Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ĐIỂM SÁCH  PEER GYNT CỦA

KỊCH TÁC GIA HENRIK IBSEN 

(DO TÂM THANH –

KHÁNH HÀ CHUYỂN NGỮ)   

 

TẠ XUÂN THẠC

 

Lời nói đầu: Kịch tác gia Henrik Ibsen mất đến nay 100 năm, khắp nơi tưởng nhớ đến ông. Nhân dịp này nhà văn Tâm Thanh và phu nhân của anh nữ sĩ Khánh Hà đã cho ra đời bản chuyển ngữ tác phẩm Peer Gynt  của kịch tác gia Henrik Ibsen qua Việt ngữ làm cho nhiều người thán phục. Xin ghi nhận nơi bài này như là mục điểm sách. Tạ Xuân Thạc.

Nói đến văn hào Henrik Ibsen, ta nên tìm hiểu sơ qua về ông vì sao mà ngày 23 tháng 5 vừa qua, các nghệ sĩ trên khắp năm châu đã hướng về ông nhân dịp giỗ lần thứ 100  của Henrik Ibsen qua nhiều hình thức từ rạp hát, vũ kịch cho tới cả kịch robot.

Trước đây, nhân vật chính của vở kịch The Master Builder 1892 của Henrik Ibsen đã tuyên bố rằng “Lớp trẻ sẽ đến gõ cửa nhà tôi”. Thật, đúng như thế tinh thần di sản của kịch tác gia huyền thoại của Na Uy đã được cả nhân loại thưởng thức. Hôm nay  đúng 100 năm kể từ ngày ông mất thiên hạ vẫn nhớ tới công ơn của ông, vì vậy nên các vở kịch của ông đã được người ta dựng trên một sân khấu phía trước tượng của ông.  Người ta đươc biết có một hội nghị về tác phẩm Henrik Ibsen sẽ diễn ra tại Mexico City. Trong khi đó thì nước Romaria đã tưởng niệm ông qua một loạt tem mới mà Bộ Bưu Chính ở đây mới phát hành.

Ông cũng nổi tiếng như nhân vật Hedda Gobbler trong vở kịch cùng tên 1890, do đó mà tại New York Hoa Kỳ mà một viên chức đại diện chính thức cho thành phố đã thả một  con gà tây hoang dã,  tên nó là Hedda Gobbler vào công viên lớn Morningside thuộc khu Mã Nhật Tân (Manhattan). Thành phố New York còn cho trình diễn vở hài kịch Heddatron,  cùng với vở  kịch Hedda Gabler mà các diễn viên tất cả là người máy robot.

Vậy kịch tác gia là người như thế nào?

Ông chào đời ngày 20 tháng 3 năm 1828 tại Skien , một tỉnh thuộc phía nam, cha mẹ đặt tên cho con là Henrik Johan Ibsen. Bố của ông là một thương gia  tên là Knud Ibsen, và mẹ của ông là bà Marichen. Lúc Henrik Ibsen lên bảy tuổi thì gia đình ông khánh kiệt, cha ông khai phá sản nên cả gia đình ông buộc phải di chuyển tới một nông trại nghèo ở gần làng Gjerpen. Đến sống ở một nơi quê mùa này chính là nơi khơi nguồn cho ông về nhận thức một xã hội đầy tục lệ, có nhiều hủ tục và các truyền thống chi phối hành vi của con người.

Khi ông còn là cậu thiếu niên, Henrik Ibsen đã theo học và tập việc tại một tiệm thuốc, và  tại đây ông đã tằng tựu gian díu với một co hầu trong tiệm thuốc, và đã có với cô này một đứa con ngoài hôn thú. Những mảnh vụn cuộc đời này cũng đôi phần ảnh hưởng đến việc sáng tác các kịch bản của ông.

Vở kịch đầu tiên của Henrik Ibsen được trình diễn là màn kịch một cảnh The Burial Mound, ra mắt vào ngày 26 tháng 9 năm 1850 tại Oslo thủ đô nước Na Uy và chỉ được đón nhận một cách lạnh lùng, tiếp theo đó, rất nhiều tác phẩm thời kỳ đầu của ông đã bị chỉ trích và chẳng được nhiều người cảm tình hưởng ứng đến nỗi ông phải chạy sang nước Ý vào 1864, và sau đó ông lại chạy qua nước Đức trong 27 năm trời tự lưu vong tìm đất sống.

Có nhiều người cho rằng Henrik Ibsen không thích nước Na Uy của mình, nhưng chính Na Uy quê hương của ông đã thấm nhuần trong các tác phẩm của ông vì nơi này chứa đầy vẻ mộc mạc, con người thì cô độc và giữ kẽ, vì thế mà Henrik Ibsen đã từng nói:“Đó là lý do vì sao người Na Uy hay trầm ngam và nghiêm nghị. Họ cứ suy tư rồi hồ nghi, và thường đánh mất niềm tin. Trong gia đình, mỗi người đều là một triết gia! Đấy, mùa đông ủ rủ, lâu lắt kéo đến vây kín nhà họ với màn sương mù dày đặc, trong khi họ cứ miệt mài đi tìm ánh dương”. 

Năm nay kỳ niệm 100 năm của Henrik Ibsen có khoảng  trên dưới 8.000 hoạt động để  kỷ niệm ông trên khắp toàn cầu, cho nên Na Uy đã tuyên bố “Năm của Ibsen”, để tri ân một trong những kịch tác gia co ảnh hưởng nhất đến sân khấu, đã qua đời ở tuổi 78  (23-5-1906).

Tổng kết mùa sân khấu năm nay, nhiều người cho rằng các vở kịch của Henrik Ibsen sẽ được trình diễn  nhiều hơn cả Shakespeare nữa!  Ông Bentein Baardson, giám đốc một nhà hát và đồng thời cũng là  Trưởng Ban Lễ Kỷ Niệm Henrik Ibsen năm 2006 cho biết rằng trong sự phấn chấn vì số lượng các hoạt động tưởng nhớ Henrik Ibsen đã gia tăng gấp đôi so với kế hoạch dự trù.

 

Đặc tính cua Henrik Ibsen

 

Ông chính là cha đẻ của phân tâm học bằng kịch Henrik Ibsen đã viết  26 vở kịch, trong đó có A Doll's House, Peer Gynt, The Wild Duck và Hedda Gabler.  Trưởng Ban Lễ Kỷ Niệm (TBLKN)  Baardson đã cho rằng A Doll's House là vở kịch được ưa chuộng và trình diễn nhiều nhất. Các tác phẩm của Henrik Ibsen thuần tính bi kịch, chống lại các hủ tục của xã hội bê bối quan liêu hay bè phái, thử nghiệm các chủ đề mà xã hội hay tranh cãi như bệnh lan truyền qua đường sinh dục, nghiện ngập, quan hệ nam nữ, điên loạn v.v  Tất cả tư tưởng đó của Henrik Ibsen đều gây ngỡ ngàng, nên bị cấm đoán tại nhiều nơi và cũng hãy còn gây bối rối cho thời đại ngày nay.  Chính ông TBLKN  (Baardson) đã nói: “Ông Henrik Ibsen là nhà cải cách xã hội”, và tiếp theo ông còn nói:  “Đối với Henrik Ibsen, mọi chủ đề đều mang tính toàn cầu. Những thứ ông viết đều là nền tảng của nhân quyền, bình đẳng giới, bày tỏ tự do, những bài học kinh doanh…”.

Riêng ông Frode Helland, giám đốc Trung tâm Ibsen ở Oslo đồng ý cho rằng : “Vấn đề Ibsen phân tích trong các vở kịch của ông đều là vấn đề chúng ta đang đối mặt ngày nay: những mảnh đời riêng hoặc chung, tiền bạc và ảnh hưởng lên đời sống cá nhân, mối quan hệ giữa các giới tính”.

Khi Sigmund Freud, cha đẻ phân tâm học người Áo mới chín tuổi, thì Henrik Ibsen đã trưởng thành, ông đã đi sâu vào nội tâm của con người qua các vở kịch mà ông sáng tác,  được người đời tán tụng coi ông là “kịch phân tâm học”.

Trưởng BLKN Baardson còn cho biết rằng chính Sigmund Freud  cũng đã từng học tiếng Na Uy để có thể nghiên cứu về các tác phẩm Henrik Ibsen. Ông cũng khẳng định tác giả Henrik Ibsen chính là nhà tư tưởng có ảnh hưởng rất quan trọng của mọi thời đại.

 

NIỀM VUI VÀ TỰ HÀO

 

Khi chúng ta đã tìm hiểu và biết qua kịch tác gia Henrik Ibsen rồi thì toi xin mươn mấy dòng tư tưởng của bạn Hoàng Ngọc Lễ (Thụy Sĩ) để như là một lời giới thiệu về cuốn sách PEER GYNT của kiệt tác gia Henrik Ibsen. 

Anh chị Tâm Thanh - Khánh Hà đã học tiếng Na Uy để chuyển sang Việt ngữ. Anh Hoàng Ngọc Lễ hiện định cư tại Vevey, Thụy Sĩ đã có đôi dòng như sau:

 

 “Niềm tự hào của tôi được hòa chung với người dân Na Uy, khi đất nưóc này đang tổ chức 100 năm ngày Henrik Ibsen qua đời (23.05.1906). Vào ngày hôm nay, ngoài Na Uy ra còn nhiều nước trên thế giới cũng tổ chức hội thảo, trình diễn kịch, trong đó có Thụy Sĩ và ngay tại thành phố Vevey nhỏ bé, nơi tôi cư ngụ cũng cho trình diễn lại vở kịch "Căn Nhà Búp Bê" (A Doll's House).

 Tôi đã từng coi hai bộ phim "Căn Nhà Búp Bê" khác nhau. Một bộ do Claire Bloom và Anthony Hopkins thủ vai chánh, còn bộ khác do cô đào phản chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Jane Fonda đóng vai Nora. Rồi tôi cũng may mắn nhận được cuốn sách với tựa đề trên do Bạch Liên Trương Kim Anh dịch và tôi đã đọc đi đọc lại, ít nhất hai lần.

Niềm tự hào, đã đến với tôi và gây trong tôi nhiều xúc cảm, do bởi một cách hết sức đột ngột, tôi nhận được bản dịch PEER GYNT của Henrik Ibsen do anh chị Tâm Thanh – Khánh Hà  phiên dịch. Tôi thực sự cảm động và thán phục anh chị.

Mặc dù mới đi giải phẫu mắt về,  thị lực còn yếu, bác sĩ khuyên cần kiêng cữ chớ nên đọc sách vì phải dưỡng cho mắt được bình thường.

Nhưng tôi cưỡng lại lời bác sĩ, đã ân cần và một cách trịnh trọng cầm cuốn sách của anh chị Tâm thanh – Khánh Hà lên và đọc ngấu nghiến cho đến khi thị lực đã tỏ ra bất lực vì nước mắt đã  chảy tuôn, không thể đọc được nữa mới chịu bỏ sách xuống.

Tôi cũng rất tiếc rằng tôi không biết tiếng Na Uy và cũng chưa có giờ ra nhà sách để kiếm mua những phiên bản tiếng Anh, tiếng Pháp đối chiếu nhưng qua văn phong của anh chị, tôi như bị chìm vào trong một khung cảnh sống thực mà thằng Peer đang giở trò xảo trá. Chưa đọc hết cuốn sách, chưa rõ hậu sự nhưng cách nào đó, tôi thấy phần đầu thằng Peer có cách đối đáp, na ná như thằng Chí Phèo, Cu Tốn ở quê ta.

Theo trí óc sơ thiển của tôi thì Peer Gynt là một kịch thơ tuyệt diệu của Ibsen, về sự dị thường như sự xảo trá nhưng lại chú trọng đến vấn đề quyền lợi của con người . . .

Cùng với Alexander Kielland, Jonas Lie và Bj#rnstjerne Bj#rnson, Henrik Ibsen là một trong những đại văn hào của nền văn học Na Uy thế kỷ 19. Tuy Bj#rnson đã đem lại sự vinh quang, hãnh diện  cho Na Uy bằng giải Nobel Văn học năm 1903 nhưng sau khi mất, tên tuổi ông quá mờ nhạt so với Henrik Ibsen.”

 

Kẻ viết mấy dòng này xin được phép mượn lời cũng như tư tưởng của Hoàng Ngọc Lễ để kết thúc phần điểm sách này.

Cám ơn các bạn tôi Tâm Thanh – Khánh Hà đã cố vươn lên để đi vào dòng chính nơi các bạn định cư. Cám ơn Hoàng Ngọc Lễ đã nói thay tôi những lời tôi muốn nói về quyển sách được chuyển ngữ, coi như mục điểm sách của tác phẩm Peer Gynt đã được chuyển ngữ một cách tài tình và dí dỏm.

Ban Chủ Trương Văn đàn ĐỒNG TÂM - Trần Việt Hải, Tạ Xuân Thạc và Giáo sư cố vấn Doãn Quốc Sỹ - xin chúc mừng Tâm Thanh và Khánh Hà. Cầu mong các bạn tiến xa hơn nữa để chúng ta với đồng bào Viêt Nam hải ngoại có được niềm tự hào chung.

 

TẠ XUÂN THẠC

Chủ nhiệm Văn đàn Đồng Tâm 

Houston, May-2006