Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

KIÊM THÊM

CON ĐƯỜNG TÌNH MỘT ĐỜI

 

TRẦN KIÊM ĐOÀN

 

Kiêm Thêm trên đồi Monterey tháng 6 - 2010

 

Kiêm Thêm thường được mệnh danh là một “nhà thơ Huế”.

Thi sĩ sẽ trở thành nhà thơ khi hồn thơ và cảm xúc lãng đãng mơ hồ nghệ sĩ “của chàng” được nối kết và vận dụng nên những vần thơ, những tác phẩm thi ca.  Nhà thơ là một hành giả đi trên con đường tình.  Bản chất và đối tượng của Thơ là Tình.  Tình gì cũng được, miễn sao đừng bị đông cứng và đóng khung trong ngõ hẹp thuần lý.  Cho dẫu đó là tình thương, tình yêu, tình cảm, tình hận, tình nồng, tình bâng quơ thì vẫn nằm trong… “khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan”!  Và đối tượng của tình – có thể là ân tình, nghĩa tình, thâm tình, bạc tình, chung tình, vô tình – thì cũng không thoát ra khỏi những tầng số rung động từ cực tiểu cho đến cực đại; từ cạn đến sâu; từ thô đến tế của cảm xúc xốc nổi hay triền miên trong thế giới Tình bao la không hình tướng.

Một thời, đâu cũng ngót nghét 60 năm về trước, Kiêm Thêm bỗng nổi danh trong đám học trò Huế khi dám khoác thêm trên vai áo học trò của mình, chiếc áo phiêu linh của chàng lãng tử tài hoa qua mấy câu thơ:

 

Ô hay Xuân ngã trong lòng rượu

Nhân thế nhìn nhau lảo đảo cười.

 

Có thể nói nghiệp thơ đến với Kiêm Thêm ngang với tuổi đời của mình; nên Thơ là con đường tình một đời.

Kiêm Thêm đã làm thơ khi tôi còn là một chú bé quê học trường làng.  Thuở ấy, ở những vùng quê nông thôn như làng Liễu Hạ của chúng tôi, được lên “Dinh” học là đã khó khăn lắm rồi.  Lại còn được gọi là thi sĩ như Kiêm Thêm thì thật là… điểm nóng đầy thu hút cho bao nhiêu cặp mắt xanh của những nàng thôn nữ xinh như lúa mới liếc về.  Thơ của Kiêm Thêm vốn đã lấp lánh mực xanh, mực tím của mấy o nữ sinh Đồng Khánh; nay còn thêm hương vị nồng nàn của những con đường tình sử chân quê thì tình tự quê hương thơ nào chở hết! 

Thế nhưng, cả một đời, Kiêm Thêm vẫn là con chim nhỏ tha từng cọng rơm xây hoài hạnh phúc.  Tập thơ mà tôi được đọc đầu tiên của Kiêm Thêm là thi phẩm Cọng Rơm và Giã Biệt.  Có những câu mà hơn năm chục năm sau tôi còn nhớ mường tượng như nét phác thảo đời thường:

 

Như con chim nhỏ

tha từng cọng rơm.

Bấy nhiêu tháng, bấy nhiêu năm

xây hoài hạnh phúc.

 

Hình như hạnh phúc của Kiêm Thêm là được sống chung thủy với thơ như chung thủy với chính mình.  Thật vậy, trên một chặng đường dài nơi quê mẹ và quê người, số phận của con người Việt Nam trong chiến tranh, trong hận thù áp bức, trong chiều tàn của biên kiến, vô minh cũng bập bềnh như bè lau trôi sông.  Chiến đấu cho sự sống còn của bản thân và gia đình đã khó.  Mang nghiệp dĩ làm thơ, giữ cho thơ mình đừng thành phế liệu chiến tranh sau khi cuộc chiến đã tàn; giữ cho hồn thơ đừng tắt ngúm nơi quê người trong cảnh tha hương tỵ nạn còn muôn vàn lần khó hơn.  Nhưng Kiêm Thêm, cũng như tầng lớp nghệ sĩ Việt Nam đồng thời và nói như Phùng Quán, sau bao lần gục ngã vịn thơ mà đứng dậy. 

Trên quãng đường dài trên 50 năm, thơ Kiêm Thêm như một nhịp thở đều đặn.  Thơ Kiêm Thêm có mặt khắp nơi trên báo chí và môi trường truyền thông của miền Nam trước 1975.  Sau năm 1975, thơ Kiêm Thêm xuất hiện ở Hải ngoại như một tiếng chim gọi đàn.  Gọi niềm nhớ quê hương, gọi kỷ niệm một thời chia lìa thành quá khứ, gọi ân tình nhìn rõ mặt nhau.  Không uốn éo điệu trí thức, không lập dị cách tân, không thay hình đổi dạng, không pop-up (có chữ chi hay hơn?!) những thông điệp nhất thời, Kiêm Thêm giữ cho thơ mình tiếp nối những bước đi tới vững vàng, không hề suy suyễn.

Sự phóng khoáng về niêm luật, tính linh động về vần điệu và lối diễn cảm triết lý mà dung dị như rong chơi trong thơ là những nét độc sáng làm cho thơ Kiêm Thêm không cũ với thời gian, không mới với trào lưu thời thượng.  Nhưng trên tất cả là ngọn lửa – chỉ một nhưng hình sắc và sự ẩn chứa không hề lập lại giống nhau – vẫn cháy nồng nàn  trong bếp lửa thơ chưa bao giờ nguội tắt của Kiêm Thêm.

Sau tập thơ Hải Đường Say Nắng ra mắt năm ngoái, năm nay Kiêm Thêm vừa mới xuất bản tập thơ Ngôi Nhà Trên Đồi Monterey Hills (Los Angeles 2010). Người yêu thơ Kiêm Thêm lấy làm thú vị khi nhìn nhà thơ Huế càng về chiều càng lộng gió Nồm từ Thuận An lên; căng gió Nam từ Trường Sơn lại.

Đây là một tập thơ song ngữ (Việt – Anh).  Nhưng thật ra, phần tiếng Anh không thể được liệt vào “tác phẩm thơ” mà chỉ là phần dịch ý giúp cho người nước ngoài và thế hệ trẻ không thông thạo tiếng Việt vừa đủ để hiểu ý của nhưng bài thơ tiếng Việt mà thôi. Tinh hoa của tác phẩm vẫn nằm trong phần tiếng Việt. Thi sĩ thường được gọi là “phù thủy của ngôn ngữ”; trong lúc dịch giả mới chỉ là “lái đò của ngôn ngữ” nên khách yêu thơ tự đặt mình trong giới hạn tương đối của phạm trù ngôn ngữ sẽ gặp nhiều điều đáng thưởng ngoạn bất ngờ hơn là quá chấp nhặt vào từng chữ, từng câu trong thế giới đầy mầu sắc của thi ca. 

Hai tập thơ như hai nguồn nước Đông và Tây nhưng lại có điểm xuất phát và cõi trở về chung nhất.  Sen ở Hồ Echo Park và sen Hồ Tịnh Tâm cách nhau thời gian 50 năm và không gian vạn lý, nhưng buổi về cũng chỉ là một dáng sương phai. Bài thơ mở đầu, Kiêm Thêm chung kết:

 

Vậy mà tôi đã bỏ Huế gần năm mươi năm

Hương sen vẫn ngọt trong cổ họng

Em hái trộm giùm tôi chút lá sen

Che nắng cùng mưa mỗi khi đi trên trái đất

(Sen đã nở ở hồ Echo Park)

           

Hồn thơ diệu kỳ cuối đời giúp Kiêm Thêm tìm ra năng lượng của Ngày Sáng Thế:  Tình Yêu!

 

Chén rượu đắng anh vừa nốc cạn

Có hề chi đâu chuyện mất hay còn

Miễn được thấy bóng hình em ẩn hiện

Miễn được nhìn em quay mặt sau lưng

 

Quá khứ ấy anh đã từng nếm trải

Tình yêu kia xin trân trọng cuối đời

Dẫu chấm hết anh vẫn còn bịn rịn

Ôi ta yêu nhau

                                   

Hai mươi ba năm trước, có một lần tôi ngồi uống trà với Kiêm Thêm ở vùng đồi Monterey Hills, phía hiên sau của ngôi nhà “gần bốn mươi năm ở đó”.  Ngôi nhà chỉ là một biểu tượng.  Đó là biểu tượng cho một vòng tròn “Tam Cộng Nghiệp” bao quanh ba đỉnh đầu tam giác:  Tuổi Xanh, tuổi Đá, tuổi Vàng – Tuổi Xanh không phá, tuổi Đá không tan, tuổi Vàng không tiếc – Tuổi Xanh trên quê Mẹ, tuổi Đá ở quê Mẹ và quê Người, tuổi Vàng ở trên đồi Monterey Hills.  Và đây rồi, một tuổi Vàng tròn trịa vì có Tình Yêu.

Đối với giới nghệ sĩ nói chung và giới viết văn, làm thơ nói riêng, thì cái vòng tròn Cộng Nghiệp ấy đơn giản thế thôi, nhưng đã có mấy ai giữ được một vòng tròn cho nguyên vẹn.  “Nguyên vẹn” ở đây hiểu theo một khái niệm rất đời thường là tuổi Xanh được học hành để xây dựng sự nghiệp tương lai, không nổi loạn phá phách. Tuổi Đá không ly tan (bỏ nhau, chết bất đắc kỳ tử, muốn sum vầy mà ly tán, không muốn gặp mà phải gần nhau…). Tuổi Vàng không nuối tiếc vì những mất mát đổ vỡ giữa lưng chừng đời được bù đắp bằng sức mạnh và nội cảm của mối tình duyên nghiệp có hai người – có khi vô hình vô ảnh mà chỉ có những người trong cuộc mới hiểu được – biết và cảm nhận được.

Sự nếm trải… nghe như một lần mà mãi mãi:

           

Nỗi buồn và mắt chảy

Hạnh phúc khổ đau

Tôi đã đứng thẳng

Bước qua đường

(Gần bốn mươi năm tôi ở đó)

 

Bước được qua đường là tới bến, là Paramita!  Đến bờ rồi.  An vui.

 

Tranh bìa thi phm Ngôi Nhà Trên Đồi Monterrey Hills

 

Vẽ ma vẽ quỷ dễ; vẽ người khó vì ma quỷ là viễn mơ hoang tưởng mà con người là hiện thực.  Cũng tương tự như một họa sĩ vẽ người khi tôi nghĩ hay viết về những nghệ sĩ bà con nội ngoại trong dòng họ của mình như:  Kiêm Minh, Kiêm Đạt, Kiêm Thêm, Hà Thanh, Lai Hồng, Ka Lăng, Liên Như, Thúy Vy, Trần Đoàn, Tạ Văn Tài… Một lần, anh Trần Kiêm Hàm, huynh trưởng đại diện cho phái Trần Kiêm Hải ngoại đã lên tiếng dặn dò khi đọc bài tôi viết về chị ca sĩ Hà Thanh: “Dòng họ Trần Kiêm mình có nhiều tay cự phú và khoa bảng nhưng rất ít nghệ sĩ.  Chú coi mà viết cho khéo khéo về các nhân vật văn nghệ bà con nội ngoại của mình để ai cũng chia sẻ được niềm vui và chút tình văn nghệ mới đáng quý”!  Dạ! Tôi đã dạ ran như vái phục mệnh trong ngày giỗ Họ.  Nhưng thế giới văn nghệ có những quy ước vô hình riêng của nó. Người làm văn nghệ bình thường cũng giống như những cây thông mọc thẳng.  Sự uốn lượn hay rạp mình như bìm bìm, dây leo sẽ làm cho cây thông thành cong queo, bé lại. Không hợp.Khi viết đôi dòng về Kiêm Thêm, người viết đang cắm trại với con cháu ở trên đồi Redwood bạt ngàn của rừng Sugar Pine trong dịp nghỉ lễ Labor Day.  Uống một tách trà trước cảnh núi rừng còn ngái ngủ giữa sương khói; rồi nhìn rừng Redwood xăm xăm vươn thẳng đỉnh trời, tôi lại nhớ đồi Monterey Hills của Kiêm Thêm và nghĩ tới những ngọn đồi đang trò chuyện.  Hình như vu vơ mà lại rất nên thơ.

 

Trần Kiêm Đoàn

Sugar Pine, Labor Day weekend 2010.