Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

HUẾ VÀ

NGUYỄN PHÚC LIÊN KỲ

 

Letamanh

 

Tôi không phải là người Huế, nhưng mỗi khi nghe những ca sĩ hát giọng Huế là tôi lắng nghe say mê. Đúng là có máu Huế thì mê Huế - Tuy không sanh ở xứ Thần Kinh, nhưng giòng họ của tôi phát sanh từ Thuận An – Làng Thái Dương Hạ - Thế cho nên hồi còn thời “thái bình thịnh trị”, mỗi khi về Từ Đường họ Lê, nói không đúng giọng Huế là bị mấy “Mệ” cười ầm lên : - Ê Mấy Mụ xem dân Bình Định nói tiếng Huế ...tề!

Chính vì máu Huế còn một chút nào đó trong tôi, nên khi nhận được những CD toàn bài ca về Huế từ Nhạc Sĩ Nguyễn Phúc Liên Kỳ đích thân ký tặng là tôi cảm thấy mình rất...Huế! Khi còn là một học sinh Đệ Nhất Cấp ở một quận lỵ nhỏ - Bồng Sơn - Hầu như thầy dạy chúng tôi hồi đó, đại đa số toàn là người Huế. Có lần chúng tôi đến nhà trọ thăm Thầy, tình cờ nghe hai thầy, người đàn guita, người cầm bản nhạc mới nhất hát trong đêm dưới ngọn đèn dầu - Thời đó ở Bồng Sơn chưa có điện – Bài hát cất cao lên, khi trầm khi sắc theo nhịp ba bốn vừa sầu vừa tung tăng như con sông Hương hiền hòa mùa nắng, hung hản trong mùa Đông và những đợt mưa dầm thúi đất, những trận lụt kinh hồn:

 

“Mây vương khói chiều, xứ Huế đẹp yêu kiều

“Ru lòng người lữ khách những chiều mơ...

“Hương Giang lửng lờ, trăng nước vờn dôi bờ...”

 

“Ai về Bến Ngự, cho ta nhắn cùng, nhớ chăng non nước Hương Bình...

“Có những ngày xanh lưu luyến bao tinh... “ (DTT)

 

Thầy trò chúng tôi cùng hát cho đến khuya những bài liên quan đến đất thần kinh. Có thể lúc ấy những người thầy dạy chúng tôi nhớ Huế tha thiết trong lòng – theo tôi - rất xuất thần.:

 “...Quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa Đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn - Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm....

“ ...Hò ơi hò! Ai là qua sông vắng, nghe sầu như mùa mưa ư nặng ( PĐC)

Nhưng mọi sự trong tôi, sau khi nghe những bản nhạc từ Nguyễn Phúc Liên kỳ, có cái gì đó rất lắng sâu và cảm xúc kéo dài. Hầu hết nhạc của Liên Kỳ đều hướng về Huế; chỉ trừ những bản nhạc phổ thơ từ các tác giả không phải Huế. Tôi chưa phỏng vấn được anh, nhưng nếu có dịp tôi sẽ chỉ hỏi người nhạc sĩ “tự học” tài ba Nguyễn Phúc Liên Kỳ mấy ý như sau:

- Thưa anh, có lẽ anh và Cựu Trưởng Ty Cảnh Sát Thừa Thiên - Huế có cùng một hệ phái Hoàng Gia? (Tôi rất khoái Liên Thành ở chổ rất ư là can trường và đảm lược.) “Mệ” như thế mới là Mệ!

- Thưa anh, ở xứ Huế thân yêu của anh – à quên - của cả tôi, ngoài những di tích thân quen ghi vào nhạc như: Cầu Tràng Tiền, thôn Vỹ Dạ, Núi Ngự Bình, giòng sông êm Hương Giang, Lăng mộ, Hoàng cung... Những ngôi trường đầy hãnh diện như Quốc Học, Đồng Khánh... mưa đêm trên cổ thành, bảo rớt sấm rền, mùa bảo lụt... là gì nữa, là chất keo nào đan kết anh với một cổ thành ?

- Thưa anh! Những bài hát mà anh đã sáng tác bao nhiêu năm qua có làm cho anh vơi bớt nổi uất hận Tết Mậu Thân, có làm cho anh thong dong, nghiền ngẫm những kỷ niệm đau thương của Huế? Hay càng sáng tác nhiều nhạc phẩm Huế thì lòng yêu Huế và hận thù kẻ gieo tội ác càng sâu nặng?

 

Chúng ta thử nghe nhạc phẩm “ Huế buồn chi”, viết theo cung đô trưởng, nhưng lại buồn mênh mông:   

 

“Rồi mùa phượng thắm cũng tàn theo gió thu,

“Ngàn cánh hồng rơi mờ phai lối về

“Em qua phố thị mưa buông tóc rối

“Em qua bến đò sông dâng nước biếc

“Mây thu giăng tím khơi sầu mắt môi....

“...Mưa như thiếu nữ khóc chiều lãnh cung!...”

 

Dòng nhạc đã thoát mà lời thì như ru ta, ru em. Tuy người nhạc sĩ cố tạo cho Huế một nét nào đó vui lên, mạnh lên; cố biến cảnh Huế thành những nấc thang vút cao đến chân trời mới lạ, cố hy vọng rằng Huế thân yêu sẽ là những nụ cười. Nhưng người nhạc sĩ “rất Huế” nầy lại không “thoát” ra được định mệnh an bài cho Huế. Bởi bài hát nào không man mác buồn... mênh mang là không thể nào “Huế” được! Trong quá khứ đã có không ít nhạc sĩ cố gắng như Nguyễn Phúc Liên Kỳ, nhưng hầu hết Huế chưa có nhạc vui.

Ta thử nghe “Sông Hương Hiền Hòa” để thấy Liên Kỳ khéo léo trong diễn tả nhạc quyện với lời ca như thế nào:

 

“Bơ vơ con đường nhỏ, cơn buồn lạc loài đi

“bên lề cây cỏ đứng, ôm nổi buồn cô liêu...

 

“... Ta yêu em sông Hương, giòng sông nhỏ hiền hòa,

“Giòng sông thơm sửa mẹ,giòng sông gây thương nhớ

 

Nguyễn Phúc Liên Kỳ sinh ra và lớn lên ở Huế, theo ý tác giả, con sông thân yêu mang tên Hương Giang hiền hòa thơm mùi sửa mẹ đã làm anh, cho dầu xa tận chân trời Mỹ Quốc; vẫn canh cánh bên lòng nổi trằn trọc tha thiết nhớ thương và thề hẹn sẽ quay về ngắm con đường xưa lối củ.

 

Một nhạc phẩm khác mang tên “Nắng Hoàng Lan” mà người nghệ sĩ gởi trọn tâm tình, cố làm cho nét Huế vui lên, Chỉ có Huế mới có “cái gọi là” Nắng Hoàng Lan và cũng chỉ có người chính gốc Huế mới biết được tên Hoàng Lan là gì:

 

“Nắng Hoàng Lan trên tháng ngày em trở lại,

“Mang bao tin yêu cho anh thương đời.

“Nội thành chiều còn nắng hanh, em đi áo mới thơm nồng

“Lụa vàng đùa theo gió chướng,xua tan bao nổi ưu phiền....

“cho mộng đời thêm chút duyên, cho tình đời thôi gian dối

“...Nắng Hoàng Lan, áo lụa vàng, em như hoa tháng giêng,

“Mùa xuân chào thua nhan sắc! Nắng Hoàng Lan, áo lụa vàng...

 

Nếu gặp Nguyễn Phúc Liên Kỳ lần đầu tiên, ta sẽ nhận ra một anh chàng ít nói, giọng Huế nội thành, có nụ cười rất Huế - Ai cũng hiểu, chỉ mình ta không hiểu – Vì thế dễ bị hiểu lầm là dân “Mệ” làm cao! Nhưng khi đã quen thân ta sẽ có được một người bạn chân thành, một người nhã nhặn, lúc nào cũng sống “với”! Thứ Bảy nào cũng thế, Liên Kỳ làm tái xế chở nhà thơ gàn bác sách Trần Vấn Lệ từ Los Angles xuống Little Saigon để chỉ gặp bạn bè cho đở buồn nhớ lung tung.

Sinh năm 1945 tại Vĩ Dạ - Cồn Hến, nổi tiếng món cơm hến - thuộc ngoại thành Cố Đô. Bậc Trung học, mài đủng quần ghế nhà trường Quốc Học rồi leo lên muốn làm “thầy cải” tại Luật Khoa Huế. Đất nước điêu linh do gót giày “chũ nghĩa ngoại lai” nên phải gác bút nghiêng vào Khóa 5/68 trường Bộ Binh Thủ Đức. Sau 30 tháng tư năm 1975, Liên Kỳ vào tù ở Hiệp Đức, Quảng Nam. Năm 1985 vượt biên đến Galang, Indonesia. 1986 định cư  tại Cali, Hoa Kỳ - một vợ ba con.

Cứ theo “lý lịch trích ngang” trên thì anh chàng nhạc sĩ Huế  “đặc sệt” nầy – nói theo thầy rờ mu rùa – thì đang có một gia đình hạnh phúc, một tương lai con cái rạng rỡ... Nhưng riêng cá nhân người nghệ sĩ, từng bị dập vùi, từng tù  tội theo vận nước nổi trôi; từng đổi mạng sống, vượt biên tìm tự do; từ trong thầm kín tâm hồn, anh lúc nào cũng hướng về quê hương đất nước, đặc biệt là Huế, nơi giữ những kỷ niệm đầy ắp trong anh. Những nhớ nhung giằn vặc kéo dài qua bao cuộc thăng trầm của Huế -

Nhưng có một điều lạ, hầu hết những nghệ sĩ, sanh ra và lớn lên ở Huế, sáng tác nhạc ca ngợi nơi chôn nhau cắt rốn của mình; họ đều là những người đã rời xa Huế! Hình như khi xa cách một nơi giấu kín những kỷ niệm thời tuổi thơ ấy, người ta mới cảm nhận mất mác, cảm nhận những trăn trở về tình yêu, tình bạn, tình dân tộc nghĩa đồng bào!... Nên khi sáng tác bài ca cho Huế, thường họ có lời nhắn gởi “ai đó”, nếu có về đất Thần Kinh” xin hãy cho gởi gấm chút tình với nổi nhớ nhung ray rứt! Những tác phẩm như thế lại là những tuyệt khúc.

Với Dương Thiệu Tước nhớ Huế quay quắc trong “Đêm tàn Bến Ngự: “Ai về bến Ngự, cho ta nhắn cùng... Nhớ chăng non nước Hương Bình....!”

Với Nguyễn Phúc Liên Kỳ nhắn lời về chốn thần kinh thân yêu của những chuỗi năm tháng kỷ niệm đầy ắp tuổi thơ: “... Xa quê hương ra đi vẫn nhớ giòng sông củ, vẫn nhớ câu hẹn thề, để mơ ước trở về!

 

Trong “Thương Huế vô cùng”, tác giả đã mơ màng mộng mị ngày về thăm em và thăm kỷ dấu trên những con đường đất thần kinh:

 

“ Tôi trở về đây thăm Huế mơ xưa, nghe những câu ca với cung điệu buồn

“Lưu thủy xuôi dòngHương thơm ngát, Nam ai Nam bình ai thương nhớ ai...

“... Nhớ Huế muôn vàn, thương Huế vô cùng...”

 

Nguyễn Phúc Liên Kỳ không dừng lại ở bến Hương Giang, con đò năm củ đậu bến mê, dưới cầu Gia Hội, hay những tà áo ai bay trên cầu Trường Tiền khi tan học...Người nghệ sĩ đã thoát ra và viết lên những sáng tác quyện vào thơ của Hàn Mặc Tử, Trần Vấn Lệ, Hoàng Hương Trang... Lấy ý thơ của các nhà thơ, viết lên nét nhạc của mình mà không làm thay đổi ý hướng tác giả “thơ” là một điều khó làm. Ta đơn cử những bài được Liên Kỳ lấy ý thơ Hàn Mặc Tử, Trần Vấn lệ và Hoàng Hương Lan:

- Với Hàn Mặc Tử: ... “ Tôi lạy muôn vì tinh tú nhé, Xin đừng luân chuyễn để thời gian. chậm đi cho kẻ tôi yêu dấu, Vẫn giữ màu tươi một mỹ nhân...! (thời gian)

 - Với Trần Vấn Lệ, trong bài “chiều Ban Mê” : ... “ Nếu bây giờ một tiếng chào, nhẹ như hơi thở hồi nào rất xưa, sáng Ban Mế Thuột trời mưa, mà ai ững đỏ như hoa tôi cầm...”

 - Với Hoang Hương Lan trong “Em để lại mùa xuân ở Huế”: “.... Em để lại mùa xuân ở Huế, anh có về tìm hộ em không? Mùa xuân xưa áo trắng ngây thơ, Bên hàng phượng ai đứng say mơ....”

Thoát ra vòng tay tình tự với Huế, có những lúc Nguyễn Phúc Liên Kỳ hướng về những miền đất hứa khác để so sánh và từng bước nhớ về. Vì đâu đó trong lòng người viễn xứ, những trăn trở riêng tư cho vận nước và những tháng ngày lênh đênh trên con thuyền nhỏ giữa dại dương bao la tìm hướng tự do...Anh vẫn là người Việt Nam. Ngoài Huế ra anh còn những thành phố khác mang chút tình yêu trong cuộc sống đầy mưa sa sóng dữ. “Đà Lạt chiều mơ” có thể nói lên nổi lòng người nghệ sĩ xứ Huế: “...Đà Lạt chiều thu suối hồ mơ lạnh , Đà Lạt mùa đông  mưa trắng núi đồi, Đà Lạt trời xuân hoa thơm ngàn lối, Đà Lạt mùa hạ nắng hồng môi em....

Không những thế Liên Kỳ còn có những tác phẩm  vươn xa hơn núi Ngự Bình và Hương Giang lửng lờ chảy! Đó là “Nắng xuân hồng”, “Tình thu”.... Trong  những bản nhạc không nói về Huế nhưng mà rất Huế. Bởi dầu có quên nó đi , nó cũng là máu thịt đã kết hoa ươm trái từ tiền kiếp nào rồi!

- Bài “Tình thu” cố tình chọn cung đô trưởng cho vui tươi, nhưng vẫn là những khát khao:

“.... Mùa thu trước hoan nhiên trong muôn hương yêu, mùa thu nay đau thương trao câu chia lìa, người ra đi mang theo bao nhiêu sầu nhớ, tâm tư hoang mang buồn vương với nổi kêu thương khôn cùng....”  Ở đây là những ngậm ngùi tỏa ra một nổi u hoài khôn tả trong lòng người viễn xứ. ...

 - Trong nhạc phẩm “Nắng Hồng”, tác giả đã đặc biệt ca tụng mùa xuân bằng những nốt nhạc vui, ta thử xem vui ở chổ nào:  “.... Xanh như cây lá, trời xuân chuyễn mùa. Tươi như môi hồng, em ươm hương nồng, bao nhiêu xuân mộng, bao nhiêu xuân tình, trào dâng như sóng trăng....Mùa xuân ơi! mùa xuân tươi, hương xuân thanh bình, sắc xuân huy hoàng. Mùa xuân tươi, mùa xuân ơi! hoa xuân thơm lừng, nằng xuân tưng bừng...”

Đến đây thì ta có thể hỏi người nhạc sĩ xứ Huế rằng: - Anh đang ca tụng mùa xuân nào trong thời gian và không gian thế cuộc! Gió xuân tươi mát, ánh xuân vui đang chọn nơi nào trong trái tim anh và trong trái tim mọi người đang âm thầm khóc đời tị nạn và cũng một lòng hướng về nơi “chôn nhau cắt rốn”!!!

 

Nguyễn Phúc Liên Kỳ, với những nhạc phẩm đầy ắp Huế, đã làm cho người thưởng thức hòa chung niềm xúc động với anh; vì, nó cũng là dòng sông  Hương định mệnh, một trong ba dòng chảy cho ba miền đất nước. Không ai có thể phủ nhận rằng, xứ Huế, tuy gánh chịu muôn vàn phong ba bảo táp của chiến tranh và nghịch cảnh, nhưng Huế vẫn hiền hòa, cam chịu, vẫn là những ngôi chùa, tháp nhà thờ... với tiếng chuông chánh giác, và Hoàng thành rêu phủ buồn thương... Xin cảm ơn Nguyễn Phúc Liên Kỳ đã cho ra đời, để lại đời những nét rất đời trong Huế, một nhạc sĩ, mà những nhạc phẩm đã hòa vào quê hương bằng tâm huyết của kẻ lưu đày, hướng về tổ quốc cách xa ở bên kia bờ Thài Bình!

 

letamanh