Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

“MỘT LỊCH SỬ ĐÁNH MẤT”

ĐỐI VỚI NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT,

NGÀY 30 THÁNG 4 VẪN CÒN ĐAU

 

SAZANNAHN GONZALES

Người dịch: NGỌC DUYÊN

 

Ngày mà người con gái chạy về nhà từ trường trung học tại phiá bắc Austin với đôi mắt đẫm lệ, bà Nancy Bùi hiểu được sự quan trọng của việc phải có một lịch sử bằng chữ viết.

Thời gian đó là khoảng giữa thập niên 1980, Giang Đoàn, một học sinh hạng A trong tất cả các môn học đã bị điểm F (điểm rớt) cho một bài viết về Việt Nam. Một trong những nguồn tài liệu mà Giang đã dùng là từ người mẹ của em, người đã chạy từ miền Bắc Việt Nam, tới miền Nam, rồi từ miền Nam sang Mỹ để khỏi phải sống dưới sự cai trị của Cộng sản.

Bà Bùi đã đến trường gặp cô giáo và trình bầy:

“ Tôi là một nhân chứng sống và là một nạn nhân cuả chiến tranh Việt Nam”

Cô giáo của Giang trả lời:

“ Tôi không nghi ngờ về câu chuyện thật cuả bà. Nhưng tôi không có gì để tra cứu để chứng minh rằng đó là sự thật.”

Bà Nancy Bùi, Hội trưởng Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ gốc Việt:” Nếu chúng ta không bảo tồn lịch sử của chúng ta bây giờ thì lịch sử của chúng ta sẽ bị chôn vùi bởi thời gian” Hình của Jorge Sanhueza-Lyon, Báo Austin American Statesman

Sự thiếu thốn về những văn bản, tài liệu bằng chữ viết nói về kinh nghiệm của người Mỹ gốc Việt đã thúc đẩy bà Bùi và Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt có trụ sở tại Austin xây dựng thư khố của họ. Trên 200,000 trang tài liệu, văn bản đã được thu thập. Môt phần lớn đang ký gửi tại Việt Nam Center thuộc Đại học Texas Tech, số khác đang được lưu giữ tại Austin, Houston và Washington.

 

Một thư khố phản ánh rộng rãi những cảm xúc cũng như kinh nghiệm cuả người Mỹ gốc Việt.

 

30 năm sau khi Sài gòn thất thủ, ánh sáng của sự thành công tại đất Mỹ vẫn không xoá nhoà được nỗi đau của sự mất nước và sự thua trân trước Cộng sản cuả người dân Nam VN.

Nỗi đau này luôn sẽ là tấm phông cho cuộc đời mới của họ.

Đối với họ, “tháng tư đen” là tháng của tang tóc, riêng ngày 30 tháng 4, ngày Sài gòn mất là ngày thật khó quên.

Một số người sẽ thức suốt đêm để tưởng nhớ đến những người đã chết  và những người

đã giúp họ tìm được tự do tại Hoa Kỳ.

Cảm nghĩ về ngày này cũng có những sự khác biệt tuỳ theo tuổi tác và kinh nghiệm của từng người.

Lớp người trẻ như đã sẵn sàng để tiến tới, ngừng than thở và bắt đầu mừng vui về những thành quả của người Việt trên đất Mỹ. Luật sư Vinh Trần, 39 tuổi, là luật sư của nhiều người trong cộng đồng người Việt tại Austin đã phát biểu:

“Những người trẻ đã đánh một bước ngoặc. Lịch sử cuả chúng tội không dừng lại tại năm 1975.”

Nhưng đối với một số người tị nạn Việt nam lớn tuổi như ông Lê Hoàng Ân, 65 tuổi, người đang làm việc cho công ty Freescale Semiconductor, Inc. thì ngày 30 tháng 4 nhất định không phải là ngày để vui mừng. Đó là ngày để tưởng nhớ, là ngày để đau buồn.

Ông L ê đang làm việc trong dinh Tổng thống của Nam VN khi xe tăng của quân CS ủi qua cánh cổng của toà nhà này. Sau đó ông đã bị cầm tù hơn 6 năm.

Rồi tới bà Bùi, 52 tuổi, người cảm thấy như đứng ở giữa 2 thế hệ. Bà tâm sự:

“Giới trẻ cũng có cái lý của họ. Tuy nhiên, ngày 30 tháng 4 phải là ngày cho sự tưởng nhớ. Đó là ngày mà đất nước của chúng tôi chết, nhưng cũng là ngày bắt đầu của lớp người mới, người Mỹ gốc Việt”

Ở mỗi người Việt tị nạn, dù là rời VN vào năm 1975 hay 1992 đều có một câu chuyện, và đó là những câu chuyện mà bà Bùi và Hội cuả nhóm của bà hy vọng sẽ bảo tồn được.

 

Bơi hoặc Chìm 

 

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Vinh Trần là cậu bé 7 tuổi. Nhìn cuộc chiến tàn từ một boong tàu. Cậu bé họ Trần nghe tiếng súng nổ. Trông không khác một cảnh trong một phim xi nê.

Trong những giờ phút sau khi Họ Tr ần và gia đình đã lên được một chiếc tàu, Trần nhìn thấy những gia đình khác đang cố chen từ những thuyền nhỏ sang tàu lớn. Chỉ có một sợi giây thừng nhỏ giữ chiếc thuyền và chiếc tàu lại với nhau. Một phụ nữ và đứa con nhỏ đã bị rớt xuống nước. Gia đình của họ bị chia đôi vì chiếc thừng nhỏ đã bị tháo từ một phiá để dùng làm vật cứu người bị rớt.

Trần không được biết chuyện gì đã xẩy ra cho gia đình ấy nhưng trong trí óc non nớt của Trần lúc bấy giờ, Trần đã hiểu được rằng chuyện đó cũng thật dễ dàng để xảy ra cho gia đình Trần.

Cha của Trần được nghe một người trong gia đình cho biết là họ sắp sửa thua cuộc chiến. Gia đình quyết định đi vào giờ chót mà Trần gọi là “ngày cuối”. Khi họ trốn khỏi VN, đứa em nhỏ của Trần mới đầy 2 tháng.

Người em trai nhỏ này đã ra trường với hạng tối ưu từ Đại học Texas và sau đó tốt nghiệp bằng luật sư từ Đại Học Harvard.

Trần vẫn còn như bị nghet thở mỗi lần nghĩ tới khi cha cuả Trần nói anh, người con trai lớn nhất trong nhà:

“Nếu con muốn làm gì cho cuộc đời của con, thì con phải tự quyết định lấy, cha mẹ không thể giúp gì được con.”

Cha mẹ của Trần không được ăn học nhiều. Cha của Trần bỏ học khi đang học trung học để trở thành lính hải quân VN. Ngày ấy, họ nghèo.

Trần nhớ lại cha mẹ anh không có liên hệ gì với thành phố Cambridge cuả tiểu bang Massachusetts. Anh phát biểu:

“Nhưng nếu bạn gặp họ và nghe họ nói rằng họ có 3 người con làm luật sư, và một trong ba người tốt nghiệp từ Harvard, bạn có thể kêu lên “vô lý!” Nhưng đó là sự thật. Sự thật là họ đã quyết định đúng. Họ đã ra đi và không ở lại”

Chứng kiến cảnh ra trường Luật Harvard của người em trai nhỏ, Trần biết cha mẹ anh đã làm một việc đúng.

 

Không đầu hàng

 

Ông Lê Hoàng Ân chưa bao giờ từ bỏ Quân Lực  Việt Nam Cộng Hoà. Ông chưa bao giờ đầu hàng. Ông vẫn tự nhận ông là một Đại Uý.

Sáng sớm ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi ông được gửi ra ngoài xa lộ để xem xét tình hình, ông thấy xe tăng của quân đội ông đang rút lui, ông báo cáo với Tổng thống và Tổng thống phủ là nơi ông đang làm việc với nhiệm vụ thông dịch viên và liên lạc viên.

Ông nghe Tổng thống ra lệnh đầu hàng và ông nhìn thấy xe tăng của CS lăn qua cổng chính. Ông nhảy khỏi bức tường phiá sau và về nhà. Ông tâm sự:

Luật sư Vinh Trần, (bên trái)Phó Hội Trưởng đặc trách Điều Hành đang cùng với Ông Lê Hồng Ân,(bên phải) Giám đốc Chương Trình S.HA.R.E cuả Hội Bảo Tồn Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt xem lại một số hình ảnh, tài liệu. Hình của Jorge Sanhueza-Lyon, Báo Austin American Statesman

“Tôi đã không đầu hàng”

Ngày kế tiếp, ông và hai người anh em rể kéo nhau vào rừng cùng với một số người để đánh trả lại. Tất cả đã bị bắt và xử như những kẻ phản bội.

Ông Lê sau đó đã sống gần 6 năm mà ông kể lại là những ngày lao động khổ cực trong rừng sâu. Những kẻ giam giữ ông bảo ông nếu ông trở thành người công dân tốt của chủ nghiã CS, ông sẽ được thả về, ông khước từ. Ông bị tù biệt giam trong vòng  một năm và 3 năm trong trại cấm. Ông Lê nhắc lại:

“Tôi không thể nào quên được!”

Ông Lê được thả về vào năm 1981 và nộp đơn xin đinh cư tại Mỹ năm 1984 dưới diện tù nhân chính trị . Mãi đến năm 1992 ông mới sang được Mỹ vì thủ tục giấy tờ kéo dài.

Ông Lê yêu cầu được định cư tại Austin bởi vì ông đã từng đến San Antonio dạy Anh ngữ cho các sĩ quan du học tại Mỹ vào năm 1969, khi ông còn là trung úy.

Sau khi đến Austin, ông Lê cũng từng làm nhiều công việc khác nhau trước khi ông trở thành nhân viên cuả công ty Freescale vào năm 1994. Ông hiện còn đang làm chuyên viên  cho công ty chuyên sản xuất các điã điện tử cho các bộ phận máy computer, điện thoại cầm tay và xe hơi. Ông Lê cũng làm thông dịch viên bán thời gian cho văn phòng luật sư Vinh.

Với vợ, con trai, con dâu và cô cháu ngoại 3 tuổi, gia đình ông Lê sống tại căn nhà phiá đông bắc cuả Austin. Căn nhà có hồ cá ngoài vườn. Ông Lê cũng đang mong đoàn tụ với gia đình người con trai thứ hai của ông vào tháng 6 sắp tới.

Khi được hỏi ông có cãm thấy ông thành công hay không? Ông Lê trả lời:

“Có ít nhiều. Tôi có một căn nhà. Nơi đây tôi và gia đình tôi sống hạnh phúc. Tôi còn có hồ cá để vui thú. Tôi còn có nhiều hồ cá khác chung quanh nhà, và có cả một hồ cá trên lầu. Tôi muốn làm gì cũng được. Tôi đang có tự do. Không giống như ở tại VN, ở đó chính phủ kiểm soát tất cả. Ở đây, chỉ có tôi, kiểm soát chính tôi”.

Ông tâm sự tiếp:

“Đúng thế, vào ngày 30 tháng 4, tôi luôn luôn buồn. Tôi gọi đó là: “Ngày của tủi nhục. Ngày tôi mất Tổ Quốc. Nó luôn luôn là ngày của tủi nhục. Tôi không thể quên được cái chết và sự hy sinh của 58,000 lính Mỹ và trên 300,000 lính Nam VN. ”

“Họ đã chết cho chúng ta được sống!”

 

Một đam mê cho sự thật  

 

Bà Nancy Bùi bỏ cả cuộc đời để theo đuổi một đam mê.

Sau khi tờ báo bà làm việc bị đóng cửa vào khoảng tháng 2 năm 1975, bà Bùi một phóng viên trẻ ở tuổi 20, có gia đình, bị thất nghiệp và phải sống bằng những đồng tiền dành dụm. Bà gia nhập phong trào chống tham những với sự hợp tác cuả nhóm ký giả, luật sư và một số các vị lãnh đạo tôn giáo. Họ biểu tình, giải truyền đơn đời hỏi chính phủ phải thay đổi vì cảm thấy miền Nam đang trên con đường thua trận. Bà Bùi may mắn thoát khỏi nhiều lần bắt bớ.

Trong đêm 29 tháng 4 năm 1975, bà Bùi ở lại trong văn phòng luật của một nữ giáo sư trường luật, một trong những người cầm đầu phong trào chống chính phủ tham nhũng. Họ chỉ cách dinh Tổng thống một đoạn đi bộ ngắn. Cả hai người phụ nữ này đã không ngủ. Bà Bùi nhớ lại.

Bà và người bạn của bà thử đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra. Họ đã khóc vì những thay đổi sắp diễn ra mai đây. Khoảng quá nửa đêm, hai người phụ nữ nghe tiếng chuyển quân vào thành phố cuả quân đội CS. Vào rạng sáng, họ đã nhìn thấy quân CS đứng đầy các đường phố.

Khoảng 10 giờ sáng, bà Bùi nghe bài diễn văn đầu hàng của Thủ tướng Nam VN qua máy thu thanh. Khoảng nửa giờ sau khi hai người phụ nữ bước ra ngoài và tiến về phiá cổng của dinh Tổng thống. Quân phục, súng đạn vứt đầy trên mặt đường. Một hàng xe tăng đang tiến thẳng vào thành phố. Chiếc đi đầu ủi xập cổng của toà nhà và tiến thẳng vào dinh.

Giữa lúc đang dựa người vào cây me già hàng trăm tuổi, hai người phụ nữ chứng kiến cảnh một người lính Nam VN còn trong bộ quân phục và khí giới, anh không chịu đầu hàng- anh đã tự bắn vào đầu, máu anh văng đỏ một vùng trong khi xác anh rơi xụi xuống trước mặt hai người. Họ đã đứng như trời trồng trong sự kinh hoàng đến tột độ. Họ đã oà khóc sau đó. Bà Bùi kể lại:

“Tôi cảm thấy như mình đã đánh mất một cái gì đó mà tôi chưa bao giờ bị mất. Một phần thân thể của tôi đang bị chết đi. Tôi lạnh cứng. Tôi như đau tất cả mọi nơi!”

Sau khi Saigon mất, bà Bùi trở lại nghề phóng viên của bà, lần này là người viết lãnh lương cho từng bài cho một tuần san phụ nữ, lần này dưới sự kiểm soát cuả CS. Bà đã được dạy bảo rằng bà sẽ được dùng như một công cụ của nhà nước. Để tránh phải đi kinh tế mới, và cũng muốn có một công ăn việc làm, bà nhận việc và nói rằng sẽ cố gắng để làm tròn nhiệm vụ.

Công việc của một phóng viên dưới chế độ CS không dễ như bà tưởng. Bài viết của bà  viết rằng dân chúng bên ngoài lo sợ và hoang mang về chính phủ mới. Bài in được đổi thành dân chúng rất vui mừng, sung sướng. Trong một bài viết khác bà được trao cho việc tìm hiểu tình hình ngoài thị trường, bà đã viết rằng kẻ buôn bán hoảng sợ bán đổ bán tháo, người nông dân giết trâu bò, heo vì sợ phải đưa vào hợp tác xã. Bài đăng được sửa

là dân chúng giết heo, bò ăn mừng chiến thắng của quân đội CS. Đến khi bà được trao cho bài viết thứ 3, bà biết là bà không thể tiếp tục vì dù bà có viết thế nào chăng nữa, bài viết của bà cũng sẽ bị đổi.

Bà bỏ việc phóng viên và xin đi dạy học. Bà Bùi phải dạy học sinh cuả bà về Hồ Chi Minh, dạy rằng lính Mỹ đến xâm lăng VN, rằng lính Mỹ là bọn khát máu, giết dân Việt   và ăn thịt người dân Việt.

Bà phải nói dối học sinh của bà, dạy chúng những điều mà bà không tin.

Công an đã nhiều lần bao vây nhà bà vào ban đêm, lục soát khắp nơi khiến hai con nhỏ của bà phải khiếp sợ. Họ còn cho biết họ đang theo dõi bà 24 giờ một ngày.

Bà Bùi vượt biên cùng với hai con nhỏ cuả bà vào ngày tết của năm 1979, trên một chiếc thuyền nhỏ mỏng manh không phải là thuyền để vượt đại dương. Trên chuyến hành trình 22 ngày với 22 người; 8 ngày không thực phẩm và 5 ngày không một giọt nước uống, bà Bùi ôm lấy 2 người con nhỏ cho tới khi họ được một chiếc tàu đánh cá Thái Lan vớt sau khi đã có 96 chiếc tàu lớn nhỏ, đủ cỡ đi ngang mà không cứu.

Tại Mỹ, bà trở lại học và lấy bằng cử nhân tại tiểu bang New Jersey, và rời về Austin vào năm 1984. Bà làm việc với công ty Advanced Micro Devices, Inc., sau đó mở tiệm giặt khu Anderson Mill và khuyếch trương ngành này. Sau đó, bà chuyển sang nghề cà phê và nghề phát triển khu thương mãi.

Hiện bà đang sửa soạn xây trung tâm thương mãi có tên là High Pointe Village trên đường 620 gần đường 2222. Bà hiện cũng đang chăm chú vào việc phát triển Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt.

Cầm bút dưới bút hiệu Triều Giang; Triều Giang có nghĩa là thủy triều của giòng sông; khi chọn tên này, bà đã có ý nghĩ rằng, dù nhỏ như thuỷ triều cuả một dòng sông cũng có thể làm được những việc lợi ích cho đời, cho người; bà cũng lấy tên bút hiệu để đặt tên cho con gái bởi vì bà đã nhớ nghề viết mà bà đã không thể theo đuổi dưới chính quyền CS. Bà Bùi còn điều khiển một chương trình  hôi thoại (talk show host) thay mặt cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt. Bà cũng cộng tác với một số báo tiếng Việt tại Houston và California.

“ Tôi làm việc nhiều kinh khủng. Nhưng tôi có một đời sống thật tốt”

Đến tận hôm nay, ngày 30 tháng 4 vẫn hiển nhiên là một ngày tang tóc đối với thế hệ lớn tuổi. Nhưng bà Bùi mang một nỗi lo cho thế hệ mai sau và sự cần thiết của việc lưu truyền lịch sử và văn hoá của người Mỹ gốc Việt của thế hệ già cho lớp người trẻ, trước khi bi mất vĩnh viễn bởi thời gian. Bà Bùi tỏ vể lo ngại:

“Nếu chúng ta không làm bây giờ trước khi thế hệ người lớn qua đi, lịch sử của chúng ta sẽ bị chôn vùi!”

 

Tác gỉả: Sazannahn Gonzales

Phóng viên báo Austin American Statesman

sgonzales@statesman.com; 512-445-3616

Người dịch: Ngọc Duyên

 

Ghi Chú: Bài viết trên đây được dịch từ bài báo có tên: “ A lost history” For Vietnamese Americans, April 30 still hurts của nữ phóng v ên Sazannahn Gonzales

Bài báo này đã được đăng trên nhật báo Austin American Statesman, tờ báo lớn nhất tại Austin, thủ đô cuả Texas đúng vào ngày 30 tháng 4 năm 2007, ngày kỷ niệm 32 năm nước Việt Nam Cộng Hoà hoàn toàn rơi vào tay CS. Ngoài bài viết này, Austin American Statesman còn có một video clip dài gần nửa giờ đồng hồ nói về cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Austin và những sinh hoạt cuả Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt. Video clip này do phóng viên nhiếp ảnh Jorge Sanhueza-Lyon thực hiện và đã được đưa vào website của báo qua địa chỉ:

www.statesman.com. Mời độc giả theo dõi.