Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

HƠN BA MƯƠI MÙA XUÂN

THA HƯƠNG, NHỚ LẠI HAI

BÀI THƠ XUÂN CỦA ĐỖ PHỦ

 

NGUYỄN HOÀI VÂN

 

Mùa xuân đến, chợt nhớ mình đã nhìn thấy hơn ba mươi mùa xuân trên đất khách, tôi bất giác nghĩ đến hai bài thơ xuân của Đỗ Phủ, đã quên gần hết, và lôi ra xem lại.

Có lẽ cuộc đời Đỗ Phủ mang những nét mà tôi, và nhiều người Việt đương thời tôi, rất dễ dàng thâm cảm.  Ông lớn lên và được nuôi dưỡng trong những hoài bão cao cả, những ước vọng to lớn.  Tổ phụ ông là một danh tướng đời Tấn, thân phụ ông làm quan.  Riêng ông, từ nhỏ đã nổi tiếng tài ba xuất chúng, và là kỳ vọng của nhiều bậc danh sĩ đương thời.  Thiếu thời ông du lịch nhiều nơi, quan sát khắp chốn, hòa hợp với đời sống của muôn dân.  Những tưởng ông sẽ được dịp thi thố tài năng, ra sức tế thế kinh bang cho trăm họ ấm no hạnh phúc, mà sự nghiệp của ông cũng hiển vinh.  Thế nhưng, khi ông chết ở chốn tha hương, năm 59 tuổi, ông vẫn nghèo đến độ gia đình không thể đem được linh cửu về quê.  Từ thời điểm ấy, nhìn ngược lại cuộc đời ông, gần như lúc nào ta cũng chỉ thấy nghèo đói, thiếu thốn, và nhất là bôn ba tứ xứ, nay đây mai đó nơi đất khách quê người để trốn chạy cảnh chiến tranh loạn lạc.  Ông cũng có thời làm quan, nhưng con đường quan quyền lúc ấy quả thật là quá chật hẹp đối với con người như ông.  Vua thì thấp kém, đồng liêu toàn một bọn ganh tỵ, nhỏ nhen, ông phải nhiều lần lui về dân dã, sống cảnh thanh bần.

Có những người từ quan mà an nhàn sung sướng.  Đỗ Phủ từ quan để về sống với những cơ cực khốn khổ nhất của người dân.  Năm 39 tuổi, con nhỏ của ông bị chết đói ở Thiểm Tây trong khi ông sống cực kỳ nghèo khổ nơi kinh thành.  Không có cơn giặc giã loạn lạc nào không làm cho ông phải khốn đốn điêu linh, như mọi người dân bần cùng khác.  Cũng như họ, ông nhiều lần tất tưởi tay xách nách mang lên đường chạy loạn, tỵ nạn hết nơi này đến chốn khác.  Cũng như họ, ông phải chịu sự sách nhiễu của bọn quan quân gian ác.  Rồi cũng như họ, ông phải nếm mùi đói rét, bệnh tật, phủ trùm lên nỗi buồn thương nhớ quê hương, hoài tưởng những người thân yêu cách biệt.

Rồi khi mùa xuân đến, ông nhìn cảnh vật, tự hỏi tấm lòng tha hương của mình, mà làm nên những vần thơ đi thẳng vào tâm hồn chúng ta.  Tôi muốn chia sẻ với bạn đọc những cảm xúc ấy, nhân mùa xuân 2010, kỷ niệm ba mươi mùa xuân tỵ nạn...

Đầu tiên là bài

 

Xuân Vọng:

Quốc phá sơn hà tại

Thành xuân thảo mộc thâm

Cảm thời hoa tiễn lệ

Hận biệt điểu kinh tâm

Phong hỏa liên tam nguyệt

Gia thư để vạn câm (*)

Bạch đầu tao cánh đoản

Hồn giục bất thăng trầm

 

Dịch nghĩa:

 

Ngắm cảnh xuân

Quốc gia tuy tan nát, nhưng sông núi vẫn còn

Trong thành phố mùa xuân, cỏ cây rậm rạp

Cảm động trước thời thế ấy, hoa rơi nước mắt

Thương hận cảnh biệt ly kia, lòng chim rung động

Suốt ba tháng liền gió lửa

Nhận được thư nhà, quý như vạn lượng vàng

Vuốt tóc bạc, thấy càng thêm ngắn

Tóc lởm chởm, trâm cài mãi không xong

 

Bản dịch của cụ Trần Văn Ân (Côn Sơn 1959):

Trông Xuân

Nước mất còn non sông

Cỏ cây xuân mướt cùng

Sầu tang hoa nhỏ lệ

Hận biệt điểu kinh lòng

Khói lửa ròng ba tháng

Thư nhà giá vạn đồng

Bạc đầu thêm tóc ngắn

Búi mãi vẫn không xong

 

Mỗi người Việt đều mang trong ký ức mình hình ảnh những mùa xuân khói lửa.  Riêng tôi, bài thơ này gợi nhớ Tết Mậu Thân 1968:

... Mới hôm trước nhà đầy khách, tưng bừng đón Tết.  Mãi đến tối mịt, ai mới về nhà nấy, lòng còn nhộn nhịp tươi vui.  Trong đêm, tiếng súng nổ xa xa tựa hồ tiếng pháo, nhưng càng ngày càng gần, rồi tiếng đạn rít trong phòng ngủ, tiếng cửa kính vỡ tan... Cả nhà nằm bẹp dưới đất.  Chuyện gì đã xảy ra?  Sáng hôm sau, nhà hàng xóm phía sau bị trúng đạn pháo kích sập hoàn toàn.  Không biết ai chết ai bị thương?  Trong nhà đầy vết đạn, có cả lỗ đạn nới đầu giường.  Những người thân thương hôm qua còn đầy đủ nơi đây, nay đã ra sao?  Gia đình mình có phải lên đường chạy loạn hay không?  Ngôi chùa kế bên, người ta chạy về, chẳng lẽ mình lại chạy đi?  Chiều đến, chùa vắng tanh, lối xóm đã đi hết.  Chúng tôi kẹt lại trong vùng giao chiến.  Các “người anh em bên kia” chiếm ngôi chùa.  Một anh đặt súng máy trên bờ tường sát nhà, ngồi ngất nghểu.  Mẹ tôi nhân lúc yên tĩnh ra ngoài sân đi bách bộ, đọc kinh.  “Người anh em” bắt gặp, ngạc nhiên bảo phải quay vào nhà, nhưng rồi lại lân la gợi chuyện.  Anh tưởng “nhân dân” đã nổi dậy đâu đó xong xuôi, anh chỉ cần vào tiếp thu thành phố!  Anh không hiểu nổi vì sao vẫn còn “Mỹ Ngụy” ở phía trước bắn lại “anh”? Qua vài câu trao đổi, chỉ thấy anh là người thật thà, dễ mến.  Trong đêm dài súng đại liên của anh nổ dòn tan và trải những hàng lửa trên nền đen của bầu trời, tranh sáng với ánh hỏa châu.  Vài ngày sau ngôi chùa lại bị bỏ trống.  Cả khu phố không còn một ai, không còn “quân thù”, chưa thấy “quân bạn”, những người lính Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến, thần tượng của tuổi thơ tôi.  Ngoài phố chỉ có hai đống chi đó thật to.  Tôi ngạc nhiên khi được biết đó là hai xác chết đã trương phình như hai con bò.  “Người anh em” của đêm trước chăng?  Tôi không tưởng tượng nổi xác chết có thể phình to như vậy.  Năm ấy tôi có 12 tuổi.

Nhìn ra khu vườn trước nhà, cây cỏ vẫn xanh tươi, các nhóm hoa của nhà chen xuân ganh sắc với những chậu hoa khách vừa đem biếu cách đó vài hôm.  Hoa nhỏ lệ chăng?  Nếu tâm hồn còn chút bình tĩnh, thì có thể thấy những hạt sương sớm đọng trên cành hoa.  Như mọi buổi sáng, nhưng buổi sáng hôm ấy, những giọt sương sớm đã trở thành  giọt lệ...  Hoa khóc, hay lòng người sầu thảm?  Lắng tâm hồn, ta vẫn nghe chim hót.  Nhưng tiếng hót sáng nay không phải để đón chào bình minh, mà là tiếng kêu kinh hãi, thương tâm.

Bốn câu đầu của nhà thơ diễn tả ý nghĩa thiên nhiên vẫn mãi tồn tại, mặc dù những cảnh chết chóc điêu linh do con người gây ra.  Quốc gia là gì?  Phải chăng chỉ là một trong những tham vọng kiêu căng vô bờ bến của con người?  Quốc gia rồi cũng tan nát, nhưng sông núi, cỏ cây, hoa lá, vẫn còn đây.  Thật ra, điều quan trọng nhất đối với chúng ta, là con người cũng vẫn còn đây, cùng với núi sông, cây cỏ, với những khóm hoa đua sắc, và với  với chim muông cầm thú trong Thiên Nhiên.  Nói “hoa thương cảm mà nhỏ lệ” hay “lòng chim rung động” cũng chính là cảm thấy rằng Thiên Nhiên thông cảm với con người, rằng qua sự yêu thương, tấm lòng  của Đất Trời hòa chung làm một với tâm hồn ta.  Ý thức được điều đó, là ý thức được rằng “ta sẽ không bao giờ mất đi.  Tâm ta làm một với Đất Trời, nên ngày nào Đất Trời còn thì ta cũng sẽ mãi mãi tồn tại với Đất Trời, vạn vật, Thiên Nhiên”...

“Sơn Hà” chẳng phải ai khác mà chính là ta.  “Thảo mộc thâm”, “hoa tiễn lệ”, với “điểu kinh tâm cũng vậy mà thôi.  Tất cả những thứ đó, gắn liền vào chữ “tại” (còn mãi” nơi câu đầu, bằng một chất keo vô cùng mầu nhiệm, đó là TÌNH THƯƠNG, dẫn đến CẢM THÔNG VÀ HỢP NHẤT.

Sau khi đã diễn đạt, cái tình trong cảnh, Đỗ Phủ dùng bốn câu sau của bài thơ để nói lên cảnh trong tình.

Cảnh đây là “suốt ba tháng liền khói lửa”, mong tin gia đình, nên nhận được lá thư nhà thì quý hơn ngàn vàng.  Chỉ cần nói cảnh, không đả động đến tình, vì cái tình của cảnh ấy, ai nghe qua mà lại chẳng lập tức cảm thông?  Đó là tránh cái lối rên rỉ ỉ ôi của bọn tầm thường vậy.

Cảnh đây nữa là: “Ông già bạc đầu, tóc lởm chởm, vuốt mãi mà vẫn không cài nổi cây trâm để búi lại được”.  Ở đây cũng vậy.  Ta chẳng cần phải tìm hiểu ông già do loạn lạc nên suy dinh dưỡng bị rụng tóc, hay tuổi cao vụng về run rẩy không cài được trâm, hay bấy lâu sống trong cảnh điêu linh, không còn đầu óc nào nghĩ đến trâm cài giải mũ nữa, nên mặc cho tóc mọc lởm chởm, hoặc giả chạy loạn lâu ngày đã quên cả những động tác ấy, hay vì nhận được thư nhà nên mừng quá, búi tóc cũng không xong, hay gì khác nữa?  Chúng ta chỉ cần hình dung ông lão loay hoay mãi mà cài tóc vẫn không được.  Và tất cả cái tình của ta đối với ông lão sẽ tự nhiên hiển lộ ra, trong tâm hồn ta, trong “hoa”, trong “điểu”, trong “thảo mộc” trong “sơn hà”...

Bài thơ xuân thứ hai của Đỗ Phủ mà tôi muốn chia sẻ với bạn đọc là bài:

 

Tuyệt Cú

Giang bích điểu du bạch

Sơn thanh hoa dục nhiên

Kim xuân khan hựu quá

Hà nhật phục quý niên?

 

Dịch nghĩa:

Màu nước biển của mặt sông khiến cánh chim càng thêm trắng

Nền xanh của núi khiến sắc hoa càng thêm rực rỡ như ngọn lửa muốn cháy bùng lên

Nhìn mùa xuân này lại sắp trôi qua

Tự hỏi: ngày nào sẽ đến năm ta trở về?

 

Loại thơ năm chữ bốn câu này rất súc tích, và cũng rất mạnh mẽ, gần với thơ Hài Cú của Nhật.  Thường người ta dựa vào một cảnh trí độc đáo, hay đúng hơn là một lối nhìn độc đáo về một cảnh trí, rồi dồn tất cả cái tình cảm mà người ta muốn diễn đạt vào câu cuối. 

Ở đây, Đỗ Phủ nhìn cánh chim trắng, đặc biệt trắng, vì được đặt trên màu nước biếc của mặt sông.  Người thường đặt cánh chim trên nền trời.  Tiên sinh lại lấy nước sông làm nền.  Tức là phải ở trên cao, có lẽ trên triền núi, và phải đứng trước cảnh nước rộng, sông dài, cũng như trước một tình cảm bao la...

Đỗ Phủ trông hoa mà tưởng chừng như hoa sắp rực cháy lên, cũng vì cái nền xanh của núi quá đỗi xanh, khiến màu sắc của hoa vô cùng nổi bật.  Nếu Đỗ Phủ ở trên cao mà ngắm cánh chim trên nền sông xanh biếc như ta đã nghi ngờ qua câu trên, thì cảnh hoa nở trên núi ấy chắc là phải gần với chỗ ông đang ngắm cảnh hơn là cánh chim.  Ta không lạ gì bút pháp này: người thi sĩ tả cảnh ở xa trước, rồi mới từ từ nhích lại chỗ mình, tả những cảnh vật ở gần mình hơn, để rồi đi vào trong chính nội tâm của mình.

Thật vậy, khung cảnh nội tâm ông lúc ấy được phơi bày với hai câu kế tiếp.  Đầu tiên là nhận xét mùa xuân mà ông đang chứng kiến lại đang trôi đi, như dòng sông dưới chân núi kia.  Và trước dòng thời gian trôi ấy, ông tự hỏi: “Ngày nào mới đến năm ta trở về?” Xin nhận xét: mốc thời gian vẫn là ngày, nhưng đơn vị đo lường thời gian của Đỗ Phủ là năm.  Điều nay cho biết cuộc lưu lạc của ông kéo dài đã nhiều năm.

Cánh chim hôm nay quá trắng, đóa hoa hôm nay sao như rực cháy, vì sao?  Vì nền nước, nền núi, hay vì “kim xuân khan hựu quá” (mùa xuân này đang lại sắp trôi qua)?  Xuân mới vừa chớm nở, nay chợt thấy nó lại đã sắp qua đi rồi.  Làm sao mà lòng chẳng xốn xang?  Làm sao cho tâm hồn không khắc khoải, không nóng nảy “rực cháy” như đóa hoa kia?  Và với tấm lòng ấy, làm sao cảnh vật lại có thể không bất thần đổi khác? Husserl mà đọc bài thơ này, chắc sẽ không khỏi ca ngợi Đỗ Phủ là nhà hiện tượng học trước ông 12 thế kỷ!

“Ngày nào mới đến năm ta trở về?”  Đã ba mươi mùa xuân rồi, và xuân nay lại đang trôi qua.  Riêng tôi vẫn chưa trở về.  Và ngày càng qua đi thì quê hương lại càng xa lạ.  Một ngày kia, ta sẽ là khách du lịch trên chính đất nước của mình.  Người thân còn đó, nhưng còn đến bao giờ?  Bổn phận chưa làm được mảy may, mà đã ba mươi mùa xuân trôi...

Mai này, ta nhìn ra cửa sổ, nâng cánh thư nhà, vuốt mái tóc bạc, có thấy cánh chim đổi sắc, đóa hoa biến màu?

 

NGUYỄN HOÀI VÂN

 

CHÚ THÍCH:

(*)Chữ “kim” ở đây đọc là “câm” cho hợp vận.