về một nỗi ngậm ngùi, uẩn ức của một kiếp lưu đày không chỉ riêng cho Tô Thùy Yên mà cho cả một thế hệ của miền Nam sau 1975.  Tiếng kêu trầm thống từ nạn nhân của một lớp vua quan mới đội lốt dưới danh nghĩa "vì nhân dân" và "cho nhân dân".

 

Đám chủ mới, y trang  xung  xính

Súng nghênh ngang, tiếng hét phàm phu

Xua trăm họ sá chi thân mạng

Lăn địa cầu ra khỏi lối xưa

(Mùa Hạn)

 

Cái gì vậy? Ta đang mê ngủ? Chuyện đã xảy ra cách đây hơn hai ngàn năm rồi ,Tần Thủy Hoàng xưa dân chết mỏi mòn trong lao động khổ sai , giết học trò, đốt sách, lưu đày kẻ sĩ...Lịch sử tái diễn, một chín bảy lăm, kẻ sĩ miền Nam khăn gói lên đường học tập" cải tạo"với ý tưởng sẽ trở về lại gia đình trong vòng hai tuần , nhiều nhất là một tháng .  Không ngờ trò chơi chính trị lừa đảo, hai tuần lễ đó trở thành ba năm, năm năm, và đối với một số người nó đã trở thành thiên thu.

Bài Mùa Hạn được nói ra ở đây không còn là cơn nắng nhất thời trong  nghĩa lý  thông thường của một của một đơn vị thời gian mà người trong tù Tô Thùy Yên đang chịu đựng, thật ra nó như một lời tiên tri về một vận nạn kéo dài lê thê mà dân ta phải cam chịu mấy chục năm qua.

 

Ở đây địa ngục chín tầng sâu,

Cả giống nòi câm lặng gục đầu

...

cái chết tru rân giờ nguyệt tận

...

Máu bung từ mỗi lỗ chân lông

(Mùa Hạn)

 

Mùa Hạn đến với quê hương không phải chỉ về mặt khan hiếm thực phẩm mà cả tình người.  Con người chỉ còn biết ôm lấy đầu mà tự hỏi về số phận của mình .  Trong nỗi tuyệt vọng , thi sĩ gõ lấy vào đầu nghe rỗng không , khô khốc...chất xám dường như biến tan, chỉ còn một đầu lâu cổ .  Mà có thật chất xám đã biến tan hay nhà thơ muốn ám chỉ cái tâm óc, lương tri của con người đã trốn mất, nay chỉ còn là âm thanh rỗng không khô khốc.  Khô khốc, âm vang của đồ vật trống ruột, thiếu vắng cõi lòng, một trái tim, một tình người.  Thế giới ở đâu ? Có còn con người nào còn chút lương  tri và phẩm hạnh trên cõi đời này ? Mọi mầm sống đã bị giết chết , mọi ý tưởng đã bị dập vùi,viễn tượng tận thế treo lơ lửng trên đầu người trong một không khí nghẹt thở đè nén của bạo lực.  Con người đâm ra bất lực, cô thế, dồn mãi vào chân tường không lối thoát.  Kẻ sĩ phẫn uất, mọi lý luận đều chẳng còn có hiệu quả gì trước nòng súng.  Hiền nhân đành phải nhờ đến giải pháp cuối cùng như là một cách dành lại quyền quyết định của chính vận mạng của mình, tự kết liễu mạng  sống như một cánh  hạt vút bay không dấu vết, con có chăng là một dấu chấm nơi phía trời xa...

Ta khóc lẻ loi, cười một mình

Thu hình ẩn náu dưới tâm linh;

Mắt chong kinh hãi đêm hư sử,

Thân lõa lồ đau cháy khổ hình

 

Gõ lấy đầu mình như gõ cửa

Liên hồi kêu cứu giữa đêm khuya

Đầu ta như chiếc đầu lâu cổ,

Tiếng rỗng không khô khốc não nề

Ta thương vô kể mầm cây lụi,

Con suối trinh nguyên chết cạn lòng,

Thương bậc hiền nhân về động đá

Quyên sinh.  Từ đó, hạc bay không...

(Mùa Hạn)

Trong cuộc" lịch sử lên cơn dữ bất thường" đó, nhà thơ chỉ còn biết mơ, quyền sở hữu duy nhất người tù có thể có mà những tên cai ngục không có thể nào kiểm soát được.  mơ về những "Miền xanh bóng cây "xa xưa, những "Ngọn suối thần tiên" của tuổi thơ, những "Bóng chim huyền diệu" và "Mùa hè, em bới tóc lên cao.  Môi ửng son và má chớm đào" nhưng nhất là mơ về những cơn mưa.  Mưa cho rửa sạch đi những nhọc nhằn, quét tan "cánh cửa lâu đời sập"để cho " xích xiềng han rỉ đứt tung".  Mưa rơi trên má nhăn của ông lão mù lòa cho "ông hiểu ra rồi lẽ biến thiên".  À ra là vậy, mùa hạ rồi cũng sẽ phải qua  đi theo lẽ biến thiên của đất trời.  Loài quỉ dữ và bạo chúa chẳng qua chỉ là mùa hạn, chúng tác oai tác quái nhưng liệu chúng sẽ tồn tại được bao lâu ?

Khốn thay, đó chỉ là một giấc mơ trong cơn nắng dữ, nhà thơ trở về với thực tại để tìm thấy mình bị tống lên một toa xe lửa như đồ súc vật lúc nửa đêm làm thân gã tù lưu xứ.

 

 Trong toa lúc nhúc hồn oan khóc,

Đèn bão mờ soi chẳng rõ ai.

Ta gọi rụng rời ta thất lạc.

Ta còn chẳng đủ nữa ta đây.

(Tàu Đêm)

 

Tàu chuyển bánh lúc nữa đêm, "Lúc đó sao trời đã ngủ mê", nhà thơ chỉ còn biết gọi thầm , sao ơi xin thức dậy để làm ánh mắt tiễn người đi.  Nhưng tại sao là tàu đêm? Bởi vì chỉ có bóng đêm tối mới che dược những tội ác và âm mưu.  Bóng tối và bạo tàn là cặp bài trùng dựa vào nhau để áp đảo lê dân.  Tàu đêm khởi đầu cho một cuộc nghiệt Lữ, mang nhà thơ qua những đày ải lầm than.  Chế độ vong bản và những tai sai đắc lực, đè nghiến tù nhân cho vật không ra vật, người không ra người.

 

Tàu đi như một cơn điên đảo,

Sắt thép kinh hoàng va đạp nhau

...

Ngồi đây giữa những phân cùng bụi

Trong chuyển dời xung sát bạo tàn,

Ta trở thành than, thành súc vật.

Tiếng người e cũng đã quên ngang.

...

Nghe cả hồn ta bị cán nghiến

Trên đường lịch sử sắt tuôn mau.

(Tàu Đêm)

 

Cả một dân tộc bị ném cả vào một chuyến tàu đêm, lao đầu vào nhứng sắt thép chạm va, những chuyến tàu trên những hành trình vô định vào đói rách lạc hậu, thiếu tình người.  Người ta đã dùng miếng ăn để thống trị và kiểm soát con người, dùng cái đói như một phương tiện để hạ giá nhân phẩm của kẻ thù cũ, áp chế họ đến tuyệt lộ của tồn sinh cho con người không còn một ý chí chống đối nào, "Đã mấy năm nay quằn quại đói, Thèm ăn như đứa trẻ con nghèo."  Đói và đói mọi nơi khiến cho sự bần cùng trở thành một sự bình thường, có còn ai để tâm vào chuyện xa sôi, mọi giá trị căn bản của con người trở thành xa xí phẩm.  Trên những chuyến tàu đen tối đó, " Tàu qua, âu cũng là thông lệ, Nên chẳng ai buồn hé cửa xem".  Số phận của người tù cải tạo bị quên lãng trong dòng lịch sử trôi quá nhanh, liệu có còn những phút giây ngừng nghỉ để hồi tưởng và nhìn lại chính mình?

 

Tàu đi khoan xoáy sâu đêm thép,

Tiếng nghiến ghê người, thác lửa xa.

Lịch sử dường như rất vội vã.

Tàu không đỗ lại các ga qua.

(Tàu Đêm)

 

Như Thúy Kiều bị vùi dập dưới tên ghen tâm độc của Hoạn Thư.  Trúc côn ra sức đập vào/ Thịt nào chẳng nát, gan nào chẳng kinh (Nguyễn Du), tàu đêm đã đưa Tô Thùy Yên qua những đêm dài sâu thẳm của một người tù cải tạo, chỉ còn sao trên trời làm nhân chứng theo dõi mắt trông theo.  Tàu qua thị trấn, ruộng đồng châu thổ nhưng tất cả chìm trong màn đêm với "cái buồn trải nặng mặt bằng đen".Trong cái "Buồn lặng lặng" đè năng suốt kiếp lưu đày, nhà thơ không còn gì hơn là chờ đợi một ngày lương tri nhân loại thức dậy để phá vỡ màn tối u minh cho bạo lực thôi dày xéo kiếp người.

 

Tàu ơi, hãy kéo còi liên tục

Cho tiếng rền vang dậy địa cầu;

Lay động những tầng mê sảng tối...

Loài người, hãy thức, thức cùng nhau.

(Tàu Đêm)

 

Cuộc biển dâu rồi cũng có lúc tạm ngừng, Tô Thùy Yên được "khoan hồng" sau mười năm điêu đứng.  "Cải tạo" hay "khoan hồng" chỉ là trò chơi thô bạo "treo ngược con đen lên lửa đỏ", trả thù nhỏ mọn và với mục đích kềm kẹp mọi ý hướng chống đối chế độ, trong đó giới trí thức Miền Nam là một đe dọa rất lớn cho chế độ vong bản Marxist.  người trở về đâm ra lạc lõng trong cảnh "đời im lìm đóng váng xanh xao."

 

Ta về - một bóng trên đường lớn.

Thơ chẳng ai đề vạt áo phai...

Sao vẫn nghe đau mềm ghế phủ?

Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thay.

...

Mười năm, mặt sạm soi khe nước,

Ta hóa thân thành vượn cổ sơ.

(Ta Về)

 

Guồng máy phi nhân đã muốn biến tù "Cải tạo", kẻ sĩ Việt Nam, thành một lớp vượn cổ sơ để mà dễ trị, dễ sai.  Nhọc nhằn thể chất quả có biến nhà thơ có vẻ nhìn như  ngợm nhưng cái hùng tâm kia không có bạo lực, quyền uy nào có thể đổi thay.

 

Mười năm , ta vẫn cứ là ta.

(Ta Về)

 

Ta vẫn cứ là ta vì không ai có thể bóp chết đượctình người ở trong thi nhân, cho dù "ta về như  bóng chim , qua trễ", hay "ta về như tứ thơ xiêu tán"  hoặc  "ta về như bóng ma hồn tủi."  Chiều nay ,thi sĩ tìm về với Nhà, với Quê, nơi ấm tình nhân, nơi không còn ngục tù và những lời tru rú của sói lang,  Cuộc biển dâu làm khánh kiệt đời không chỉ nơi tù đày gió cát mà ngay cả ở hè nhà, nơi người yêu mòn héo chờ mong...

 

Thăm hỏi từng cây những nổi nhà.

Hoa bưởi, hoa tầm xuân  có nở?

Mười năm, cây có nhớ người xa?

...

Ta về dẫu phải đi chân đất

Khắp thế gian này để chỉ gặp em

Đau khổ riêng gì nơi gió cát...

Hè nhà, bụi chuối thức thâu đêm.

(Ta Về)

 

Từ sự thăm hỏi lùm cây, bụi trúc, thi sĩ tìm lại được nổi nhà và ý nghĩa  của đất trời. Những khổ trạng mười năm nhìn lại như cánh hạc vàng bay lướt trong một thuở trần gian.  Lại cũng chiều nay nhân quần ám áp, nhà thơ bước lên một bực cao hơn nhìn xuống thế giới thù hận nhỏ nhoi, mượn chén rượu  để xóa hết oan khiên.

 

Ta về như lá rơi về cội.

Bếp lửa nhân quần ấm tối nay.

Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống,

Giải oan cho cuộc biển dâu này.

(Ta Về)

 

Chiên đàn đã lập, tâm đại lượng đã tỏ bày nhưng nhà thơ không dừng ở đó.  Tâm đại lượng biến thành đại bi tâm, ta đâm thương hết cõi đời với những thù hằn bẩn thỉu, những tị hiềm làm người xa cách người, người đày đọa người. Tâm đại bi làm thi nhân vượt hẳn lên mọi tranh chấp khiến những tên chúa ngục hiện nguyên hình bộ mặt trơ trẽn của chúng

 

Ta về cúi mái đầu sương điểm'

Nghe nặng từ tâm lượng đất trời.

Cám ơn hoa đã vì ta nở.

Thế giới vui từ những lẻ loi.

(Ta Về)

 

Nghe nặng từ tâm là khởi từ tấm lòng hay từ tâm vốn đã có sẵn từ tấm lòng? Câu hỏi trở nên thừa thãi khi nhà thơ ngồi lại lắng nghe đất trời và mình hài hòa làm một, không có sự cách chia, phân biệt.  Ta là thế giới, thế giới là ta.  Lớn rộng như đất trời, bao trùm hết vạn vật, tấm lòng của thi nhân bao dung hết  mọi tranh chấp hèn mọn của con người.  Từ mỗi lẻ loi hay tính cá biệt của mỗi phần tử hợp lại tạo nên thế giới , hoa không nở chỉ vì hoa mà còn nở vì ta chớm nở trong tiểu thế giới kia đã mang hình tượng của đại thế giới.  Thi sĩ bắt gặp cõi uyên nguyên như nhất đó khắp mọi nơi những câu thơ của thiền sư Thường Chiếu đời Lý:

 

Đại thiên sa giới ngoại

Hà xứ bất vi gia

(Ngoài cõi thế giới bao la như cát sông Hằng kia, nơi đâu không là nhà).

 

Những nhà Marxist với quan niệm không tưởng và hạn hẹp của "thế giới đại đồng"làm thế nào để hiểu được"lượng đất trời" và "thế giới vui từ mỗi lẽ loi"?

( Quê mẹ - Paris)