Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

HƯƠNG GIÓ   

 

XUYÊN TRÀ

                                    

Ai cười vỡ cốc đêm tàn rượu

Một đóa vô thường nở ngát hương

                                                                         

Thực sự tôi đã trở về. Trở về trên chính quê hương của mình, sau mười năm xa cách. Một quãng thời gian, có lẽ, chưa đủ để những vết thương bắt đầu kéo da, khép miệng.

Tôi cố cày xới từng mảnh đất trong khuôn vườn kí ức xanh ngày nào để tìm lại từng hạt mầm kỉ niệm của tuổi thơ cùng với những tháng năm thăng trầm, gắn bó với quê hương...

Tiếng động cơ của hãng hàng không Thái bắt đầu dịu dần, từ trong khung cửa sổ của thân máy bay, tôi đã nhìn rỏ được màu xanh của ruộng đồng và lưa thưa những mái ngói đỏ au xuất hiện dưới những làn mây mỏng lờ lững.

Cuộc chia tay mới ngày nào đây, đầy nước mắt của mẹ, của cha, của bao nhiêu người thân, nhất là hình ảnh của mẹ đã cố tình tránh né, dấu diếm, không để cho những giọt lệ làm chứng cho buổi chia tay còn lưu lại trên những tấm ảnh chụp vội ở phi trường...

Thế mà hôm nay, tôi thực sự đã trở về. Trở về trên chính quê hương, mà nơi ấy, một thời đã hất hủi, xô đẩy, ruồng bỏ tôi một cách tội nghiệp !

Mười năm đã qua. Mười năm thật ngắn ngủi với dòng đời, nhưng lại quá dài cho những đợi chờ, sum họp. Và tôi trở về với tâm trạng đầy lo âu, bất trắc. Những suy nghĩ không đầu không đuôi dồn dập, hỗn loạn ùn ùn kéo đến như những trận cuồng phong quần xoáy. Đầu óc khô cứng, đóng băng, ngột ngạt lạ thường.

Cảnh xô bồ, nhốn nháo, tất bật, nghẹt thở của thành phố đã làm cho tôi choáng ngợp. Những tấm khăn che mặt của người lái xe gắn máy, dù chỉ để bảo vệ da hay chống bụi lại làm cho tôi hình dung ngay đến phụ nữ ở Afghanistan trong bộ y phục truyền thống mỗi khi ra đường. Cảnh sinh hoạt chen lấn nhau từng thước đất, hối hả trên đường phố, cùng với đủ các loại xe, loại còi, inh ỏi suốt ngày đêm, tôi tối tăm trong mọi nhận thức trước những đổi thay của thời cuộc.

Tôi bỗng thèm một chút yên tỉnh trong cái không khí se lạnh của miền Nam Mỹ như mọi ngày tôi vẫn thường hay ra ngồi ở phía sau nhà với ly càphê buổi sáng.

Tôi đang mộng du giữa hai miền trên nửa vòng trái đất, hay chỉ là một sự mâu thuẫn với chính mình?

Cuối cùng tôi đã tìm đến thăm Quân vào một buổi chiều. Người bạn học năm xưa cũng là đồng đội trong những ngày còn trong quân ngủ.

Nắng vẫn còn cố tình sà xuống đậu trên những ngọn cây. Hình như  hàng me già phía bên kia ngôi trường Trần Quý Cáp còn vọng lại rân ran tiếng ve sầu cuối hạ. Tôi rạo rực trong tiếng guốc quá khứ của cô nữ sinh ngày nào chợt về khua lại từng âm vang kỉ niệm. Đã hơn ba mươi năm rồi, những đổi thay của đời thường, nhưng Hội An vẫn còn nguyên vẹn nét cổ kính , trầm mặc như xưa, cho dù hôm nay người ta chăm sóc nó như một món đồ cổ hiếm hoi còn sót lại với sự điểm tô, phục hồi những nét chấm phá thời thượng để thu hút khách du lịch.

Mãi miên man trong dòng quá khứ, chiếc xe thồ ngừng lại ngay trước nhà Quân lúc nào không hay.

Quân ngồi trên chiếc xe lăn cũ kĩ chờ tôi trước hiên nhà. Phía sau Quân là một thiếu nữ , chừng trên ba mươi, ăn mặc gọn gàng, nàng khẻ cúi đầu chào tôi với nụ cười rất hồn nhiên. Quân và tôi ôm chầm lấy nhau. Mừng mừng, tủi tủi.

Và từ đó câu chuyện giữa hai chúng tôi vỡ òa. Nhớ đâu kể đó. Không đầu không đuôi, những cảm xúc dạt dào , chân tình sau bao nhiêu năm xa cách.

Gió từ biển Cửa Đại thổi vào chan hoà với hạ nguồn sông Thu Bồn nghe mát rượi.

Mới ngày nào đây, ngọn gió đời đã xô dạt chúng ta mỗi người mỗi nơi. Kẻ ra đi, người ở lại. Nhưng có gì khác biệt nhau không ? Hay cả hai cũng chỉ là nạn nhân bị lưu đày trên quê người và ngay cả ở quê cha? Chuyện đã cũ. Càng nhắc , lại càng thêm mới. Những ly rượu đoàn viên đã làm ấm lại chút dĩ vãng ngày nào, cho dù cuộc chiến đã đi qua và cuộc "đầu hàng dã man nhất trong lịch sử " cũng chưa hẳn đã nguội tàn hơn một phần tư thế kỉ...

Tôi còn nhớ, rõ lắm, ngày Quân quyết định lấy Mai, một nữ cán bộ chiêu hồi ở Tiểu Khu Quảng Nam, đã làm cho mọi người sửng sốt và cuộc hôn nhân nầy đã gây xôn xao dư luận một thời. Ngay cả trong gia đình Quân cũng đã xãy ra nhiều chuyện bất hoà. Nhưng cuối cùng Quân đãtự chọn cho mình một hướng đi dứt khoát.

Cái tổ ấm mà Quân đã nhọc nhằn cưu mang, bảo bọc ấy cũng chẳng được bao lâu, Chiến tranh mỗi ngày lại càng thêm ác liệt, dai dẳng, Quân có mặt ở khắp nơi trên các chiến trường, từ địa đầu giới tuyến cho đến những căn cứ dọc trường sơn, rồi trận chiến đẫm máu ở Thượng Đức năm 72 đã làm cho Quân mất đi một chân, trở thành phế binh vĩnh viễn. Rồi tiếp đến biến cố 75, đất nước đổi chủ thay tên, những ngày khổ nạn  ập xuống, bất hạnh chồng chất, xô đẩy Quân đến tận cùng đáy vực.

Cái quá khứ "Sĩ quan Ngụy"được mang ra chà đạp, khơi dậy lòng căm thù trong mỗi lần họp tổ dân phố.

Trước những nghiệt ngã của đời thường , những cám dỗ của đồng tiền và sức mạnh của quyền thế, chỉ một năm sau, Mai đã lén lút " quan hệ" tình cảm với ông Tạo, một cán bộ nằm vùng thoát ly năm Mậu Thân, nay trở về đường đường là ông chủ tịch phường Cẩm Phô. Có lẽ bà vợ quê mùa mà ông đã gặp trên những nẻo đường chống Mỹ năm xưa, bây giờ đã già, không còn hợp với cái hào nhoáng của kẻ chiến thắng nữa.

Sau những ngày tháng đắng cay, cùng cực dồn dập, Quân đã dẫn hai đứa con gái trở về quê nội ở Cẩm Hà, dựng một túp lều nhỏ nghèo nàn để bán nước mía và thuốc lá.

Có đôi lần, không biết tình cờ hay cố ý, cô Lan, em gái của ông Tạo, có ghé vào thăm hỏi hay dùng một ly nước giải khát, rồi ra đi. Câu chuyện giữa hai người, có khi gặp cả bé Hà, con của Quân, không rõ họ đã nói những gì, có điều sự liên lạc mỗi ngày lại càng thường xuyên hơn. Lòng thương hại hay sự đồng cảm trước cảnh đời oái oăn đã nhen nhúm tình cảm sâu đậm giữa Lan và Quân cũng như hai cháu Cẩm và Hà.

Mái nhà mà Quân vừa tạo dựng trên tỉnh lộ từ Vĩnh Điện- Hội An là những tháng ngày chắc chiu, đùm bọc, an phận của mấy cha con.

Về phần gia đình ông Tạo, câu chuyện đôi gian phu dâm phụ cứ mỗi ngày lan rộng thêm, những trận đánh ghen sôi nỗi, những lời dị nghị, biếm nhẽ, thêu dệt, thêm mắm thêm muối trở thành một đề tài chọc cười cho thiên hạ.

Những lời tự phê, kiểm điểm của ông Tạo, lúc đầu còn hạn chế ở cơ quan, tiếp theo là những lần mổ xẻ, phê bình, lên án gắt gao rồi ai ai cũng biết, thậm chí cả những vụ thâm lạm công quỷ, ngân sách, hối lộ v.v ...Cuối cùng ông Tạo phải rời chi bộ Đảng, tạm ngưng công tác. Cái căn hộ xinh xắn trong nội thành của một người vượt biên sau 75 được chính quyền thu hồi, cấp cho gia đình ông Tạo bây giờ trở thành một nơi bị dòm ngó nhiều nhất, những lần xô xát, cãi vả to tiếng đã thu hút bà con lối xóm, nhất là đám trẻ con nghịch ngợm.

Cô Lan, có lẽ là người chống đối ông Tạo kịch liệt nhất trong gia đình. Có lần ông Tạo đằng đằng sát khí, đập bàn, mắng nhiếc Lan không tiếc lời:

- Mầy không được hỗn. Đừng xía vào chuyện của tao.

Lan cũng chẳng vừa:

- Đừng nói là chuyện của anh, cả xóm cả phường ai mà không biết. Đi giật vợ của người khác bộ đẹp đẻ lắm sao ? Họ hàng nhà mình, nửa Cộng sản, nửa Quốc gia, bên nào cũng có, làm sao dám chường mặt ra đường với người ta? Này, em nói lần cuối cùng cho anh biết, anh mà còn dây dưa với đứa phản bội bỏ chồng bỏ con thì anh đừng hối hận.

Như lửa được tưới thêm dầu, ông Tạo lồng lên như một con thú, chụp ly nước trên bàn lao tới xáng vào mặt Lan. Lan chỉ còn kịp đưa hai tay ra đở. Máu túa ra từ cánh tay và cô ôm mặt khóc nức nở.

Ngày hôm sau, cái tin em gái ông Tạo bỏ nhà ra đi và cô quyết định về Cẩm Hà sống chung với Quân, lại một lần nữa chấn động và gây ngạc nhiên cho mọi người.

Quân từ tốn kể lại cho tôi nghe bao uẩn khúc, sóng gío trong cuộc đời của Quân, có lúc dường như nghẹn ngào, thỉnh thoảng Quân dừng lại, ngước nhìn về một phiến trời xa xăm nào đó chừng như cố ngăn lại những xúc động, quặn đau của một thời dĩ vãng...

Lan cũng vừa từ nhà bếp đi lên, mang theo cho chúng tôi thêm một ít đồ nhấm.

Chắc nàng tế nhị, tạo cơ hội cho chúng tôi tự nhiên trò chuyện. Bây giờ Lan xuất hiện với đĩa hến xào hành tươi xúc bánh tráng bốc hơi ngào ngạt. Tôi đứng dậy, kê một chiếc ghế cạnh Quân và mời nàng ngồi. Cánh tay Quân đặt nhẹ trên vai nàng.

Một cử chỉ ân cần và một cái nhìn thật sâu vào mắt Lan. Tôi thấy trong cái nhìn tình nghĩa, âu yếm kia trong đôi mắt Quân có pha đôi dòng lệ.

Những ly rượu đoàn viên thơm nồng. Cuộc trùng phùng tưởng chừng như một giấc mơ. Bất chợt tôi nghe từng ngọn gío hiu hiu thổi trong lòng hòa với gió từ ruộng đồng Duy Xuyên-Đại Lộc-Điện Bàn về reo vui trước ngõ và hình như có cả hương khói của lò vôi Cẩm Hà cay cay đôi mắt.

Cơ hồ đâu đây có tiếng chim gõ kiến vừa khua trên ngọn tre khô và đôi chim nhỏ xập xòe làm tổ trên hàng cây phượng vĩ ở phía sân trường...